[Hồ sơ F4] Hồ sơ F4 - HCM2000657059

  • Thread starter ruudthaocindyluu
  • Ngày gửi
R

ruudthaocindyluu

Guest
#1
Chào các anh chị,
Em xin đưa thông tin về số hồ sơ nhà em anh chị xem có thể giúp giùm em không ạ.

Priority : 23-8-1999
Approval date : 21-01-2000
Receipt number : SRC -99-250-52327
Case number : HCM2000659016

Bác em làm hồ sơ bảo lãnh gia đình em, nhưng có một số vấn đề là em sinh ngày 31-10-1982 khi National Visa Center gửi hồ sơ đóng 400 USD về thì không thấy có tên em trong đó. Nhưng với những thông tin trên thì liệu em có cơ may nào để xuất cảnh cùng với gia đình hay không? Nếu có thì mình cần phải làm gì? Và nếu không thì cũng cần phải làm gì để mà khi qua đó ba mẹ em có thể làm thủ tục bảo lãnh em sang sau? Và thời gian bảo lãnh là bao lâu? Và nếu trong thời gian đó em lập gia đình thì cả gia đình em có thể đi cùng không? Và còn 1 chuyện nữa em có hỏi nhiều nơi mà chẳng có câu trả lời một cách rõ ràng và chính xác. Đó là em của em sinh ngày 24-09-1988, có tên trong giấy yêu cầu đóng 400 USD của National Visa Center nhưng do hiện nay em của em đang đi nghĩa vụ ( mới đi ngày 9-9-2009), vậy nếu hồ sơ tiến triển tốt thì em của em có thể được về sớm để phỏng vấn và xuất cảnh cùng với gia đình không? Em của em hiện chưa làm passport và CMND thì đang bị giữ lại ở trên đơn vị. Vậy khi về phép mình có thể xin lại CMND và làm passport được không? Nhưng ở phần khai về công việc thì ghi là đang thi hành NVQS hay là ghi như thế nào? Mong các anh chị giúp đỡ giùm em. Xin cám ơn rất nhiều.
 
Last edited by a moderator:
R

ruudthaocindyluu

Guest
#2
Hồ sơ F4-ruudthaocindyluu - Xin anh chị giúp đỡ cho.

Hồ sơ nhà em bây giờ đang chờ để gửi Ds-230 và các giấy tờ có liên quan cho NVC. Bác em bảo lãnh ba em, khi làm hồ sơ thì bảo lãnh hết nhưng do em năm nay đã 28t( em sinh ngày 31/10/1982) nên không có tên trong danh sách đóng tiền 400 USD. Nhưng còn trường hợp của em em thì em hơi lo, vì em nghe người ta nói là dù đã đóng 400 USD nhưng nếu mình gửi hồ sơ chậm để khi em của em qua 21t thì vẫn ko được đi. Không biết người ta nói vậy có đúng không nữa, em cũng đang rất lo lắng. Vì hiện nay em của em nó đang thi hành NVQS đến cuối năm nay mới về. Em của em sinh ngày 24/09/1988. Và cho em hỏi thêm 1 điều nữa là trong DS-230 có yêu cầu ghi địa chỉ hiện tại, vậy em em đang đi NVQS thì phải ghi địa chỉ tại nơi đóng quân luôn phải ko? Vì khi khai nghề nghiệp hiện tại của em em thì em ghi là Military Services.
Priority date : 23-08-1999
Approve date : 21-01-2000
Receipt number : SRC-99-250-52327
Xin anh chị em hỗ trợ và giúp đỡ cho. Xin chân thành cảm ơn.
 
Last edited by a moderator:

thangtran

Thành viên kinh nghiệm
#3
Ðề: ruudthaocindyluu - Xin anh chị giúp đỡ cho.

Hồ sơ nhà em bây giờ đang chờ để gửi Ds-230 và các giấy tờ có liên quan cho NVC. Bác em bảo lãnh ba em, khi làm hồ sơ thì bảo lãnh hết nhưng do em năm nay đã 28t( em sinh ngày 31/10/1982) nên không có tên trong danh sách đóng tiền 400 USD. Nhưng còn trường hợp của em em thì em hơi lo, vì em nghe người ta nói là dù đã đóng 400 USD nhưng nếu mình gửi hồ sơ chậm để khi em của em qua 21t thì vẫn ko được đi. Không biết người ta nói vậy có đúng không nữa, em cũng đang rất lo lắng. Vì hiện nay em của em nó đang thi hành NVQS đến cuối năm nay mới về. Em của em sinh ngày 24/09/1988. Và cho em hỏi thêm 1 điều nữa là trong DS-230 có yêu cầu ghi địa chỉ hiện tại, vậy em em đang đi NVQS thì phải ghi địa chỉ tại nơi đóng quân luôn phải ko? Vì khi khai nghề nghiệp hiện tại của em em thì em ghi là Military Services.
Priority date : 23-08-1999
Approve date : 21-01-2000
Receipt number : SRC-99-250-52327
Xin anh chị em hỗ trợ và giúp đỡ cho. Xin chân thành cảm ơn.
Chào bạn,
Với những gì bạn cung cấp của hồ sơ gia đình bạn, xin trả lời bạn như sau :
- Tháng 12-2009, NVC đã giải quyết cho những hồ sơ có ngày ưu tiên 8-9-1999 trở về trước, như vậy hồ sơ gia đình bạn có ngày ưu tiên 23-8-1999 đã đến ngày đáo hạn (được giải quyết) và tuổi của em bạn được khóa vào thời điểm này (1-12-1999).
Tuổi CSPA của em bạn là : 20 năm 7 tháng 24 ngày.
Tuổi này sẽ được giữ nguyên, cho dù hồ sơ của gia đình bạn có chậm trễ bao lâu đi nữa. Em bạn hoàn toàn đủ tuổi để đi cùng gia đình.
Trong mẫu DS-230 của em bạn, nếu em bạn cắt hộ khẩu để chuyển về đơn vị, thì em bạn sẽ ghi địa chỉ của đơn vị, còn không cắt hộ khẩu thì ghi theo hộ khẩu thường trú.
Thân chào. Chúc bạn vui.
 
R

ruudthaocindyluu

Guest
#4
Ðề: ruudthaocindyluu - Xin anh chị giúp đỡ cho.

Nhưng nếu ghi địa chỉ của đơn vị thì sẽ khác địa chỉ với những thành viên còn lại thì không biết NVC có chấp nhận không ạ? Vậy trong những hồ sô gủi kèm theo với DS-230 thì có cần gửi thêm giấy chứng nhận quân nhân không hay là sẽ bổ sung sau vậy ạ? Và cho em hỏi thêm là trong DS-230 có câu hỏi là liệt kê những nơi bạn đã ở có thời gian từ 6 tháng từ khi 16 tuổi, ba em có đi lính trong khoảng thời gian đó nhưng đếu đóng quân ở SG thì mình chỉ cần ghi là ở SG thôi chứ đâu cần ghi rõ là đi lính đâu phải ko ạ? Vì ở phần dưới đã có hỏi về việc có đi lính hay không rồi phải ko ạ? Xin cảm ơn các anh chị đã giúp.
 

linda

Ban điều hành
#5
Ðề: ruudthaocindyluu - Xin anh chị giúp đỡ cho.

Nhưng nếu ghi địa chỉ của đơn vị thì sẽ khác địa chỉ với những thành viên còn lại thì không biết NVC có chấp nhận không ạ? Vậy trong những hồ sô gủi kèm theo với DS-230 thì có cần gửi thêm giấy chứng nhận quân nhân không hay là sẽ bổ sung sau vậy ạ? Và cho em hỏi thêm là trong DS-230 có câu hỏi là liệt kê những nơi bạn đã ở có thời gian từ 6 tháng từ khi 16 tuổi, ba em có đi lính trong khoảng thời gian đó nhưng đếu đóng quân ở SG thì mình chỉ cần ghi là ở SG thôi chứ đâu cần ghi rõ là đi lính đâu phải ko ạ? Vì ở phần dưới đã có hỏi về việc có đi lính hay không rồi phải ko ạ? Xin cảm ơn các anh chị đã giúp.
Câu 30- Bạn chỉ cần ghi ở đâu, ví dụ: TAN BINH - HO CHI MINH CTY - VIET NAM - 2010 - 1982.

Nếu ba bạn trong quân đội thì ghi tên đơn vị, tiếp là quận huyện...

Nếu đã khai đi lính thì photo giấy tờ nộp cùng DS 230 luôn.

Chúc bạn thành công!
 
R

ruudthaocindyluu

Guest
#6
Ðề: ruudthaocindyluu - Xin anh chị giúp đỡ cho.

Anh chị ơi, cho em hỏi thêm 1 cái này nữa nha. Là hộ chiếu của nhà em khi lấy về quên không có ký và đã gửi qua Mỹ luôn rồi. Như vậy khi người nhà em nộp vô NVC thì họ có chấp nhận passport không có chữ ký không vậy? Xin cảm ơn các anh chị.
 

nguyen

Thành viên kinh nghiệm
#7
Ðề: ruudthaocindyluu - Xin anh chị giúp đỡ cho.

Anh chị ơi, cho em hỏi thêm 1 cái này nữa nha. Là hộ chiếu của nhà em khi lấy về quên không có ký và đã gửi qua Mỹ luôn rồi. Như vậy khi người nhà em nộp vô NVC thì họ có chấp nhận passport không có chữ ký không vậy? Xin cảm ơn các anh chị.
Chào bạn,
Theo tôi biết thì đa số hộ chiếu Việt nam mình ít khi có chữ ký trên đó mặc dù trên hộ chiếu có dành chổ để ký và khi nộp hồ sơ NVC vẫn chấp nhận passport không có chữ ký, cả khi đi phỏng vấn cũng không thấy viên chức Lãnh sự hỏi về vấn đề này, bạn yên tâm đi nhé.

Chúc gia đình may mắn & thành công !
 
R

ruudthaocindyluu

Guest
#8
Ðề: ruudthaocindyluu - Xin anh chị giúp đỡ cho.

Về giấy tờ thì một lần nữa cho phép em được cảm ơn các anh chị ngàn lần, các anh chị đã trả lời cho em rất nhiệt tình và chính xác. Bây giờ em chỉ còn 1 vấn đề rất lớn nữa mà không biết phải giải quyết sao nữa. Chuyện là em và bạn gái em quen nhau cũng lâu rồi, bạn gái em thì lớn hơn em 2 tuổi. Năm nay cũng đã 30 tuổi rồi. Mà nhà em thì kêu em là đừng cưới vội đợi ba ẹm em qua đó làm giấy bão lãnh rồi cưới. Nhưng theo em biết, khi ba mẹ em mà qua đó được và làm giấy bảo lãnh thì tệ lắm cũng là 5 năm ( phải có quốc tịch phải ko anh chị?), còn nếu chỉ mới có thẻ xanh gì đó thì phải đợi đến 8-10 năm. Nếu vậy già hết rồi, còn cưới hỏi gì nữa. Nên em mới có 2 phương án :
- Một là : Cưới nhưng không đăng ký kết hôn, nếu ba mẹ em bảo lãnh em qua đó được thì em sẽ làm hồ sơ bảo lãnh ngược lại vợ và con em sau. Có được ko anh chị?
- Hai là : Vẫn làm đám cưới và có đăng ký kết hôn đàng hoàng. Khi nào ba mẹ em bảo lãnh cũng được, lúc đó thì bảo lãnh luôn cả vợ chồng con cái em đi theo luôn. Như vậy cách nào hay hơn các anh chị?
Và nếu vậy thì tiến trình làm hồ sơ bảo lãnh sẽ phải làm như thế nào? Mong các anh chị hướng dẫn giúp em. Em chân thành cảm ơn.
 

thanhnv

Thành viên tích cực
#9
Ðề: ruudthaocindyluu - Xin anh chị giúp đỡ cho.

Về giấy tờ thì một lần nữa cho phép em được cảm ơn các anh chị ngàn lần, các anh chị đã trả lời cho em rất nhiệt tình và chính xác. Bây giờ em chỉ còn 1 vấn đề rất lớn nữa mà không biết phải giải quyết sao nữa. Chuyện là em và bạn gái em quen nhau cũng lâu rồi, bạn gái em thì lớn hơn em 2 tuổi. Năm nay cũng đã 30 tuổi rồi. Mà nhà em thì kêu em là đừng cưới vội đợi ba ẹm em qua đó làm giấy bão lãnh rồi cưới. Nhưng theo em biết, khi ba mẹ em mà qua đó được và làm giấy bảo lãnh thì tệ lắm cũng là 5 năm ( phải có quốc tịch phải ko anh chị?), còn nếu chỉ mới có thẻ xanh gì đó thì phải đợi đến 8-10 năm. Nếu vậy già hết rồi, còn cưới hỏi gì nữa. Nên em mới có 2 phương án :
- Một là : Cưới nhưng không đăng ký kết hôn, nếu ba mẹ em bảo lãnh em qua đó được thì em sẽ làm hồ sơ bảo lãnh ngược lại vợ và con em sau. Có được ko anh chị?
- Hai là : Vẫn làm đám cưới và có đăng ký kết hôn đàng hoàng. Khi nào ba mẹ em bảo lãnh cũng được, lúc đó thì bảo lãnh luôn cả vợ chồng con cái em đi theo luôn. Như vậy cách nào hay hơn các anh chị?
Và nếu vậy thì tiến trình làm hồ sơ bảo lãnh sẽ phải làm như thế nào? Mong các anh chị hướng dẫn giúp em. Em chân thành cảm ơn.
Theo tôi bạn nên chọn phương án 1. Khi Ba Mẹ bạn sang có thẻ xanh thì làm giây tờ bảo lãnh ngay cho bạn thuộc diện F2B. Diện này mất khoảng 8 năm nhưng bạn không lo vì sau 5 năm khi Ba Mẹ bạn vào quốc tịch thì hồ sơ bạn sẽ nâng cấp lên thành F1, thời gian sẽ còn 6 năm. Về chuyện riêng của bạn tôi nghỉ bạn cứ cứ cưới vợ NHƯNG không làm hôn thú để duy trì tình trạng single nhé. Khi sang đó bạn sẽ tiếp tục bảo lãnh cho vợ của bạn theo diện F2A (con bạn có thể đi theo bạn nếu trong khai sinh của nó có ghi tên Cha là bạn). Chúc bạn đạt được ước nguyện.
 

linda

Ban điều hành
#10
Ðề: ruudthaocindyluu - Xin anh chị giúp đỡ cho.

- Một là : Cưới nhưng không đăng ký kết hôn, nếu ba mẹ em bảo lãnh em qua đó được thì em sẽ làm hồ sơ bảo lãnh ngược lại vợ và con em sau. Có được ko anh chị?
- Hai là : Vẫn làm đám cưới và có đăng ký kết hôn đàng hoàng. Khi nào ba mẹ em bảo lãnh cũng được, lúc đó thì bảo lãnh luôn cả vợ chồng con cái em đi theo luôn. Như vậy cách nào hay hơn các anh chị?
Và nếu vậy thì tiến trình làm hồ sơ bảo lãnh sẽ phải làm như thế nào? Mong các anh chị hướng dẫn giúp em. Em chân thành cảm ơn.
Linda xin nói thêm lời của anh raptor cho bạn hiểu sâu một chút nữa nhé.

Phương án I : Sau khi ba mẹ của bạn qua Mỹ, có thẻ xanh bảo lãnh cho bạn là con trên 21 tuổi của thường trú nhân Hoa Kỳ, diện này là F2B, thời gian chờ khoảng trên 8 năm, ba mẹ của bạn sống ở Mỹ được 5 năm sẽ được thì quốc tịch, khi có quốc tịch, ba mẹ của bạn bổ túc bằng quốc tịch thì diện của bạn chuyển sang F1 và có hiệu lực ngay thì tính từ ngày chờ đến ngày hồ sơ được mở sẽ là trên 6 năm.

Sau khi bạn qua đến Mỹ bạn có thẻ xanh, bạn bảo lãnh vợ con qua theo diện F2A ( vợ/ chồng của thường trú nhân Hoa Kỳ) diện này hiện nay chờ khoảng gần 4 năm.

Vậy tính : Từ ngày bạn được cha mẹ bảo lãnh cho đến khi cả vợ con bạn được đến Mỹ để đoàn tụ là hơn 10 năm.

Nếu chọn phương án I thì phải xa vợ con vài năm.

Phương án II: Bạn kết hôn và chờ 5 năm ba mẹ có quốc tịch, làm hồ sơ bảo lãnh cả gia đình theo diện F3 ( con đã kết hôn của công dân Hoa Kỳ) diện này chờ khoảng 9 năm.

Vậy tính: 5 năm chờ cha mẹ có quốc tịch + 9 năm chờ đoàn tụ diện F3 = 14 năm.

Nếu chọn phương án II thì đi đâu cũng có vợ có con nhưng chậm hơn vài năm.

Hai phương án trên rõ ràng cho bạn chọn lựa làm thế nào thì tiện cho bạn.

Chúc bạn hạnh phúc nhé!
 
R

ruudthaocindyluu

Guest
#11
Ðề: ruudthaocindyluu - Xin anh chị giúp đỡ cho.

Cám ơn các anh chị và các bạn đã tư vấn giúp. Nhưng sau khi tham khảo ý kiến của mọi người thì mình thấy rằng cách 2 là ok nhất, vì cách 1 và cách 2 thời gian của nó không có chênh lệch nhau là mấy mà đôi khi còn gây thiệt thòi cho vợ con mình nữa. Vì cưới mà ko có hôn thú thì con đâu được mang họ cha đó là điều thứ nhất. Điều thứ hai là ba mẹ mình đều có tuổi rồi, tiếng Anh 1 chữ bẻ đôi còn ko biết nên chắc gì sau 5 năm sẽ đậu được cuộc thi quốc tịch lở rớt thì sao? Ngoài ra bạn gái mình cũng lớn tuổi rồi bắt người ta đợi lâu vậy cũng ko tốt. Còn cách 2 tuy hơi lâu hơn chút nhưng về cả tình và nghĩa đểu vẹn tòan. Cả gia đình mình đều vui. Thứ nhất con mình được thừa nhận và mang họ cha. Thứ hai tuy lâu nhưng lúc đó con mình cũng vừa được 14-15 tuổi cũng còn thích hợp để có thể hòa nhập với đời sống ở Mỹ. Mà biết đâu đến lúc đó Mỹ có những chính sách hay đạo luật mới nhanh hơn thì sao. Thôi chắc mình chọn cách 2 quá. Cám ơn các bạn nha.
 
R

ruudthaocindyluu

Guest
#12
Ðề: ruudthaocindyluu - Xin anh chị giúp đỡ cho.

Mình vẫn chưa hiểu lắm cách tính phương án 1 của Linda. Ba mẹ mình qua Mỹ có thẻ xanh thì bảo lãnh sẽ là 8 năm, sau khi ở Mỹ 5 năm thì sẽ được thi quốc tịch. Như vậy 8-5 = 3. Nếu để yên vậy thì 3 năm nữa mình đi và không cần ba mẹ mình có quốc tịch ( nếu còn single). Còn nếu như ba mẹ mình đậu quốc tịch và bổ túc bằng quốc tịch thì diện của mình chuyển sang F1 và có hiệu lực ngay thì tính từ ngày chờ đến ngày hồ sơ được mở sẽ là trên 6 năm như vậy là lấy 8-6 hay là lấy 3 + 6 vậy? Bạn nói chỗ này mình hơi khó hiểu, bạn có thể giải thích lại giúp mình ko? Cảm ơn bạn nhiều.
 

linda

Ban điều hành
#13
Ðề: ruudthaocindyluu - Xin anh chị giúp đỡ cho.

Mình vẫn chưa hiểu lắm cách tính phương án 1 của Linda. Ba mẹ mình qua Mỹ có thẻ xanh thì bảo lãnh sẽ là 8 năm, sau khi ở Mỹ 5 năm thì sẽ được thi quốc tịch. Như vậy 8-5 = 3. Nếu để yên vậy thì 3 năm nữa mình đi và không cần ba mẹ mình có quốc tịch ( nếu còn single). Còn nếu như ba mẹ mình đậu quốc tịch và bổ túc bằng quốc tịch thì diện của mình chuyển sang F1 và có hiệu lực ngay thì tính từ ngày chờ đến ngày hồ sơ được mở sẽ là trên 6 năm như vậy là lấy 8-6 hay là lấy 3 + 6 vậy? Bạn nói chỗ này mình hơi khó hiểu, bạn có thể giải thích lại giúp mình ko? Cảm ơn bạn nhiều.
Chào bạn!

Nói đơn giản nhé.

Phương án 1:

F2B là cha mẹ có thẻ xanh ( thường trú nhân Hoa Kỳ) bảo lãnh cho con trên 21 tuổi còn độc thân, thời gian chờ cho diện này là 8 năm.

F1 là cha mẹ đã có quốc tịch ( công dân Hoa Kỳ) bảo lãnh cho con trên 21 tuổi còn độc thân, thời gian chờ cho diện này là 5 năm.


Nếu ba mẹ của bạn có thẻ xanh mở hồ bảo lãnh, 5 năm sau thi đậu quốc tịch thì trong vòng 6 năm kể từ ngày mở hồ sơ bảo lãnh đến ngày bạn phỏng vấn đi Mỹ.

Nếu ba mẹ của bạn không thi đậu quốc tịch thì 8 năm kể từ ngày mở hồ sơ bảo lãnh đến ngày bạn phỏng vấn đi Mỹ.

Phương án 2 :

Nếu ba mẹ của bạn không thi đậu quốc tịch thì không thể bảo lãnh cho gia đình bạn theo diện F3.

Nếu thi đậu quốc tịch thì bảo lãnh cho gia đình bạn theo diện F3, 9 năm kể từ ngày mở hồ sơ bảo lãnh đến ngày bạn phỏng vấn đi Mỹ.

Như bạn nói ở trên, ba mẹ đã già không biết tiếng Anh thì dĩ nhiên không thể thi đậu quốc tịch, mà không thi đậu thì chỉ còn 1 cách bảo lãnh bằng thẻ xanh theo phương án 1.

Còn một phương án cho bạn là diện F4, sau khi em của bạn đã thi đậu quốc tịch, mở hồ sơ bảo lãnh cho vợ chồng và các con của bạn, diện này chờ khoảng 11 năm.

Chúc bạn hạnh phúc!
 
R

ruudthaocindyluu

Guest
#14
ruudthaocindyluu- Xin các anh chị giup giùm em rất gấp

Chào các anh chị và các bạn,
Hôm nay em mới nhận được mail của NVC báo hình như là hồ sơ của nhà em còn thiếu giấy chứng nhận kết hôn của ba em hay sao đó. Nhưng trong bộ hồ sơ của ba em gửi kèm với DS-230 là có gửi đầy đủ hết rồi có dịch sang tiếng Anh luôn và có cả công chứng đầy đủ hết. Vậy anh chị và các bạn xem giúp giùm em xem là họ yêu cầu gì vậy?

MISSING DOCUMENT LIST FOR: LUU, NGUYEN DUC

^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

______CORRESPONDENCE INSTRUCTIONS:_________________________________

When responding to the National Visa Center, please include the bar code sheet that came with this
letter. Failure to include the bar code sheet may cause a delay in the processing of your case. The bar
code sheet should be placed on top of all documents being submitted for this case and mailed to the
address provided.

______PETITIONER MARRIAGE CERTIFICATE:_____________________________

Please submit all of the Petitioner's official marriage certificate(s), for present and previous marriages,
issued by the appropriate government authority. The marriage certificate(s) must be an original, or a
certified copy of the original, bearing the appropriate seal or stamp of the issuing authority.

All documents not in English or the official language of the country in which the visa will be applied for
must be accompanied by a certified translation. Your translation must include a statement signed by the
translator that states the following:
*Translation is accurate, and
*Translator is competent to translate.

[E4M 04/10/2010] HCM2000659016
 

nguyen

Thành viên kinh nghiệm
#15
Ðề: ruudthaocindyluu- Xin các anh chị giup giùm em rất gấp

Chính xác là họ đòi nộp lại bản chứng nhận kết hôn, bản này phải là bản gốc hoặc bản sao phải được ký xác nhận nơi cấp bản chính, không cần dịch ra tiếng Anh đâu nhe bạn . Bạn nên hỏi lại người nhà xem kỹ lại giấy này có đúng bản gốc hoặc bản sao y bản chính do nơi cấp ký hay không ?

Chúc may mắn !
 
R

ruudthaocindyluu

Guest
#16
Ðề: ruudthaocindyluu- Xin các anh chị giup giùm em rất gấp

Cám ơn anh đã trả lời giúp, nhưng hồ sơ nhà em gửi qua NVC đều đã có xác nhận của nơi cấp bản chính lúc trước và đều dịch sang English. Còn bản đăng ký kết hôn tuy là bản sao nhưng vẫn có chữ ký của cơ quan nơi đã cấp bản chính trước đó chỉ là lúc trước có dán tem, bây giờ đâu còn vụ dán tem nữa đâu.
 

nguyen

Thành viên kinh nghiệm
#17
Ðề: ruudthaocindyluu- Xin các anh chị giup giùm em rất gấp

Cám ơn anh đã trả lời giúp, nhưng hồ sơ nhà em gửi qua NVC đều đã có xác nhận của nơi cấp bản chính lúc trước và đều dịch sang English. Còn bản đăng ký kết hôn tuy là bản sao nhưng vẫn có chữ ký của cơ quan nơi đã cấp bản chính trước đó chỉ là lúc trước có dán tem, bây giờ đâu còn vụ dán tem nữa đâu.
Bạn xem kỹ bản dịch những yêu cầu của NVC nhé:

Xin vui lòng gửi tất cả giấy chứng nhận kết hôn chính thức của người bảo lãnh, giấy chứng nhận của cuộc hôn nhân hiện tại và trước đây,
do cơ quan chính phủ có thẩm quyền. Giấy chứng nhận kết hôn phải là bản gốc, hoặc bản sao của bản gốc, mang con dấu hoặc đóng dấu của cơ quan cấp bản chính.
Như vậy bạn nên hỏi lại người bảo lãnh xem sao ?
 
R

ruudthaocindyluu

Guest
#18
Ðề: ruudthaocindyluu- Xin các anh chị giup giùm em rất gấp

Mình hiểu rồi, cám ơn bạn rất nhiều nha. Tại mình tưởng là họ yêu cầu người được bảo lãnh.
 
R

ruudthaocindyluu

Guest
#19
ruudthaocindyluu - Anh chị giúp em gấp với

Anh chị ơi, hồ sơ nhà em sao cứ bị NVC báo về phần I864 hoài vậy? Anh chị xem giúp em là họ yêu cầu gì giùm em với. Chứ mấy chuyện này em hoàn toàn bó tay. Mong các anh chị giúp cho, xin chân thành cảm ơn các anh chị.

MISSING DOCUMENT LIST:
______FINANCIAL EVIDENCE:__________________________________________
NVC has completed the review of this case. However, our review of the
I-864, I-864EZ, I-864W or I-864A (if applicable) Affidavit of Support form
and supporting documents that you have submitted indicates that there is
still some missing documentation.

We are sending you the attached checklist, which indicates which
documents are still missing. You should obtain these documents and
forward them to the visa applicant so they may be presented at the final
interview. The applicant must present all required forms and documents,
including the missing items to the Consular officer at the visa interview.
Please pay specific attention to questions marked in the attached I-864,
I-864EZ, I-864W or I-864A checklist.
Failure to present the missing items indicated and/or to make the
necessary corrections at the visa interview could result in a denial or delay
in obtaining a visa for the sponsored applicant.
If you need a new I-864 form, please visit the Department of State website
at the following address: www.ImmigrantVisas.state.gov and read the
Affidavit of Support (I-864) instructions. From there you can fill out the
form online and print it to send to the visa applicant for the interview.
You will be notified when an interview has been set. Do not contact
post regarding your interview date until you have been notified.

Checklist for I-864 (filed by LUU, QUANG TRUNG )
NVC has reviewed the financial evidence submitted. However, additional information is required to
complete the financial evidence review. The checklist below indicates missing or incomplete
documents. In order to make corrections you will need to download a new form at
www.ImmigrantVisas.state.gov. You will need to complete and submit a new form with the changes
noted below. Please provide all requested documents and refer to page two for mailing instructions.
Supporting Documents missing or incomplete
[x] You have not attached the proof of ownership and value of each of the following assets:
[x] Savings/checking accounts [ ] Real Estate [ ] Stocks, bonds, certificates of deposit and other assets.
 

dungquangnguyen

Thành viên kinh nghiệm
#20
Ðề: ruudthaocindyluu - Anh chị giúp em gấp với

Anh chị ơi, hồ sơ nhà em sao cứ bị NVC báo về phần I864 hoài vậy? Anh chị xem giúp em là họ yêu cầu gì giùm em với. Chứ mấy chuyện này em hoàn toàn bó tay. Mong các anh chị giúp cho, xin chân thành cảm ơn các anh chị.

MISSING DOCUMENT LIST:
______FINANCIAL EVIDENCE:__________________________________________
NVC has completed the review of this case. However, our review of the
I-864, I-864EZ, I-864W or I-864A (if applicable) Affidavit of Support form
and supporting documents that you have submitted indicates that there is
still some missing documentation.

We are sending you the attached checklist, which indicates which
documents are still missing. You should obtain these documents and
forward them to the visa applicant so they may be presented at the final
interview. The applicant must present all required forms and documents,
including the missing items to the Consular officer at the visa interview.
Please pay specific attention to questions marked in the attached I-864,
I-864EZ, I-864W or I-864A checklist.
Failure to present the missing items indicated and/or to make the
necessary corrections at the visa interview could result in a denial or delay
in obtaining a visa for the sponsored applicant.
If you need a new I-864 form, please visit the Department of State website
at the following address: www.ImmigrantVisas.state.gov and read the
Affidavit of Support (I-864) instructions. From there you can fill out the
form online and print it to send to the visa applicant for the interview.
You will be notified when an interview has been set. Do not contact
post regarding your interview date until you have been notified.

Checklist for I-864 (filed by LUU, QUANG TRUNG )
NVC has reviewed the financial evidence submitted. However, additional information is required to
complete the financial evidence review. The checklist below indicates missing or incomplete
documents. In order to make corrections you will need to download a new form at
www.ImmigrantVisas.state.gov. You will need to complete and submit a new form with the changes
noted below. Please provide all requested documents and refer to page two for mailing instructions.
Supporting Documents missing or incomplete
[x] You have not attached the proof of ownership and value of each of the following assets:
[x] Savings/checking accounts [ ] Real Estate [ ] Stocks, bonds, certificates of deposit and other assets.
Ko biết người bảo lãnh làm bảo trợ tài chính cho bạn bằng hình thức nào , nhưng trong trường hợp này theo tôi nhiều khả năng người bảo lãnh dùng tài sản làm bảo đảm vì thông tin NVC gủi về cho bạn thông báo hồ sơ missing vì thiếu bằng chứng thuộc về tài chính họ yêu cầu người bảo lãnh nộp lại bộ i864 mới và làm đúng theo yêu cầu của họ.

[x] You have not attached the proof of ownership and value of each of the following assets:

Bạn phải chứng minh quyền sở hữu và giá trị của mỗi tài sản sau đây .

[x] Savings/checking accounts [ ] Real Estate [ ] Stocks, bonds, certificates of deposit and other assets.

Tiết kiệm , tài khoản kiểm tra , Bất động sản , Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và tài sản khác.

Thông tin trên họ cũng gửi cho bạn 1 file thông báo những gì còn thiếu bạn mở ra coi và làm theo hướng dẫn , chúc bạn thành công .