Đường Vào Đại Học Hoa Kỳ

#1
Đường Vào Đại Học Hoa Kỳ​

I – Dành cho học sinh quốc tế

Tất cả tài liệu tham khảo cũng như kinh nghiệm của nững ngừoi đã đi trước, các em học sinh có thể tham khảo ở www.vietabroader.org

Phần kế tiếp tôi sẽ viết dành cho học sinh Việt Nam đang cư trú ở Mỹ hay xắp cùng gia đình sang Mỹ định cư, các em học sinh Việt có ý định du học Mỹ cũng có thể tham khảo phần tiếp theo mà áp dụng cho mình.

II – Dành cho công dân và thừong trú nhân ở Mỹ

Các ngành nghề ở Mỹ có cả ngàn loại khác nhau, nhưng bằng đại học thì chỉ có 2 loại là nghệ thuật và khoa học. Các trừong đại học Mỹ duyệt xét 1 đơn xin học cơ bản dựa trên thành tích của mỗi học sinh, bao gồm học thuật (Academic) và những đóng góp cho xã hội đựoc thể hiện qua các hoạt động ngoại khoá (Extracurriculum activities). Gia tài của tôi chỉ có 2 đứa con gái. Tôi hướng dẫn và chuẩn bị cho con cái tôi vào đại học như thế nào, tôi xin được trình bày dứoi đây, tôi mong các vị phụ huynh và các em học sinh hãy đọc cho kỹ, và tôi cũng hy vọng các bạn sẽ tìm đựoc những điều hữu ích để áp dụng cho con cái hay cho chính mình.

Một bộ hồ sơ xin vào đại học Mỹ gồm có:
  1. GPA (Grade Point Average) High school transcript
  2. Điểm thi chuẩn hoá SAT hoặc ACT
  3. Admission Essay
  4. Extracurriculum activities
  5. Recommendation letter(s)
  6. Supplemental form – Đơn hổ trợ
  7. Admission Application – Đơn xin học
  8. Đơn xin học bổng của trừong
  9. Đơn xin hổ trợ tài chính của chính phủ liên bang và tiểu bang
  10. Đơn xin học bổng của tư nhân

1 - GPA (Grade Point Average) High school transcript

Khả năng tiếp thu của mỗi ngừoi nhanh hay chậm khác nhau. Ngừoi có khả năng tiếp thu chậm, nhưng nếu biết chọn lựa và xắp xếp các môn học chắc chắn sẽ học đựơc điểm cao, ngựoc lại ngừoi có khả năng tiếp thu cao, nhưng không biết cách (ỷ tài) lựa những lớp học nặng nề chưa chắc sẽ lấy đựoc GPA cao. Muốn học đựoc GPA cao, dòi hỏi tất cả học sinh PHẢI có khả năng “Tư duy phê phán – Critical thinking”. Khi con cái tôi đựoc 5, 6 tuổi, tôi tập cho chúng khả năng này bằng cách đặt những câu hỏi và giải thích bằng những “Lý lẽ thông thừơng – Common sense” rồi theo thời gian tôi tập cho chúng khả năng suy luận và phê phán. Tôi chưa bao giờ giúp con cái làm bài tập ở nhà hay dạy thêm toán cho con, và khi chúng có câu hỏi gì tôi không trả lời trực tiếp, tôi sẽ lấy ví dụ khác và giải thích rồi để tự chúng suy luận để tự mình trả lời câu hỏi của mình.

Khi con cái tôi bắt đầu học lớp 8, tôi cho chúng đọc các tài liệu về các nghề để tự chúng chọn vài nghề cho tưong lai. Trứoc khi niên học của lớp 9 bắt đầu, tôi giải thích cho con biết là muốn tốt nghiệp high school thì bắt buộc phải học những lớp nào và cần bao nhiêu tín chỉ để đựoc ra trừơng, rồi theo phưong pháp “Vừa học, vừa chơi” dạy cho chúng cách chọn và xắp xếp lớp học (Khó – dễ - khó vừa). Phưong pháp “Vừa học, vừa chơi” lúc trứơc tôi bị bạn bè và ngay cả bà xã tôi chỉ trích, nhưng từ lúc đứa con gái lớn tốt nghiệp danh dự THPT (Honor high school graduate) và là 1 trong 3 ngừoi đựoc nhận vào thẳng chuyên khoa trên 15,000 đơn xin học. Đứa nhỏ hiện đang học lớp 10, GPA= 4.0 , thi SAT 2210

(Trẻ em có khả năng Tư Duy Phê Phán – Critical thinking, khi học bài sẽ hiểu bài và khó quênbài đã học, mà hiểu bài thì khi làm bài hay thi chắc chắn sẽ đựoc điểm cao) (Xem xắp xếp thời khoá biểu các lớp học ở cuối bài)

2 - Kỳ thi chuẩn hoá SAT/ACT

Các em học sinh ở Việt Nam cho rằng thi ACT dễ đựoc điểm cao hơn. Quan niệm này chỉ đúng 1 phần vì ACT chú trọng tới lỗi chính tả, ngữ pháp, cách dùng từ và cụm từ hợp lý, SAT thì kiểm tra khả năng tư duy cần thiết cho việc học đại học sau này. SAT cũng đánh giá khả năng phân tích và giải quyết vấn đề cho nên theo kinh nghiệm và ý kiến cá nhân thì tôi nhận thấy học sinh nào chọn bằng nghệ thuật thì thi SAT, ai chọn bằng khoa học thì thi ACT. Tuy nhiên muốn thi đựoc điểm cao thì Anh văn phải khá. Nhưng học sinh nào thi TOEFL iBT không đựoc 76 điểm thì khoan hãy thi SAT/ACT. Miễn cữong thi phần Anh văn sẽ không hơn đựoc SAT/540 điểm/ ACT/26

(Ở high school và đại học Mỹ học sinh tự học và học nhóm, cho nên từ vựng và tự đọc sách Anh ngữ các em luyện cho tốt phần này thì khi học sẽ nhẹ nhàng hơn – Anh văn kém thì bất cứ lớp nào đối với các em cũng là RẤT KHÓ)

3- Admission Essay – Bài luận

Quan niệm của đa số học sinh Mỹ và quốc tế là PHẢI viết bài luận sao cho nổi bật hơn ngừoi khác (Stand-out) – QUAN NIỆM NÀY HOÀN TOÀN LÀ SAI LẦM. Mục đích của bài luận văn là nhằm giúp ban tuyển sinh và nhà trừong hiểu rõ thêm về con ngừoi của các em. Một bài văn hay là một bài văn mà từ ngữ đơn giản. Viết về một câu chuyện có thật về chính các em sẽ dễ viết hơn là chuyện “PHỊA”. Đa số các em sẽ viết về cả cuộc đời và mơ ứoc tưong lai của mình (Sẽ làm ngừoi đọc cảm thấy nhàm chán, chưa đọc hết bài đã khiến ngừoi đọc biết đựoc kết cuộc sẽ ra sao rồi, vì cuộc đời của chính ngừoi đọc và cả triệu ngừoi khác cũng giống nhau thôi It’s boring).

Các em than phiền là “Sao viết essay khó quá!” Khó là vì các em không biết lựa đề tài để viết – Nếu các em chọn loại văn diễn tả như nói về một công tác thiện nguyện, hay 1 chuyến tham quan (Field trip, summer camp) hay một sự kiện nào đó mà chính các em có tham gia, từ sự việc này nêu lên nhận xét hay quan điểm của chính mình, THÌ SẼ DỄ VIẾT HƠN – Việc thật, ngừoi thật và nhận xét của chính mình thì các em không phải cắn môi, nhăn trán suy nghĩ khờ ngừoi cũng không ra đựoc 1 chữ.

Các em biết là tôi đã sửa rất nhiều bài luận văn của các học sinh Mỹ & Việt. Có những bài diễn tả về một cuộc thi vũ, có bài diễn tả hình ảnh ngừoi nghèo, có bài diễn tả về 1 chuyến nghỉ hè, có bài diễn tả về một công tác xã hội. Tất cả những bài văn này đều có 2 điểm chung là: Diễn tả chi tiết, thứ tự sự kiện và nhận xét của chính tác giả.

Các em nên nhớ: Adcoms muốn biết YOUR IDEA(s) AND YOUR POINT OF VIEW(s). Còn học lực, khả năng tài chính của gia đình đã đựoc thể hiện qua học bạ và đơn xin hổ trợ taì chính, các em lập lại trong bài văn là dư thừa.


Đề bài luận trong www.comonapp.org

  • _ Evaluate a significant experience, achievement, risk you have taken, or ethical dilemma you have faced and its impact on you.
  • _ Discuss some issue of personal, local, national, or international concern and its importance to you.
  • _ Indicate a person who has had a significant influence on you, and describe that influence.
  • _ Describe a character in fiction, a historical figure, or a creative work (as in art, music, science, etc.) that has had an influence on you, and explain that influence.
  • _ A range of academic interests, personal perspectives, and life experiences adds much to the educational mix. Given your personal background, describe an experience that illustrates what you would bring to the diversity in a college community or an encounter that demonstrated the importance of diversity to you.
  • _ Topic of your choice.

4 - Hoạt động ngoại khoá – Extracurriculum activities

Hoạt động ngoại khoá bao gồm tất cả các sịnh hoạt, việc làm, thú tiêu khiển của chính học sinh không thuộc chưong trình giảng dạy của nhà trừơng. Các hoạt động này sẽ đựoc xem là ngoại khoá:
- Art – Nghệ thuật bao gồm: Nhạc kịch, ban chạc của trừong hay tự lập, hội hoạ, nhiếp ảnh
- Các hoạt động của tôn giáo: Ca đoàn, giúp lễ, giúp đỡ ngừoi già, thể thao của giáo hội, các chương trình quyên góp từ thiện, cắm trại, giảng đạo v.v.
- Hoạt động của cộng đồng – Community activity bao gồm tất cả các hoạt động của cộng đồng
- Club – Câu lạc bộ bất cứ tham gia câu lạc bộ nào cũng đựoc xem là hoạt động ngoại khoá
- Governance: Giữ chức vụ trong các tổ chức của học sinh
- Hobbies – Thú tiêu khiển
- Truyền thông: Tham gia báo chí, phát thanh, phát hình của trường hay tư nhân
- Military – Tham gia huấn luyện quân sự ngắn hạn, chưong trình thiếu sinh quân
- Thể dục thể thao – Sport của trừong hay cộng đồng
- Công tác tình nguyện hay xã hội.

Các vị phụ huynh và các em học sinh chú ý:

Đa số học sinh ở Việt Nam không coi trọng các hoạt động ngoại khoá, họ cho rằng cố gắng học cho thật giỏi mới là quan trọng. Quan niệm này có thể đúng với xã hội Việt Nam, nhưng các bạn nên BIẾT RẰNG, trứoc hay sau các bạn sẽ qua Mỹ định cư hay xin du học qua Mỹ thì nên biết, các trừong học ở Mỹ coi trọng các hoạt động ngoại khoá không kém điểm học bạ. Trong bao nhiêu năm nay, tôi đã chứng kiến không biết bao nhiêu học sinh với GPA = 4.0 bị trừong từ chối (Reject),. Trên diễn đàn www.xuatnhapcanh.com các em thấy nhiều học sinh tuy điểm học bạ không cao lắm, thậm chí có ngừoi đã nghỉ học nhiều năm, không những đựoc đại học Mỹ nhận và còn cho nhiều học bổng. (Sẽ nói chi tiết trong phần học bổng, hổ trợ của trừong)

5 – Thư Giới thiệu - Recommendation letter(s)

Mục đích của thư giới thiệu nhằm giúp ban tuyển sinh biết đựoc ngứoi khác đánh giá và nhận xét về học sinh như thế nào. Có nhiều lời khuyên nên chọn ngừoi hiểu rõ về mình nhất (Thầy cô, hoặc bất cứ ai hiểu rõ về mình nhất), theo tôi ngành các em chọn học và ngừời viết thư phải là ngừoi đã từng dạy hoặc cùng học môn học liên quan tới ngành các em chọn, hoặc ngừoi biết rõ năng khiếu của các em.

Ví dụ:
- Nếu các em chọn ngành computer science, thì ngừoi dạy môn computer hay technology ở high school, hoặc bạn học cùng học hay đã đựoc các em giúp làm bài sẽ là ngừoi viết thu hiệu nghiệm nhất.
- Nếu các em chọn y khoa thì giáo viên dạy hoá học hay sinh vật viết là tốt nhất
- Nếu các em chọn business, và làm nổi bậc khả năng lãnh đạo của mình thì không ai làm tốt hơn bằng ngừoi phụ trách chưong trình ngọai khoá, hay các câu lạc bộ của trừơng

Khi nhờ ai đó viết thư giới thiệu cho mình, các em nên tạo ra 1 dàn ý để ngừơi viết không nói lạc đề hay giới thiệu sai lầm hoặc viết quá chung chung, không có hiệu nghiệm. Thêm một điều không kém phần quan trọng là: không phải cứ thấy cô ngừoi Mỹ thì sẽ viết hay và đúng văn phạm, huống chi giáo viên ngừoi Việt ở Việt Nam, đâu phải ai cũng biết hay giỏi tiếng Anh, vì vậy các em tự viết rồi nói khéo léo 1 chút để họ duyệt xét lại rồi ký tên. Ngừoi Mỹ không bao giờ ngại ngừoi khác “Proof read”.

Thư giới thiêu nên trình bày gọn gàng trong khổ giấy 8.5 x 11, và không nên viết dài hơn quá 300 từ. Thư giới thiệu chỉ cần 2 – 3 lá là đủ, nhưng nên làm thành nhiều bản vì sẽ phải nộp cho nhiều trừơng hoặc nhiều tổ chức cấp học bổng khác nhau. Một lá thư copy thành 6-7 bản rồi đưa cho người viết ký tên như vậy sẽ đỡ mất thì giờ. Cuối năm lớp 11 bắt đầu là tốt nhất, đừng để trễ quá.


6- Supplemental form – Đơn hổ trợ

Đơn hổ trợ là nơi các em có thể viết và liệt kê những thành tích, hoặc nói thêm về mình. Thông thừong trong đơn hổ trợ sành chỗ cho các em viết thêm hoặc làm nổi bậc 1 thành tích mà các em cho là ưng ý nhất. Trong phần này các em không nên viết dài hơn 300 từ, và cũng không cần phải viết như bài “Admission essay”. Phần nhiều là trả lời các câu hỏi.

7 - Đơn xin học – Admission Application

Tuyệt đối đừng bao giờ nghĩ là mình sẽ được trừong đó nhận vào học. Chịu khó nộp đơn xin học nhiều trừong theo thứ tự dứoi đây để bảo đảm các em sẽ đựoc ít nhát là 1 trừơng đại học nhận:

- Dream school – Là trừong nổi tiếng, yêu cầu đầu vào rất cao. Những trừong mà các em nghĩ với thành tích và học lực của mình, đựoc trừong nhận vào học chỉ là trong giấc mơ – Nhưng giấc mơ chỉ thành hiện thực khi các em chịu xin – Không xin thử làm sao biết trừong không nhận. (Apply 2 trừong là OK)
- Reach school – Là những trường mà các em thấy mình đủ hoặc dư các yêu cầu đầu vào của trừong (Apply ít nhất là 4 trừong)
- Safe school – Là những trừong có yêu cầu thấp, hoặc các em biết chắc chắn 100% là trừong sẽ nhận mình. Ví dụ: Học sinh nào cư ngụ ở thành phố San Jose, CA chỉ cần GPA=2.0 và địa chỉ là San Jose, CA thì trường San Jose State University sẽ ưu tiên duyệt xét trước.

Đơn xin học thì có nhiều trừong dùng chung một mẫu đơn của www.commonapp.org , Phần nhiều các đại học của tiểu bang có đơn riêng của mỗi trừong, các em vào website của trường mình chọn phần “Admission” sẽ biết.
Đây là mẫu đơn của Common App https://www.commonapp.org/CommonApp/Docs/DownloadForms/2012/2012AppFY_download.pdf

8 - Đơn xin học bổng của trừong – School scholarship Application – Học bổng tư nhân

A – Nếu các em xin vào trừong đại học tư thục và đựoc trừong nhận, thông thừong trường sẽ căn cứ trên học bạ, bài luận và khả năng đóng góp tối đa của gia đình (Family contribution) sẽ cho các em 1 gói hổ trợ tài chính (Financial aid package) nếu gói tài trợ này các em tính ra vẫn không đủ chi phí cho việc học tập, thì có thể nộp đơn xin thêm học bổng khác của trường hoặc của các tổ chức tư nhân. Trừong tư không phân biệt học sinh bản xứ (Domestic student) hay học sinh quốc tế (International student), cho nên học sinh quốc tế phần nhiều là chọn học trừong tư.

B – Nếu các em chọn trừong công, ngoài FAFSA và State Grant, các trường đại học công lập chỉ cấp học bổng thêm cho các học sinh đựoc lựa chọn (Selected student). Khi học sinh đựoc chọn, trường sẽ gởi thư mời học sinh đó tham gia và điền đơn xin học bổng. Các học bổng đăng trên website của trường rất là khó xin. Các em nên lựa những học bổng của hãng cha mẹ đang làm, hay ngân hàng địa phương hay của các doanh gia trong vùng. Những loại học bổng này tuy cho ít tiền, nhưng khả năng xin đựoc của các em cao hơn và TUY ÍT TIỀN, NHƯNG NHIỀU CÁI ÍT GOM LẠI SẼ THÀNH SỐ TIỀN LỚN. Tôi tìm kiếm và chọn các học bổng loại này cho con gái tôi. Có học bổng chỉ cho $500/ năm và nó là người duy nhất xin, cho nên người cho học bổng (cấp 2 cái 1 năm) cho nó hết cả hai. Có bao nhiêu ngừoi đi học mà mỗi khoá học dư đựoc 5-7 ngàn đô.

Các em học sinh nên nhớ: Học bổng càng cao quí, càng nhiều tiền chừng nào thì các em sẽ phải tranh giành với nhiều ngừoi tài giỏi hơn các em. Các ngừoi thành công nhỏ ở địa phưong các em cư ngụ, hàng năm những người này trích ra một phần nhỏ thu nhập của họ dành cho học sinh trong vùng. Thông thừong họ cho khoảng từ $500 - $2000/ năm hay chỉ cho 1 lần. Tuy số tiền họ cho ít, nhưng ngừoi cho thì rất nhiều, và chỉ cho học sinh trong khu vực họ cư ngụ hay kinh doanh/làm việc. Muốn biết những người cholà ai, thì các em phải tới cộng đồng mình sinh hoạt.


9 - Đơn xin hổ trợ tài chính của chính phủ liên bang và tiểu bang
Xem bài viết FAFSA Hỏi & Đáp – Tôi sẽ hướng dẫn điền FAFSA
[/SIZE]
 
Chỉnh sửa cuối:
#2
Ðề: Đường Vào Đại Học Hoa Kỳ

III –Kế hoạch học tập – Student Planner
[/FONT]

Khi các em bắt đầu học lớp 9th, tuỳ theo yêu cầu của mỗi tiểu bang, muốn tốt nghiệp high school thì bắt buộc phải lấy những lớp nào. High School Graduation Requirements . Nếu các em chọn đựoc nghề sau này cho mình từ lớp 9th thì tốt, nhưng đừng để trễ hơn lớp 11th . Những học sinh nào không chọn đựoc ngành học trên đại học trong lúc học high school thì sẽ mất nhiều thời gian học hơn là những học sinh nào biết chọn nghề cho mình trứoc Dứoi đây là kế hoạch học tập của 2 đứa con gái tôi.

Đưa nhỏ chọn ngành Design Engineering từ đầu lớp 10th . Kế hoạch học tập của nó như sau:
ENG – English (required 4 credits) – MATH (Mathematic 3credits) – FL (Foreign Language 2 credits) – PE (Physical Education 1 credit) – SCI (Sciences 3 credits) - I&S (Indivisual & Social Study 3 credits) – ART (Visual Arts 1 credit) – OE (Occupational Education 1 credit) – HF (Health & Fitness 2 credits) – EL (Electives 7.5 credits)

Lớp 9th
- English (ENG)………………………………….1.0
- Spanish (FL)……………………………………1.0
- Health (HF)……………………………………..1.0
- Algebra II (MATH)………………………….1.0
- Computer Info (OE)…………………………1.0
- General Science (SCI)…………………….1.0
- Ceramic (ART)…………………………………1.0

Lớp 10th
………………………………………………….…High School Credits…………..College credits
- English (ENG)…………………………………1.0 credit
- Physical Education (PE)……………………….1.0 credit
- World Language – Spanish (FL)…………...….1.0 credit
- AP World History (I&S)…………………….…1.0 credit....………………. 5.0 credit
- Biology (SCI).…………………………………1.0
- Pre-Calculus(MATH)………………………….1.0
- Advisory (EL).……………….………………..1.0

Lớp 11th

High School
- AP Calculus (MATH)…………..…………….1.0……………………………5.0credits
- U.S History (I&S).……………..……….……..1.0
- English (ENG)…………………………….…..1.0

Puget Sound Skill center (1st semester)
- Auto CAD (EL)………………………….……0.5……………………………5.0 credits
- Digital Media Art (ART & EL)……….……...0.5……………….……………5.0 credits
Puget Sound Skill center (1st semester)
- CAM & CIM (EL)…………………….………1.0……………………………5.0
(CAM Computer Aid Manufacturing & CIM Computer Intergrated Manufacturing)

Lớp 12th

High School
- English (ENG)………………………….……1.0
- Health & Fitness (HT)………………………..1.0
- U.S Government (I&S)……………………….1.0

Community College (Running Start and/or Dual Program)
Fall quarter semester
- Physics (Science class counts as EL) ……….1.0……………………………..5.0
Winter Quarter
- Chemistry…………………………………….1.0…………………………….5.0
Spring Quarter
- Calculus II …………………………………..1.0……………………………..5.0


Total…………………………………………………...25 credits……………………...40.0 credits

Bằng high school diploma ở tiểu bang Washington yêu cầu 23 credits. Bằng BS-Design/industrial Engineering tuỳ trường yêu cầu (Hệ quarter semester đòi từ 180 – 215 credits, hệ semester đòi từ 120 -136 credits).

Các vị phụ huynh và các em học sinh nên biết, trừong đại học nhận vào học là 1 chuyện, đựoc chuyên khoa nhận vào học là 1 chuyện khác (University acceptance & Department/school of acceptance is a two difference process). Nhiều học sinh không biết chuyện này, cứ nghĩ là vào đựoc đại học là xong chuyện nên lơ là việc học không đủ điểm yêu cầu nên không đựoc chuyên khoa nhận vào học để lấy bằng. Nhiều ngừoi phải học lại hoặc bỏ học luôn.

Với kế hoạch học tập trên, đứa con gái này chỉ cần học 1 khoá hay lấy đựoc 15 credits trên đại học là có thể nộp đơn xin vào chuyên khoa (Department of Engineering), và học 3 năm có thể xong bằng cử nhân, hoặc thêm 1 năm nữa là xong bằng thạc sĩ. Xin nhắc lại: Chưong trình “Running Start hay Dual Program” dành cho học sinh high school hoàn toàn là miễn phí Những học sinh nào tiếng Anh còn kém thì có thể lựa những lớp nằm trong phần yêu cầu kiến thức phổ thông của đại học (General education requirements)

Chọn ngành học  Vào đọc giáo trình giảng dạy – Curriculum  Chọn trường và nộp đơn xin học.

University of Washington – College of Engineering INDUSTRIAL & SYSTEM ENGINEERING CURRICULUM

 
#3
Ðề: Đường Vào Đại Học Hoa Kỳ

BUSINESS ADMINISTRATION – FINANCE & INTERNATIONAL BUSINESS
Degree Requirements/ Achievements

Courses ………………………………..….Credit ………………..Earned…………..GPA
Visual, Literary & Performing Arts (VLPA)
  • Chinese ……………………………….5…………………………5………………….3.8
  • Chinese …………………………….….5……….………………..5………………….4.0
  • Chinese …………………………….….5……….………………..5………………….4.0
  • ENG 250………………………..………5………………………..5………………….3.8

Individual & Societies (I&S)
  • Macroeconomics (ECON 200)…..5………………………..5…………………..3.8
  • Microeconomics (ECON 201)…..5………………………..5…………………..3.5
  • Intro Political Theory…………….5………………………..5………………….3.9
  • Intro to Psychology……………….5………………………..5………………….4.0
The Natural World (NW)
  • Calculus (MATH 112 or 124)….5………………………..x………….……….x.x
  • Statistical Methods (QMETH 201)
  • Global Warming ATM S)……….5………………………..5…………………..3.9
  • Living with Volcano ESS……….3………………………X……………………x.x
College English Composition
  • English 121………….…………..…5…………………………5……….………….4.0
  • AP English………………………….5…………………………5…………………..4.0
Lower Division Courses
  • Financial Accounting (ACCTG 215)…5…………...X……………….X.X
  • Introduction to Law (MGNT 200)…....5……………x…………………..x.x


Spring 2012
--- Calculus (Study at college) …………..5 credits
--- Living with Volcano (Study at University) (3 credits)
--- Business Law (At University) (5 credits)
--- Accounting 215 (At university) (5 credits)

Summer 2012
--- MATH 146 (QMETH 201) at college (5 credits)

Fall 2012
--- Accounting 225 Managerial accounting (4 credits)
--- Business communication BCMU 301 & 302 (7 credits)
--- Marketing Concepts (MKTG 301) (4 credits)
--- Information System IS 300 (4 credits)

Winter 2012
--- Global Business Perspective IBUS 300 (4 credits)
--- Managerial Economics (BCON 300) (4 credits)
--- Principal of Operation Management (OPMGT 300) (4 credits)
--- Business Finance (FIN 300) (4 credits)

Spring 2013
--- Leadership & Org Behavior (MGMT 300) (4 credits)
--- Business, Gov't, Society (MGMT 320) (4 credits)
--- Intermediate Microeconomics (I&S required for master of finance degree and count as upper electives) (4 credits)
--- Problems in Corp Finance (FIN 450) (4 credits)

Summer & Fall 2013
Trừong đại học kinh tế TP Ho Chi Minh & Asia Commercial Bank study under University of Washington Study Aboard & Student Exchange Program (30 credits)
IBUS330 (BusEnv in Dev Nations) 4
I BUS 340 (Bus Env in Industrial…) 4
I BUS 440 (Business in Asia) 4
B ECON 426 (Comp in Global Econ) 4


Winter 2013
--- Finance Theory & Analysis (FIN 453) (4 credits)
--- Business Valuation, Invest & Finance (FIN 454) (4 credits)
--- International Finance Management (FIN 428) (4 credits)
--- International Finance (BECON 427) (4 credits)

Spring 2014
--- Entrepreneurial Finance (FIN 457) (4 credits)
--- Finance future & Options Markets (FIN 461) (4 credits)
--- Multinational Operations Management IBUS 480 (4 credit)
--- Inventory & Supply (OPMGT 443)
--- Submit admission application for master of Computational Finance & Risk Management program

Summer 2014
--- Introduction to Computational and Finance Economics AMATH 540 (5 credits)
--- Introduction to Electronic Trading AMATH 551 (3 credits)
--- Submit Thesis

Fall 2014
--- Investment Science AMATH 541 (4 credits)
--- Options & Derivatives AMATH 544 (4 credits)
--- Portfolio Performance Analysis & Bench Marking AMATH 552 (2 credits)

Winter 2014
--- Financial Data Modeling and Analysis in R AMATH 542 (4 credits)
--- Introduction to Risk Management AMATH 545 (4 credits)
--- Financial Time Series Forecasting Methods (AMATH 553) (2 credits)
--- Computational Methods for Data Analysis (AMATH 582) (5 credits)

Spring 2015
--- Portfolio Construction and Risk Management (AMATH 543) (4 credits)
--- Quantitative Risk Management (AMATH 546) (4 credits)
--- Endowment Investment Management (AMATH 554) (2 credits)
--- High Performance Scientific Computing (AMATH 583) (4 credits)

Summer 2015
--- Credit Risk Management (AMATH 547) (4 credits)
--- Optimization in Finance (AMATH 555) (4 credits)
--- Internship

Fall 2015
--- Apply for Assistantship and prepare for graduation Thesis

Xin nhắc lại: Các em học sinh cần PHẢI vào xem phần “DEGREE REQUIREMENTS” của ngành mình chọn học, rồi theo đòi hỏi này mà lập kế hoạch học tập cho mình. Chưong trình 2 năm đầu của đại học rất giống chương trình của cao đẳng. Các trường đại học công thường ưu tiên cho học sinh năm thứ 3 và năm cuối đăng ký lớp học trước, vì vậy lớp học bị “CLOSED/ FULL” xảy ra rất thừong xuyên. Kế hoạch đã lập ra, nếu lớp học bị đầy thì chịu khó học lớp đó ở dưới community college.
Tôi giúp đứa con lớn lập kế hoạch trên, và nó cứ theo đó mà học. Nhờ biết lập kế hoạch trứoc, cho nên tuy mới chỉ học có 1 năm ở đại học, nó đã đựoc trường xem là “Junior student” (sinh vien năm thứ 3). Các lớp học cho mùa Fall nó đã đăng ký xong hôm qua May 15th 2012, trong khi đó các sinh viên cùng niên khoá còn chưa học xong chương trình của năm thứ nhất. Nhiều người thắc mắc là:”Tại sao nó mới học năm thứ nhất, lại đăng ký lớp 300 đựoc (Level 300 là chưong trình năm thứ 3)”
Mỗi một lớp học ở cao đẳng hay đại học có phần gọi là “Prerequisite” yêu cầu trứơc. Nghĩa là các em phải học xong các lớp trước mới đựoc học lớp này.

Ví dụ: Lớp IS 300 Information System
Prerequisite: ACCTG 225; ECON 200; either MATH 112, MATH 124, MATH 125, MATH 134, MATH 135, or MATH 145; either ECON 311, IND E 315, QMETH 201, Q SCI 291, Q SCI 381, PSYCH 315, PSYCH 318, STAT 220, STAT 221, STAT 311, or STAT 390; may not be repeated.

Khoá mùa xuân 2012, rất nhiều học sinh cao đẳng cũng như đại học, gọi tôi cầu cứu vì không đăng ký lớp học đựơc. Tôi mong các em hãy đọc thật kỹ phần “Kế hoạch học tập” , khi hiểu đựoc mình phải làm gì thì các em sẽ không bị khổ sở mỗi khi đăng ký lớp học cho khoá mới.

Phần kế tiếp của bài “Đường vào đại học Hoa Kỳ” là Hỏi & Đáp. Các em đang học cao đẳng cũng như đại học có gì thắc mắc thì hỏi ở đây.
 

exupery

Thành viên mới
#4
Ðề: Đường Vào Đại Học Hoa Kỳ

Xin chú viết cho 1 bài vào ĐH theo đường transfer từ college,học viên college cần chuẩn bị những gì,những gì là quan trọng nhất,college thì có cần tham gia Kỳ thi chuẩn hoá SAT/ACT hay không? Hoạt động ngoại khoá – Extracurriculum activities,các công tác tình nguyện liên hệ ở đâu để tham gia,đi làm full time hay part time có được coi là Extracurriculum activities hay không?Thanks !
 

tdpham

Thành viên mới
#5
Ðề: Đường Vào Đại Học Hoa Kỳ

Bai cua vh08 qua hay ...Khong biet lam sao de thanks
 

buihoa

Thành viên mới
#6
Ðề: Đường Vào Đại Học Hoa Kỳ

Cháu chào chú Vha,

Cháu đọc xong bài này của chú thu được nhiều bổ ích. Cháu cảm ơn chú. Và cháu còn cảm nghĩ này nữa: con gái chú thật may mắn và hạnh phúc vì có người bố như chú! Chú quả là ông bố đáng nể, hihi
 

phuongmac

Thành viên mới
#7
Ðề: Đường Vào Đại Học Hoa Kỳ

Cháu chào chú Vha,

Đợt rồi cháu có nộp đơn xin học dạng Transfer student vô một trường DH.
Cháu có gửi bảng điểm và bằng DH đến WES để đánh giá rồi nộp vào trường chung với điểm TOEFL, nhưng ko đc nhận vì điểm TOEFL thấp hơn yêu cầu của trường.
Cháu có hỏi vài người quen thì họ chỉ cháu hai cách:
Một là học thi cho đc điểm TOEFL trường yêu cầu. Rồi apply lại. có một khúc mắt là nếu học TOEFL thì cũng fai 15/02/2013 cháu mới thi và fai đợi hai tuần mới có kết quả, mà due date cho Fall 2013 là Feb 14th 2013. như vậy thì ko kịp cho Fall và Winter 2013, va cháu fai đợi đến học kỳ Spring 2014. Cháu thì mong đi học càng sớm càng tốt.
Hai là đăng ký học như Freshman rồi sang học kỳ tiếp mới lấy bảng điểm VN ra để xin giảm môn. Đăng ký theo freshman cháu càng ko hiểu phải apply như thế nào nữa, và fai thi SAT.
Cả hai cháu đều ko hiểu rành rọt phải làm sao. Cháu muốn học dạng transfer student từ DH Kinh te Tp.HCM qua, hồ sơ xin học theo International student, cháu ko biết làm cách nào.
và thêm ông thầy nói cháu viết một cái thư appeal để xin xét lại application.
Cuối cùng là cháu ko biết phải làm sao. Mong chú giúp cháu hiểu và chỉ cháu phải là sao. Nếu viết a letter of appeal thì cháu fai viết những gì trong đó để được granted?
Cháu cảm ơn chú.