Các thủ tục kết hôn với công dân Hoa Kỳ

Status
Không mở trả lời sau này.

Thành

Thích đủ thứ ...
#1
I. Về phía Hoa Kỳ:

Người có quốc tịch Mỹ, sau khi đã kết hôn với người Việt hiện đang sinh sống tại VN, đầu tiên phải lập hồ sơ xin bảo lãnh người phối ngẫu sang đoàn tụ/định cư tại HK - Mẫu đơn I-130 nộp cho Bộ Nội An, Văn phòng dịch vụ công dân và di trú(USCIS) địa phương nơi người đó cư ngụ. Lệ phí mở hồ sơ I-130 là US$ 355.00
Bạn có thể tải mẫu đơn này xuống để xem qua:
http://www.uscis.gov/files/form/I-130.pd…

còn những hướng dẫn cần thiết để điền và nộp đơn này thì ở đây:
http://www.uscis.gov/files/form/I-130ins…
__________
The first step is to file a Petition for Alien Relative, Form I-130 for your spouse (husband or wife) to immigrate to the United States. You file the petition with the Department of Homeland Security, U.S. Citizenship and Immigrations Services (USCIS) immigration Field Office in the United States that serves the area where you live.
________
Những giấy tờ cần chuẩn bị là:
In general, the following is required:

A passport valid for travel to the United States and with a validity date at least six months beyond the applicant's intended period of stay in the United States (unless country-specific agreements provide exemptions).
/Chiếu khán vào Mỹ còn hiệu lực ít nhất 6 tháng.

Birth certificate
/Khai sinh

Divorce or death certificate of any previous spouse
/Giấy ly dị hoặc khai tử của người phối ngẫu trước.

Marriage certificate
/Hôn thú

Police certificate from all places lived since age 16
/Lý lịch tư pháp - bao gồm nơi cư trú từ khi 16 tuổi.

Medical examination
/Giấy CN khám sức khỏe.

Evidence of financial support. A completed Form I-864 Affidavit of Support from petitioner/ sponsor is required.
/Bảo trợ tài chánh I-864

Application for Immigrant Visa and Alien Registration, Form DS-230, both Part I and Part II
/Đơn xin chiếu khán di dân và đăng ký thường trú nhân, DS-230 cả phần I và phần 2

Two immigrant visa photos
2 ảnh làm chiếu khán

Proof of the marriage and the husband/wife relationship
/Những bằng chứng hôn phối và quan hệ vợ chồng

Payment of immigrant processing fees, as explained below
/Lệ phí

An applicant may bring marriage photographs and other proof that the marriage is genuine. Documents in foreign languages should be translated. The consular officer may ask for more information.

Take clear, legible photocopies of civil documents, such as birth and marriage certificates, to the immigrant visa interview. Original documents can then be returned to you.
__________________
Tất cả những chi tiết v/v bảo lãnh vợ/chồng có thể tìm thấy ở đây:
http://travel.state.gov/visa/immigrants/…


II. Về phía VN, Sở Tư Pháp Tp HCM có thông báo hướng dẫn sau:
http://www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn…
__________
Hướng dẫn hồ sơ kết hôn có yếu tố nước ngoài
(Theo Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 và Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006)


Hồ sơ kết hôn gồm:

Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định (2 bản) có chữ ký của cả 2 bên nam, nữ.

A. Đối với công dân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

1- Giấy xác nhận về tình trang hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.

Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng guấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó.

2- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tân thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

3- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú.

4- Bản sao công chứng hoặc chứng thực thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).

B. Đối với công dân Việt Nam cư trú trong nước:

1- Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp phường, xã, thị trấn cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.

2- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam (Trung tâm Sức khoẻ tâm thần thành phố) cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tân thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

3- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân. Sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn.

Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật quốc gia thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởc đến việc bảo vệ bí mật quốc gia hoặc không trái quy định của ngành đó.

Ghi chú:

Hồ sơ được lập thành 02 bộ, nộp tại phòng HT-LLTP-QT (Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh số 141 - 143 Pasteur phường 6, quận 3).

Khi đến nộp hồ sơ kết hôn hai bên nam nữ phải xuất trình CMND, Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu. Trong trường hợp chỉ có một bên đến nộp hồ sơ thì bên vắng mặt (phải là người đang cư trú ở nước ngoài) phải có giấy ủy quyền được chứng thực hợp lệ (giấy ủy quyền ghi rõ nội dung ủy quyền nộp hồ sơ kết hôn và lý do ủy quyền). Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ Sở Tư pháp sẽ có thư mời 2 bên nam nữ đến Sở Tư pháp để phỏng vấn. Khi nhận Giấy chứng nhận kết hôn phải có đầy đủ 2 bên nam nữ, xuất trình CMND, Hộ chiếu, Visa để ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn và sổ bộ.

Các văn kiện bằng tiếng nước ngoài phải nộp bản chính, kèm bản dịch ra tiếng Việt của cơ quan có thẩm quyền.

+ Văn kiện được cấp từ cơ quan Đại diện ngoại giao của nước ngoài đang trú đóng tại Việt Nam thì do Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan Ngoại vụ được Bộ Ngoại giao Việt Nam uỷ nhiệm hợp pháp hóa.

+ Văn kiện được cấp từ nước ngoài do cơ quan Lãnh sự Việt Nam tại nước đó hợp pháp hóa.

+ Trường hợp văn kiện được cấp từ nước ngoài đã mang về Việt Nam nhưng chưa được hợp pháp hóa thì văn kiện này phải thông qua cơ quan Ngoại giao của nước họ đang trú đóng tại Việt Nam thị thực. Sau đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam hay cơ quan Ngoại vụ được Bộ Ngoại giao Việt Nam ủy nhiệm hợp pháp hóa.

Thời hạn giải quyết hồ sơ là 30 ngày.

Sau ngày hẹn trả hồ sơ 07 ngày nếu 2 bên nam nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì hồ sơ sẽ bị huỷ bỏ (không hoàn lại lệ phí). Trường hợp có lý do chính đáng, có yêu cầu khác về thời gian phải có đơn trình bày và hẹn ngày đến ký Giấy chứng nhận kết hôn, nhưng thời hạn kéo dài thêm không quá 90 ngày. Hết thời hạn này đương sự vẫn có yêu cầu kết hôn thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

Địa chỉ cơ quan liên hệ:
Phòng Công chứng số 1 Số 97 Pasteur, quận 1
Phòng Công chứng số 2 Số 94-96 Ngô Quyền, quận 5
Phòng Công chứng số 3 Số 12 Thống Nhất, quận Thủ Đức
Phòng Công chứng số 4 Số 25/5 Hoàng Việt, quận Tân Bình
Phòng Công chứng số 5 Số 278 Nguyễn Văn Nghi, quận Gò Vấp
Phòng Công chứng số 6 Số 80/1 Hoàng Hoa Thám, quận Bình Thạnh
Sở Ngoại vụ thành phố Số 06 Alexandre Rhodes, quận 1
Trung tâm sức khỏe tâm thần Số 192 Bến Hàm Tử, quận 5

Sở Tư pháp thành phố thu mỗi hồ sơ đăng ký kết hôn là: 1.000.000VNĐ (Một triệu đồng Việt Nam) thực hiện theo Quyết định số 57/2000/QĐ-BTC ngày 20/4/2000 của Bộ Tài chính.

Nguồn: Tran,P (YHD) ; http://www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn…

http://travel.state.gov/visa/immigrants/…

http://www.uscis.gov/portal/site/uscis/m…
 
Status
Không mở trả lời sau này.