Bí quyết lấy visa du học Mỹ - Tổng hợp các câu hỏi của lãnh sự

Status
Không mở trả lời sau này.
#1
Bí quyết lấy visa du học Mỹ - Tổng hợp các câu hỏi của lãnh sự

Xin vui lòng đọc bài này trước Bí quyết lấy visa du học Mỹ

“If you know the enemy and know yourself, you need not fear the result of a hundred battles. If you know yourself but not the enemy, for every victory gained you will also suffer a defeat. If you know neither the enemy nor yourself, you will succumb in every battle” Sun Tzu
“Mỗi ngoại kiều [đương đơn xin thị thực] chắc chắn sẽ được coi như có ý định nhập cư cho đến khi đương đơn, vào thời điểm xin cấp thị thực, thuyết phục được viên chức Lãnh Sự rằng đương đơn hội đủ điều kiện được cấp thị thực không di dân…

Trong trường hợp những đương đơn nhỏ tuổi chưa thể thiết lập được những ràng buộc nói trên, viên chức phỏng vấn sẽ xem xét trình độ học vấn, điểm số học tập, nghề nghiệp của cha mẹ, và những kế hoạch dài hạn cũng như triển vọng của đương đơn ở Việt Nam. Vì mỗi đương đơn mỗi hoàn cảnh khác nhau, do đó sẽ không có bất kỳ câu trả lời mẫu nào chứng minh được những ràng buộc này.” Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ.
Trứớc khi xin hẹn phỏng vấn visa du học Mỹ, các em cần phải nắm rõ những chuyện dưới đây, để khi nhân viên Lãnh Sự có hỏi bất cứ câu hỏi nào, các em cũng có thể trả lời một cách suông sẻ. Có trả lời hợp lý các câu hỏi của họ, như vậy các em mới có thể thuyết phục họ cấp visa cho mình:

1 – Thông tin cá nhân – Personal information
2 – Thông tin gia đình – Family profile
3 – Thông tin trừơng – School information
4 – Kế hoạch du học – Study plan
5 – Thông tin tài chính – Financial information
6 – Thông tin về quyền lợi và trách nhiệm của một du học sinh ở Mỹ - Your rights and privilege
7 – Tư duy cá nhân – Critical thinking

www.xuatnhapcanh.com Vha08
Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ, nói thẳng cho các bạn biết, họ nghĩ gì và mong muốn những gì từ các bạn, vậy các bạn có tự biết về chính mình hay không?
 
Chỉnh sửa cuối:
#2
Ðề: Bí quyết lấy visa du học Mỹ - Tổng hợp các câu hỏi của lãnh sự

Bước vào phòng. phỏng vấn, các em chủ động chào hỏi viên lãnh sự (CO) trước và tự giới thiệu cùng mục đích của mình tới Lãnh Sự Quán làm gì. Làm được điều này, có nghĩa là các em đã tạo được ấn tượng tốt đầu tiên với CO. Ngoại trừ tiếng Anh lưu loát, câu mở đầu không nên nói quá nhiều. Và tùy theo khả năng Anh ngữ, tùy theo hoàn cảnh của mỗi người, có những câu dễ tới phức tạp hơn theo ví dụ dưới đây:

Ghi chú: Chữ U.S Consulate Officer là cách gọi theo chức vụ của họ, nam nữ đều có thể gọi họ là CO, còn lễ phép hơn thì gọi nam là “Sir” nữ là “Ma’am”. Từ “Madam” ở Mỹ ít có ai xử dụng tới, hoặc để viết trong thư từ hay cách gọi “Madam = Phu nhân = My lady”.


  • - Good morning/afternoon sir/ma’am, my name is (XXX) I am here today for U.S student visa interview. How do you do, sir/ma’am?
    - Good morning/afternoon CO, my name is T, I am here to convince you to approve my student visa
    - Good morning/afternoon CO, my name is T, this is my first/second time for visa interview. How are you sir/ma’am?
    - Em chào CO, em tên là C, cho phép em được phỏng vấn bằng tiếng Việt.
    - Good morning sir/ma’am, My English is limited, may I be interviewed in Vietnamese and English where I can?

Các em gặp CO nào mà không có người thông dịch viên đứng kế bên, đừng bao giờ nghĩ là CO này không biết tiếng Việt. Tiếng Việt hay tiếng Anh hãy cố gắng trả lời cho đầy đủ 1 câu. Tuyệt đối đừng bao giờ trả lời thiếu xót hay câu trả lời vô nghĩa. Ví du: “Hello CO, I am here to apply my visa” hay những câu tương tự. Các em hãy luôn nhớ là các em tới lãnh sự quán để “THUYẾT PHỤC” CO tin những gì các em trình bày qua các câu hỏi của CO. Và từ các câu trả lời của các em, CO sẽ nhận xét ý định xin visa của các em là thật hay giả.
Như vậy làm thế nào để thuyết phục CO tin mình? “Biết người, biết ta”, người ở đây là Lãnh sự Quán Hoa Kỳ, họ ĐÃ cho các em biết rất là rõ ràng “Tất cả đương đơn ĐƯỢC XEM là có ý định di dân (Trốn ở lại Mỹ) và yêu cầu của LSQ tóm gọn trong 6 điều của bài “Bí quyết lấy visa du học Mỹ”. Người đã cho ta biết, vậy các em biết gì về mong muốn của chính mình. Muốn đi du học, nhưng mọi chuyện trả tiền cho dịch vụ làm hết. May mắn các em lấy được visa, nhưng qua tới Mỹ học, các em sẽ gặp nhiều khó khăn, học hoài học mãi vẫn lẩn quẩn trong phòng ESL (English as a Second Language – Anh ngữ như một ngôn ngữ thứ hai). Để thuyết phục CO tin mình, các em phải biết rõ về chính bản thân mình. Các em xin qua Mỹ du học, cho dù LSQ không đòi hỏi, các em cũng phải biết: Khả năng tài chính của gia đình; trường mình chọn học; ngành mình muốn học, và mình sẽ phải học những môn nào, để trường cấp bằng cho mình. Ngoài ra các em còn phải biết sinh hoạt, đời sống sinh viên, luật lệ cơ bản của chính phủ Mỹ.

“Mỗi người có hoàn cảnh khác nhau”, trình độ khác nhau, và sẽ gặp CO khác nhau, cho nên tuyệt đối, đừng bào giờ học thuộc lòng những câu trả lời của người khác, hay có sẵn trên XNC cũng như các website khác. Hãy dùng sự hiễu biết của mình, hoàn cảnh của chính mình, để LÝ LUẬN theo lẽ thông thường (Common sense), để “THUYẾT PHỤC” CO phải tin mình. Như ví dụ dưới đây:

  • CO: Em không có gì mới cho tôi xem. Xin lỗi tôi không cấp visa cho em được. ( Hoặc)
    - Những gì bạn mang đến hôm nay không có gì mới vì vậy tôi vẫn từ chối visa của bạn. tôi khuyên bạn không nên đăng ký phỏng vấn lần nữa nếu không có gì mới hơn.
    - Em không có điểm TOEFL ư. Về đi

  • Me: Xin phép CO cho em được trình bày. Please CO. Give me a chance to present my case.
  • CO: Cho phép thì trình bày, không cho phép thì “Phang” cho CO 1 câu “Nước Mỹ giành được độc lập vì không chịu khuất phục mẫu quốc Anh, CO không chịu nghe em trình bày thì xem như CO đối xử không công bằng” CO nghe được câu này hay tương tự “Máu nó lên tới não” sẽ nói “OK, let’s hear what you say.
  • Me: Xin phép CO cho em được trình bày bằng tiếng Việt/English

    First and foremost, before I decided to study abroad, I asked myself many times “Is it worth studying in U.S?” Here are the thingy I have learned from others:

    • 1 – My personal credential – Yes I will/can/meet school requirements.
      2 – Does my family have the means to pay for my education cost? – Yes, here are my family's financial evidences
      3 – Did I apply the right school for me? I have learned most of everything about school; my major curriculum; school grant & financial aid; student club and school activities, which apartment is best fit my need, where can I go during semester break, etc.
      4 – What U.S government requires from me and what are my rights as an international student? Here is student guide from USCIS
      5 – How can I convince the U.S Consulate Officer to approve my visa? -- Sir/Ma’am, what else do I need to prove? Do I need TOEFL? NO Sir/Ma’am. Here is why?

      *** (For first time and transfer students who will study intensive English program)
      English composition is REQUIRED and ALL students, domestic & international are required to take placement test (*), even those who got a perfect score of 120 on TOEFL iBT. To master the English language, nowhere else better than a place where everyone is speaking English, and while learning English U.S schools I can learn many other things.

      *** For graduate students
      English proficiency and GMAT or GRE requirements can be waived for those whose pass the “Assessment Test”.
    CO: Your THPT transcript shows low grade, I don’t think you can study in U.S? or
    These classes show 5 or 6, you need to improve, and come back.


    Me: Sir/Ma’am, I screwed-up my grade, and to retake a failed-course in university in Vietnam is not easy, however the U.S school will give a second chance.

    Me: Yes sir/ma’am, I did screwed-up in THPT. Vietnam schools do not give me a second chance. I have learned my lesson and I am asking you, to grant me a chance to start-over; be a good person and to have a better future.


Ghi chú:

Tất cả học sinh, bản xứ cũng như quốc tế BẮT BUỘC phải thi bài thi tùy theo trường gọi là "COMPASS Test, hay College Placement Test hay Acuplacer Test" cho dù có TOEFL iBT = 120, cũng phải thi. Và tất cả học sinh Mỹ cũng như quốc tế, BẮT BUỘC PHẢI HỌC LỚP ENGLISH COMPOSITION, và đủ điểm tối thiểu yêu cầu thì KHÔNG CẦN PHẢI chứng minh "English proficiency" như TOEFL/IELTS. Như vậy không nhất thiết phải học và thi TOEFL.

University of Washinton yêu cầu TOEFL iBT 92 cho undergraduate và 105 cho graduate, nhưng chỉ required ENG 101 GPA 2.5 or better mà thôi hoặc "Assessment Test 70% -- Trình độ ESL cỡ level 4 là có thể lấy ENG 101 được 2.5, nhưng học Anh văn 5 năm cũng chưa chắc thi TOEFL iBT được 90


(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:
#3
Ðề: Bí quyết lấy visa du học Mỹ - Tổng hợp các câu hỏi của lãnh sự

1. Ai đóng SEVIS cho em.
2. Ai hẹn Phỏng vấn cho em.
Hầu hết các công ty dịch vụ tư vấn du học, họ nhờ người thân/quen ở bên Mỹ mua dùm cho họ cái thẻ gọi là "Prepaid Credit Card" cả trăm người trả phí SEVIS và visa cùng một số tài khoản (Credit card account number), những ai nhờ dịch vụ trả dùm thì TUYỆT ĐỐI đừng bao giờ nói láo là tự minh đóng phí hay tự mình hẹn phỏng vấn visa.

Các công ty dịch vụ thu phí từ $20 - $30 USD hay hơn cho 1 lần đóng phí dùm.

Me: I don't have credit card, so I paid a services company to pay for my visa & SEVIS fees, and I filled -out the DS 160 form with their help.

(Ở Mỹ, những người không có thẻ tín dung, không có tài khoản ngân hang, phải xử dung dịch vụ và trả phí co họ để đóng tiền nhà, điện, nước, v.v., thâm chí như tôi, tới nhân hàng mình có tài khoản mở chưa lâu, mua 1 cái "Cashier check" cũng phải trả $10 fee cho họ. Cho nên, mình trả tiền cho dịch vụ là chuyện bình thường, không nên nói láo.)
 
#4
Ðề: Bí quyết lấy visa du học Mỹ - Tổng hợp các câu hỏi của lãnh sự

I - Thông tin cá nhân – Personal information and/or credential

  1. Show me your học bạ? Bảng điểm đại học, I-20, accepted letter; Conditional Acceptance Letter, etc.
    CO đòi xem cái nào thì đưa cái đó ra, TUYỆT ĐỐI đừng bao giờ nghĩ “Đẹp khoe, xấu che”, trong những cái tốt, sẽ lòi ra cái kém nhất, không để cơ hội cho CO kiếm ra cái dở của mình. CO xem xong sẽ hỏi tiếp, và tùy theo câu hỏi của CO, sẽ có câu trả lời tương xứng cho trường hợp của mỗi người.
  2. Where did you complete THPT/trung cấp nghề/cao đẳng/đại học? What is your academic background?
    - Mỗi người học ở đâu, giỏi hay kém khác nhau – NÓI THẬT (Không thể nói láo được)
  3. What have you been doing?

    SHOW DON’T TELL, cho CO thấy mình là “A PRODUCTIVE PERSON”
    TELL:
    - Em tự học tiếng Anh ở nhà hay em phụ cha mẹ là TELL
    - Em ở nhà chuẩn bị cho việc du học là TELL = No visa
    SHOW:- Every day, I study English Grammar 1 hour; watch American shows with “Caption” on cable TV; read a fiction novel; do my chores, review math & science, etc.
    - I am going to school every day, study at home and do my chores
    - In the last few months, I study very hard for the Test(s) (TOEFL, SAT, thi đại học VN) here is my test result (Chưa có kết quả thì cho CO xem biên nhận đăng ký)

    Hoặc tùy theo trường hợp của mỗi người, có những công việc cụ thể hàng ngày, cái này gọi là “A Routine Schedule”. Đi làm, đi học, hay giúp cha mẹ làm việc nội trợ và quan trọng nhất là học English mỗi ngày, bằng cách nào thì mỗi người có phương pháp học khác nhau.

    Nói (Tell) thì ai nói cũng được, nhưng nói mà có luận cứ, chi tiết cụ thể để chứng minh cho những gì mình nói là (SHOW - trưng bày bằng chứng với lập luận của mình)

Nói tóm lại thông tin cá nhân của mỗi người khác nhau, cho nên các em phải tự mình trả lời các câu hỏi này.
 

Asm

Giám đốc nhà máy pháo
#5
Ðề: Bí quyết lấy visa du học Mỹ - Tổng hợp các câu hỏi của lãnh sự

4/6/2015 tôi mới đi phỏng vấn , Cách làm rất khác so với ngày trước nên lưu ý các bạn khi đi phỏng vấn:
- Thời gian ghi trên giấy phỏng vấn DS160 là giờ nào thì xếp hàng trước 20phút tại gate 2 cho thị thực kg di dân ,
VD hẹn 13h20 thì 13h mình vào xếp hàng. nếu giờ hẹn của bạn là 13h40 sẽ có nhân viên mặc áo màu cam( nhân viên hướng dẫn) mời ra khỏi hàng cho nên đừng chen vô ích.
- EMS họ sẽ scan giấy tờ DS160 của bạn ngay sau khi bạn qua khu vực Security
- Rẽ trái các nhân viên mặc áo cam sẽ hỗ trợ hướng dẫn các bạn xếp hàng lấy số tại quầy A B C
-Sao khi lấy số sẽ xếp hàng vào cửa số 2 để lấy dấu vân tay sau đó xếp hàng chờ phỏng vấn.
-Phỏng vấn xong nếu đạt bạn sẽ được phát 1 tờ giấy xanh " chúc mừng bạn đã nhận được visa.." nội dung sẽ chuyển visa của bạn về nơi bạn đăng ký DS 160.sau đó ra về kg cần ghé EMS như ngày trước.
-Nếu không đạt bạn sẽ nhận tờ giấy trắng trong đó ghi gì thì tôi kg quan tâm vì kg ai thích tờ này cả.

Chúc các bạn nhận được giấy Xanh nhé
 
Status
Không mở trả lời sau này.