KINH NGHIỆM BẢN THÂN LLTP Cho Người Cư trú ở Nước Ngoài

TaoDi

Thành viên mới
#1
Bài viết vừa được đăng trên vnexpres.net hôm nay (19/10/2010). Mời mọi người cùng đọc:

Tư vấn thủ tục lý lịch tư pháp cho người cư trú ở nước ngoài
Theo luật sư Vũ Tiến Vinh, công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài sống tại Việt Nam... thì việc cấp phiếu Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp thực hiện.

Theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2010 thì lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản.

Về thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp, Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp quy định như sau:

a) Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

- Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

- Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

b) Sở Tư pháp thực hiện việc cấp phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

- Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

- Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

- Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp bao gồm: 1 tờ khai (theo mẫu) yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, 1 bản chụp (bản photocopy) giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp và 1 bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Để tạo điều kiện cho đương sự trong việc xin cấp phiếu lý lịch tư pháp, pháp luật cho phép cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục này. Tuy nhiên, việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền (nếu đương sự đang cư trú ở trong nước) hoặc chứng nhận của cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (nếu đương sự đang cư trú ở nước ngoài). Trường hợp người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, thì thời hạn không quá 20 ngày.

Như vậy, đối chiếu với quy định trên, để giảm thời gian xin cấp phiếu lý lịch tư pháp, chị bạn có thể nhờ cha, mẹ hoặc chồng, con (nếu có) nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Sở tư pháp Hà Nội mà không cần giấy ủy quyền.

Trường hợp những người này không có điều kiện nhận ủy quyền thì chị gái bạn cần làm giấy ủy quyền cho bạn và giấy ủy quyền này phải có chứng nhận của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp. Các thủ tục còn lại thực hiện như các nội dung mà chúng tôi hướng dẫn ở phần trên.

Luật sư Vũ Tiến Vinh
Công ty Luật Bảo An
41 Trần Hữu Tước, Hà Nội