Cộng đồng

Status
Không mở trả lời sau này.

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#41
Tuổi thơ nghèo khổ giúp tôi thành triệu phú như thế nào

vnexpress - Cuộc sống thiếu thốn của Kristy Shen từ khi còn ở Trung Quốc, đến những năm đầu sang Canada đã dạy cô những kỹ năng cần thiết để làm giàu sau này.


Hai vợ chồng Kristy Shen và Bryce Leung chuẩn bị tới Tokyo du lịch - Ảnh: CBC

Hai vợ chồng Kristy Shen, và Bryce Leung (Canada) đều ở độ tuổi 30, và vừa nghỉ hưu năm ngoái với tài khoản triệu USD trong ngân hàng. Giờ là lúc họ đi du lịch khắp thế giới. Câu chuyện của cả hai đã được đăng tải trên CBC, Huffington Post, Business Insider và Yahoo Finance.

Mới đây, trên Millenial Revolution, Shen cũng chia sẻ về những ảnh hưởng mà cuộc sống nghèo khó khi còn nhỏ mang lại và thay đổi cuộc đời sau này của cô:

"Tôi không lớn lên ở Canada, mà là một ngôi làng nhỏ ở nông thôn Trung Quốc. Vì thế, trải nghiệm thời thơ ấu của tôi khá khác biệt.

Bạn bè bảo tôi: "Ôi. Dây nhảy của cậu đứt rồi kìa". Tôi đáp: "Này, các cậu có muốn vào khu rác thải y tế, và đào tìm găng tay cao su để làm cái mới không?". "Được à?", họ tỏ ra rất phấn khích.

Thực ra, trừ việc sân chơi đầy kim tiêm, nước uống có hơi ô nhiễm, và sông thì đầy rác, tuổi thơ của tôi hoàn toàn bình thường. Tôi cũng chẳng bao giờ cảm thấy nghèo cả. Vì bố mẹ luôn khiến tôi vui vẻ, và cho tôi ăn uống đầy đủ.

Đến một ngày, tôi và mẹ bay sang Canada. Cuộc sống sau đó cũng dần tốt lên. 3 năm sau, bố tôi cũng tới nơi. Việc đầu tiên ông làm là đưa cho tôi một lon Coke. Hồi ở Trung Quốc, tôi đã thấy rồi, nhưng chẳng bao giờ đủ tiền mua.

Khi uống hết, bố tôi định vứt lon rỗng đi. Nhưng tôi không đồng ý. Nó quá quý giá để bị vứt vào thùng rác. Tôi có thể dùng làm cốc uống nước, đựng bàn chải hay làm lô cuốn tóc. Tôi còn đặt tên nó là CanCan, và ngủ cùng nó mỗi tối.

Vì thế, khi tôi đến trường tiểu học lần đầu, và bị bạn bè trêu chọc vì mặc quần áo cũ, tóc tự cắt còn hộp cơm thì là hàng đại hạ giá, tôi đã rất hoang mang. Đồ của mình có vấn đề gì nhỉ? Sao các bạn lại bảo bố mẹ mình nghèo?

Chúng tôi có một căn nhà một phòng ngủ, nhiều thức ăn, nước sạch và quần áo không vá. Thế thì còn vấn đề gì nữa? Tôi không biết, và cũng chẳng quan tâm. Tôi tự hào vì bố mình - người đang làm việc chăm chỉ trong trường Đại học với mức lương rẻ mạt. Còn mẹ tôi ngày nào cũng mất hàng giờ rửa bát, và lau dọn khách sạn.

Tôi biết chúng tôi không có nhiều tiền. Và phần lớn tiền bố mẹ kiếm được sẽ phải gửi về quê cho họ hàng. Tôi cũng có việc làm thêm là giao báo nữa. Cuộc sống khi ấy khá tằn tiện, nhưng vẫn hạnh phúc. Khi đó, tôi không biết rằng nó đã dạy mình những kỹ năng cần thiết, giúp tôi trở thành triệu phú sau này.

1. Tính sáng tạo

Khi giàu có, bạn chẳng cần sáng tạo. Vì bạn có ít ràng buộc và có thể làm bất kỳ điều gì mình muốn. Đói thì ăn burger, chán thì đi xem phim, tiền mặt không sẵn thì dùng thẻ tín dụng.

Nhưng khi bạn nghèo, bạn phải ưu tiên. Bạn không thể mua những thứ không cần thiết, và phải sử dụng đồ thật hiệu quả. Tức là bạn sẽ phải động não nhiều hơn, nghĩ ra những cách sáng tạo để giải quyết vấn đề.

Ví dụ, tôi không đủ tiền mua nhà cho búp bê. Thế nên tôi tự làm từ hộp đựng giày. Tôi còn nhớ việc làm ra nó còn vui hơn chơi với nó.

Tôi cũng không đủ tiền mua đồ ăn đắt đỏ từ cửa hàng, thế nên chúng tôi dùng nguyên liệu thừa của nhà hàng. Mẹ tôi mang chúng về từ nơi làm, trộn với cà chua, và rau chân vịt trồng sau nhà. Nó rất ngon và lành mạnh nữa.

Khi không có 60 USD để đến buổi tiệc của trường, tôi đi bộ đến trường suốt cả tháng, thay vì đi xe bus. Thế là tôi tiết kiệm được đủ tiền đi chơi.

2. Sức chịu đựng tốt

Khi bạn giàu có, gặp vấn đề chỉ cần tiền là giải quyết được. Nhưng khi nghèo, bạn chẳng có cách nào khác là chịu đựng.

Hồi nhỏ, nhà tôi không đủ tiền dùng truyền hình cáp. Thế là tôi không xem TV nữa, mà đến thư việc đọc sách nhiều hơn. Từ đó, tôi thành ra thích viết lách.

Chúng tôi cũng không đủ tiền mua ôtô. Thế là cả nhà mua xe đạp cũ để di chuyển, kể cả trong mùa đông. Đó là lý do tôi rất khỏe mạnh.

Khi lớn lên, tôi cảm thấy chẳng có việc gì là không thể chịu được cả. Tôi đã vượt qua một trong những khóa học lập trình khó nhất cả nước, dù đây là môn tệ nhất của mình, vì tôi phải làm thế. Tôi chỉ có một cơ hội và không được phép thất bại.

3. Khả năng thích nghi

Chúng tôi mới nhập cư vào đây, nên không đủ điều kiện mua nhà trả góp trong nhiều năm. Kết quả là chúng tôi phải chuyển nhà liên tục, và luôn chọn những căn hộ cho thuê giá rẻ.

Tôi rất bất mãn với việc này, vì mỗi lần chuyển, tôi phải tạm biệt bạn bè, và bắt đầu lại. Lần đầu tiên, tôi không đồng ý, và bật khóc. Bố tôi đã nói: "Bố biết con rất buồn vì phải xa bạn bè. Nhưng chúng ta phải chuyển khỏi đây vì bố tìm được nhà khác rẻ hơn. Nó sẽ giúp cả nhà mình tiết kiệm tiền. Anh chị em họ của con ở Trung Quốc đang dựa vào số tiền này để đi học đấy. Họ còn có ít tiền hơn con nhiều. Con không muốn làm họ thất vọng đúng không?".

Tôi đã nín khóc ngay lập tức. Và đó cũng là một phần lý do sau này tôi quyết định không mua nhà, mà chỉ đi thuê.

4. Tính kiên nhẫn

Khi bạn nghèo, bạn không thể khiến người khác thích mình bằng cách tự mua đồ đẹp để mặc đâu. Khi bị trêu chọc vì mặc đồ cũ, bạn chỉ có thể chấp nhận. Lâu dần, bạn sẽ thấy da mặt mình ngày càng dày lên, và học được cách bỏ qua. Hãy dùng những lời đả kích đó làm động lực cho bản thân. Bạn xứng đáng với những gì mình có.

20 năm sau, thay vì kiếm được 20 USD mỗi tuần khi đi giao báo, tôi đã là một kỹ sư, kiếm được khá hơn nhiều. Cuối cùng, tôi đã không còn nghèo nữa. Theo chuẩn mực của Bắc Mỹ, giờ tôi là tầng lớp trung lưu.

Nhưng những kỹ năng tôi học được nhờ lớn lên trong cảnh thiếu thốn thì không bao giờ mất đi. Trong khi bạn bè mua quần áo đẹp, ở nhà đắt tiền, đi xe hơi bóng loáng, và còng lưng làm việc trả nợ cho chúng, tôi không mua nhà, sống tiết kiệm và để dành tiền đầu tư. Giờ tôi đã là triệu phú, và là người nghỉ hưu trẻ nhất nước.

Vì thế, nếu bạn lớn lên trong cảnh nghèo khổ, đừng để ai nói với mình rằng bạn sẽ chẳng bao giờ giàu có được. Bạn có thể còn làm được nhiều hơn mình nghĩ đấy.

Hà Thu
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#42
Sống ở Mỹ không hoàn toàn là màu hồng.

nuocmy.info - Nước Mỹ giàu, nước Mỹ phát triển, nước Mỹ có những người rất tử tế nhưng nước Mỹ không toàn màu hồng như bạn tưởng.

New York, Mỹ. Ảnh: Reggioalliance
Tôi đồng ý với tác giả bài viết “Cú sốc của người Việt trên đất Mỹ” rằng, Mỹ có những người rất tử tế. Tôi cũng biết nhiều bạn du học sinh sống cùng host (người bản địa) và được họ giúp đỡ rất tận tình.

Tôi cũng thấy nhiều hành động đáng ngưỡng mộ quanh mình như nhường đường, mở cửa hộ, chỉ dẫn tận tình khi được nhờ nhưng đó mới chỉ là một mặt của xã hội Mỹ mà thôi.

Đối với nhiều du học sinh Việt Nam đang học tập ở Mỹ, cuộc sống không hoàn toàn là màu hồng như bạn tưởng. Có không ít thứ khiến bạn stress, chán chường, thậm chí muốn bỏ về nước ngay lập tức.

Người Mỹ tử tế nhưng cái tử tế ấy là phép lịch sự của họ. Và sự tử tế ấy cũng chỉ giới hạn ở những hành động xã giao chứ ít khi biến thành sự tốt bụng, thiện tâm tức giúp đỡ người khác trong những việc lớn, hệ trọng.

Ở Việt Nam, bạn có thể mượn xe máy của bạn bè vi vu thoải mái hay những lúc “bí” hỏi vay tiền bạn bè là chuyện thường ngày ở huyện. Ở Mỹ xe ô tô rẻ, và phổ biến như xe máy ở Việt Nam nhưng sẽ không có chuyện cho mượn, tiền bạc cũng vậy.

Một người bạn của tôi, do trục trặc tiền gửi từ Việt Nam sang đã phải ăn mì tôm “cầm hơi” cả tuần vì không có ai để mượn tiền, mặc dù sống chung phòng với 3 người khác nữa. Đương nhiên tôi không có ý bảo họ xấu tính vì chuyện này, chỉ muốn so sánh để thấy rằng Việt Nam mình vẫn có những thứ đáng giá hơn Mỹ.

Người Mỹ yêu - ghét rất rõ ràng. Đã không thích là họ không thèm chơi, cũng không thèm trò chuyện cùng. Trừ các trường hợp bất đắc dĩ như cùng làm bài tập nhóm, cùng tham gia một hoạt động gì đó bắt buộc phải nói chuyện với nhau.

Rất nhiều du học sinh sống 2-3 năm trời tại Mỹ vẫn chưa có nổi một người bạn thân người Mỹ. Ngay cả tôi cũng vậy, bạn học cùng lớp rất nhiều người Mỹ bản địa nhưng chỉ là “quen”, chỉ là “bạn cùng lớp” chứ không phải là bạn bè đúng nghĩa.

Bạn có cố bắt chuyện với họ thì họ vẫn sẽ trả lời, nhưng là trả lời kiểu xã giao chứ không phải là bạn bè đúng nghĩa có thể chơi vui vẻ cùng nhau, chia sẻ mọi chuyện với nhau.

Một mình sống ở đất khách quê người nhưng lại khó kiếm bạn thân để tâm sự, chia sẻ nên ngoài giờ lên lớp thì một du học sinh như tôi chỉ tiếp xúc với bốn bức tường, và giam mình ở thư viện.

Nếu bạn đi làm thêm ở Mỹ, bạn sẽ hiểu cuộc sống ở đây khắc nghiệt như thế nào. Làm quần quật cũng chỉ đủ trả các hóa đơn, làm 8 tiếng là 8 tiếng không bớt một phút.

Đương nhiên muốn có tiền thì ai cũng phải lao động cả, nhưng ý tôi muốn nói ở đây là làm như cái máy nhưng lương cũng chỉ đủ sống chứ không giàu. Trong khi ở Việt Nam làm tà tà cũng đủ ăn đủ tiêu, cuộc sống đỡ áp lực hơn rất nhiều.


Đồ ăn nhanh đang khiến tỷ lệ béo phì ở đất nước này tăng chóng mặt trong vài năm gần đây. Trong hình là bảng số liệu tỷ lệ béo phì ở các bang nước Mỹ năm 2014.
Ở Mỹ quản lý chất lượng rất chặt chẽ, không lo thực phẩm bẩn hay nhiễm hoá chất, không lo bị ung thư nhưng không phải cứ đồ Mỹ là tốt cho sức khoẻ.

Đặc biệt là đồ hộp giá rẻ, và thức ăn nhanh thì không mấy tốt, nó không có hoá chất gây ung thư nhưng nó khiến bạn béo phì. Bệnh béo phì cũng nguy hiểm không kém các loại bệnh khác. Tỷ lệ béo phì của người Mỹ ở các bang hiện trung bình là 21-36% dân số.

Đọc đến đây chắc có bạn sẽ bĩu môi mà bảo “thấy nước Mỹ chán thế sao còn sang đấy làm gì?”. Với mục đích là sang để học, thì Mỹ là môi trường giáo dục hàng đầu thế giới, không có gì đáng phàn nàn về hệ thống giáo dục của họ cả.

Tôi viết những điều này chỉ với mục đích là để các bạn hiểu hơn về nước Mỹ, và để các bạn ở Việt Nam hiểu rằng đất nước chúng ta cũng có rất nhiều ưu điểm, nhiều cái hay mà cường quốc số một thế giới không thể so sánh.

Theo Vietnamnet





 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#43
Sinh năm 1993, cô gái Việt xinh đẹp “ẵm” học bổng tiến sĩ Mỹ trị giá 9,3 tỷ đồng.

nuocmy.info - Vượt qua 5.500 ứng viên để trở thành sinh viên Việt Nam nhận học bổng “khủng” của ĐH Johns Hopkins, Sao Ly vô cùng vui sướng. Cô gái Việt 24 tuổi bắt đầu nghiên cứu tiến sĩ tại Mỹ vào tháng 8 tới đây.


Nguyễn Thị Sao Ly (sinh năm 1993, tại Đà Nẵng)
Nhận học bổng tiến sĩ trường ĐH Johns Hopkins với mức hỗ trợ tài chính 9,3 tỷ đồng.
Giải Ba học sinh giỏi Nguyễn Khuyến môn Văn năm 2005.

Giải Nhì, và Nhất học sinh giỏi Nguyễn Khuyến môn Anh năm 2006, 2007.

Giải Nhất học sinh giỏi Thành phố môn Anh năm 2008.

Thành viên chương trình Khoa học cho Thanh Niên của ĐH Stanford năm 2010.

Học bổng chương trình Những Nhà Lãnh Đạo Trẻ năm 2011 của ĐH Trinity thuộc ĐH Melbourne, Úc.

Giải thưởng học sinh xuất sắc của năm dành cho khoa Toán, và khoa Toán năm 2011 của trường trung học The King’s Academy, Sunnyvale, US.

Tốt nghiệp top 2 của trường trung học The King’s Academy năm 2012.

Dean’s list năm 2012, 2013, và 2014 cho học sinh đạt điểm tuyệt đối 4.0

Giải thưởng thuyết trình cho công trình nghiên cứu về Cách làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Thoái Hoá Võng Mạc Mắt của Học viện Nghiên cứu mắt Jules Stein.

Tốt nghiệp điểm cao đứng top 5% trường UCLA.

Giải thuyết trình hội thảo GTCbio Drug Discovery về đề tài nghiên cứu thuốc có khả năng thuyên giảm những bệnh liên quan đến rối loạn hình thành mạch máu, trong đó có bệnh mù, ung thư, và di căn.

Cô gái Việt sinh năm 1993 chọn Johns Hopkins (Top 5 trường Y tốt nhất thế giới) là điểm đến tiếp theo của mình trong 5 năm sắp tới. Tại đây, Sao Ly được cấp học bổng toàn phần có giá trị lên đến 410.000 USD cho 5 năm học (hơn 9,3 tỷ đồng). Đây là con số mà du học sinh nào cũng mơ ước sau khi tốt nghiệp ĐH Mỹ.

Sao Ly tốt nghiệp ngành Sinh học, và Y Tiến Hóa tại trường ĐH California (Los Angeles, Mỹ) tháng 6/2016. Không lựa chọn chuyên tu để trở thành bác sĩ, cô gái Việt tìm kiếm cơ hội nghiên cứu, và tìm học bổng tiến sĩ.

Hạn chót để nộp hồ sơ xin học bổng đến các trường Mỹ là ngày 1/12. Khoảng giữa cuối tháng 12, Sao Ly được gọi đến các trường phỏng vấn. Tất cả chi phí đi lại, ăn ở trong 3-4 ngày phỏng vấn do nhà trường tài trợ.

Cô bạn sinh năm 1993 tìm kiếm cơ hội ở nhiều trường nên từ tháng 1 đến tháng 3 hầu như tuần nào cũng bay đến nơi phỏng vấn. Sau đó khoảng 1 tuần, cô nhận được email thông báo kết quả.

Cuộc cạnh tranh giành suất học bổng tiến sĩ của ĐH Johns Hopkins vô cùng khốc liệt. Vừa qua, có đến 5.500 người nộp đơn cho 20 suất học bổng, trong đó chỉ có 4 suất cho sinh viên quốc tế. Sao Ly là người Việt hiếm hoi được nhận vào trường với số tiền tài trợ “khủng”.

Ngày nhận được kết quả đỗ 8 học bổng, và đặc biệt là được nhận vào ĐH Johns Hopkins, Sao Ly vỡ òa vui sướng.

“Hạnh phúc cực kỳ! Cảm giác công sức gây dựng mấy năm cuối cùng cũng được công nhận. Sau đó, Ly tự tin trong những phòng phỏng vấn sau. Trước khi nộp đơn xin học bổng tiến sĩ, Ly đã rất thích Johns Hopkins, vì thầy nghiên cứu của Ly cũng từng tốt nghiệp trường đấy. Mình từng nghĩ đó là ước mơ xa vời nhưng bây giờ đã trở thành hiện thực”, Sao Ly chia sẻ.

Tháng 8 này, Sao Ly sẽ đến ĐH Johns Hopkins để bắt đầu trở thành nghiên cứu sinh ngành Hoá Sinh học Tế bào, và Phân tử.

Trường ĐH Johns Hopkins ra đời năm 1897. 21 năm liên tiếp, trường được US News & World Report (công ty truyền thông, và tin tức Mỹ) xếp hạng Nhất trong số các trường đại học đào tạo Y khoa tốt nhất thế giới. Từ khi thành lập đến nay, trường Đại học này đã giành được tổng cộng 19 giải Nobel Y học.

Kenh14.vn
 
Status
Không mở trả lời sau này.