Ai phải trả thuế

#1
Một câu hỏi căn bản mà nhiều người muốn hỏi nhưng nhiều khi quên mất thành ra cứ để người khai thuế làm hộ. Câu đó chính là ai là người phải trả thuế.



Năm 2009 tại Hoa Kỳ có hơn 141 triệu cá nhân phải khai với sở thuế IRS, đại diện gần một nửa số gia đình tại Mỹ. Rõ ràng rằng không phải tất cả các gia đình hoặc cá nhân tin rằng họ phải khai thuế lợi tức liên bang, vậy ai là người phải khai?


Nếu một người sinh sống tại Hoa Kỳ tùy thuộc vào ba điều kiện
(1) số tiền lợi tức trước thuế,
(2) số người khai trong gia đình, và
(3) tuổi tác.


* Lợi Tức Trước Thuế - được định nghĩa theo bộ luật thuế là “tất cả các lợi tức đến từ bất cứ nguồn lợi nào” trừ khi được miễn trừ. Ðiều này nghe có vẻ phức tạp, nhưng hơn hay kém nên nghĩ rằng lợi tức trước thuế là tất cả những tiền đã nhận được trước khi bị trừ đi.

Ðó có thể gồm cả lương bổng, tiền công, tiền bồi thường, tiền thưởng, tiền lãi đầu tư, tiền do tự làm việc kiếm ra, tiền thất nghiệp, tiền phúc lợi hưu trí, và các “lợi lộc khác” kể cả tiền đánh bạc thắng hay tiền trúng xổ số. Tiền An Sinh Xã Hội thường không kể vào trừ khi tổng cộng một nửa tiền này cộng với các tiền kiếm được trước thuế và các tiền miễn thuế khác thành hơn $25,000 ($32,000 nếu vợ chồng khai chung).


* Số Người Khai Trong Gia Ðình - được tính vào ngày cuối của năm thuế. Thường thường số người khai tùy thuộc vào người chủ gia đình khai độc thân hay có gia đình, Tình trạng gia đình thì ấn định bởi luật tiểu bang với một ngoại lệ quan trọng: đối với thuế liên bang không công nhận các cuộc hôn nhân đồng phái. Các lựa chọn số người khai trong gia đình là:

1. Ðộc thân - một người có thể khai độc thân nếu người đó chưa bao giờ kết hôn theo luật Hoa Kỳ hoặc ly thân hay ly dị theo luật của tiểu bang, hoặc góa bụa và không tái giá trong năm thuế.

2. Có hôn nhân khai chung - hai người có thể khai thuế chung nếu cưới nhau cho đến ngày cuối của năm thuế đó cho dù có ở với nhau hay không hoặc người hôn phối bị chết trong năm thuế và người chồng hay vợ không tái giá trong năm đó.

3. Có hôn nhân nhưng khai riêng rẽ - Hai người có thể khai riêng rẽ như độc thân nếu kết hôn tới ngày cuối của năm thuế.

4. Chủ gia đình - một người có thể khai là chủ gia đình nếu người ấy là độc thân, ly dị, hay cách khác không lập gia đình vào ngày cuối năm thuế, và (1) trả hơn 50% trong năm thuế để nuôi cha mẹ (2) trả hơn 50% để giữ nhà để nuôi con hay người phụ thuộc. Khai chủ gia đình rất phức tạp, có những điều lệ đặc biệt và nhiều ngoại lệ áp dụng.

5. Các người góa đủ tiêu chuẩn có con nhỏ tùy thuộc - Một người được đủ điều kiện người góa có con nhỏ sau 2 năm người hôn phối từ trần.


* Tuổi tác - được tính vào ngày cuối của năm thuế với một biệt lệ. Nếu một người được 65 tuổi vào ngày 1 tháng 1 năm 2011, người đó được coi như đủ 65 tuổi vào ngày cuối cùng của năm 2010. Và trong khi thường thường không phải là tốt khi phải tính nhanh hơn một tuổi, điều này cho phép người đó được dùng bậc lương cao hơn để định rằng mình có phải khai thuế hay không.


Tính chung lại ba yếu tố trên với nhau có thể biết được mình phải khai thuế thế nào như sau:


- Nếu một người khai độc thân và dưới 65 tuổi người ấy phải khai nếu lợi tức trước thuế ít nhất là $9,350, còn nếu 65 tuổi hoặc già hơn thì phải khai thuế nếu lợi tức trước thuế ít nhất là $10,750.


- Nếu khai có người hôn phối đứng chung và cà hai người cùng dưới 65 tuổi, người ấy phải khai nếu lợi tức trước thuế từ $18,700 trở lên. Nếu cả hai người hôn phối cùng trên 65 tuổi thì lợi tức là $20,900 trở lên. Nếu một người hôn phối 65 tuổi hoặc già hơn thì phải khai nếu lợi tức trước thuế là $19,800 hay nhiều hơn.


- Nếu muốn có hôn phối nhưng đứng riêng, người ấy phải khai nếu có lợi tức chưa thuế là $3,650 trở lên bất kể tuổi tác là bao nhiêu.


- Nếu là chủ gia đình và dưới 65 tuổi người ấy sẽ phải khai nếu có lợi tức từ $12,000 trở lên. Nếu người ấy từ 65 tuổi trở lên, có lợi tức từ $13,400 hoặc nhiều hơn phải khai.


- Những người góa bụa và dưới 65 tuổi sẽ khai nếu lợi tức chưa thuế ít nhất là $15,050, nếu 65 tuổi trở lên thì phải khai nếu lợi tức trước thuế là $16,150 trở lên.



Sau đây là những biệt lệ áp dụng cho một vài người trả thuế thêm
:

Một thiếu niên hay thiếu nữ dưới 19 tuổi hoặc còn đi học dưới 24 tuổi chỉ kiếm được tiền lãi hay tiền chia có thể báo cáo số tiền đó trong tờ khai thuế của riêng mình hay trong tờ khai thuế của cha mẹ. Trong năm 2010 số tiền lợi tức đầu tư phải đóng thuế của người con trong phần thuế của cha mẹ đã tăng lên $1,900. Nếu người con kiếm được lợi tức do làm dịch vụ từ giữ trẻ tới việc làm khác thì lợi tức đó phải báo cáo. Cha mẹ có thể chọn để thêm lợi tức đó vào trong tờ khai của mình. Nếu cha mẹ chọn kiểu đó thì người con không phải làm tờ khai thuế.

Người tự làm chủ phải khai tờ khai thuế nếu lợi tức hội đủ điều kiện về tuổi tác, lợi tức, và tình trạng khai như đã kể trên hoặc số tiền kiếm được do làm chủ sau mọi chi phí tổng cộng $400 hay hơn. Công nhân viên làm cho nhà thờ có lợi tức $108.28 hay nhiều hơn cũng phải báo cáo.

Nếu là người ngoại quốc ở thường trực trong suốt một năm, người ấy phải khai thuế theo những qui luật áp dụng giống như công dân Hoa Kỳ. Nếu người ấy là ngoại quốc không thường trú hay là người trả thuế hai tình trạng (non-resident alien or dual-status taxpayer), sẽ có thể áp dụng luật khác.

Ngay cả không phải khai có những trường hợp khai thuế lợi tức liên bang bỗng trở thành có ý nghĩa. Sẽ được trả lại nếu bị thu thuế lợi tức liên bang trong phiếu lương hoặc ước tính thuế phải trả hoặc nếu người ấy đủ tiêu chuẩn được một trong số tín dụng kể cả tín dụng tiền khai thuế lợi tức cho không (earned income tax credit), thuế trẻ con cho không (child tax credit), tín dụng cho người mua nhà đầu tiên (first time home-buyer), hay tín dụng cơ hội Mỹ (trước đây gọi là Hope Credit).

Bạn không chắc có phải khai thuế không? Hãy cân nhắc mùa thuế năm 2009: Cứ 141 triệu người khai thuế thì có 110 triệu người được trả tại tiền. Tất cả số tiền tổng cộng mà chính phủ phải trả hơn 300 tỷ Mỹ Kim làm cho số tiền trả lại trung bình $2,700. Ðừng để tiền trôi vào hầu bao chú Sam.


Cũng như thường lệ người viết xin xác nhận nội dung của những loạt bài tìm hiểu luật pháp này chỉ có mục đích sử dụng với tính cách thông tin (information) giúp quí độc giả một vài kiến thức tổng quát về luật pháp Hoa Kỳ mà thôi và không thể coi như liên hệ của luật sư với thân chủ (attorney-client relationship). Do đó nếu có vấn đề liên quan đến luật, quí độc giả vẫn cần thảo luận với một luật sư chuyên môn về trường hợp của quí vị.

theo Internet - NVO