HƯỚNG DẪN XNC Duyệt Lại Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em

Status
Không mở trả lời sau này.

vuthangsi

Ban điều hành
#1

DUYỆT LẠI ĐẠO LUẬT BẢO VỆ TUỔI TRẺ EM .CSPA .

Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức Child Status Protection Act, gọi tắt là CSPA) đã tạo cơ hội cho những trẻ em có thể hợp lệ xin chiếu khán (visa) di dân cho dù họ đã trên 21 tuổi.

Đạo luật bảo vệ tình trạng con độc thân dưới 21 tuổi (CSPA)

Đạo luật CSPA năm 2002 có hiệu lực vào ngày 6/8/2002. Đạo luật này nhằm mục đích giữ lại tình trạng con độc thân dưới 21 tuổi cho những người con của đương đơn chính đã bị quá 21 tuổi trước khi được cấp thị thực do việc chờ đợi trong tiến trình làm thị thực.

Đây là trường hợp thường liên quan đến những cháu nội-ngoại, hoặc cháu trai, cháu gái của công dân Mỹ.
Những đơn bảo lãnh diện F3 (bảo lãnh con có gia đình)
hoặc diện F4 (bảo lãnh anh chị em)
đã được nộp từ lâu và hiện nay một số trẻ em trong gia đình đã trên 21 tuổi.

Một diện bảo lãnh khác cũng liên quan đến đạo luật CSPA là con dưới vị thành niên của công dân Mỹ.IR 2

Tuổi của- các em sẽ ngưng lại vào ngày Sở di trú nhận được đơn bảo lãnh I-130 xin chiếu khán di dân của người bảo lãnh.
nếu các em được 17 tuổi khi người bảo lãnh nộp đơn I-130, các em sẽ vẫn được giữ số tuổi 17 và không cần quan tâm đến bao lâu sẽ được phỏng vấn cấp chiếu khán.

Nếu một Thường trú nhân trở thành công dân Mỹ trong thời gian bảo lãnh con dưới 21 tuổi thì tuổi của người con sẽ ngưng lại vào ngày người bảo lãnh chính thức trở thành công dân Hoa Kỳ, theo Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em.

Đối những hồ sơ bảo lãnh diện F3, F4 và F2A (Thường trú nhân bảo lãnh vợ-chồng và con độc thân dưới 21 tuổi), Đạo Luật CSPA cho phép thời gian chờ đơn bảo lãnh đang duyệt xét được trừ vào số tuổi hiện tại của trẻ em. Tuổi theo đạo luật CSPA được định nghĩa là tuổi của trẻ em khi đơn bảo lãnh đáo hạn, sẽ được trừ vào thời gian đơn bảo lãnh nằm ở Sở di trú.
Sau cách tính này, tuổi của các em sẽ ngưng lại bất kể bao lâu người được bảo lãnh phỏng vấn.

Nếu (và chỉ Nếu) đơn DS-260 được nộp trong vòng một năm sau khi đơn bảo lãnh đáo hạn.

Nếu phải mất ba năm mới được Sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, và ba năm này sẽ được trừ vào số tuổi của trẻ em được tính vào ngày hồ sơ bảo lãnh đáo hạn để hợp lệ xin chiếu khán di dân. Đây là lúc tuổi theo đạo luật CSPA được ngưng lại.

Tuổi theo đạo luật CSPA là kết quả từ việc lấy tuổi thực sự của đương đơn vào ngày hồ sơ đến lượt xem xét trừ đi tổng số ngày hồ sơ bảo lãnh phải chờ đợi tại Sở Di Trú (USCIS) (tính từ ngày Sở Di Trú nhận hồ sơ cho đến khi hồ sơ được chấp thuận, bao gồm tất cả khoảng thời gian chờ đợi để hồ sơ được xem xét).

Ai sẽ quyết định nếu Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em có thể áp dụng cho trẻ em trên 21 tuổi?

Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center, viết tắt là NVC) có thể quyết định điều này trước khi họ chuyển hồ sơ bảo lãnh đến Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở TP.HCM.

Tuy nhiên, NVC thường nhường quyền quyết định cho TỔNG LẢNH SỰ QUÁN HOA KỲ , vì thế, NVC không cho tên những trẻ em trên 21 tuổi vào danh sách phỏng vấn cấp chiếu khán.

Và điều này sẽ tùy thuộc vào gia đình phải nhanh chóng liên lạc với Tòa Lãnh sự để yêu cầu họ xác nhận lại tuổi của các em theo Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em.
 
Status
Không mở trả lời sau này.