Forensic Investigator

#1
Forensic science, theo các Anh-Việt tự điển dịch là “khoa học pháp y”, theo tôi nhận thấy thì cách dịch như vậy không đầy đủ ý nghĩa của nó, cho nên tôi tạm dịch là môn “Khoa học tội chứng”, chờ khi nào các học giả Việt Nam, thống nhất về từ này. Tạm thời thì chúng ta không tranh luận khoa học pháp y hay khoa học tôi chứng, từ nào đúng từ nào sai. Điều quan trọng của bài này là giải thích về ngành này, để các học sinh Việt Nam, chọn lựa chuyên khoa nào thích hợp với năng khiếu và sở thích của mình.

Trước đây, những người làm công việc thu thập và điều tra tội chứng, là do trường công lực huấn luyện và đào tạo các chuyên viên về các công việc này. Khi tòa xử án sẽ dựa theo lời khai, các vật chứng và lời thú tội của đương sự, để buộc tội. Tuy nhiên, xã hội ngày càng tiến bộ, và với sự phát triển của các ngành khoa học hiện nay, công việc điều tra các vụ án hình sự và dân sự, không còn là công việc của các cơ quan công lực nữa. Bị cáo, được phép thuê những chuyên viên điều tra vật chứng, để tranh cãi trước tòa, và từ đó nảy sinh ra nghề “Điều tra tội chứng – Forensic investigation”

Forensic science liên quan tới rất nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng tất cả sẽ đi tới chung 1 kết quả là, chứng minh sự thật của 1 câu chuyện, mà sự thật này không nhất thiết chỉ liên quan tới các vụ án. Nó có thể là 1 vụ án giết người, cũng có thể là nguyên nhân của 1 tai nạn, hay nguyên nhân nào khiến một món hàng dân dụng không đạt tiêu chuẩn. Các ví dụ sau đây, sẽ cho các bạn hiểu rõ hơn về môn Forensic Science.

Ví dụ 1:
Trong XNC, nhiều học sinh gởi các bài “Admission Essay” tới nhờ tôi cho ý kiến hay sửa dùm, hay khi đọc các bài viết của các thành viên khác, cho dù họ có dùng tên ảo khác nhau, cho mỗi bài viết, tôi vẫn có thể nhận ra ai viết bài này, từ “văn phong – Writing Style” của mỗi người. Trong ngành forensic science gọi cái này là Forensic Linguistics”. Một vụ kiện điển hình là vụ “McDonalds” kiên các công ty khác xử dung từ “Mc” trong thương hiệu của mình. Hay vụ bà ‘Helene Keller’ đạo văn của 1 người khác.

Ví dụ 2:
Một nạn nhân được đưa vào phòng cấp cứu của bệnh viện, một y tá tới sơ khám và ghi chú”Bị ngộ độc” trong hồ sơ bệnh lý, rồi bệnh nhân được đưa tới phòng giải độc. Trong trường hợp này, người y tá còn được gọi là “Forensic Nurse”, người giải độc cho bệnh nhân gọi là Toxiologist, nếu trường hợp bệnh bị chết, thì một người khác cũng chuyên về các chất độc, sẽ khám nghiệm nguyên nhân tử thương của nạn nhân, thì người này được gọi là “Forensic Toxiologist”, nếu chất độc liên quan tới cây cỏ thì sẽ có người chuyên về độc thảo mộc (Forensic Botanist).

Ví dụ 3:
Khi có tai nạn về máy bay, để điều tra nguyên nhân của tai nạn, bao gồm nhiều chuyên viên điều tra, trong đó có một nhóm gọi là “Forensic Engineer”, các kỹ sư này sẽ điều tra và tìm kiếm nguyên nhân xảy ra tai nạn về kỹ thuật, hay máy móc nếu có.

Ví dụ 4:
Mỗi nòng của 1 cây súng, giống như chỉ tay của mỗi người đều khác nhau. Viên đạn khi bắn ra, sẽ để lại 1 dấu vết riêng biệt, không có cây súng nào giống cây nào, cái này gọi là “Ballistics fingerprint”, là một phần của môn học về ballistics, và là một phần học của khoa “Forensic Criminalistics”

Ví dụ 5:
Nhiều người trong chúng ta, thường nghe tới chuyện rửa tiền. Thật ra rửa tiền không có dễ như mọi người thường nghĩ. Nếu mà dễ dàng như vậy thì mấy tay trùm về ma túy đâu có để tiền bị mục trong kho. Cho dù số tiền “Rửa” đã chuyển qua cả trăm tài khoản, qua nhiều ngân hàng hay nhiều công ty, cuối cùng rồi người “Forensic Accounting” cũng tìm ra số tiền này từ đâu ra.

Nói tóm lại, các bạn trẻ nào thích tìm tòi nguyên nhân của một sự việc gì đó thì forensic sciences là ngành thích hợp.
  1. Physiological Forensic Sciences: là những chuyên khoa dành cho những ai thích về: y khoa, hóa chất, thảo mộc, khảo cổ, khám nghiệm tử thi.
  2. Social Forensic Sciences: Dành cho những ai thích về tâm lý học. Xem phim “The Silence of the Lambs”
  3. Digital Forensic Sciences: dành cho những ai thích về khoa học điện tử, muốn ứng dung kiến thức của mình để tìm ra những tội phạm trong không gian ảo “Cyber Criminal”
  4. Forensic Engineering: dành cho những ai thường hay tự hỏi, “Tại sao, máy bay bị rớt, bình xăng dễ bị cháy, tại sao nó không work? Tại sao và tại sao?”
  5. Forensic Criminalistics: dành cho những ai muốn duy trì công lý, không có cảm tình với tội phạm.

Chương trình học của ngành forensic sciences, thì tùy theo công việc đòi hỏi. Bằng cao đẳng cộng đồng thì có các nghề như: Lab technician, ballistics technician, compute/database technician, v.v. lương trung bình của bằng này khoảng $14 - $28 USD/giờ

Chương trình bậc đại học hay sau đại học thì rất là bao la, trong phạm vi bài này không thể kể ra hết được. Theo báo cáo của Bộ Lao Động Hoa Kỳ, chính phủ liên bang trả lương cao nhất và tuyển dụng nhiều nhất. Trung bình 1 người có bằng đại học về Forensic criminalogy, thu nhập khoảng $90,000 USD/năm.