==Hoa - Củ - Quả Quê Nhà==

emerald_ngocbich

Thành viên mới
#1
GỞi anh chị phương xa những loại hoa củ quả quê nhà:1:

QUẢ THỊ (st)
Thị.Đó có lẽ không phải đặc sản. Miền Bắc thì nhiều nơi có. Miền Trung, một lần tàu dừng ở ga Nghệ An cũng thấy bày một mâm. Ngay ở Sài Gòn, có người chỉ rằng loanh quanh vào chợ Nguyễn Tri Phương cũng thấy hoặc đâu đó dưới một cái chùa ở Thủ Đức cũng có một cây. Chỉ không biết nó có khác hương, khác vị đi so với những cây thị cổ thụ quê nhà không nhỉ?





Thị là một giống hầu như không phải trồng. Cứ đất ẩm và mấy hột ăn xong bỏ đấy, thế nào đầu xuân cũng nhú lên vài cây non. Ngày trước ở quê, vườn tược với cái ao trước nhà còn nhiều. Nhìn đâu cũng thấy. Cây thị cổ thụ nhiều nhất là ở mấy xóm Lâm Qúy, Lâm Thọ hoặc ở mấy xã mạn trong như Giao Thịnh, Giao Tiến... cũng rất nhiều.

Mùa thị ra quả bắt đầu từ những hạ tuần tháng 8 âm. Đã lâu rồi chỉ còn nhớ mang máng như vậy. Nhưng hương thơm của những quả thị chín thì không thể quên được.



Trước khi lên một bên ngoại ở xóm trên bao giờ tôi cũng dành sẵn những cái rọ một dây tự đan bằng vỏ cây đa nước. Ấy là lên hái ăn rồi còn để dành mang về. Những cây thị nhà bác tôi gốc lớn lắm, phải hai vòng tay người mới ôm xuể.


Qủa thị chỉ nhỏ bằng một nắm tay. Có khi to hơn thì bằng cái bát. Thị khi xanh thì chát, thường bầy nhỏ chúng tôi chỉ đập ra lấy hạt non, ăn ngon bùi. Qủa khi chín màu vàng ươm, nhìn rất thích mắt. Da mỏng căng. Ruột ngọn thanh. Muốn hái phải dùng cái sào dài vì cành cây giòn, tôi cũng nhát không dám leo lên.




Đến mồng một và ngày rằm thường có đĩa hoa quả bày lên thắp hương. Mùa thị. Mẹ tôi thường ra chợ, chọn những quả tròn đẹp, hái còn liền cành lá để mua về. Những ngày ấy là những ngày nhà sực nức hương thị. Thơm từ trong nhà ra đến ngõ. Nếu vì lý gì mà muốn dấu cũng không được.

Có lần, bà cho mấy quả bỏ rọ ngửi chơi. Trưa treo đầu giường, không hiểu sao rơi xuống chỗ tôi nằm. Thế là nhoe nhoét hết cả. Bị mẹ tét cho mấy cái. Khóc hu hu, phần vì bị đòn, phần nhiều hơn là tiếc thị.





Ấy là chuyện thuở bé. Mà giờ tưởng như đã lâu lắm rồi.
Về quê, những gốc thị ấy giờ không còn. Miền quê đã đổi thay nhiều lắm. Có chăng mỗi dịp thu về lại nghe đâu đây hương thị mộc mạc. Thứ quả chân quê ấy ru tôi mỗi lần cái nhớ quê nổi lên cồn cào da ruột…


Một bài thơ học từ cấp 1, nhớ nhất đoạn này :
“Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích rích chim ri trong lá
Con chìa vôi vừa hót, vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền …”



 

emerald_ngocbich

Thành viên mới
#2
Ðề: ==Hoa - Củ - Quả Quê Nhà==

CÂY TRỨNG CÁ
Nhìn thấy cái quả trứng cá là nhớ tới cái thời mình còn bé , quả trứng cá là thứ mà tụi con nít ưa ăn nhất, còn phụ huynh nào mà nóng tính thì ưa dùng cành cây trứng cá để quất vào đít bọn con nít đau phải biết luôn:1::1:











 

Thành

Thích đủ thứ ...
#3
Ðề: ==Hoa - Củ - Quả Quê Nhà==

Tham gia bài: Nhành Cây Trứng Cá
Cho xôm tụ nhe ! :113:
[YOUTUBE]Ha3K_rXLUbg[/YOUTUBE]​
 

emerald_ngocbich

Thành viên mới
#5
Ðề: ==Hoa - Củ - Quả Quê Nhà==

CÂY SAPÔCHÊ (HỒNG XIÊM)
Cũng giống như cam Canh, cũng giống như bưởi Diễn, hồng xiêm Xuân Đỉnh (Từ Liêm) từ lâu đã được biết đến như một sản vật hiếm có, một sản vật rất riêng của đất và người Hà Nội..


Quả hồng xiêm Xuân Đỉnh sinh trưởng, ra hoa, ra trái trên đất Xuân Đỉnh nhìn không to lắm, dáng thon dài, cuống quả nhỏ với làn da mịn, vàng sậm của vị ngọt khác hẳn hồng xiêm nơi khác. Cũng giống hồng xiêm ấy nhưng được chiết nhân đi nhiều nơi dọc dài đất nước thì không hiểu sao lại biến chất, không còn thơm ngon, ngọt, mát như được trồng trên đất xã này. Theo như các cụ vẫn còn kể lại cho cháu con nghe, hồng xiêm Xuân Đỉnh vốn có nguồn gốc từ Thái Lan, di thực từ đất Xiêm-tên cũ của Thái Lan - về đến đất này hợp thổ nhưỡng mà kết thành một thứ cây trái rất riêng.



Theo người Xuân Đỉnh, có lẽ vì được di thực từ đất Xiêm về mà quả hồng Xuân Đỉnh được gọi là hồng xiêm. Người có công đưa giống hồng xiêm về đất Xuân Đỉnh vốn là một cụ từng sống nhiều năm ở Thái Lan. Đầu thế kỷ XX, cụ về nước mang theo giống cây này. Sau đó, nhà nọ truyền nhà kia và mở rộng trồng hồng xiêm ra cả xã. Cho đến bây giờ, đất Xuân Đỉnh vẫn còn nhiều cây hồng xiêm cổ thụ áng chừng trên dưới một trăm năm tuổi. Ngay sau lưng trụ sở UBND xã cũng có một cây cao vượt tòa nhà ba tầng trụ sở xã, đường kính quãng chừng 1m. Trồng cây hồng xiêm không đòi hỏi nhiều công chăm sóc. Theo một số nhà vẫn đang trồng cho biết thì chỉ cần đắp gốc to, xây bao quanh gốc, bón phân, tưới nước định kỳ là được. Một năm, cây hồng xiêm cho quả vào hai vụ: Vụ mùa và vụ chiêm. Vụ chiêm, cây hồng xiêm ra ít quả nhưng ngon, ngọt hơn nhiều.


Trước những năm 90 của thế kỷ trước, cây hồng xiêm đã từng mang lại giá trị kinh tế không nhỏ. Vì thế, nhiều nhà trồng, dù ở qui mô vườn nhà, qui mô hộ gia đình. Quả hồng xiêm Xuân Đỉnh từng có mặt ở thị trường trong Nam, ngoài Bắc, thậm chí được xuất khẩu sang cả Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch






 

emerald_ngocbich

Thành viên mới
#6
Ðề: ==Hoa - Củ - Quả Quê Nhà==

XOÀI CÁT HÒA LỘC

Xoài cát Hoà Lộc là một trong những giống xoài nổi tiếng nhất ở đồng bằng Sông Cửu Long - Việt Nam. Là một trong những loại quả được ưa chuộng bởi màu sắc hấp dẫn, mùi vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Những năm gần đây xoài cát Hòa Lộc đêm lại giá trị kinh tế cao cho bà con nhân dân hai tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp. Quả xoài cát Hoà Lộc có trọng lượng trung bình 350-450g/quả, hình thuôn dài, khin chín vỏ màu vàng nhạt, thịt quả màu vàng tươi, cấu trúc thịt chắc, mịn và ít xơ, vị rất ngon và thơm.



Riêng tại Tiền Giang, xoài cát Hoà Lộc được trồng nhiều ở huyện Cái Bè với khoảng hơn một ngàn ha, sản lượng hàng năm khoảng 15.000 tấn, tập trung ở 13 xã gồm Hoà Hưng, An Hữu, An Thái Trung, Tân Hưng, Tân Thanh, Mỹ Lương, An Thái Đông, Mỹ Đức Tây, Mỹ Đức Đông, Thiện Trí, Hòa Khánh, Hậu Thành và Đông Hoà Hiệp. Ngoài ra, loại cây này còn được trồng rải rác ở các huyện khác.



Nguồn gốc của xoài cát Hòa Lộc được trồng tại xã Hòa Lộc, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường nay là ấp Hòa, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, nên được mang tên là xoài cát Hòa Lộc. Đây là vùng đất phù sa ven sông nên giàu chất dinh dưỡng, rất thích hợp cho xoài cát Hòa Lộc sinh trưởng và phát triển.



Do chất lượng ngon, hương vị đậm đà nên hiện nay giống xoài cát Hòa Lộc được trồng với qui mô công nghiệp. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng xoài cát Hòa Lộc khi được trồng ở những nơi khác thì phẩm chất không ngon bằng tại nơi xuất xứ của nó.




Hiện nay, xoài cát Hòa Lộc đã được trồng ở nhiều tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long và một số tỉnh miền đông Nam Bộ như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Riạ -Vũng Tàu….





Giờ thì mời cả nhà nhâm nhin món gỏi xoài chua chua ngọt ngọt cực ngon nha



 
Chỉnh sửa cuối:

emerald_ngocbich

Thành viên mới
#7
Ðề: ==Hoa - Củ - Quả Quê Nhà==

SẦU RIÊNG CÁI MƠN
Cái Mơn, vườn trái cây nổi tiếng của Bến Tre, là quê hương của trái sầ riêng. Về miệt vườn, hễ rủ nhau đi ăn sầu riêng hay măng cụt thì tốt nhất nên tìm đến các vườn cây ăn, vừa rẻ tiền lại vừa thoải mái, tha hồ mà thưởng thức.

Mùa hạ là mùa sầu riêng. Nếu có dịp xin mời các bạn ghé thăm các vườn sầu riêng ở Cái Mơn. Cứ theo hương sầu riêng ngào ngạt dẫn đường đưa lối các bạn đến tận nơi.




Vườn sầu riêng thật sáng sủa, quang đãng chứ không âm u như vườn chôm chôm, mận, ổi hay măng cụt. Cây trồng thường thẳng tắp, mặt đất bằng phẳng và không có một ngọn cây cỏ. Nhưng trong những năm gần đây các vườn sầu riêng còn trồng xen kẽ thêm các loại cây ăn quả khác như khóm (thơm), ổi hoặc chuối.

Sầu riêng có họ hàng với họ nhà mít và vì nó kết trái trên đọt cây cao nên người ta còn gọi cây sầu riêng là "cây mít đọt". Quả sầu riêng bé hơn quả mít nhiều, gai rất to, dài và cứng nhưng rất sắc bén. Vỏ nó dày cộm như vỏ mít nhưng vừa cứng vừa dai.




Quả sầu riêng khi chín không giống như các loại cây ăn quả khác là tự nó sẽ rụng xuống đất vào ban đêm. Sáng sớm chủ vườn cứ ra các gốc cây tha hồ mà nhặt lấy.Thỉnh thoảng, sầu riêng buồn tình nên cũng phá luật tự rụng vào ban ngày. Quả sầu riêng nặng trung bình từ một đến hai ký. Khi chín muồi, vỏ nó tự tách ra theo những khe nhất định, chia thành bốn hoặc năm mảnh theo chiều dọc, để lộ ra những múi béo ngậy nằm gối lên nhau, các múi đều nằm trong những buồng riêng biệt, mỗi buồng có từ 1 - 4 múi, lớn bé không đều nhau. Múi to nhất cũng bằng quả trứng vịt. Mỗi trái có nhiều nhất cũng được10 múi.





Giá trị mỗi trái sầu riêng còn tuỳ thuộc vào số lượng múi nhiều hay ít nhưng chủ yếu là ở chất lượng của cơm có ngon hay không. Cơm sầu riêng màu trắng ngà hoặc màu mỡ gà bọc quanh hạt. Cơm càng dày càng ngọt, càng béo, càng thơm tho. Chất béo của cơm sầu riêng gợi cho người ăn như cái béo của bơ hay sữa. Nó béo đến mức độ nhiều người ăn chẳng vô, phải dừng lại ở vài ba múi đầu tiên. Người hăng hái nhất và có duyên nợ với sầu riêng cũng chỉ "thưởng thức" một trái là cùng.





Tuy nhiên, cái thơm của sầu riêng làm rầy rà lắm chuyện. Có kẻ nghe mùi sầu riêng mà phát thèm, lắm người thì chịu không nổi cái mùi phát ra quá nặng và khó ngửi phải đau đầu, bịt mũi tránh xa. Người ta ăn sầu riêng từ hôm trước thế mà vài hôm sau cái mùi hương sầu riêng vẫn còn phảng phất trên đôi môi và đôi tay chưa phai. Và, cũng chính cái mùi hương lạ đời đó mà người ta chế ra đủ loại kem sầu riêng ngon hết ý để lại biết bao kỷ niệm của tuổi học trò khó quên...
 

emerald_ngocbich

Thành viên mới
#8
Ðề: ==Hoa - Củ - Quả Quê Nhà==

CHÔM CHÔM


Thời điểm từ tháng 6-9 hằng năm, một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long hay Bến Tre, nơi vốn được mệnh danh là "Vương quốc trái cây Đồng bằng sông Cửu Long" lại nhộn nhịp bước vào mùa thu hoạch chôm chôm. Chôm chôm chủ yếu có hai loại: chôm chôm Java (trái thường lớn, hình thức đẹp, mầu đỏ sậm nhưng khi ăn có vị hơi chua) và chôm chôm đường (trái nhỏ, râu dài, có khía ở giữa trái, hình thức xấu hơn nhưng có vị ngọt, giòn, giá bán thường cao hơn gấp đôi, ba lần giá chôm chôm Java











]​