[Hồ sơ F4] Có thay đổi gì trong diện F4 không ?

sinhnguyen

Thành viên mới
#1
Xin chào các A.C.E trong diễn đàn,
Gia đình của mình cũng vừa mới gửi giấy tờ để người em bên Mỹ tiến hành nộp hồ sơ. Sau đó mình cũng nghe được vài thông tin bên lề rằng, hiện nay chính sách di dân có một số thay đổi nhất là trong việc giải quyết hồ sơ.
Mình có con gái năm nay đã 15 tuổi. Nếu theo cách giải quyết cũ thì khi thủ tục hoàn tất và gia đình mình được đi, thì con gái lớn của mình rất nhiều khả năng phải ở lại vì quá tuổi, có phải không ạ ?
Nhưng vừa rồi mình có nghe nói, phía Mỹ đã thay đổi cách tính tuổi của con gái mình. Bây giờ họ chỉ chốt tuổi của con gái mình ngay tại thời điểm nộp hồ sơ thôi, không tính tiếp tuổi cho đến khi được đồng ý cho đi. Xin hỏi thông tin này có chính xác không ?
Nếu thật sự là chính xác thì đây sẽ là miền vui lớn cho nhiều gia đình của diện F4.
Xin chân thành cám ơn các A.C.E diễn đàn.
 
Chỉnh sửa cuối:

onenainainai

Cựu Ban điều hành
#2
Ðề: Có thay đổi gì trong diện F4 không ?

Xin chào các A.C.E trong diễn đàn,
Gia đình của mình cũng vừa mới gửi giấy tờ để người em bên Mỹ tiến hành nộp hồ sơ. Sau đó mình cũng nghe được vài thông tin bên lề rằng, hiện nay chính sách di dân có một số thay đổi nhất là trong việc giải quyết hồ sơ.
Mình có con gái năm nay đã 15 tuổi. Nếu theo cách giải quyết cũ thì khi thủ tục hoàn tất và gia đình mình được đi thì con gái lớn của mình rất nhiều khả năng phải ở lại vì quá tuổi, có phải không ạ ?
Nhưng vừa rồi mình có nghe nó, phía Mỹ đã thay đổi cách tính tuổi của con gái mình. Bây giờ họ chỉ chốt tuổi của con gái mình ngay tại thời điểm nộp hồ sơ thôi, không tính tiếp tuổi cho đến khi được đồng ý cho đi. Xin hỏi thông tin này có chính xác không ?
Nếu thật sự là chính xác thì đây sẽ là miền vui lớn cho nhiều gia đình của diện F4.
Xin chân thành cám ơn các A.C.E diễn đàn.
Chào bạn, việc bạn vừa đề cập trên đó là đạo luật CSPA. Sau đây là bài của anh Hùng Việt bên VDT viết về đạo luật này, bạn tham khảo thêm nha:

CSPA - NHỮNG ĐIỀU VUI MỚI CHO TRẺ ĐI KÈM

Ngày 5 tháng 2 năm 2006, văn phòng của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) ở Los Angeles chấp nhận đơn của một thân chủ của văn phòng luật sư Reeves & Associates xin giữ lại ngày ưu tiên được sử dụng trước đó trong đơn xin visa di dân của người mẹ. Quyết định của văn phòng USCIS ở Los Angeles dựa trên Điều 3 của Đạo luật CSPA sau khi xét bảng tóm tắt do văn phòng luật sư Reeves & Associates nộp để kiện cho thân chủ của mình. Văn phòng luật sư Reeves & Associates lập luận rằng Điều 3 của Đạo luật CSPA cho phép thân chủ của họ được giữ lại ngày ưu tiên mà người mẹ đã sử dụng để xin visa di dân trong đơn bảo lãnh diện di dân của mình. Trong trường hợp này, người con đã quá 21 tuổi và quá tuổi để đi theo mẹ trước khi đơn xin thường trú của người mẹ được chấp thuận. Đạo luật CSPA bắt buộc cha mẹ phải di dân hay điều chỉnh tình trạng để trở thành thường trú nhân ngày 6 tháng 8 năm 2002 hay sau ngày 6 tháng 8 năm 2002 đề người con có thể giữ lại ngày ưu tiên của cha mẹ.

Quyết định của văn phòng USCIS ở Los Angeles đi theo sau hai quyết định mới của Board of Immigration Appeals (BIA) và của một tòa án liên bang. Hai nơi này đã mở rộng phúc lợi về di trú (immigration benefits) chiếu theo Đạo luật CSPA cho con trưởng thành của những người di dân. Nếu không có những phúc lợi này thì những ngườì con trưởng thành đó sẽ phải chờ đợi nhiều năm để có visa di dân.

Quốc Hội Hoa Kỳ đã ban hàn Đạo luật CSPA để tránh tình trạng phân ly giữa cha mẹ và con cái và để giảm thời gian chờ đợi visa di dân của những người con quá 21 tuổi của di dân. Những người con sanh ở nước ngoài có thể theo cha mẹ di dân qua Mỹ nếu cha mẹ được bảo lãnh di dân theo diện gia đình. Tuy nhiên, thời gian giải quyết hồ sơ bảo lãnh diện gia đình phải mất nhiều năm chờ đợi. Trong thời gian này, nhiều người con quá 21 tuổi và mất quyền di dân theo gia đình vì chỉ tiêu visa giới hạn. Thời gian chờ đợi hồ sơ được giải quyết có thể từ vài năm cho đến hơn 20 năm tùy theo quốc gia.

Sau khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật CSPA, nhiều người con trưởng thành còn độc thân của di dân được phép vào Mỹ dựa vào đơn bảo lãnh di dân của cha mẹ mặc dù họ quá 21 tuổi trước khi hồ sơ đến lượt được giải quyết. Chiếu theo Điều 3 của Đạo luật CSPA, con trưởng thành còn độc thân của những người di dân có tên đi kèm theo trong đơn bảo lãnh của cha mẹ sẽ được xếp vào diện di dân khác khi quá 21 tuổi. Tuy nhiên, họ có thể giữ lại ngày ưu tiên, hay ngày nộp đơn, trong hồ sơ của cha mẹ họ và có thể làm đơn xin visa trong diện di dân khác dựa vào ngày ưu tiên của cha mẹ.


Trong vụ Garcia, BIA xác nhận rằng con đi kèm trong đơn bảo lãnh di dân được chấp thuận của cha mẹ nộp trước ngày Đạo luật CSPA có hiệu lực, tức ngày 6 tháng 8 năm 2002, có thể giữ lại ngày ưu tiên trong đơn bảo lãnh của cha mẹ và có thể dùng ngày ưu tiên đó để làm đơn xin visa diện F2B với tư cách con còn độc thân của thường trú nhân, nếu chưa có quyết định chung cuộc về đơn xin hưởng qui chế thường trú nhân của người con đi kèm trước khi Đạo luật CSPA có hiệu lực.

Trong một vụ khác, Rodriguez c. Gonzales, hồ sơ số CV 04-8671 DSF (AJWx) (C.D. Cal. May 31, 2006), quan tòa của một tòa án liên bang ở Los Angeles nới rộng Đạo luật CSPA cho một người con đi kèm trong đơn bảo lãnh di dân được chấp thuận trước ngày có hiệu lực của Đạo luật CSPA. Người này không kịp nộp đơn xin hưởng qui chế thường trú nhân trước khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật CSPA bởi vì hồ sơ chưa đến lượt được giải quyết lúc đó. Trong vụ này, tòa án liên bang quyết định rằng Đạo luật CSPA áp dụng cho con đi kèm trong đơn bảo lãnh di dân được chấp thuận trước ngày 6 tháng 8 năm 2002, nếu chưa có quyết định cuối cùng về đơn xin visa di dân hay về đơn xin điều chỉnh tình trạng để trở thành thường trú của người con đi kèm này. Tòa án này cũng cho rằng ngôn từ của Đạo luật CSPA không bắt buộc một đơn xin thường trú phải nộp trước ngày 6 tháng 8 năm 2002. Việc áp dụng Đạo luật CSPA một cách rộng lớn cho những người con đi kèm trong đơn bảo lãnh di dân được chấp thuận mà hồ sơ chưa đến lượt được giải quyết ngày Đạo luật CSPA có hiệu lực phù hợp với ý định của Quốc Hội Hoa Kỳ nhằm khuyến khích sự đoàn tụ gia đình và giúp đỡ trẻ quá tuổi trong những diện di dân mất cơ hội di dân cùng gia đình vì sự chậm trễ của chính phủ trong việc giải quyết những hồ sơ di dân.

Những quyết định mới này của văn phòng USCIS ở Los Angeles, của BIA, và của tòa án liên bang mở rộng Đạo luật phúc lợi của Đạo luật CSPA cho những người con có tên đi kèm trong những đơn bảo lãnh di dân đã được chấp thuận nộp trước ngày 6 tháng 8 năm 2002. Văn phòng luật sư Reeves & Associates đang kiện tòa án lien bang trong một vụ khác về việc đơn xin giữ lại ngày ưu tiên trong đơn bảo lãnh diện di dân của người mẹ chiếu theo Đạo luật CSPA bị từ chối. Văn phòng luật sư Reeves & Associates khuyến khích tất cả những người có tên đi kèm trong đơn bảo lãnh diện di dân nộp trước ngày 6 tháng 8 năm 2002 liên lạc với luật sư của họ để xem có thể hưởng Đạo luật CSPA hay không.
 

khonggiongai

Thành viên
#3
Ðề: Có thay đổi gì trong diện F4 không ?

Câu hỏi rất rõ ràng nhưng câu trả lời của onenainainai thì không đúng trọng tâm. Vậy xin bạn trả lời lại là tuổi của đứa trẻ có chốt lại vào thời điểm nộp hồ sơ hay không?
 

linda

Ban điều hành
#4
Ðề: Có thay đổi gì trong diện F4 không ?

Câu hỏi rất rõ ràng nhưng câu trả lời của onenainainai thì không đúng trọng tâm. Vậy xin bạn trả lời lại là tuổi của đứa trẻ có chốt lại vào thời điểm nộp hồ sơ hay không?
Đây là thông tin có liên quan cần tham khảo:

Khi một hồ sơ di dân được NVC cấp số HCMxxxxxxxxxx, thì hồ sơ đó thuộc quyền xử lý của TLSQ tại Tp Hồ chí Minh. NVC sẽ từ chối mọi khiếu nại về tuổi CSPA, bạn phải khiếu nại trực tiếp với Bộ phận thông tin của TLSQ.

"Ngày có thông báo được Approval và số HCM. :23/01/09."
có nhiều khả năng là ngày thông báo của NVC về việc cấp số hồ sơ NVC (HCMxxxxxxxxx), và chuyển hồ sơ về TLSQ, chứ không phải là ngày chấp thuận (Approval Date). Xin xác nhận lại thông tin này.

Điều khoản 424(2) của đạo luật Patriot (cộng thêm 45 ngày) - KHÔNG áp dụng được cho hồ sơ của gia đình bạn(05/12/2001), vì hồ sơ bảo lãnh được mở SAU ngày 11 tháng 9 năm 2001.

(...tự ý xóa...)

Cảm ơn đã xác nhận thông tin về ngày chấp thuận.
Thời gian hồ sơ chờ đợi để được cứu xét là 7 năm 1 tháng 18 ngày (23/01/09 - 05/12/01).

Diện F3 (05/12/2001) dự đoán sẽ đáo hạn vào khoảng tháng 9/ 2010. Vào thời điểm dự đoán này , tuổi thật của người con của bạn là 26 năm 1 tháng 9 ngày tuổi:
(01/09/2010 - 22/07/1984).

Lấy số tuổi này trừ đi thời gian hồ sơ phải chờ đợi để được cứu xét thì người con của bạn chưa quá 21t, tuổi CSPA:
[(26năm 1tháng 9ngày)-(7năm 1tháng 18ngày)] = 18năm 11tháng 21 ngày tuổi.

Con của bạn, nếu vào ngày đó vẫn còn độc thân thì hội đủ điều kiện để được hưởng quyền lợi của đạo luật bảo vệ tình trạng con trẻ (CSPA).

NVC không có sự phân biệt giữa các LS ở Mỹ, và các LS ở Việt nam. Các cơ quan hành chánh Hoa Kỳ làm việc theo nguyên tắc đặt ra theo luật định, nên một hồ sơ di dân đã được chỉ định cho ĐSQ/TLSQ có trách nhiệm giải quyết (HCMxxxxxxxxxx), thì ĐSQ/TLSQ là cơ quan trực tiếp giải quyết hồ sơ.

Ghi chú thêm: Số hồ sơ NVC đã được cấp (HCMxxxxxxxxx) chỉ có giá trị trong thời gian được chờ cứu xét ở TLSQ Tp. Hồ chí Minh, số hồ sơ này sẽ lại được thay thế lại bằng số biên nhận của Sở di trú, khi hồ sơ đã hoàn tất và đi định cư. Trên thẻ xanh của các đương đơn sẽ có số biên nhận của Sở Di Trú (EACxxxxxxxxxx, WACxxxxxxxxxx, LINxxxxxxxxxx, hay SRCxxxxxxxxxx), cùng với những chi tiết khác qua các mẫu tự và các chữ số.

Nguồn: Anh Tran.P YH & HD.
 

linda

Ban điều hành
#5
Ðề: Có thay đổi gì trong diện F4 không ?

Đây là thông tin chính xác từ trang Web của LSQ Hoa Kỳ:

BỘ PHẬN THỊ THỰC DI DÂN

ĐẠO LUẬT BẢO VỆ TÌNH TRẠNG CON ĐỘC THÂN DƯỚI 21 TUỔI (CSPA)
Đạo luật CSPA năm 2002 có hiệu lực vào ngày 6/8/2002. Đạo luật này nhằm mục đích giữ lại tình trạng con độc thân dưới 21 tuổi cho những người con của đương đơn chính đã bị quá 21 tuổi trước khi được cấp thị thực do việc chờ đợi trong tiến trình làm thị thực.
Chúng tôi chỉ có thể tính tuổi của đương đơn theo đạo luật CSPA sau khi ngày ưu tiên của hồ sơ đã đến lượt giải quyết và hồ sơ bảo lãnh đang được lưu trữ tại văn phòng chúng tôi. Nếu quí vị nghĩ rằng đương đơn có thể đủ điều kiện được hưởng quyền lợi của đạo luật CSPA, vui lòng liên hệ chúng tôi và cung cấp bản sao giấy khai sinh của đương đơn cần được tính tuổi đến.

Để biết thêm thông tin về CSPA, vui lòng nhấp vào đây

Lưu ý: Đạo luật CSPA không áp dụng cho thị thực diện K hay V.

nguồn: tìm hiểu thêm tại đây http://vietnamese.hochiminh.usconsulate.gov/vie/cspa.html
 

sinhnguyen

Thành viên mới
#6
Ðề: Có thay đổi gì trong diện F4 không ?

Cám ơn, các anh chị và các bạn đã tham gia cho ý kiến. Hy vọng qua topic này không chỉ có ích cho chính mình mà còn cho nhiều các bạn, anh chị.
Thanks.
NNS