HƯỚNG DẪN XNC Bảo trợ tài chính

Status
Không mở trả lời sau này.

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#1
Người bảo trợ tài chính có thể là người bảo lãnh (Petitioner) tức người đã điền mẫu I-130, hoặc người đồng bảo trợ (Joimt sponsor) có quan hệ gia đình, bạn bè với người bảo lãnh, đều phải điền một trong các mẫu đơn I-864, hoặc I-864A, hay I-864EZ, hay I-864W (Xin lưu ý mẫu I-134 chỉ dùng cho các non-immigrant visa như du học, du lịch hay Fiancé (é).

A. Lợi tức tối thiểu để bảo trợ tài chính:
Theo Poverty Guidelines của năm 2013 cho đến khi có Poverty Guidelines cho 2014.

Nếu trên giấy khai thuế không có dependent (household number là 1) số người được bảo lãnh cũng là 1 thì lợi tức tối thiểu của năm 2013 là $19,387.
Nếu household number là 2 thì cộng thêm $5,025. Cứ thêm 1 người phía household, thì cộng thêm $5.025.
Nếu trước đây đã bảo trợ cho một người khác mà người đó chưa có quốc tịch Mỹ, hay chưa làm đủ 40 quarters, thì cũng phải tính vào số người được bảo trợ.
Mặt khác cứ thêm một người được bảo trợ thì cộng thêm $5.025.

Thí dụ người bảo trợ khai có vợ/chồng, và hai con trên mẫu khai thuế, thì household number là 4, nếu bảo trợ cho hai vợ chồng, và hai đứa con của người đó, thì số người được bảo trợ là 4 nên lợi tức tối thiểu là $49.537 vì total household là 4+4= 8.

I-864: Người bảo lãnh phải điền mẫu này dù không có lợi tức hay lợi tức không đủ.

I-864A: Do bố/mẹ hoặc vợ/chồng, hay con cái, anh chị em của người bảo lãnh, và ở cùng địa chỉ với người bảo lãnh mới được tính là household member, và chỉ trong trường hợp này mới có quyền cộng chung các lợi tức.

Còn người đồng bảo trợ dù có quan hệ ruột thịt với người bảo lãnh mà không ở cùng địa chỉ với người bảo lãnh nên không được tính là household member, nên không có quyền cộng chung lợi tức để bảo trợ. Do đó phải điền mẫu I-864, chứ không phải mẫu I-864A.

Ta có quyền nhờ nhiều đồng bảo trợ cho một hồ sơ, lúc đó ta chia ra, nhờ một người bảo lãnh cho một số người và người khác cho số người còn lại. Nhưng xin nhớ người bảo lãnh phải bảo trợ cho tất cả mọi người trong gia đình, người mình bảo lãnh cho dù lợi tức không đủ.

I-864EZ: Dành riêng cho trường hợp người bảo lãnh không có dependent trên giấy khai thuế, chỉ dùng lợi tức của mình để bảo trợ cho một người duy nhất trên mẫu I-130. Mình vẫn có quyền dùng mẫu I-864, nếu không thích dùng mẫu I-864EZ.

I-864W: Dành cho bố/mẹ có quốc tịch bảo lãnh cho con dưới 18 tuổi, sinh tại nước ngoài (người bố/mẹ có quốc tịch sau khi đứa trẻ ra đời) khi vào Mỹ sẽ tự động có quốc tịch Mỹ (theo đạo luật Child Citizenship Act of 2000).
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#2
Bộ bảo trợ tài chính.
Người bảo lãnh, và người đồng bảo trợ (nếu có) phải nộp bộ Bảo trợ tài chính (mẫu Form I-864) có chữ ký gốc cho mỗi đương đơn chính, và bản sao cho mỗi đương đơn đi theo. Bản gốc Form I-864 phải đi kèm với giấy thuế hoàn chỉnh của năm gần nhất. Tốt hơn hết là bản thuế thu nhập từ Sở Thuế Liên Bang (IRS) (trước đây là mẫu 1722). Tuy nhiên, mẫu W-2 và bản khai thuế liên bang (mẫu 1040), bao gồm các trang thuế liên quan có thể được chấp nhận trong một vài trường hợp. Thông tin về mẫu Form I-864 có thể xem tại http://www.uscis.gov

• Nếu người đồng bảo trợ, hoặc người sống cùng nhà với người bảo lãnh nộp mẫu Form I-864 hoặc Form I-864A, người này phải nộp bằng chứng về tình trạng cư trú hợp pháp như: bản sao hộ chiếu Hoa Kỳ, giấy chứng nhận nhập quốc tịch Hoa Kỳ hoặc thẻ xanh.

• Trong trường hợp người bảo lãnh đã nộp bộ bảo trợ tài chính đến Trung tâm Chiếu khán Quốc gia (NVC), đương đơn không cần nộp lại. Nếu chưa nộp, người bảo lãnh phải chuẩn bị bộ bảo trợ tài chính, và gởi cho đương đơn. Đương đơn sẽ nộp vào ngày phỏng vấn. Trong một số trường hợp, nếu giấy tờ tài chính của không đáp ứng được yêu cầu của chúng tôi, đương đơn sẽ được yêu cầu nộp thêm giấy tờ sau phỏng vấn.

Người mở hồ sơ bảo lãnh cho tôi hiện không làm việc? Người đó có cần phải nộp đơn Bảo trợ tài chánh không?
Cần. Người bảo lãnh cần phải nộp đơn Bảo trợ tài chánh Form I-864 theo điều khoản 213A của luật Di trú và Nhập tịch. Nếu không có mẫu đơn bảo trợ tài chánh của người bảo lãnh, viên chức Lãnh sự không thể cấp thị thực cho đương đơn. Qui định này áp dụng cho tất cả các trường hợp, ngay cả khi người bảo lãnh không làm việc hay làm việc nhưng không đủ thu nhập bảo lãnh tài chánh. Trong trường hợp đó, người bảo lãnh cần có thêm người cùng tài trợ hồ sơ. Người cùng tài trợ sẽ làm mẫu đơn Form I-864, hoặc nếu ở cùng nhà với người bảo lãnh thì sẽ làm mẫu Form I-864A. Các mẫu Form I-864, hay Form I-864A đều phải được đi kèm với bằng chứng về tình trạng cư ngụ hợp pháp tại Hoa Kỳ như bản sao khai sanh, hộ chiếu, giấy nhập tịch, thẻ thường trú nhân, giấy thuế hoàn chỉnh của năm gần nhất, bằng chứng về công việc hiện thời như giấy lãnh lương, giấy xác nhận việc làm có ghi mức lương. Nếu người bảo lãnh không làm việc, điều đó cần được thể hiện trên đơn Form I-864 của người bảo lãnh. Nếu chưa khai thuế vì bất kỳ lý do gì, người bảo lãnh cần phải giải thích bằng thư lý do vì sao.
 
Status
Không mở trả lời sau này.