Mẹ MARIA dạy sống Kinh Mân Côi

langvuon

khoai nướng
#61
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 1/2011

Thứ Sáu 21/01
Thứ Sáu sau Chúa Nhật thứ II Mùa Thường Niên
Lễ nhớ Thánh Agnes, Đttđ
Dt 8: 6-13 Tv 85: 8, 10, 11-12, 13-14 Mc 3: 13-19

THÁNH ANÊ, (St. Agnes)

Trinh Nữ, Tử Đạo

Một trong những đức tính nổi bật của vị thánh trẻ Anê, tử đạo là lòng can đảm và kiên trì. Thánh nhân dù mới có 13 tuổi đời đã anh dũng hy sinh vì Chúa:” Không có tình yêu nào cao vời cho bằng tình yêu của người chết vì người mình yêu”( Ga 15, 13 ) và như thánh Phaolô viết:” Tình yêu Chúa Kitô thúc bách tôi “.

MỘT CON NGƯỜI, MỘT CUỘC ĐỜI
Thánh Anê đã cảm nghiệm sâu xa lời thánh vịnh:” Máu tế thần, con quyết chẳng dâng, tên của thần, môi con không tụng niệm” ( Tv 15, 4 ). Nên, dù mới có 12 tuổi đời, thánh nữ Anê đã rao giảng Đức Kitô là Thiên Chúa. Thánh nhân không sợ sệt, không nhát đảm, người ta đã muốn làm hoen ố đời con gái của thánh nữ, nhưng Chúa luôn gìn giữ Người và con người của thánh nữ luôn tỏa hương thơm tươi tốt. Thánh Anê đã giữ mình tinh tuyền đến nỗi không một chàng trai nào dám động tới thân xác của Người. Thánh nhân luôn có một tâm niệm” Tôi chỉ tin một Đức Kitô, Đấng tôi hằng yêu mến “. Ngài luôn ý thức:” Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con; số mạng con chính Ngài nắm giữ “

( Tv 15, 5 ). Thánh nữ phó thác sinh mạng và cuộc đời Ngài trong tay Thiên Chúa. Vì thế cái chết đối với Ngài chỉ thay đổi chứ không mất đi. Một nhát chém hay sự thiêu đốt không làm Ngài siêu lòng, nhưng là để Ngài được gặp mặt Chúa và sống bên Chúa suốt đời.

CHÚA THƯỞNG TRIỀU THIÊN CHO THÁNH NỮ ANÊ
Thánh Anê đã được diễm phúc tử vì đạo. Xác thánh nhân được an táng tại biệt thự riêng của gia đình. Công chúa của Hoàng đế Constantin vào năm 321 được thánh nữ chữa khỏi một chứng bịnh, nên đã cho xây trên phần mộ của thánh Anê một ngôi nhà thờ nguy nga, đồ sộ. Chúa thưởng công cho Người:” Chúa sẽ dạy con biết đường về cõi sống: trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề, ở bên Ngài, hoan lạc chẳng hề vơi ! ( Tv 15, 11 ).

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã chọn những gì thế gian cho là yếu kém để hạ nhục những gì hùng mạnh. Hôm nay chúng con mừng kỷ niệm ngày thánh nữ Anê, tử đạo về trời. Xin cho chúng con hằng noi gương thánh nữ mà giữ vững đức tin( lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Anê, trinh nữ, tử đạo ).

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
 

langvuon

khoai nướng
#62
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 1/2011

Thứ Bảy 22/01
Thứ Bảy sau Chúa Nhật thứ II Mùa Thường Niên
Thánh Vincentê, Tu Sĩ Tđ
Dt 9: 2-3, 11-14 Tv 47: 2-3, 6-7, 8-9 Mc 3: 20-21
Kính thánh tử đạo Mathêu Anphongsô Đậu, Phanxicô Tế, Lm

THÁNH VINH-SƠN, (St. Vincent)
Phó Tế, Tử Đạo

Ca nhập lễ, lễ thánh tử đạo có viết:” Vì lề luật Chúa. Vị thánh này đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, không sợ hãi lời đe dọa của người gian ác. Bởi Người được xây dựng trên tảng đá vững bền”. Thánh phó tế Vinh Sơn đã can đảm khi bị tù ngục, tra tấn, đánh đập dã man, Ngài đã hân hoan thốt lên:” Chúng tôi sẵn sàng chịu cực hình vì tình yêu Thiên Chúa”.

THÁNH VINH SƠN
Thánh sử Matthêu viết lại lời Chúa phán như sau:” Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”( Mt 16, 24 ). Lời này quả rất thích hợp với con người của thánh phó tế Vinh-Sơn. Ngài sinh ra tại Huesca, nước Tây Ban Nha. Ngay từ nhỏ, thánh Vinh Sơn đã được hấp thụ một nền đạo đức vững chắc do Đức cha Valêriô, giám mục Sagarosse hướng dẫn. Không những Đức Cha Valêriô truyền đạt, hun đúc đời sống cho Vinh Sơn với tất cả nền đạo đức vững chắc mà Ngài còn dậy văn chương, chữ nghĩa cho Vinh Sơn. Được đào tạo, hun đúc trong bầu khí thánh thiện và tràn Thánh Thần của Chúa, thánh Vinh Sơn càng lúc càng trở nên con người tốt, trở nên mẫu mực và kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô. Thấy Vinh Sơn có khả năng, lòng đạo đức, Đức Cha Valêriô đã truyền chức phó tế cho Vinh Sơn để phụ giúp Đức Cha trong việc loan báo Tin Mừng. Sóng gió của cơn bách hại đạo nổi dậy, nhưng thánh Vinh Sơn vẫn một mực tin cậy vào Chúa:” Điều đẹp ý Ngài, xin dạy con thực hiện, bởi Ngài là Thiên Chúa của con. Xin thần khí tốt lành của Chúa, dẫn con đi trên miền đất phẳng phiu”( Tv 142, 10 )” Con ẩn náu bên Ngài, lạy Chúa, xin đừng để con phải tủi nhục bao giờ”( Tv 30, 2 ). Cơn bách hại đạo càng ngày càng gia tăng khi Đacianô được đề cử làm tỉnh trưởng Valence thời Hoàng đế Đioclêtianô năm 300. Việc đầu tiên, Đacianô làm là truyền bắt giam Đức Cha Valêriô và phó tế Vinh-Sơn. Đacianô ra lệnh tra tấn Đức Cha Valêriô và phó tế Vinh- Sơn cách hết sức dã man và tàn nhẫn hầu dằn mặt và lung lạc tinh thần các Kitô hữu. Đức Cha Valêriô và phó tế Vinh Sơn lúc nào cũng hân hoan vui sướng như lời thánh vịnh:” Ai ra đi trong nước mắt, sẽ về giữa vui mừng “

CHÚA YÊU THƯƠNG THÁNH VINH SƠN
Sau nhiều ngày bị giam cầm, đánh đập, tra tấn, căng xác tàn nhẫn, bỏ đói, bỏ khát, thánh nhân đã hân hoan trở về với Chúa vào ngày 22/01/304. Chúa đã trao cho Ngài mũ triều thiên tử đạo như lời Giáo Hội hát lên:” Đây thực là vị tử đạo. Đã đổ máu mình vì danh Đức Kitô, không sợ hãi lời đe dọa của quan tòa và đã tiến vào thiên quốc “.
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, xin tuôn đổ ơn Thánh Thần Chúa trên chúng con, để tâm hồn chúng con được thấm nhuần tình yêu can trường, cũng như thánh Vinh Sơn tử đạo đã nhờ tình yêu đó mà thắng mọi cực hình( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Vinh Sơn, phó tế, tử đạo).
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

Thánh Mátthêu Alonso Liciniana ĐẬU
Linh Mục dòng Đaminh - (1702 – 1745)

Đồng tử đạo tiên khởi của đất Việt

Ngày 22-01-1745, trên đường ra pháp trường ở ngoại ô Thăng Long, hai vị linh mục đồng hành : Cha Phanxicô Tế và cha Matthêu Đậu. Số phận hai nhà thuyết giáo này cho đến nay vẫn gắn liền với nhau. Hai người bạn thân với biết bao điểm tương đồng : từ đồng hương là Tây Ban Nha đến đồng dòng tu thánh Đaminh, tỉnh hạt Đức Mẹ Mân Côi. Rồi cả hai cùng đến giảng đạo tại giáo phận Đông Đàng Ngoài, cùng bắt ở Lục Thủy, đồng lao cộng khổ với nhau ở trong tù. Thế mà trên đường ra pháp trường, một vị tươi cười, cha Phanxicô Tế vì sắp được tử đạo, một vị vẻ mặt rầu rỉ, cha Matthêu Đậu chỉ bị án chung thân và đi tiễn chân bạn mình. Vậy là sắp phải chia tay nhau mãi mãi !

Khi đoàn hành hình đi ngang qua hoàng cung thì dừng lại. Một viên quan đại diện nhà vua đến loan tin : "Đạo trưởng Đậu cũng phải chịu án chém đầu". Niềm mong ước của cha Đậu được toại nguyện, và nhờ bản án đó, hai cuộc đời hai ông chứng nhân đức tin đã nối chặt không bao giờ tách rời được nữa: đồng sinh đồng tử và cuối cùng đồng phúc vinh quang giữa hàng ngũ các thánh tử đạo anh hùng. Và đặc biệt, nhờ bản án đó cha Matthêu Đậu được thành vị thánh đồng tử đạo tiên khởi trên đất nước Việt Nam.

Viễn đông vẫy gọi…

Matthêu Alonso Liciniana Đậu sinh ngày 26-10-1702 (trước thánh Phanxicô Tế bảy tuần) tại Nava Del Rey, Tây Ban Nha. Đáp lại tiếng Chúa kêu mời, cậu Alonso đã dâng hiến tuổi thanh xuân cho Đức Kitô trong tu viện Santa Cruz do chính thánh Đaminh lập ở Ségovia (năm 1218, thành phố còn lưu dấu nhiều di tích của thánh Tổ Phụ. Tại đây Alonso Liciniana Đậu đã tuyên khấn, học thần học và thụ phong linh mục.

Thời gian này tỉnh hạt Đaminh Đức Mẹ Mân Côi phái người đến các tu viện cổ động và tìm người truyền giáo ở Viễn Đông. Tình hình vùng truyền giáo quá thiếu người. Thí dụ tại Bắc Việt không kể Đức Cha Sextri Tri, dòng chỉ còn bốn vị. Năm 1728, ba linh mục gởi đến đây đã bị đắm tàu chết hết (1). Cha Alonso Liciniana Đậu và 23 tu sĩ tây Ban Nha đã đáp lời mời đi tàu đến Manila vào tháng 11 năm 1730. Tháng hai năm sau, cha cùng với hai linh mục Phêrô Ponsgrau Bằng và Micae Pajares lâm bệnh phải trở về. Hai vị còn lại đến Trung Linh ngày 18-01-1732 trong niềm vui lớn lao của giáo phận Đông Đàng Ngoài.

Trên một giáo phận rộng lớn với nhân sự quá ít oi, cha Matthêu Đậu phải di chuyển và phục vụ nhiều nơi. Sau thời gian học tiếng ở Trung Linh, cha truyền giáo ở Sơn nam Thượng, hoạt động trong các huyện Trung Đông, Tiên Lữ, Thần Khê (Hưng Yên), rồi các huyện Thanh Quan, Vũ Tiên (Thái Bình) và sang cả Nam Chân, Giao Thủy, Xuân Trường (Nam Định ). Các giáo xứ lớn được cha coi sóc là Trung Lao, Tiên Chu, Kẻ Hệ và Lai Ổn. Sức khoẻ của cha không được tốt lắm, dáng người mảnh khảnh, ốm yếu nhưng cha đã vượt qua mọi gian khổ và luôn kiên trì hoạt động không ngơi nghỉ.

Cuộc thử thách…

Tháng 11-1743 đang ở Lai Ổn, thấy tình hình không mấy bình an, cha liền di chuyển qua Lục Thủy Hạ, trú trong nhà ông trùm Độ. Chẳng may trong làng có người bỏ đạo tên Đạt biết được và đi tố cáo quan. Sáng ngày 29-11 quân lính đến vây làng Lục Thủy, ập vào nhà đang lúc cha đang cử hành thánh lễ. Các giáo hữu sợ hãi chạy tán loạn. Cha Đậu vì bất ngờ cũng hoảng hốt bỏ chạy, tay ôm bình thánh và rước hết bánh thánh. Nhưng không kịp nữa rồi, quân lính đuổi theo và bắt cha lại và đánh đập cha cách tàn bạo. Họ xúm vào vật cha xuống đất, kẻ bức tóc, xé áo, kẻ nhổ râu, xỉ vả chế diễu. Một người lính cầm giáo đâm sượt ngang qua hông, máu chảy loang đỏ trên bộ áo dòng trắng, khiến cha tưởng giờ chết sắp đến, miệng thầm kêu lên cực trọng Giêsu-Maria. Cùng bị bắt với cha có ba thầy giảng Đaminh Sĩ, Đaminh Đậu, Ignatio Quý và hai giáo hữu trong xứ. Tất cả được giải lên quan trấn thủ Sơn Nam, bấy giờ là Lê Văn Phượng. Quan chỉ giữ lại cha Đậu và thầy Quí, còn tất cả được trả về tự do.

Sau ba lần ra tòa, với nhiều cách thức nạt nộ, đe dọa, dụ dỗ hoặc tra tấn, quan trấn thủ không thể làm cha Đậu và thầy Quí chối bỏ Đức Tin. Ngày 21-12 quan hỏi cha có biết lệnh vua cấm giảng đạo khống ? Cha đáp : "Chính vì cấm tôi mới phải lẩn trốn chứ". Quan liền thảo bản án trảm quyết cha Đậu, còn thầy Quí bị phát lưu thảo tượng (chăn voi) suốt đời.

Nhưng sau đó nhờ sự can thiệp của một viên quan thiện cảm với đạo, án của cha được đổi thành chung thân, còn thầy Quí được tha bổng sau khi nộp cho quan một món tiền. Ngày 30-05-1744, quân lính áp giải cha về Thăng Long và giam chung với linh mục Phanxicô Tế đã bị bắt từ năm 1737, đã có án trảm quyết, nhưng vì tình hình chính trị nên chưa bị đem đi xử.

Cùng sống cùng chết cùng vinh phúc.

Thật tả sao cho xiết niềm vui thiêng liêng được gặp lại nhau của hai anh em cùng dòng, lại cùng tuổi trong cảnh tù tội này. Từ nay các vị không còn cô độc nữa. Hai anh em chia sẻ cho nhau những tâm tư thao thức, ôn lại những kỷ niệm, trao đổi bàn bạc việc tông đồ và cùng nhau cầu nguyện. Chỉ sau vài ngày chỉ một ít tiền bạc, cha Đậu cũng được tự do đi thăm và giúp đỡ các tín hữu trong vùng. Vào lễ Chúa Ba Ngôi năm 1744, cha Tế dâng lễ, cha Đậu gíup lễ.

Nhưng một khung cảnh đẹp đáng nghi nhớ hơn, và có lẽ là trường hợp duy nhất trong hạnh các Thánh tử đạo, đó là ngày 04-06 năm ấy, lễ mình thánh Chúa, sau sáu tháng tù không có cơ hội, nay cha Đậu được dâng một thánh lễ âm thầm nhưng ấm cúng trong tù với sự tham dự của 130 giáo hữu Thăng Long. Bảy tháng tù ở kinh đô đã trôi qua thật êm ả, hai vị Linh Mục vẫn tiếp tục loan báo Tin Mừng, giải tội, rửa tội, sức dầu và an ủi khích lệ các tín hữu. Riêng cha Đậu trong bảy tháng đã rửa tội 55 người, trong đó có 22 người lớn và rửa tội cho 620 hối nhân.

Ngày 22-01-1745 có lệnh đưa cha Tế đi xử trảm. An của cha Đậu vẫn như cũ là án chung thân, cha buồn rầu hết sức và năn nỉ xin phép quan cho đi tiễn chân bạn đến pháp trường. Khi đi ngang qua hoàng cung, đoàn người dừng lại, một viên quan sau khi đọc bản án của cha Tế và đọc tiếp : "Matthêu cũng là đạo trưởng Hoa Lang đã bị kết án chung thân nay bị kết án xử trảm."

Thế là cuối cùng cha Đậu được toại nguyện. Tại pháp trường quân lính chặt tháo xiềng xích ở chân tay hai cha, vô tình làm chảy máu rất nhiều. Các tín hữu đến tận nơi hôn xiềng xích và xin các cha cây Thánh Giá ở tay làm kỷ vật đang bị trói vào cọc. Hai linh mục bị chém cùng một lúc trong sự thương cảm của những người đến dự, dù giáo hay lương. Có sử liệu ghi nhận: một cụ bà Phật tử ở đó lâm râm cầu Trời khấn Phật chohai cha thpát chết. Khi đầu hai vị tử đạo rơi xuống đất, nhiều người khóc nức nở và xông vào thấm máu hoặc tìm vật kỷ niệm.

Cha Bề trên dòng Phêrô Ponsgrau Bằng, người đã đến Việt Nam cùng ngày với cha Đậu, cử hai thày giảng Điều và Luận, cùng ít giáo hữu tìm cách rước thi hài các tôi trung đức tin về tràng Lục Thủy. Giáo hữu ba xứ Bùi Chu, Trung Linh, Trung Lễ gặp nhau và tranh quyền an táng các ngài ở nhà thờ mình. Cha chính phải can thiệp để họ vui lòng nhường cho nhà chung. Mấy ngày sau, Đức cha Hilario Hy dâng lễ tạ ơn, có các cha dòng và rất đông đảo giáo dân tham dự.
Đức Piô X suy tôn hai cha Phanxicô Federich Tế và Matthêu Linciniana Đậu lên bậc Chân Phước ngày 20.05.1906. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên bậc Hiển thánh.

Thánh Phanxicô FEDERICH TẾ
Linh Mục dòng Đaminh - (1702-1745)

Thánh tử đạo tiên khởi trên đất Việt

Bốn mươi ba tuổi đời, mười năm truyền giáo trên đất Việt, trong đó gần 8 năm bị giam cầm, cuộc đời truyền giáo của Thánh Phanxicô Tế có vẻ không được thuận lợi, nhưng chính những năm tù này đã làm nên sự nghiệp của thánh nhân. Nhờ bối cảnh đặc biệt vị Linh Mục dòng thuyết giáo đã tiếp tục thi hành xú mệnh của mình ngay tại kinh đô Thăng Long. Cha vẫn đi thăm viếng và trao ban bí tích cho các giáo hữu, rửa tội cho nhiều tân tòng. Rêng năm 1744, cha giải tội cho 1745 người, rửa tội 73 người( trong đó 32 người lớn) và xức dầu cho nhiều bệnh nhân. Thành quả đó của một "tù nhân" đủ cho mọi người thấy nhiệt tâm, tài năng và sự khéo léo của vị thánh Tử Đạo đầu tiên trên đất Việt.



Tuổi xuân và khát vọng

Phanxicô Gil de Federich sinh ngày 14-12-1727 tại Tortosa, Tây Ban Nha, quê hương của biết bao vị đại thánh và những vị thừa sai nổi tiếng. Được thừa hưởng truyền thống đạo đức đó, từ niên thiếu ngài nhận ra tiếng Chúa mời gọi sống đời dâng hiến, và đã xin gia nhập dòng Đaminh. Sau một năm tập đầy lòng nhiệt thành đạo đức tu sĩ Federich tuyên khấn trọng thể tại tu viện Santa Catalina thành Barcelona khi mới 16 tuổi.

Sau nhiều năm học tập chăn chỉ, ngày 29-03-1072 tại Tortosa, thầy Federich được thụ phong linh mục, rồi bổ nhiệm làm giáo sư triết lý kiêm giáo sư các tu sĩ sinh viên. Thế nhưng ước nguyện thâm sâu của tân linh mục là được đi truyền giáo ở phương xa. Hai năm sau cha xin chuyển sang tỉng dòng Đức Mẹ Mân Côi, là tỉnh dòng đặc trách việc truyền giáo ở Viễn Đông. Cha xuống tàu, đến trụ sở tỉnh dòng tại Phi Luật Tân năm 1733.

Cha giám tỉnh Diego tại Manila rất quý trọng khả năng đức độ của cha Federich, nên đã chọn cha làm thư ký và phụ tá cho mình. Trong công việc tham gia điều hành tại trụ sở, những tin tức ở các vùng truyền giáo ngày càng thúc đẩy cha thực hiện khát vọng truyền giáo. Những vần thơ cầu nguyện với Đức Maria của cha nói lên tâm tình đó:

"Lạy thánh Mẫu cao vời nhân ái
Tấm lòng con điên dại đáng thương
Ngày đêm nung nấu can trường
Tình bao la Mẹ, đâu phương đáp đền
Trong tâm tưởng con hằng mong ước
Khắp muôn phương loan báo Tin Mừng
Giờ con gặp cảnh sầu thương
Như thuyền neo bến, trùng dương xa vời."

Cuối cùng ước mơ cao đẹp này đã được thành tựu. Ngày 28-08-1735, cha Phanxicô đặt chân lên đất Việt Nam. Bấy giờ là thời vua Lê Ý Tông (1735-1739) và Uy Nam Vương Trịnh Giang (1729-1740).

Trên cánh đồng truyền giáo

Sau một thời gian ngắn học ngôn ngữ và phong tục, cha Federich Tế đã đến để phục vụ nhiều nơi. Mới đầu ở huyện Trực Ninh (Nam Định) rồi Vũ Tiên (Thái Bình), sau đảm nhiệm hai giáo xứ Kẻ Mèn, Bắc Trạch : tiếp đó qua huyện Giao Thủy coi họ Lục Thủy và Quất Lâm.

Một hôm ở Quất Lâm cha đang giải tội, bỗng giáo dân chạy vào báo tin lương dân đang lùng bắt người. Cha Tế vẫn cầu nguyện giây lát, rồi cứ tiếp tục giải tội. Sự bình tĩnh và bầu khí thiêng thánh của việc trao ban bí tích Hòa giải đã cứu cha. Những người vây bắt đứng ngây người một lát rồi rủ nhau giải tán.

Mối giây oan nghiệt …

Mới được hai năm hoạt động ngắn ngủi, cha Tế đã bị bắt ngày 03-08-1737. theo sử sách, một nhà sư tên Tình vốn ghét đạo Công Giáo, lại muốn tìm cách đòi tiền. Nhà sư đã đến xin phép quan huyện Giao Thủy, rồi đưa người đến vây bắt các trưởng ở làng Trung Linh. May là các Linh Mục ở đây biết trước nên trốn đi hết , nhưng sau đó nghe tin có đạo trưởng Âu Châu ở họ Lục Thủy, nhà sư đem quân đến vay ngay lúc cha Tế vừa dâng thánh lễ xong. Để nguyện đường khỏi bị xúc phạm và giáo hữu khỏi bị liên lụy, cha tự nghuyện ra nộp mình, cha nói : "Các ông tìm bắt tôi, thì chính tôi đây, xin hãy tha cho các giáo hữu của tôi."

Khi nghe tin cha Tế bị giam giữ tại làng Thủy Nhai, giáo hữu của cha gom góp tiền đến gặp sư Tình xin chuộc nhưng nhà sư chê ít và giữ cha tại nhà riêng mười ngày. Thấy thế giáo hữu lên tỉnh trình quan và hứa sẽ hậu tạ nều vị linh mục được giải thoát. Quan trấn thủ Sơn Nam liền phái lính về Thuỷ Nhai bắt cả sư Tình lẫn cha Tế. Vị sư này nhanh chân chạy thoát, lên tận kinh đô tố cáo với vua rằng : "Quan Trấn Thủ đã ăn hối lộ và làng Lục Thủy chứa chấp Tây Dương đạo trưởng." Khi hay tin quan trấn biết không thể tha cha Tế được nữa, nên đành áp giải cha về Thanh Long. Dọc đường cha lên cơn sốt rét trầm trọng, nhưng khi lên tới nơi cha vẫn phải mang gông và bị tống giam vào ngục.

Năm tù đầu tiên và bản án

Sau khi khỏi bệnh cha Phanxicô Tế được đưa ra tòa hai ngày liền. Các quan đối xử tử tế với cha, nhưng dân chúng có người la ó, buông những lời khiếm nhã, có kẻ lấy que bẻ vụn làm thành hình Thánh Giá ném vào cha. Cha bình tĩnh nhặt lên hôn kính và cất Thánh Giá vào túi. Trong ngục cha được linh mục Nghi giả làm thầy lang vào thăm bệnh, giải tội và trao mình thánh chúa. Suốt một năm cha Nghi cùng cháu của bà Kính vẫn ra vào thăm và tiếp tế. Qua những chứng nhân này, mọi người biết cha Tế luôn kiên nhẫn, bình tĩnh không trách cứ than van, và nhiều lần còn tỏ ý muốn được tử đạo.

Ngày 10-07-1738, cha Tế bị đưa ra toà cùng với nhà sư Tình. Quan trấn Sơn Nam Hạ khi áp giải cha về kinh đô đã tố cáo nhà sư đã chứa chấp cha mười ngày trong nhà. Để chạy tội vị sư này xin được đạp lên Thánh Giá, minh chứng mình không ủng hộ đạo Công Giáo. Về phần cha Tế khi bắt cha bước qua Thánh Giá, cha trả lời : "Tôi không thể phạm tội nặng ấy được". Các quan hỏi về ý nghĩa ảnh tượng Thánh Giá. Cha đáp : "Ảnh này tượng trưng cuộc Tử Nạn con Thiên Chúa giáng sinh cứu chuộc loài người." Các quan nói tiếp : "Nhưng luật triều đình cấm giảng đạo này". Cha trả lời : "Chẳng ai có quyền cấm giảng đạo Thiên Chúa đã truyền loan báo cho mọi dân mọi nước. Ai cấm tức là cướp quyền củaa Thiên Chúa."

Các quan nghị án một lát, rồi tuyên án trảm quyết đạo trưởng Federich Tế, kết án sư Tình và con trai phải phát lưu chăn voi. Ngày 12-09, bản án được chúa Trịnh Giang phê chuẩn, nhưng vì nhà sư chạy chọt chống án ở nhiều nơi, nên bản án chưa được thi hành.

Lời chúa không thể bị trói buộc.

Thời gian sau đó vì tình hình chính trị bất ổn, bản án của cha Tế bị lãng quên: Trịnh Doanh đảo chánh lật đổ anh, chiếm phủ chúa và tự phong là Minh Đô Vương (1740-1767) rồi Lê Hiển Tông lên ngôi lấy hiệu là Cảnh Hưng (1740-1786) giặc Lê Duy Mật nổi lên ở Thanh Hóa : dư đảng của nhà Mạc cũng nổi loạn ở Thượng Du… những biến cố dồn dập đó làm vua quan bận rộn đến nổi quên mất "tử tội" của mình.

Lợi dụng hoàn cảnh đó cha Tế khéo léo xin phép, có khi mất tiền để được đi lại trong thành Thăng Long để thăm viếng các tín hữu, trao ban Bí Tích và giảng đạo cho lương dân. Có gia đình hai chị em bà Gạo là ngoại giáo đã vào xin quan cho cha Tế đến tá túc tại nhà mình. Chị bà Gạo mắc bệnh nan y, không thuốc nào chữa nổi sau nhờ lời nguyện của cah Tế được khỏi bệnh nên xin được rửa tội ngay. Còn bà Goạ một thời gian sau mới xin tòng giáo lấy tên thánh Rosa. Hai chị em sống đạo rất gương mẫu.

Thấy cha Tế ra vào ngục dễ dàng như thế. Đức Giám Mục Loger Gia ngỏ ý muốn đặt cha làm chính xứ Kẻ Chợ (Thăng Long). Nhưng cha từ chối vì không chắc được dễ dàng mãi. Cha nói : "Một tù nhân không thể chăm sóc ai được."

Từ ngày 30-05-1744, cha Tế có thêm một cộng sự viên đắc lực nữa. Đó là Linh Mục Matthêu Alonso Liciniana Đậu cũng dòng Đaminh, bị bắt cách đó 6 tháng được áp giải về Thăng Long và cùng bị giam một nơi niềm vui mừng xúc động dạt dào tả sao cho hết. Hai nhà thuyết giáo thăm hỏi nhau an ủi, khích lệ và bàn bạc với nhau, biến Thăng Long thành môi trường truyền giáo, hợp tác với nhau làm mục vụ tông đồ.

Giờ phút vinh quang

Sau hơn bảy năm tù và bảy tháng được sống chung với người đồng chí hướng. Ngày 22-01-1745, cha Tế bị đem đi xử. Cha tỏ vẻ hân hoan cám ơn và từ biệt anh em bà Gạo, tạm biệt cha Liciniana Đậu và một số ân nhân, Rồi thanh thản tiến ra pháp trường. Riêng cha Đậu chịu bị án chung thân, xin phép quan đi theo đưa tiễn. Thế nhưng khi đi ngang qua hoàng cung, cha Đậu cũng được tin mình cũng bị xử trảm với linh mụ bạn.

Hai vị chứng nhân nhìn nhau sung sướng, cả hai cùng tạ ơn Chúa vì từ nay hai người không bao giờ phải xa lìa nhau nữa, tại pháp trường giáo hữu cũng như lương dân có mặt rất đông và tỏ lòng thương tiếc, cảm thông. Lý hình vừa chém rơi đầu hai vị, nhiều người oà lên khóc và ùa vào thấp máu, hoặc lấy vật gì làm thánh tích.

Theo ý Đức Cha Hilario Hy, thi hài của hai cha được đưa về an táng tại nhà chung Lục Thủy. Vài ngày sau Đức Cha tổ chức thánh lễ tạ ơn long trọng có đông đảo các cha dòng đến tham dự. Ngay khi đó mọi người tin tưởng vào hai đấng đã được lãnh triều thiên tử đạo, và bắt đầu chuẩn bị lập hồ sơ xin phong thánh.
Ngày 20-05-1906, các Ngài được Đức Piô X suy tôn lên bậc chân phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn lên hàng Hiển Thánh.

 

langvuon

khoai nướng
#63
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 1/2011

Chúa Nhật 23/01
Chúa Nhật thứ III Mùa Thường Niên

Is 8: 23; 9: 3 Tv 27: 1, 4, 13-14 1Cor 1: 10-13, 17 Mt 4: 12-23 hoặc 4: 12-17
Thánh Vịnh Tuần 3

Thứ Hai 24/01
Thứ Hai sau Chúa Nhật thứ III Mùa Thường Niên
Thánh Phanxicô đệ Salê, Gmtsht
Dt 9: 15, 24-28 Tv 98: 1, 2-3, 3-4, 5-6 Mc 3: 22-30

Thánh Phanxicô Sales
(1567 - 1622)

Cha của Phanxicô dự định cho chàng là một luật sư để có thể thế chỗ ông trong nghị viện tỉnh Savoy nước Pháp. Vì lý do đó Phanxicô được gửi đến Padua để học luật. Sau khi đậu bằng tiến sĩ, chàng trở về nhà, và đúng lúc ấy, chàng ngỏ ý muốn đi tu làm linh mục. Dĩ nhiên, cha mẹ chàng chống đối kịch liệt, và phải mất một thời gian khá lâu sau khi Phanxicô kiên trì thuyết phục thì ông bà mới đồng ý. Sau khi được thụ phong linh mục, Cha Phanxicô được bầu làm giáo trưởng của Ðịa Phận Geneva, sau này nơi đó là trung tâm phát xuất tà thuyết Calvin. Ngài được sai đi để hoán cải những người theo tà thuyết này, nhất là ở quận lỵ Chablais. Qua lời giảng và qua việc phân phát những tài liệu nhỏ do ngài viết để giải thích giáo lý thật của Công Giáo, ngài rất thành công.

Khi 35 tuổi, ngài là Giám Mục của Geneva. Trong khi điều hành giáo phận, ngài tiếp tục rao giảng, nghe xưng tội và dạy giáo lý cho trẻ em. Sự nhân từ của ngài đã đưa được nhiều linh hồn về với Chúa. Ngài thực hành câu châm ngôn của chính ngài là, "Một muỗng mật ong thì thu hút nhiều ruồi hơn một thùng dấm."

Ngoài hai tác phẩm nổi tiếng của ngài là "Khởi Ðầu Ðời Sống Ðạo Ðức" và "Luận Án về Tình Yêu Thiên Chúa", ngài còn viết nhiều cuốn sách nhỏ và rất nhiều bài báo. Vì những văn bản này mà ngài được đặt làm quan thầy của báo giới Công Giáo. Văn bản của ngài, đầy dẫy những nét nhân hậu, nhắm đến người giáo dân. Ngài muốn họ hiểu là họ cũng được mời gọi để trở nên thánh. Như ngài viết trong cuốn "Khởi Ðầu Ðời Sống Ðạo Ðức": "Ðó là điều sai lầm, hoặc đúng hơn là một tà thuyết, khi nói rằng việc đạo đức không thích hợp với đời sống của một binh sĩ, một thương gia, một thái tử hay một phụ nữ có chồng... Ðã có nhiều người mất sự trọn lành trong cái khô khan của thế gian."

Mặc dù sự bận rộn và cuộc đời ngắn ngủi của ngài, Cha Phanxicô đã cộng tác với một vị thánh khác, Jane Frances de Chantal, trong việc thành lập tu hội Nữ Tu Dòng Thăm Viếng. Các nữ tu này thi hành nhân đức mà Ðức Maria đã làm gương khi đến thăm người chị họ là bà Êligiabét: khiêm tốn, đạo đức và giúp đỡ lẫn nhau. Lúc đầu các nữ tu tiếp tay một cách giới hạn trong công việc bác ái đối với người nghèo và bệnh nhân. Ngày nay, trong khi một số nữ tu điều hành các trường học, một số nữ tu khác dành trọn cuộc đời để chiêm niệm.

Lời Bàn

Thánh Phanxicô de Sales đã coi trọng lời Ðức Kitô: "Hãy học cùng tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường thật." Như chính thánh nhân thú nhận, ngài phải mất 20 năm mới chiến thắng được tính tình nóng nẩy của ngài, nhưng không ai cho rằng ngài có tính xấu đó mà chỉ thấy trong lối đối xử của ngài tràn ngập sự ân cần và bản chất tốt lành của ngài. Vì bản tính hiền lành và vui vẻ ấy mà ngài được gọi là "Thánh Lịch Thiệp."

Lời Trích

Thánh Phanxicô dặn dò chúng ta: "Người có đức hiền lành Kitô Giáo thì thương yêu và dịu dàng với người khác: Họ có khuynh hướng tha thứ lỗi lầm của người khác; sự thiện hảo của tâm hồn họ được bộc lộ trong sự hoà nhã dịu dàng có ảnh hưởng đến lời nói cũng như hành động của họ, giúp họ nhìn bất cứ vấn đề gì trong đường hướng bác ái và đem lại sự thoải mái."
 

langvuon

khoai nướng
#64
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 1/2011

Thứ Ba 25/01
Thứ Ba sau Chúa Nhật thứ III Mùa Thường Niên
Lễ kính Thánh Phaolô Tông Đồ trở lại
Dt 10: 1-10 Tv 40: 2, 4, 7-8, 10, 11 Mc 3: 31-35

THÁNH PHAOLÔ TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI

Thánh Phaolô đã viết:” Tôi biết tôi tin vào ai và xác tín rằng: Đức Kitô là Vị Thẩm Phán chí công có đủ quyền năng bảo toàn Giáo lý đã được giao phó cho tôi. Mãi cho tới ngày Người ngự đến”( 2Tm 1.12; 4, 8 ). Thánh Phaolô đã có một cảm nghiệm sâu xa về Chúa Kitô khi Ngài bị đánh ngã ngựa trên đường đi Đamas.

PHAOLÔ LÀ AI ?

Phaolô là người Do Thái thuộc chi tộc Benjamin, tên của Ngài là Saolô, quê Tarsê xứ Cilicia. Gia đình của Phaolô đã nhập tịch làm dân Roma, nên Ngài cũng là dân Roma. Saolô ngay từ thuở thiếu thời luôn trung thành với truyền thống của cha ông mình. Saolô là một phần tử hăng say thuộc nhóm biệt phái, luôn thù ghét các Kitô hữu, thù ghét Giáo Hội của Chúa Giêsu. Saolô đã tham dự vào việc ném đá Stêphanô:”…Các nhân chứng để áo mình dưới chân một thanh niên tên là Saolô”( Cv 7, 58 ).” Phần ông Saolô, ông tán thành việc giết ông stêphanô”( Cv 8, 1 ). Saolê bắt đầu từ lúc đó càng hăng say bắt bớ Giáo Hội Chúa Kitô:” Còn ông Saolô thì cứ phá hoại Hội Thánh: Ong đến từng nhà, lôi cả đàn ông lẫn đàn bà đi tống ngục”( Cv 8, 3 ). Saolô đã được các thượng tế Do Thái cho phép, đồng ý nên đã đến các hội đường ở Đamát, để nếu thấy những người theo Đạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Giêrusalem( Cv 9, 1 ).

CHÚA KÊU GỌI SAOLÔ

Chúa luôn có con đường của Ngài và nẻo đường của Ngài không ai biết trước, không ai hiểu rõ như thánh Phaolô đã viết:” Sự giầu có, khôn ngoan à thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người, ai dò cho thấu ! Đường lối của Người, ai theo dõi được”( Rm 11, 33 ). Trên đường đi Đamát với một khí thế hung hăng, đằng đằng sát khí, Saolô muốn tiêu diệt Giáo Hội của Chúa. “ …Thì bỗng nhiên có một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy Ong. Ong ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với Ong:” Sa-un, Sa- un, tại sao Ngươi bắt bớ Ta”( Cv 9, 4 ) . Saolô liền hỏi lại:” Thưa Ngài, Ngài là ai ?”( Cv 9, 5)

Người đáp:” Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ”(Cv 9, 5 ). Và Saolô đã khuất phục:” Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì ?”. Chúa truyền cho Saolô vào thành và gặp Khanania, nơi đó Khanania đã nói với Saolô:” Anh Sa-un, Chúa đã sai tôi đến đây, Người là Đức Giêsu, Đấng đã hiện ra với anh trên đường anh tới đây. Người sai tôi đến để anh lại thấy được và để anh được đầy Thánh Thần”(Cv 9, 17 ) và” Lập tức có những cái gì như vảy bong ra khỏi mắt ông saolô, và Ong lại thấy được. Ong đứng dậy và chịu phép rửa”(Cv 9, 18 ). Saolô từ lúc sáng mắt đã hoàn toàn được đổi mới. Ong nhiệt thành đi rao giảng Tin Mừng nước Thiên chúa. Với tên mới Phaolô, vị tông đồ được Chúa chữa sáng mắt đã nong nả đi khắp nơi để rao giảng Tin Mừng và trở nên vị tông đồ dân ngoại rất lừng danh. Thánh nhân đã luôn tin tưởng vào Chúa, Ngài viết:” Tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi”( Gl 2, 20 ).

Lạy Chúa, Chúa đã dùng lời rao giảng của thánh Phaolô tông đồ để dạy dỗ muôn dân. Hôm nay, mừng kỷ niệm ngày thánh nhân trở lại tin theo Đức Kitô, xin cho chúng con hằng noi gương thánh nhân để lại mà tiến đến gần Chúa và trở nên chứng nhân của Tin Mừng”( lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Phaolô trở lại).

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
 

langvuon

khoai nướng
#65
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 1/2011

Thứ Tư 26/01 (23/12 Canh Dần)
Thứ Tư sau Chúa Nhật thứ III Mùa Thường Niên
Thánh Timôthêô và Titô, Gm
Dt 10: 11-18 Tv 110: 1, 2, 3, 4 Mc 4: 1-20

Thánh Timôtê và Titô

Thánh Timôtê
(c. 97?): Qua Tân Ước, những gì chúng ta biết được về cuộc đời Thánh Timôtê thì giống như của một giám mục bận rộn ngày nay. Ngài được vinh dự tháp tùng Thánh Phaolô, và cả hai đều được ưu tiên rao giảng phúc âm và chịu đau khổ.

Thánh Timôtê có cha là người Hy Lạp và mẹ là người Do Thái tên là Eunice. Là kết quả của một hôn nhân "hỗn hợp", nên ngài bị người Do Thái coi là bất hợp pháp. Chính bà ngoại thánh nhân, bà Lois, là người đầu tiên trở lại Kitô Giáo. Sau đó, Timôtê được Thánh Phaolô rửa tội khoảng năm 47, và sau đó cùng tiếp tay với ngài trong công cuộc tông đồ. Chính ngài và Thánh Phalô cùng sáng lập Giáo Hội Côrintô. Trong 15 năm làm việc với Thánh Phaolô, Timôtê trở nên người bạn trung tín nhất của Phaolô. Ngài được Thánh Phaolô gửi đi truyền giáo -- thường phải đương đầu với những xáo trộn trong các giáo đoàn mà Thánh Phaolô thành lập.

Khi Timôtê đang ở với Phaolô thì bị bắt tại Rôma. Trong một thời gian, chính Timôtê cũng bị tù (Do Thái 13:23). Và Thánh Phaolô đã bổ nhiệm Timôtê làm đại diện cho ngài ở Êphêsô.

Timôtê quá trẻ so với trách nhiệm nặng nề phải đảm trách. ("Ðừng để ai coi thường anh vì sự trẻ trung," trong thư I Thánh Phaolô viết cho Timôtê 4:12a). Một vài đoạn khác cho chúng ta biết dường như Timôtê hay bẽn lẽn. Và một trong những câu của Thánh Phaolô thường được trích dẫn là câu viết cho Timôtê: "Ðừng chỉ uống nước lã, nhưng hãy dùng thêm chút rượu, vì anh đau dạ dày và ốm yếu luôn" (1 Tim 5:23).

Thánh Titô (c. 94?): Titô có nét đặc biệt là người bạn thân và là môn đệ của Thánh Phaolô cũng như tiếp tay trong công cuộc truyền giáo. Ngài là người Hy Lạp, hiển nhiên xuất thân từ Antiôkia. Mặc dù ngài là Dân Ngoại, Thánh Phaolô đã không để ngài phải chịu cắt bì ở Giêrusalem. Titô được coi như người hòa giải, người quản đốc, người bạn rất tốt. Trong lá thư thứ hai gửi giáo đoàn Côrintô, Thánh Phaolô cho chúng ta thấy tình bạn sâu đậm giữa ngài với Titô, và tình đồng đội giữa hai người khi rao giảng Tin Mừng: "Khi tôi đến Troas... Tinh thần tôi không được khuây khỏa vì không gặp được Titô, người anh em của tôi. Do đó tôi từ giã họ và tiếp tục đến Macedonia... Ngay cả khi đến Macedonia, thể xác chúng tôi cũng chưa được yên, mà phải chịu đau khổ đủ mọi cách -- xung đột bên ngoài, lo sợ bên trong. Nhưng Thiên Chúa, Ðấng an ủi những kẻ yếu hèn, đã an ủi chúng tôi bằng cách sai Ti-tô đến..." (2 Côrintô 2:12a, 13; 7:5-6).

Trong Thư Gửi Titô, lúc ấy Titô được coi như quản đốc của cộng đồng Kitô Giáo trên đảo Crete, có trách nhiệm tổ chức, chấn chỉnh những lạm dụng và bổ nhiệm các giám mục phụ tá.

Lời Bàn

Qua đời sống của Thánh Titô, chúng ta có được chút hiểu biết về đời sống Giáo Hội thời tiên khởi: hăng say trong việc tông đồ, kết hợp mật thiết với Ðức Kitô, triển nở tình bạn. Tuy nhiên, luôn luôn có những vấn đề của bản tính con người và những chi tiết không hấp dẫn chút nào trong đời sống hàng ngày: cần phải sống bác ái và kiên nhẫn trong "sự cãi cọ với người khác, lo sợ trong tâm hồn". Qua tất cả những điều ấy, tình yêu của Ðức Kitô đã gìn giữ họ.
 
Chỉnh sửa cuối:

langvuon

khoai nướng
#66
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 1/2011

Thứ Năm 27/01 (24/12 Canh Dần)
Thứ Năm sau Chúa Nhật thứ III Mùa Thường Niên
Thánh Angela Merici, Đt
Dt 10: 19-25 Tv 24: 1-2, 3-4, 5-6 Mc 4: 21-25

Thánh Angela Merici
(1470 - 1540)

Vào lúc 56 tuổi, Angela Merici từ chối lời yêu cầu của Ðức Giáo Hoàng. Ngài biết Ðức Clêmentê VII muốn ban cho ngài một vinh dự lớn lao và một cơ hội vĩ đại để phục vụ khi đức giáo hoàng yêu cầu ngài nhận trách nhiệm lãnh đạo một dòng nữ tu chuyên về điều dưỡng. Nhưng Angela biết công việc điều dưỡng không phải là điều Thiên Chúa muốn mời gọi ngài thi hành.

Ngài mới từ Ðất Thánh trở về. Khi trên đường đến đó ngài bị bệnh nặng và bị mù. Tuy nhiên, ngài nhất quyết tiếp tục cuộc hành hương và thăm viếng các thánh địa với tất cả lòng sùng kính hơn là muốn chiêm ngưỡng bằng cặp mắt. Trên đường về ngài được chữa lành và được sáng mắt. Ðiều ấy chắc chắn đã nhắc nhở ngài rằng không thể nhắm mắt trước nhu cầu của những người chung quanh, và đừng đóng cửa lòng trước lời mời của Thiên Chúa.

Ở khắp nơi trong thành phố, đâu đâu ngài cũng thấy các em gái nghèo nàn, không có học vấn và cũng không có tương lai. Trong thế kỷ mười lăm và mười sáu của Thánh Angela, vấn đề giáo dục phụ nữ là dành cho người giầu và cho các nữ tu. Angela là người có học thức. Cha mẹ ngài chết sớm khi ngài mới mười tuổi và sau đó ngài phải sống với người chú. Ngài thực sự bối rối khi thấy chị của ngài từ trần mà không được lãnh nhận các bí tích. Trong một thị kiến ngài được đảm bảo là chị của ngài được an toàn trong bàn tay Thiên Chúa -- và cũng qua thị kiến ấy ngài tận hiến cuộc đời cho Thiên Chúa.

Khi chú ngài từ trần, trở về nhà ngài nhận thấy các em gái trong vùng không có một chút học vấn. Nhưng ai sẽ dạy các em? Thời ấy thật khác biệt. Phụ nữ không được phép làm nghề giáo và các cô chưa chồng thì không được tự ý đi ra ngoài -- dù để phục vụ người khác. Nữ tu là các phụ nữ có kiến thức nhưng họ không được phép bước chân ra khỏi tu viện. Thời đó không có dòng nữ tu chuyên về giáo dục như ngày nay.

Ðể giúp đỡ các em, Angela nghĩ ra một phương cách mới. Ngài quy tụ một nhóm các cô thuộc dòng Ba Phanxicô, đi ra đường phố và tụ tập các em gái lại để dạy học cho các em. Các cô không có tiền cũng như không có quyền thế, họ chỉ có tấm lòng tận tụy cho việc giáo dục và cho Ðức Kitô. Sống trong chính nhà của mình, họ gặp gỡ để cầu nguyện và dạy học. Họ thành công đến nỗi Angela được yêu cầu đưa sáng kiến ấy để thực hiện ở các thành phố khác, và đã làm nhiều người kinh ngạc, kể cả đức giáo hoàng.

Mặc dù ngài từ chối đức giáo hoàng, nhưng có lẽ thỉnh cầu của đức giáo hoàng đã gợi ý cho ngài thấy rằng cần phải chính thức hóa tổ chức của ngài. Mặc dù chưa bao giờ là một nữ tu, Hội Thánh Ursula của Angela là nhóm nữ tu đầu tiên hoạt động ngoài khuôn khổ nhà dòng và là dòng nữ đầu tiên chuyên lo giáo dục.

Thánh Angela Merici từ trần năm 1540, khi ngài khoảng bảy mươi tuổi.

Lời Bàn

Như với nhiều vị thánh khác, lịch sử hầu như chỉ lưu tâm đến hoạt động của các ngài. Nhưng chúng ta phải luôn nhớ rằng, đức tin và đức ái sâu xa của các ngài là động lực thúc đẩy và là nguồn can đảm giúp các ngài đáp ứng với nhu cầu không cùng của con người trong xã hội.

Lời Trích

Khi sự thay đổi trở nên khó khăn đối với nhiều người, có lẽ thật hữu ích khi nhớ lại lời của thánh nữ nói với các nữ tu: "Nếu theo thời gian và vì nhu cầu, các chị phải vâng theo các quy luật mới và thay đổi một vài điều, thì hãy thi hành với sự thận trọng và hãy để ý đến lời khuyên bảo."
 

langvuon

khoai nướng
#67
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 1/2011

Thứ Sáu 28/01 (25/12 Canh Dần)
Thứ Sáu sau Chúa Nhật thứ III Mùa Thường Niên
Thánh Tôma Aquinas, Lmts
Dt 10: 32-39 Tv 37: 3-4, 5-6, 23-24, 39-40 Mc 4: 26-34

Thánh Tôma Aquino (St. Thomas Aquinas)
Linh mục tiến sĩ Hội thánh
Ngay trong ca nhập lễ, lễ thánh mục tử có viết:” Ta sẽ cho xuất hiện một tư tế trung thành để phục vụ Ta. Người ấy sẽ hành động theo như lòng và ý muốn của Ta” ( I Sm 2, 35 ). Thánh Tô-ma A-qui-nô là mẫu mực của lời Chúa.
MỘT VỊ THÁNH LỖI LẠC
Thánh Tô-ma A-qui-nô sinh năm 1225 tại thành Naples Ý Đại Lợi trong một gia đình phú quí và đạo hạnh. Ngài được hấp thụ một nền đạo đức sâu sắc, đặt căn bản trên đức tin và giáo lý chân chính của Chúa Giêsu và các tông đồ. Cha của Tô-ma là lãnh Chúa đảo Aquinô. Tuy danh vọng cao vời, nhưng gia đình cha mẹ của thánh nhân luôn biết kính sợ Chúa và giáo dục con cái theo luật Chúa và Giáo Hội. Nhờ thế, thánh Tôma Aquinô đã sớm tiến tới trong đàng nhân đức, có một đức tin sắt đá và một nền học vấn uyên thâm để có thể hiểu và giải đáp được những vấn nạn trong xã hội cũng như những giải đáp cho thời đại đang tiến bộ.Trong quá trình theo học, Tôma được gửi học ở tu viện Cassino do các Cha Bênêđitô điều khiển. Một biến cố chính trị đưa đến việc giải tán tu viện sau 9 năm thánh hân đã theo học với các cha Bênêđitô. Sau đó, thánh nhân lại tiếp tục học ở Naples, nơi đây thánh nhân có dịp tiếp xúc với các cha dòng Đaminh, Tôma say mê với lý tưởng sống cho người nghèo và làm việc trí thức để truyền bá cho những người khác chân lý, lý tưởng mà Ngài đã ghiền gẫm, đã suy nghĩ. Lý tưởng của thánh Đaminh đã đánh động Ngài tới tận căn, nên Ngài đã quyết định xin vào dòng thánh Đaminh vào năm 1244. Việc này làm phật ý thân mẫu thánh Tôma vì bà luôn muốn Tôma làm tu viện trưởng Cassino. Thân mẫu của Tôma quyết định bắt Tôma về giam trong gia đình và dùng mọi mưu kế để cho Tôma trở về thế gian. Mọi mưu chước của mẹ đều bị thất bại. Sau cùng trong cơn mù quáng tột độ, bà đã dùng một cô gái trắc nết để quyến rũ thánh nhân, vì bà hy vọng Tôma sẽ bị ngã gục. Nhưng ý Chúa nhiệm mầu, Tôma đã chiến thắng, đuổi cô gái hư ra khỏi nơi Ngài ở. Chúa đã yêu thương Ngài, sai thiên thần đến cột giây trinh khiết cho Ngài để biểu tỏ sự chiến thắng của Ngài, đúng như lời sách đệ nhị luật đã viết:” Chúa ấp ủ và lo dưỡng dục Tôma , luôn gìn giữ chẳng khác nào con ngươi mắt Chúa” (Đnl 32, 10 ). Với ý chí sắt đá, lòng tin tưởng tuyệt đối vào Chúa, thân mẫu Ngài đành để Ngài trốn về lại tu viện. Thánh Tôma lúc đó được thụ huấn với thánh Albertô, một học giả uyên bác, nổi tiếng thời đó. Năm 27 tuổi, thánh Tôma đã trở thành giảng sư đại học với một kiến thức uyên bác có thể hướng dẫn được giới trí thức đang say mê triết học Hy Lạp ngoại giáo. Ngài đã viết bộ” Tổng luận thần học” đầy giá trị, để lại cho Giáo Hội và hậu thế. Ngài nói Ngài đã múc tất cả sự khôn ngoan nơi Chúa Giêsu qua suy niệm và cầu nguyện để viết nên:” Tổng luận thầnhọc” này.

CHÚA VÀ GIÁO HỘI THƯỞNG CÔNG NGÀI
Ngài qua đời lúc mới có 49 tuổi, cái tuổi đang sung sức và việc dậy học đang nổi tiếng vào năm 1274. Đức thánh cha Gioan XXII phong Ngài lên bậc hiển thánh năm 1328. Năm 1567, Đức Giáo hoàng Piô V lại cất nhắc Ngài lên bậc tiến sĩ Hội Thánh với tước hiệu:” Tiến Sĩ Thiên Thần “. Năm 1880, Đức thánh cha Lêo XIII đặt Ngài làm quan thầy các trường công giáo.
Lạy Chúa, Chúa đã làm cho thánh Tôma trở nên một bậc thầy lỗi lạc vì đã ban cho Người lòng tha thiết sống cuộc đời thánh thiện và hăng say giảng dạy đạo lý cao siêu. Xin Chúa thương mở lòng soi trí để chúng con ngày càng hiểu biết điều Người dạy và ra công bắt chước điều Ngài làm( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Tôma Aquinô, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh ).
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
 

langvuon

khoai nướng
#68
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 1/2011

Thứ Bảy 29/01 (26/12 Canh Dần)
Thứ Bảy sau Chúa Nhật thứ III Mùa Thường Niên
Dt 11: 1-2, 8-19 Lc 1: 69-70, 71-72, 73-75 hoặc Mc 4: 35-41

Chúa Nhật 30/01 (27/12 Canh Dần)
Chúa Nhật thứ IV Mùa Thường Niên

Xp 2: 3 Tv 146: 6-7, 8-10 1Cor 1: 26-31 Mt 5: 1-12
Kính thánh tử đạo Tôma Khuông, Lm

Thánh Tôma KHUÔNG
Linh mục dòng ba Đaminh - (1780-1860)

Vì Chúa bỏ vinh sang

Đọc lịch sử Giáo Hội, chúng ta thấy không lạ gì mẫu gương của thánh Phanxicô thành Assisi hay thánh Tôma thành Aquinô đã từ bỏ dòng dõi quí tộc giàu sang để vâng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa, đã theo gương đức Kitô, Thầy Chí Thánh, Đấng Chủ Tế muôn loài chấp nhận trở nên nghèo khó không chốn nương thân để loan báo Tin Mừng Cứu Độ. Thánh Tôma Khuông cũng vậy, ngài đã quên đi dòng dõi quyền quý sang trọng, để theo tiếng Chúa kêu gọi và trở thành chứng nhân cho Đức Kitô, chứng nhân cho một tôn giáo mới mẻ đối với dân tộc Việt Nam, một tôn giáo bị miệt thị và chịu bách hại nặng nề. Quả thật, chỉ có Thiên Chúa mới khiến được cha hy sinh như thế. Và cũng thật quý báu biết bao tấm lòng của cha đã sẵn sàng đáp lại tiếng kêu gọi đó, đến nỗi hiến dân chính mạng sống mình cho tình yêu Thiên Chúa.

Phản đối bạo động

Tôma Khuông sinh khoảng năm 1780 (thời Trịnh Nguyễn) tại làng Nam Hòa xứ Tiên Chu, tỉng Hưng Yên. Con đường danh vọng rộng mở cho cậu bé thông minh xuất sắc này, vì cha cậu đã từng làm Tuần Phủ ở Hưng Yên. Nhưng cậu đã nghe theo tiếng gọi linh thiêng và xin vào nhà đức Chúa Trời. Sau đó cậu theo học tại chủng viện và thụ phong linh mục.

Trong trách nhiệm coi sóc các linh hồn, cha Khuông nổi tiếng là một linh mục khôn ngoan, thánh thiện, khéo giao thiệp và nhiệt thành với xứ vụ truyền giảng Tin Mừng. Sống trong giáo phận Dòng Đaminh đảm trách, cha Khuông muốn liên kết sâu xa hơn với dòng, cha đã gia nhập dòng ba Đaminh và cổ động nhiều giáo hữu cùng tham gia để thánh hóa đời sống mỗi ngày.

Trải qua ba thời bách hại của các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, cha Tôma Khuông đã khôn khéo thân thiện với quan chức địa phương để tiếp tục thi hành việc mục vụ. Nhiều lần cha bị bắt giữ, nhưng nhờ những quan hệ này, cha được trả tự do. Tuy nhiên từ năm 1858, cuộc bách hại của vua Tự Đức gia tăng mãnh liệt, công việc của cha gặp nhiều khó khăn hơn. Áp lực của quân Pháp đã khiến vua Tự Đức tức giận và nghi ngờ tới công giáo tiếp tay với thực dân, nên thẳng tay đàn áp họ. Một vài làng Công Giáo có tổ chức một số thanh niên để tự vệ trước sự càn quét của quân lính nhà vua. Cha Khuông khi đó đã gần 80 tuổi, hoàn toàn không hưởng ứng chủ trương này. Năm 1859, thấy một giáo dân Cao Xá tổ chức võ trang, cha liền ngăn cản và quyết định lánh sang đại phận Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng). Quyết định này khiến cha bị bắt và được lãnh phúc tử đạo.

Khi cha đến đầu cầu làng Trần Xá, cha thấy quân lính đã đặt sẵn ở đó một Thánh Giá buộc mọi người đi qua phải đạp lên. Là một linh mục của Chúa Kitô, cha nhất định quay lưng trở lại tìm lối đi khác. Thái độ dứt khoát đó, khiến quân lính nhận ra và chận cha lại. Khi cha khẳng khái từ chối việc bước qua Thánh Giá, lính liền bắt trói cha cùng với người tín hữu đi theo cha.

Sau 15 ngày giam giữ, cha Tôma Khuông và bốn giáo hữu khác có địa vị, được áp giải tới quan Tổng đốc xét xử. Quan tím mọi cách ép buộc cha làm nhân chứng tố cáo: những người Kitô hữu ở Cao Xá thông đồng với tàu Pháp - Tây Ban Nha đang bỏ neo ngoài cửa biển, âm mưu nổi loạn chống lại nhà vua. Cha Tôma thẳng thắn trình bày lập trường của giáo hội: “Đạo Công Giáo không những cấm các tín hữu chống đối chính quyền mà còn khuyến khích họ cầu nguyện và góp phần giúp quê hương được an ninh thịnh vượng”.

Bấy giờ quan không nói gì đến vấn đề này nữa, chỉ bắt cha bỏ đạo, bước qua Thập Giá và yêu cầu cha khuyên các tín hữu khác làm như vậy để được tự do về nhà. Khi đó người tôi trung của chúa trả lời:

“Tôi nay đã 80 tuổi rồi, lại là linh mục công giáo, tôi luôn luôn nhắc nhở các tín hữu trung thành giữ đạo thánh Chúa. Giờ đây nếu tôi khuyên họ chối đạo thì tôi thật bất xứng và chẳng đáng làm linh mục. Tôi và các bạn tôi không mong ước gì hơn là được hy sinh mạng sống vì đạo Chúa”.

Thánh giá và vinh quang.

Lòng khao khát mong mỏi trên của vị anh hùng đức tin đã được thể hiện. Án trảm quyết do quan Tổng đốc đệ vào kinh được vua Tự Đức chuẩn y. Và ngày 30.1.1860 cha Tôma Khuông bị điệu ra pháp trường Hưng Yên. Trên đường tới đồi Canvê của mình, mọi người thấy vị cha già khả kính chống cây gậy mà cha đã cẩn thận cột thêm một thanh ngang cho giống hình Thánh Giá, bước đi chậm rãi. Cha vui vẻ chào giã biệt những người đang ngậm ngùi thương tiếc tiễn đưa.

Cây Thánh Giá, biểu tượng suốt đời cha đã tin tưởng và công bố; cây thánh giá mà cha không bao giờ giày đạp cho dù phải chịu muôn nỗi gian khổ và cả cái chết, thì giờ đây, với cách biểu hiện đơn giản đó, cha muốn nói với mọi người rằng: cho đến phút cuối cùng của cuộc đời, Thánh Giá vẫn mãi mãi là niềm an ủi và là chỗ dựa vững chắc cho người Kitô hữu. Đến nơi xử, cha Khuông quỳ gối trang nghiêm cầu nguyện trước cây Thánh Giá đó rồi cuối đầu lãnh nhận lưỡi gươm đem lại vinh phúc ngàn thu.

Ngày 29.4.1951 cùng với 24 vị tử đạo khác tại Việt Nam, cha Tôma Khuông được Đức Thánh cha Piô XII suy tôn lên hàng Chân Phước. Ngày 19-6-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển Thánh.
 

langvuon

khoai nướng
#69
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 1/2011

Thứ Hai 31/01 (28/12 Canh Dần)
Thứ Hai sau Chúa Nhật thứ IV Mùa Thường Niên
Dt 11: 32-40 Tv 31: 20, 21, 22, 23, 24 Mc 5: 1-20
Thánh Gioan Don Bosco, Lm

Thánh Gioan Don Bosco (St. John Bosco)
Linh mục


Tiên tri Isaia đã viết:” Những lời Ta đặt vào miệng Ngươi, Ngươi đừng để rời khỏi miệng; lễ vật của Ngươi đặt trên bàn thờ Ta sẽ được Ta chấp nhận “( Is 59, 21 ). Chúa đã sai thánh Gio-an Bốt-cô đến để giáo dục thanh thiếu niên và yêu thương các trẻ em mồ côi. Lời Chúa qua miệng tiên tri Isaia quả đúng với cuộc đời thánh nhân.

MỘT CON NGƯỜI, MỘT CUỘC ĐỜI
Thánh Gioan Bosco sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại Ý năm 1815 vào giữa ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời. Thánh Gioan Bosco đã sớm mồ côi cha khi Ngài mới lên 2 tuổi. Thánh nhân rất ham học, ham theo đuổi đường học vấn, nhưng vì cha mất sớm, nhà nghèo không có tiền để tới trường. Dầu vậy, Chúa có cách của Ngài: năm 1835, thánh nhân vào đại chủng viện Turinô và 6 năm sau đó tức vào năm 1841, Ngài lãnh sứ vụ linh mục. Thánh nhân ngoài việc bổn phận coi sóc giáo xứ, Ngài còn đi thăm các người nghèo, các bệnh nhân và những kẻ bị tù tội. Thánh nhân đã bắt đầu nghĩ tới các em vô gia cư, vô nghề nghiệp, mồ côi, lang thang, cơ nhỡ, nên từ ngày 08/12/1841, Ngài đã bắt đầu thu nạp các em mồ côi. Số em lang thang, không nhà mỗi lúc một tăng khiến Ngài rất vất vả để lo cho các em ấy. Công việc càng lúc càng nhiều, Ngài bị sưng phổi nặng và được Chúa cứu chữa lạ kỳ trước sự kinh ngạc của các bác sĩ. Thánh nhân chủ trương giáo dục các em thiếu nhi bằng sự dịu hiền và sự tận tụy hy sinh của một người mẹ. Thánh nhân luôn khích lệ, thúc giục các em siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích. Mẹ của thánh nhân qua đời vào mùa đông 1865, chính phủ Ý lúc đó gây nhiều rắc rối, nên Ngài đã phải nhờ một số linh mục tới giúp đỡ Ngài trong việc lo cho các em mồ côi. Và đó là cơ hội để dòng Don Bosco Salésien có mặt với mục đích chăm lo giáo dục các trẻ em mồ côi nghèo khổ. Vào năm 1872, thánh nhân lập thêm hai Hội Dòng khác: Hội Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để bảo trợ ơn gọi linh mục; Hội Dòng nữ Salésienne nhằm giáo dục các em cô nhi. Công việc của thánh nhân có tầm ảnh hưởng rộng khắp ngay khi Ngài còn sống. Ai cũng cảm phục tính đơn sơ, vui vẻ, nhân ái của thánh nhân. Thánh Gioan Bosco còn nổi tiếng là nhà hùng biện ở Turinô. Thánh nhân đã miệt mài lo cho đám con xấu số của Ngài. Ngài đã kiệt quệ, lâm bệnh và qua đời ngày 30/01/1888. Việc làm bác ái của Ngài luôn chiếu sáng trên khắp thế giới và các con cái Ngài luôn đi theo hướng của Ngài đã vạch ra. Đức thánh cha Piô XI đã phong Ngài lên bậc hiển thánh vào năm 1934.


LỜI NGUYỆN CẦU
Lạy Chúa, Chúa đã cho xuất hiện trong Hội Thánh một người Cha và một bậc thầy của giới thanh thiếu niên là thánh linh mục Gioan Bosco. Xin Chúa cũng đốt lửa yêu mến trong lòng chúng con, để chúng con biết phụng sự một mình Chúa và lo cho anh em được cứu rỗi ( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Gioan Bosco ).
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
nguồn FatimaCompany​
 

langvuon

khoai nướng
#70
Thứ Ba 01 X
Thứ Ba sau Chúa Nhật thứ IV Mùa Thường Niên
Dt 12: 1-4 Tv 22: 26-27, 28, 30, 31-32 Mc 5: 21-43
29/12 Canh Dần

Thứ Tư 02 Tr
Thứ Tư sau Chúa Nhật thứ IV Mùa Thường Niên
Ngày cuối năm Âm lịch: Chầu đền tạ, hát kinh Tạ ơn
Lễ kính Đức Mẹ Dâng Chúa Vào Đền Thánh
Dt 12: 4-7, 11-15 Tv 103: 1-2, 13-14, 17-18 Mc 6: 1-6
Kính thánh tử đạo Têôphan Viên, Lm
30/12 Canh Dần

Ngày cuối năm Âm lịch: Chầu đền tạ, hát kinh Tạ ơn

“Sám Hối Và Tạ Ơn Thiên Chúa”.


Thấy đám đông, Chúa Giêsu đi lên núi. Ngài ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên, Ngài đã lên tiếng dạy họ. Thánh Matthêu đã ghi lại phần dẫn vào bài giảng trên núi đơn sơ như vậy. Bài giảng trên núi còn được gọi là hiến chương nước trời, với những lời lẽ đơn sơ đó là điều ăn bản của con đường dẫn đến hạnh phúc nước trời. Chúng ta cần phải đọc đi đọc lại bản văn các mối phúc và múc ra từ đấy niềm hăng say, xây dựng một thế giới giống như các mối phúc một hình ảnh của thế giới ngày mai mà con người đang mong chờ và khao khát.

Phúc cho những ai sống trong tình thân mật với Đức Kitô. Những bách hại, những nhục mạ, những hoạn nạn, cuộc đời không thể làm gì người ấy được, vì họ có tất cả. Chúng ta được mời gọi sống mầu nhiệm nước trời, là nơi không không còn nước mắt, khổ đau mà tất cả là bình an, êm ái và sạch trong. Nhưng làm sao mình có thể nên bạn với Đức Kitô? Làm sao có thể sống trong nước của Ngài mà lại không bắt đầu thay đổi thế giới của chúng ta ngay từ bây giờ.

Trong bài nói chuyện với giới trẻ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ân cần nhắc nhở: “không cuộc gặp gỡ đích thực nào mà không để lại dấu vết. Bằng chứng cho thấy, các con đã gặp cái nhìn của Thầy Chí Thánh, chính là cách sống của các con, chính là trật tự các giá trị các con đã chọn. Nói tóm lại, chính là cách các con xử sự như những người con mới theo các mối phúc của Tin Mừng cho thấy điêu đó. Việc lặp đi lặp lại tiếng “Phúc thay” này đã không thể không gợi lên lòng các con niềm khát khao được hạnh phúc là đặc điểm của một thời thanh xuân của các con. Đó là thực tại Thiên Chúa đã đặt trước mặt chúng ta, nơi Đức Kitô, Người đã làm cho triều đại cứu độ, triều đại ban sự sống tự do và công lý của Người hiện diện”.

Thực thi tám mối phúc là con đường tri ân hoàn hảo. Ngày cuối năm, chúng ta thường có thói quen ngồi tính sổ với Chúa, mình đã làm được gì, chưa làm được gì và rồi dù thế nào đi nữa chúng ta vẫn phải nói lên lời tạ ơn Thiên Chúa vì tình thương của Ngài mà con người còn tồn tại.

Nhìn lại một năm với bao biến cố xảy ra trong đời: buồn, vui, sướng, khổ, khó khăn, may mắn…con người vẫn hay tự nhủ sao mình còn hiện diện, sao mình vẫn thở, vẫn sinh hoạt được, vẫn đứng được, ăn uống, ngủ nghỉ được ??? Chắc chắn với lòng tin, người Kitô hữu luôn ý thức Thiên Chúa đang tiếp tục làm phép lạ trong cuộc đời mình. Như vậy, bổn phận của chúng ta là phải sống có tâm tình tạ ơn về những hồng phúc ấy. Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Êphêsô đã viết: “đàn hát lên! nhờ Thánh Thần linh hứng, trót tâm tình, dâng Thiên Chúa là Cha, luôn cảm tạ Người nhân danh Thánh Tử vì Người ban muôn phúc lộc chan hòa” (Ep5, 19-20).

Vâng, Thiên Chúa đã ban cho nhân loại cho mỗi người muôn vàn hồng phúc. Những ân huệ cao quí chúng ta không thể nào kể xiết, chỉ khi nào chúng ta biết hồi tỉnh, suy nghĩ và cầu nguyện thì mới nhận ra được hồng phúc ấy. Hồi tỉnh để thấy những hồn phúc mình được nhận chỉ có Thiên Chúa trao ban. Suy nghĩ để thấy Thiên Chúa nhân từ không nỡ bỏ con người. Cầu nguyện để thân mật trao đổi và cảm tạ vì tình thương vô biên Ngài đã tặng ban cho con người. Chính vì thế, con người phải luôn có tâm tình như Chúa Giêsu vì cuộc đời của Ngài là bài ca cảm tạ tri ân Thiên Chúa Cha. Chúa luôn cảm tạ trong mọi biến cố của cuộc đời: khi làm phép lạ cho cá và bánh hóa nên nhiều, khi lập bí tích Thánh Thể, khi chọn các môn đệ và nhiều việc Chúa Giêsu làm trong đời của Ngài. Bao giờ Ngài cũng nói lên lời tạ ơn Chúa Cha.

Chúng ta ý thức thân phận dòn mỏng và bất toàn của phận người. Chẳng có lời lẽ nào để nói lên lời tạ ơn cho đủ, như lời Thánh Vịnh:“Biết lấy gì đền đáp Chúa bây giờ, vì mọi ơn lành Chúa đã ban cho. Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ và kêu cầu thánh danh Đức Chúa” (Tv115, 12-13).

Ngày cuối năm, người kitô hữu có dịp để suy nghĩ, điều chỉnh tâm hồn và nói lên lời tạ ơn Thiên Chúa. Nhưng đây cũng là dịp để hồi tỉnh xem điều gì mình còn thiếu xót, điều gì còn chưa chu toàn, điều gì chưa tốt. Để mà điều chỉnh lại cho tốt hơn và nhân rộng thêm những gì mình đã làm được.

Trước hết mình cần xét xem mình có quan hệ thế nào đối với Thiên Chúa và có thái độ ra sao đối với tha nhân? Ngài luôn mời gọi mỗi người quay trở về với Thiên Chúa là Cha nhân từ và làm hòa với anh em. Như thế, dịp cuối năm là dịp để chúng ta hồi tỉnh và thắp sáng niềm tin cho nhau. Qua những việc làm tỏa sáng cho nhau luôn là lời mời gọi làm vinh danh Chúa và nối kết anh em để thấy được những lời tạ ơn về những hồng ân chúng ta được lãnh nhận. Dịp cuối năm cũng là ngày ta tạ lỗi với Chúa và tạ lỗi mọi người. Tạ lỗi để nói lên lòng sám hối, ăn năn. Xét cho cùng, bác ái mới chính là hoa trái của lòng sám hối, càng cảm thấy mình được yêu thương và tha thứ, con người càng được thúc đẩy để tha thứ và yêu thương.

Sống các mối phúc, đó không phải là sống an nhàn, thoải mái và sống các mối phúc cũng không phải là một cuộc sống vô vị nhàm chán. Nhưng sống các mối phúc đó là một nỗ lực thường xuyên để vương quyền của Thiên Chúa thể hiện ngay ngày hôm nay nơi con người, và trước hết, nơi tâm hồn chúng ta.

Các mối phúc thật là một bài ca của niềm hy vọng, bài ca tràn đầy niềm vui, đồng thời cũng là một thách đố cần vượt qua. Hạnh phúc cho bạn. Hạnh phúc cho tôi và cho hết thảy mọi người trong ngày hôm nay, trong năm mới này với sự trợ giúp của Chúa.

Nguyện xin Chúa nung nấu tâm tình sám hối đích thực nơi chúng ta và ban cho chúng ta niềm an bình nội tâm, để chúng ta cũng biết chia sẻ niềm an bình ấy với mọi người bằng cảm thông, tha thứ, và những thể hiện của bác ái.

Giờ đây, chúng con đặt mình trước Thánh Thể Chúa, để họp nhau dâng lên Chúa lời cảm tạ tri ân và xin Chúa thứ tha tội lỗi, để trước thềm năm mới chúng con cảm nhận được giây phút linh thiêng vì có Chúa ở cùng. Và chỉ có Chúa mới chính là mùa xuân hạnh phúc, mùa xuân an bình và bất diệt.
Giuse Phạm Bình Phát, OP

Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh

Kể từ cuối thế kỷ IV, Giáo hội Gierusalem đã mừng kính lễ này, hướng tới việc dâng Chúa Giêsu vào đền thánh và việc thanh tẩy Đức Trinh Nữ. Giáo hội Hy Lạp và Milanô kể lễ này vào một số lễ trọng kính Chúa, một nghi lễ chính trong năm. Giáo hội Roma lại thường kể lễ này vào số các lễ Đức Trinh Nữ. Mới dây, trong thông điệp về lòng tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI viết:

“Lễ mùng 2 tháng 2, được cải tên là lễ “dâng Chúa vào đền thánh”, cũng cần nhắc nhở để hưởng nguồn phong phú lớn lao của ân sủng Chúa Giêsu và Maria đi song song. Đức Kitô thực hiện mầu nhiệm cứu độ. Maria mật thiết kết hợp với Chúa chịu khổ hình, để thực hiện một sứ mạng vừa thuộc về Dân Chúa của Cựu ước, vừa là hình ảnh của Dân Tân ước luôn luôn vị bắt bớ gian khổ, thử thách đức tin và lòng trông cậy” (Lc 2,21-35) (Marialis Cultur, số 7b).

Sự kiện dâng Chúa Giêsu vào đền thánh và thánh tẩy Đức Trinh Nữ đã được thánh sử Luca ghi lại (Lc 2,22-39). Sự kiện này nhằm thực hiện những lề luật đã được ghi rõ trong Cựu ước (Lv 12,8). Theo luật Môisê, phụ nữ sau khi sanh con thì bị coi là nhơ uế trong 40 ngày nếu sinh con trai và trong 80 này nếu sinh con gái. Trong những ngày ấy họ không được vào đền thờ và không được chạm đến vật dụng nào đã thánh hiến cho Thiên Chúa. Hết những ngày kiêng cữ trên, họ đến đền thờ để được thanh tẩy. Họ phải mang theo một con chiên nếu là nhà giàu hay hai con chim gáy hoặc bồ câu non làm của lễ. Ngoài ra để ghi nhớ dịp vượt qua đất Ai cập. Lúc các con đầu lòng của loài người hay là của loài vật đều phải dâng cho Thiên Chúa (Xh 13,2). Vậy, trung tín với lề luật, Đức Maria và thánh Giuse “khi đã đầy ngày, lúc phải làm lễ tẩy uế cho các đấng theo luật Môsê, thì ông bà đem hài nhi lên Giêrusalem tiến dâng cho Chúa” và các Ngài “dâng làm lễ tế một cặp chim gáy hay hai con bồ câu” (Lc 2,22-24).

Như vậy sự kiện dâng Chúa Giêsu vào đền thánh diễn ra một cách bình thường dưới mắt người đời. Nhưng trong lịch sử cứu độ, đây là việc thực hiện lời tiên báo của tiên tri Malaki: “Thình lình sẽ đến nơi đền thờ của Người, vị Chúa tể mà các ngươi đòi hỏi, và thần sứ giao ước mà các ngươi ước nguyện, này vị ấy đến” (Ml 3,1). Chúa đã đến trong đền thờ Người. Bao nhiêu người đã ngóng chờ biến cố cứu độ này. Nhưng như chính tiên tri Malaki trước tự hỏi: “Ai chịu đựng nổi ngày Người đến? Ai đứng vững được khi Người hiện ra ?” (Ml 3,2). Dĩ nhiên khó ai nhận biết được Thiên Chúa, bởi vì Ngài đã mặc lấy vóc dáng con người như chúng ta. Phải có sự soi sáng của Thánh Thần mới biết được. Siméon và Anna là những người công chính và mộ đạo đã được hường đặc ân này. Được linh cảm, Siméon “đến đền thờ, khi cha mẹ bồng hài nhi Giêsu đến để làm theo điều lề luật dạy về Người” (Lc 2,270). Ẫm lấy Hài nhi trên tay, Siméon đã chúc tụng Chúa và nói:
“Mắt tôi đã thấy ơn Người cứu độ,
Người đã dọn sẵn trước mặt muôn dân,
Anh sáng mạc khải cho dân ngoại và vinh quang của Israel dân Người” (Lc 2,30-32)

Còn nữ tiên tri Anna, “không rời khỏi đền thánh, thờ Chúa đêm ngày trong chay kiêng và cầu nguyện. Vào giờ ấy, bà đã đến bên tán tạ Thiên Chúa và bà đã nói về Ngài cho mọi kẻ ngóng đợi phúc cứu chuộc của Gierusalem” (Lc 37-38).

Ngày lễ Dâng Chúa Giêsu vào đền thánh còn được gọi là lễ Nến. Hôm nay Giáo hội làm phép những cây nến và phân phát cho giáo dân. Cầm nến sáng trong tay và tiến vào thánh đường, mọi người lặp lại Thánh Ca mà tiên tri Siméon đã hát khi Đức Mẹ và thánh Giuse dâng Chúa Giêsu vào đền thánh. Chúa Giêsu quả là ánh sáng muôn dân, dẫn lối chúng ta vào trong cung điện Người. Những “cây nến phép” này sẽ được cất giữ trong các gia đình để dùng vào dịp lãnh các bí tích sau hết hay để thắp bên thi hài người quá cố trong gia đình.
 

langvuon

khoai nướng
#71
[FLASH]http://www.fatimacompany.com/images/banners/happynewyear03_.swf[/FLASH]​

Thứ Năm 03 Tr
Thứ Năm Đầu Tháng. Cầu cho các linh mục
Ngày Đầu Năm: Cầu bình an cho Năm Mới
Thánh Blase, Gmtsht, Thánh Ansgar, Gm
Dt 12: 18-19, 21-24 Tv 48: 2-3, 3-4, 9, 10-11 Mc 6: 7-13
1/1 (Tân Mão)

MỒNG MỘT TẾT




“Trước hết, hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người.”

Hôm nay ngày mồng Một tết, ngày đầu năm mới. Hôm nay tất cả mọi người Việt Nam –dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này- đều hướng về quê nhà để chia sẻ niềm vui ngày Tết với người thân, để nhớ lại những kỷ niệm của ngày Tết thời thơ ấu, hay để ngậm ngùi nhớ về quê mẹ thân yêu, đó chính là tình cảm của những người con dân nước Việt, mà có lẽ hiếm có dân tộc nào được như thế, bởi lẽ, Tết là ngày vui sum họp đoàn tụ của con cái quây quần bên cha mẹ, để chúc tuổi cha mẹ và anh chị em trong gia đình với nhau.

Mồng một Tết, mọi người đều vui tươi, như trẻ ra, như khỏe ra và như đẹp hơn những ngày khác, bởi vì bao vất vả lo toan của năm cũ đã đi vào dĩ vãng, bởi vì ai cũng muốn ngày đầu năm mới này được hạnh phúc, bằng an cho mình và cho mọi người. Do đó mà lời chào trên môi như câu chúc tuổi nhau trong ngày đầu năm mới càng thêm có ý nghĩa: “chúc mừng năm mới”, “vạn sự như ý”, “chúc năm mới vui vẻ”, “năm mới phát tài”.v.v...đều làm cho mọi người như thân quen nhau hơn, như anh em một nhà. Mà quả thật là như thế, bởi vì tất cả chúng ta đều là anh em với nhau trong Chúa Ki-tô, và là con một Cha ở trên trời.

Mọi người đều vui tươi trong ngày đầu năm này, nhưng người Ki-tô hữu thì có niềm vui đặc biệt hơn, bởi vì trong ngày đầu năm mới này, họ cùng nhau mặc những bộ áo quần đẹp nhất, mới nhất và trang điểm đẹp nhất và với tâm hồn hạnh phúc nhất để đi lễ nhà thờ. Họ đến nhà thờ để cảm tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho họ sống thêm một tuổi, và cầu xin Chúa ban cho họ qua năm mới này được bình an hồn xác, đó chính là niềm hạnh phúc nhất của họ, bởi vì thời giờ là của Chúa, xuân hạ thu đông cũng là do Chúa ra lệnh thứ tự vận hành, để cho vạn vật tốt tươi hài hòa ích lợi cho con người.

Bài Phúc Âm trong ngày đầu năm này, Chúa Giê-su đã giải tỏa được gút mắc vấn nạn đè nặng trong tâm hồn của con người là ngày mai lấy gì mà ăn, lấy gì mà mặc.v.v...? Chúa Giê-su đã đích thân mặc khải cho chúng ta biết: chúng ta là con cái của Cha trên trời, chim trên trời, cá dưới nước, hoa ngài đồng mà Ngài vẫn chăm sóc, thì huống gì chúng ta là con cái của Ngài ! Hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Thiên Chúa trước, rồi mọi sự sẽ ban cho sau.

Bạn có tin tưởng vào Lời Chúa không ? Nếu bạn tin tưởng vào Lời Chúa thì bạn sẽ là người hạnh phúc nhất giữa mọi người, bởi vì thắc mắc của bạn đã được giải quyết ngay trong ngày đầu năm mới này, trong thánh lễ tạ ơn này. Và chắc chắn bạn cũng có một ước nguyện nhỏ để cầu xin với Chúa trong ngày đầu năm mới này chứ ?

Ngày đầu năm mới này, bạn sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều người, bạn cũng sẽ có nhiều cơ duyên làm bạn với nhiều người khác, đó chính là do niềm vui chân thật của ngày đầu năm đem lại. Trên môi miệng bạn luôn nở nụ cười tươi, không phải nịnh đầm, nhưng là niềm vui phát xuất bởi lòng yêu mến Thiên Chúa, bởi vì chỉ có những ai khi nhìn thấy cành mai nở rộ trong ngày tết, nhìn thấy cành đào rực hồng trong ngày tết, nhìn thấy người người tấp nập trong ngày tết, thì mới cảm nghiệm được tình yêu của Cha trên trời dành cho con cái mình ở trần gian này.

Tâm tình tạ ơn trong ngày đầu năm mới này cũng sẽ được thực hiện nơi bạn và nơi những người khác: ngày đầu năm mới này bạn sẽ chúc tết mừng tuổi cha mẹ mình, bạn sẽ chúc tuổi những người vai vế lớn hơn với những lời lẽ tuy xưa như trái đất, nhưng lại mới như ngày Xuân đầu năm mới, và không một ai chê trách hay phê bình lời chúc cũ xưa ấy của bạn, bởi vì tâm hồn của bạn đang mới theo năm mới, bởi vì cách nhìn cuộc đời của bạn cũng mới như mùa Xuân mới đang đến trong ngày đầu năm mới này.

Rồi ngày đầu năm mới sẽ trở thành quá khứ, nhưng cuộc sống vẫn tiếp tục hằng ngày với bao lo toan vất vả, do đó mà Chúa Giê-su muốn chúng ta hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Ngài trước, rồi sau đó cứ sống an nhiên tự tại như chim trên trời như cá dưới nước, và hãy vui tươi đẹp đẽ như hoa huệ ngoài đồng, bởi vì chúng ta là con của Cha trên trời, Đấng luôn yêu thương và chăm sóc con cái của Ngài.

Thứ Sáu 04 Tr
Thứ Sáu Đầu Tháng. Đền tạ Trái Tim Chúa Giêsu, mis.imp
Mồng Hai Tết : Cầu cho Ông Bà Tổ Tiên

Dt 13: 1-8 Tv 27: 1, 3, 5, 8-9 Mc 6: 14-29

MỒNG 2 TẾT: TỪ ĐẠO HIẾU ĐẾN ĐẠO CHÚA

Các nhà nghiên cứu tôn giáo ở Việt nam đều nhất trí cho rằng người Việt Nam, ngoài Kitô giáo thì còn có một tôn giáo tổng hợp ba đạo: Đạo Lão,Đạo Khổng và Đạo Phật. Đó là tam giáo hoà đồng.Một cách giản lược có thể nói rằng:

- Về phương diện đạo lý người ta theo Phật mà tiêu biểu nhất là tin vào thuyết nhân quả và hệ luỵ của nó là thuyết luân hồi hay gọi chung là thuyết luân hồi nghiệp báo.

- Về phương diện đạo đức,người ta theo Khổng giáo lấy tam cương ngũ thường cho căn bản đời sống xã hội.

- Trong thực hành tôn giáo cũng như những tục lệ,người ta chịu ảnh hưởng của Lão giáo.

Ngoài những yếu tố tam giáo, mỗi người Việt Nam thực ra còn có một cái đạo rất gần gũi và cơ bản nhất đó là Đạo Ông Bà.Nói tới Đạo Ông Bà trước tiên chúng ta nghĩ ngay đến bàn thờ tổ tiên, tới cúng giỗ và tất cả những thực hành diễn ra ngay trong nơi sinh sống hàng ngày tại gia đình chứ không phải trong đình chùa hay thánh thất. Điều người ta lo lắng là phải có kẻ nối dõi tông đường, lo việc cúng giỗ.Cái mà người ta lo sợ khi nhắm mắt lìa đời là gặp cảnh hương khói vắng lạnh.

Mỗi gia đình dù nghèo khổ đến đâu cũng dành một chỗ riêng, thường là chỗ trang trọng nhất làm bàn thờ tổ tiên ông bà.Cái linh thiêng như vậy rất gần gũi, thân thương,đạo bất viễn nhân.Một tấm lòng thành kính và tâm tình biết ơn những bậc sinh thành.Đạo Ong Bà tiếp nối Đạo Hiếu.Tổ tiên ông bà cha mẹ chúng ta không chết nhưng là khuất núi, là khuất bóng, là sang bên kia thế giới, là xuống suối vàng, là quy tiên chầu trời. Vì tổ tiên ông bà không mất hoàn toàn hiện hữu nhưng vẫn còn hiện diện đâu đó nên phải lo sao cho trọn đạo với các ngài.”Sự tử như sự sinh”,phải đối xử với các ngài như khi các ngài còn sống hay nói đúng hơn như các ngài vẫn sống.Bởi thế mà có việc cúng bái “Sống Tết chết giỗ”.Giỗ đây là một cách tết ông bà tổ tiên.Bởi đó người Việt nam bao giờ cũng đi thăm mồ mả ông bà cha mẹ vào dịp giỗ, dịp Tết Nguyên Đán.Bao người đi xa cũng về với gia đình.Con cháu đi mừng thọ dâng lễ vật cho ông bà cha mẹ.

Người Việt nam cho rằng con người chỉ thực sự hạnh phúc khi cùng chia sẽ hạnh phúc đó với những người thân yêu nhất của mình.Bởi vì kinh nghiệm ở đời này cho thấy con người chỉ được hạnh phúc trong một gia đình hoà thuận đầm ấm.Quan niệm “Đa tử đa tôn đa phú quý” một gia đình đông con nhiều cháu là phúc lộc trời ban cho, đó là một truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt nam chúng ta.

Người Việt nam cũng nặng tình với nơi chôn nhau cắt rốn,”Sống chết có nhau”. Vì thế kẻ sống người chết tuy có khuất hình khuất bóng nhưng không xa cách mà vẫn hiện diện bên nhau trong yêu thương tưởng nhớ và trong những hành vi tôn kính cụ thể.Đặt một bức ảnh trên bàn thờ; sắp một đĩa trái cây;thắp một nén nhang;những cử chỉ đó chưa phải là đã có tính cách tôn giáo theo quan niệm của Tây phương nhưng đó lại là bước đầu cũa tôn giáo.Niềm tin và cử chỉ ấy đặt con ngưởi vào trong tương quan với cái bên kia của cuộc đời.

Nền tảng của Đức Hiếu Thảo là “ Muôn vật gốc ở Trời,con người gốc ở Tổ”, ” Hiếu là cái gốc của Đức”.Người ta có một trăm nết nhưng hàng đầu là hiếu.Chưa từng có người hiếu thảo nào lại bất trung, cũng như chưa từng có người hiếu thảo nào lại bất nhân.

Cốt tuỷ của Hiếu là phải bắt đầu bằng: Tôn kính cha mẹ lúc còn sống.Thờ phụng cha mẹ khi các ngài qua đời.Biết ơn cha mẹ phải được nói lên bằng đạo hạnh, bằng thờ cúng tổ tiên.Đó là nhiệm vụ thiêng liêng, là phẩm chất tối cao của con người.Càng có địa vị cao càng phải Đại Hiếu.Người lãnh đạo mà bất hiếu thì làm sao có ân nghĩa với ai !

Khởi đi từ tâm thức Đạo Hiếu của người Việt nam, các nhà truyền giáo đã hội nhập văn hoá, mang Tin mừng của Chúa thấm nhập vào cuộc sống.Đạo Hiếu gần gũi với Đạo Chúa.

Sau huấn thị “Plane compertum” của Đức Thánh Cha PIÔ XII ngày 8.12.1939,công nhận những nghi lễ thờ cúng ông bà tổ tiên ông bà ở Việt nam và các bậc anh hùng liệt sĩ, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã có những quy định và những giáo huấn liên quan đến việc thờ phượng ông bà tổ tiên trong sứ mạng truyền giáo tại Việt nam.

Qua các hội nghị tại Đà lạt năm 1965, tại Nha Trang 1974, HĐGMVN đã ra giáo huấn xác định 6 điểm quan trọng

1. Bàn thờ gia tiên để kính nhớ ông bà tổ tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình miễn là trên bàn thờ không bày biện gì mê tín dị đoan như hồn bạch.

2. Việc đốt hương nhang đèn nến trên bàn thờ gia tiên và bái lạy trước bàn thờ gia tiên là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính được phép làm.

3. Ngày giỗ được cúng giỗ trong gia đình theo phong tục địa phương,miễn là loại bỏ mê tín dị đoan.

4. Trong hôn lễ,dâu rễ được làm lễ tổ,lễ gia tiên trước bàn thờ vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn hiếu kính trình diện với ông bà.

5. Trong tang lễ được vái lạy,đốt nến xông hương trước thi hài người quá cố để tỏ lòng tôn kính người đã khuất.

6. Được tham dự nghi lễ tôn kính vị thần hoàng để tỏ lòng cung kính biết ơn những vị có công với dân tộc, ân nhân của dân làng.

Người Kitô hữu càng phải sống Đạo Hiếu hơn vì điều răn thứ bốn đã dạy: Hãy thảo kính cha mẹ.Chính Chúa Giêsu đã hai lần trưng dẫn và xác nhận điều răn này.

Thảo kính cha mẹ là do mầu nhiệm sự sống.Cha mẹ là người cộng tác với Thiên Chúa trong mầu nhiệm này và cha mẹ có trách nhiệm quan trọng về con cái trước mặt Chúa.

Tinh thần kính trọng bên trong cần phải được diễn tả qua những cử chỉ bên ngoài.Nhiều người con tỏ ra xấu hổ về cha mẹ mình, phủ nhận cha mẹ mình chỉ vì họ nghèo hèn.Có khi còn dùng lời lẽ xúc phạm để nói với cha mẹ.,đối xử với cha mẹ cách khinh miệt như đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão để rảnh nợ tang bồng.Chống lại cha mẹ đó là tội bất hiếu.

Ngày Mồng Hai Tết,Giáo hội mời gọi con cái mình kính nhớ tổ tiên ông bà cha mẹ.Giáo hội mời gọi con cái mình sống Đạo Hiếu.Tình yêu của con cháu đối với ông bà cha mẹ trước hết phải là một tình yêu mang sắc thái của lòng biết ơn.Mỗi người con trong gia đình sống vâng phục, sống yêu mến biết ơn cha mẹ sẽ tạo nên sự ấm êm cũng như nâng cao thanh danh của gia đình. Các giáo xứ tổ chức tặng quà chúc thọ các cụ ông, cụ bà trong thánh lễ Mồng Hai Tết, điều này thật ý nghĩa, có giá trị giáo dục con cháu sống hiếu thảo.Thánh lễ cũng được cử hành nơi nghĩa trang giáo xứ ngày Mồng Hai tết.Người sống, kẻ chết gặp nhau trong yêu thương tưởng nhớ trong mầu nhiệm hiệp thông của giáo hội.

Chính từ cha mẹ tổ tiên ông bà mà người việt nam có thể và đi xa hơn, lên cao hơn tới chốn trời cao siêu nhiên huyền bí của cõi linh thiêng của thần thánh.Từ đó tìm đến với Đấng là nguồn gốc mọi gia tộc trên tời dưới đất.

Đạo Ông Bà, Đạo Hiếu không những chẳng đối nghịch, chẳng cản trở đối với Đạo Thiên Chúa mà còn là một điểm tựa,một bước khởi đầu thuận lợi,một lối đi dễ dàng và gần gũi nhất có thể đưa con người đi vào Đạo Thiên Chúa.

Tình yêu và lòng yêu mến biết ơn đối với ông bà cha mẹ càng làm cho người tín hữu hướng về Thiên Chúa là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất.

Thứ Bảy 05 Tr
Thứ Bảy Đầu Tháng. Đền tạ Trái Tim Đức Mẹ, mis.imp
Mồng Ba Tết : Xin ơn thánh hóa công việc làm ăn

Lễ nhớ Thánh Agatha, Đttđ
Dt 3: 15-17, 20-21 Tv 23: 1-3, 3-4, 5, 6 Mc 6: 30-34

THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM


Ngày mồng ba tết mỗi năm, Hội Thánh luôn dành riêng một ngày đầu năm để cầu nguyện xin Thiên Chúa thánh hóa công ăn việc làm của mọi người giữa lúc con người đang mải mê ăn tết, có khi quên cả mặt thiêng liêng, đạo đức. Sở dĩ Hội Thánh dùng ngày mồng ba tết để cầu xin Thiên Chúa đổ muôn ơn phúc xuống trên mùa màng bởi vì Hội thánh ý thức: ” Làm bởi bay, ban bởi Ta “ ( L’homme propose, Dieu dispose ).Hội Thánh cũng nhắc nhở tấm gương lao động của Thiên Chúa khi Ngài miệt mài sáng tạo vũ trụ, thế giới và con người. Giáo Hội cũng cho ta thấy gương lao động của Chúa Giêsu ở Nagiarét để chúng ta noi gương, bắt chước. Do đó, ngày mồng ba tết Giáo Hội dành riêng để xin ơn thánh hóa công ăn việc làm là để dạy con người: ” Không làm thì đừng có ăn” như thánh Phaolô tông đồ đã viết.

THIÊN CHÚA TẠO DỰNG CON NGƯỜI ĐỂ CON NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM RA CỦA CẢI :

Tất cả ba bài đọc trong thánh lễ ngày mồng ba tết đều xoay chung quanh việc lao động. Bài sách sáng thế cho thấy Thiên Chúa đặt con người trong vườn Eden và dạy con người trồng trọt nghĩa là lao động để làm ra của cải. Thiên Chúa muốn con người xây dựng thế giới, tô đẹp thế giới và làm cho thế giới càng ngày càng trở nên phong phú, tươi xinh theo ý của Thiên Chúa. Đoạn Tin Mừng nói về việc ông chủ trao cho đầy tớ các nén bạc để các đầy tớ làm lợi ra những nén bạc khác, làm ra nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên lao động chắc chắn đòi hỏi sự cố gắng của con người và nhiều khi làm cho con người mệt nhọc, nhưng lao động quả thực mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực cho cuộc sống:

LAO ĐỘNG LÀ BÀI CẢM TẠ TRI ÂN:

Nói đến lao động là nói đế sự làm việc mà làm việc dù trí óc hay tay chân đều làm cho con người mệt mỏi, đòi hỏi con người phải phấn đấu hy sinh, có khi phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có miếng cơm mà ăn, có cần cù lao động với óc sáng kiến, với khả năng, với kỹ thuật mới mong có của ăn của để. Mặc dù như thế, nhưng lao động vẫn là sự vinh quang bởi vì phải lao động mới tốt đẹp được, mới đem lại cho con người sức sống. Giầu đâu đến kẻ ngủ trưa, sang đâu đến kẻ say sưa tối ngay, ca dao tục ngữ Việt Nam quả thực đã nói đến lý tưởng của lao động và đề cao giá trị của lao động. Đối với người công giáo lao động là bài ca tình yêu bất tận bởi vì con người làm nhưng chính Thiên Chúa định đoạt thành quả của việc làm. Do đó, lao động nói theo ngôn ngữ nhà đạo là bài ca tình yêu, là lời cảm tạ tri ân không ngừng bởi Thiên Chúa không ngừng lao động và Chúa Giêsu cũng đã lao động không ngừng.

LAO ĐỘNG NÂNG CAO PHẨM GIÁ CON NGƯỜI:

Con người sẽ chẳng ra chi nếu không chịu làm việc. “ Đừng ngồi chờ sung rụng “, vâng, Thiên Chúa đã lao động không ngừng, Chúa Giêsu cũng đã noi gương Chúa cha làm việc không mệt mỏi. Do đó, con người cũng phải làm việc vì việc làm do trí óc, do bàn tay con người sẽ nâng cao giá trị của con người và làm cho việc làm có giá trị. “ Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho con người phải lao động để làm chủ thiên nhiên. Xin cho chúng con được thấm nhuần tinh thần Kitô giáo, để công ăn việc làm của chúng con trong năm mới này nêu cao tình tương thân tương ái, và góp phần vào sự nghiệp chung là hoàn thành chương trình sáng tạo của Chúa” ( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh hóa công ăn việc làm ). Lao động Chúa sẽ chúc lành nếu con người luôn hướng lao động theo ý Chúa: ” Bốn mùa Chúa đổ hồng ân. Ngài gieo mầu mỡ ngập tràn lối đi “ ( Tv 64, 12 ) hoặc “ Bao lâu trái đất này còn, còn gieo còn gặt còn vun còn trồng. Bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, ngày đêm thời tiết không ngừng luân phiên “.

LAO ĐỘNG MANG Ý NGHĨA GIẢI THOÁT, CỨU RỖI:

Kinh tiền tụng ngày mồng ba tết viết: ” Chính Cha đã dựng nên con người giống hình ảnh Cha và giao trách nhiệm trông coi trái đất. Cha còn sai Con Một giáng trần để chia sẻ thân phận người lao động, và thực hiện chương trình cứu độ muôn dân. Quả vậy, Người đã bắt chước Cha hoạt động không ngừng, nêu gương cho chúng con biết chuyên cần làm việc, không những để no cơm ấm áo, và góp phần xây dựng xã hội loài người, mà còn để làm rạng danh Cha, và mở rộng Nước Trời ngay tại trần thế “. Con người làm ra vật chất không chỉ để nuôi sống mình nhưng còn để chia sẻ cho những kẻ khó nghèo và như thế của bố thí với ý ngay lành sẽ có ý nghĩa cứu rỗi.

ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ:

Con người được Chúa tạo dựng để góp tay với Chúa làm cho vũ trụ, thế giới đẹp hơn, ấm hơn. Bởi vì, khi làm ra của cải, con người tạo được no ấm và hạnh phúc cho mình, cho gia đình mình. Nhưng còn hơn thế, con người biết nghĩ đến kẻ khác nhờ đó họ sẽ làm cho của cải có giá trị đẹp và có tính cứu rỗi. Chính vì thế, giầu quý thực nhưng nếu không biết chia sẻ cho những người nghèo thì lời của Chúa: ” Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu có vào được nước Thiên Chúa “ quả thực sẽ là lời cảnh cáo mạnh mẽ đối với những con người ích kỷ, bo bo giữ của mà không biết sẻ chia cho những người bé nhỏ, khó nghèo.

Lạy Chúa, nhân dịp đầu xuân, cộng đoàn chúng con dâng lên Chúa lễ phẩm này, cùng với mọi công việc chúng con sẽ làm trong năm mới.Cúi xin Chúa vui lòng chấp nhận, và cho chúng con được cộng tác với Con Một Chúa, để thực hiện công trình cứu độ của Người. Amen.
 
Chỉnh sửa cuối:

langvuon

khoai nướng
#72
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 2/2011

Chúa Nhật 06 X
Chúa Nhật thứ V Mùa Thường Niên
Lễ nhớ Thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo
Is 58: 7-10 Tv 112: 4-5, 6-7, 8-9 1Cor 2: 1-5 Mt 5: 13-16
Thánh Vịnh Tuần 1

Thánh Phaolô Miki và Các Bạn Tử Đạo
(c. 1597)

Thành phố Nagasaki, Nhật Bản, rất quen thuộc với mọi người vì đó là nơi trái bom nguyên tử thứ hai đã được thả xuống và giết hại hàng trăm ngàn người. Trước đó ba thế kỷ rưỡi, 26 vị tử đạo Nhật Bản đã bị treo trên thập giá ở một ngọn đồi nhìn xuống Nagasaki, bây giờ thường được gọi là Núi Thánh.

Thánh Phaolô Miki là con của một sĩ quan chỉ huy thuộc quân đội Nhật. Ngài sinh ở Tounucumanda và theo học trường dòng Tên ở Anziquiama, gia nhập dòng năm 1580, và trở nên nổi tiếng vì tài rao giảng.

Trong thời kỳ bách hại đạo Công Giáo dưới thời Taiko, Toyotomi Hideyoshi, vào ngày 5 tháng Hai, ngài bị treo trên thập giá cùng với hai mươi lăm người Công Giáo khác, trong đó có nhiều giáo dân, như: Phanxicô, một thợ mộc bị bắt trong khi theo dõi cuộc hành quyết và sau đó bị treo trên thập giá; Gabrien, mười chín tuổi là con trai của người gác cổng dòng Phanxicô; Leo Kinuya, hai mươi tám tuổi làm thợ mộc ở Miyako; Diego Kisai, phụ tá của các cha Dòng Tên; Joachim Sakakibara, người làm bếp cho các cha Phanxicô ở Osaka; Peter Sukejiro, được một linh mục dòng Tên sai đến giúp đỡ các tù nhân thì bị bắt; Cosmas Takeya quê Owari nhưng đi truyền giáo ở Osaka; và Ventura ở Miyako, lúc đầu được các cha dòng Tên rửa tội, sau đó khi thân phụ từ trần, ông trở nên một nhà sư, và sau cùng được các cha Phanxicô đưa trở lại Công Giáo

Trong khi bị treo trên thập giá, Thầy Phaolô Miki đã nói với những người đến xem cuộc hành quyết: "Bản án nói rằng những người này đến Nhật Bản từ Phi Luật Tân, nhưng tôi đâu có đến từ quốc gia nào. Tôi đích thực là người Nhật. Lý do duy nhất tôi bị giết là vì tôi rao giảng giáo lý Ðức Kitô. Quả thật tôi đã rao giảng giáo lý Ðức Kitô. Tôi tạ ơn Thiên Chúa vì lý do này mà tôi chết. Tôi tin rằng những lời trăn trối của tôi là sự thật. Tôi biết quý vị tin tôi và một lần nữa tôi muốn nói với quý vị: Hãy xin Ðức Kitô giúp cho quý vị có được hạnh phúc. Tôi vâng lời Ðức Kitô. Theo gương Ðức Kitô, tôi tha cho những người đã hành quyết tôi. Tôi không ghét họ. Tôi xin Thiên Chúa thương xót tất cả chúng ta, và tôi hy vọng máu của tôi sẽ đổ trên dân tôi như một cơn mưa nhiều kết quả."

Khi các nhà truyền giáo trở lại Nhật trong những năm 1860, lúc đầu họ không thấy một vết tích nào của Kitô Giáo. Nhưng sau một thời gian, họ tìm thấy hàng ngàn người Kitô đã sống chung quanh Nagasaki và họ sống đạo một cách lén lút.

Tất cả các vị tử đạo Nhật Bản được phong chân phước năm 1627, và phong thánh năm 1862.

Lời Bàn

Ngày nay, một thời đại mới đã đến với Giáo Hội Nhật. Mặc dù số người Công Giáo không nhiều, nhưng Giáo Hội được tôn trọng và được tự do tôn giáo. Việc phát triển Kitô Giáo ở Viễn Ðông thì chậm và khó khăn. Một đức tin như của 26 vị tử đạo thì rất cần thiết cho ngày nay cũng như trước đây, trong năm 1597.

Lời Trích

"Vì Ðức Giêsu, Con Thiên Chúa, đã thể hiện lòng bác ái của Người bằng cách hy sinh mạng sống cho chúng ta, không ai có tình yêu nào cao quý hơn người đã hy sinh mạng sống vì Ðức Kitô và anh chị em mình. Bởi đó, ngay từ thời sơ khai, một số Kitô Hữu đã được mời gọi -- và chắc chắn sẽ được mời gọi luôn -- để làm chứng cho tình yêu ấy cách hùng hồn trước muôn dân, nhất là những kẻ bách hại. Do đó, Giáo Hội coi sự tử đạo như một ơn huệ đặc biệt và là bằng chứng cao cả nhất của tình yêu.

"Mặc dù chỉ một ít người được ban cho cơ hội tử đạo, nhưng tất cả phải chuẩn bị để tuyên xưng Ðức Kitô trước mặt mọi người, và bước theo Người trên đường thập giá giữa những sự bách hại không bao giờ thiếu trong Giáo Hội" (Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, 42).
 

langvuon

khoai nướng
#73
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 2/2011

Thứ Hai 07 X
Thứ Hai sau Chúa Nhật thứ V Mùa Thường Niên
St 1: 1-19 Tv 104: 1-2, 5-6, 10, 12, 24, 35 Mc 6: 53-56

Thứ Ba 08 X
Thứ Ba sau Chúa Nhật thứ V Mùa Thường Niên
Thánh Jerome Emiliani
St 1: 20–2 Tv 8: 4-5, 6-7, 8-9 Mc 7: 1-13

Thứ Tư 09 X
Thứ Tư sau Chúa Nhật thứ V Mùa Thường Niên
St 2: 5-9, 15-17 Tv 104: 1-2, 27-28, 29-30 Mc 7: 14-23

Thứ Năm 10 Tr
Thứ Năm sau Chúa Nhật thứ V Mùa Thường Niên
Lễ nhớ Thánh Scholastica, Đt
St 2: 18-25 Tv 128: 1-2, 3, 4-5 Mc 7: 24-30

Ngày 08 tháng 02
Thánh Jerome Emiliani

Thánh Jerome Emiliani là quan chỉ huy binh đội thành Venice. Ngài là người nhà binh nên tin tưởng vào sức mạnh, vào tài năng, vào vũ khí cùng binh lính của mình nên không mấy chú ý đến quyền năng của Thiên Chúa. Khi bị kẻ thù của thành Venice là nhóm Cambrai đánh chiếm thành lũy, chúng bắt được thánh Jerome, chúng dùng xích sắt xiềng hai chân ngài và đem nhốt vào hầm tối trong pháo đài. Chính trong hầm tối này Jerome đã thức tĩnh, đã phá bỏ tất cả mọi xiềng xích thế gian, quyết tâm đi theo Chúa.

Cuối cùng thánh Jerome đã trốn thoát khỏi ngục tù, ngài đem giây xiềng sắt đó treo trong thánh đường ở Treviso để cảm tạ Thiên Chúa đã giải thoát ngài không chỉ khỏi ngục tù trong hầm tối mà còn khỏi ngục tù thế gian đã giam hãm tinh thần của ngài.

Sau một thời gian ngắn làm tổng trấn thành Treviso, ngài trở về lại Venice theo học thần học để làm linh mục. Chiến tranh đã chấm dứt nhưng còn một chiến tranh khác còn tệ hại hơn nữa là đói kém và bệnh dịch lan tràn phá hoại trong toàn xứ sở. Hàng vạn người trong thành Venice yêu dấu của ngài đã đau khổ đến cùng cực. Thánh Jerome lần này quyết hy sinh không phải giữa trận tuyến mà hy sinh tất cả tính mệnh và tài sản hòng thoa dịu được phần nào sự nghèo đói và đau khổ chung quanh ngài. Ngài đặc biệt chăm sóc các trẻ mồ côi bị bỏ rơi, đói khát, bệnh tật, không ai thương xót giúp đỡ và dạy dỗ. Ngài sẽ là cha mẹ và là gia đình của chúng.

Dùng tiền bạc riêng của mình, ngài muớn một ngôi nhà để nuôi trẻ mồ côi. Ngài cho chúng ăn mặc và giáo dục chúng. Việc đầu tiên là học giáo lý bằng những câu hỏi và những câu trả lời. Lòng sốt sắng đạo đức của ngài thúc dục ngài tiếp xúc an ủi các người mắc bệnh dịch, một chứng bệnh truyền nhiểm nên ngài cũng đã bị nhuốm bệnh. Sau khi lành bệnh như phép lạ, ngài lại dấn thân vào công việc dù nhiều người khuyên can, vì đây là cơ hội để ngài phá vở nốt xiềng xích tinh thần cuối cùng. Ngài nói những đau khổ ngài chịu đựng có thấm vào đâu so với những khốn khổ mà dân trong thành đang chịu đựng.

Khi trở lại theo Chúa, Thánh Jerome Emiliani đã dùng tiền của và cuộc đời còn lại để giúp đỡ người khác. Ngài thành lập nhiều nhà nuôi trẻ mồ côi, các bệnh xá và các trung tâm tiếp đón những cô gái trụy lạc hoàn lương. Ngài cùng vài linh mục và sư huynh đồng chí hướng đã thành lập một tu hội “Somascho” chuyên lo giáo dục và nuôi nấng các trẻ mồ côi.

Ngài vĩnh viễn cởi bỏ những xiềng xích thế gian cuối cùng vào năm 1537, lúc 56 tưổi, khi ngài bị lây bệnh nan y của các bệnh nhân mà ngài đã săn sóc.
PhóTế Huỳnh Mai Trác

Ngày 10 tháng 02
Thánh Scholastica
(480 - 542?)

Anh em sinh đôi thường giống nhau về tính nết và tư tưởng cũng như nhiệt huyết. Do đó, người ta không ngạc nhiên khi Thánh Scholastica và người anh sinh đôi là Thánh Biển Ðức (Benedict), đều sáng lập các tu hội chỉ cách nhau có vài dặm.

Sinh trong một gia đình giầu có, Scholastica và Benedict cùng lớn lên cho đến khi Benedict xa nhà đi học ở Rôma. Chúng ta không biết nhiều về thời niên thiếu của Thánh Scholastica. Sau này, ngài sáng lập dòng nữ tu ở Ý gần rặng Cassino, thuộc Plombariola, cách tu viện của anh ngài chỉ có năm dặm.

Mỗi năm hai anh em chỉ gặp nhau có một lần, trong một nông trại, vì Scholastica không được phép vào tu viện. Cả hai dành thời giờ để thảo luận về các vấn đề tinh thần.

Theo cuốn Ðối Thoại của Thánh Grêgôriô Cả, trong lần sau cùng hai anh em gặp nhau để cầu nguyện và truyện trò, Thánh Scholastica cảm thấy cái chết của mình gần kề nên nài xin anh Benedict ở với ngài cho đến ngày hôm sau.

Thánh Benedict từ chối lời yêu cầu ấy vì ngài không muốn ở đêm bên ngoài tu viện, vì như thế chính ngài sẽ phá vỡ quy luật do ngài đặt ra. Thánh Scholastica xin Thiên Chúa cho phép anh mình ở lại, và một trận mưa lớn đổ xuống như thác khiến Benedict và các tu sĩ đi theo ngài không thể trở về tu viện.

Thánh Benedict kêu lên, "Xin Chúa tha tội cho em. Em làm cái gì vậy?" Thánh Scholastica trả lời, "Em xin anh một ơn huệ và anh từ chối. Em xin Chúa, và Chúa nhận lời."

Ba ngày sau, khi Thánh Benedict cầu nguyện trong tu viện thì ngài nhìn thấy linh hồn của em mình bay lên trời trong dạng chim bồ câu trắng. Thánh Benedict sai các tu sĩ đem xác của em mình về dòng và chôn trong chính ngôi mộ mà thánh nhân đã chuẩn bị cho mình.
Thánh Scholastica từ trần vào khoảng năm 543, và sau đó không lâu Thánh Benedict cũng từ giã cõi đời.

Lời Bàn

Thánh Scholastica và Benedict đã hiến mình trọn vẹn cho Thiên Chúa, và coi trọng việc kết giao bằng hữu với Chúa qua sự cầu nguyện. Các ngài đã hy sinh một số cơ hội sẵn có để cùng nhau thực hiện ơn gọi tu trì. Tuy nhiên, khi càng gần gũi với Ðức Kitô bao nhiêu, họ càng cảm thấy gần nhau hơn. Khi gia nhập cộng đồng tu sĩ, họ đã không quên và cũng không bỏ rơi gia đình mà trái lại họ có thêm các anh chị em mới.

Lời Trích

"Mọi tu sĩ đều có bổn phận, tùy theo ơn gọi thích hợp, để cộng tác cách nhiệt thành và siêng năng trong việc xây dựng và gia tăng Nhiệm Thể Ðức Kitô, và vì lợi ích tốt lành riêng của các cộng đồng… Họ có nhiệm vụ ấp ủ các mục tiêu này một cách chính yếu qua sự cầu nguyện, việc đền tội và sống gương mẫu" (Sắc Lệnh về các Giám Mục, 33).
 

langvuon

khoai nướng
#74
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 2/2011

Thứ Sáu 11 X
Thứ Sáu sau Chúa Nhật thứ V Mùa Thường Niên
Đức Mẹ Lộ Đức
St 3: 1-8 Tv 32: 1-2, 5, 6, 7 Mc 7: 31-37

Thứ Bảy 12 X
Thứ Bảy sau Chúa Nhật thứ V Mùa Thường Niên
St 3: 9-24 Tv 90: 2, 3-4, 5-6, 12-13 Mc 8: 1-10

Ngày 11 tháng 02
ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC
Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân

Mẹ Maria đã hiện ra nhiều nơi, nhiều lần trên thế giới để kêu gọi con người ăn năn sám hối và năng lần hạt Mân Côi. Tại Lộ Đức miền tây nam nước Pháp, Mẹ Maria đã hiện ra cả thảy 18 lần với Bernadette, một thiếu nữ nghèo hèn.

MẸ HIỆN RA VỚI BERNADETTE:

Lộ Đức nằm dưới chân dẫy núi Pyrénées, miền Tây Nam nước Pháp là một điểm hành hương nổi tiếng nhất thế giới dù rằng nơi đây chỉ là một ngôi làng nhỏ bé hẻo lánh thuộc địa phận Tarbes. Từ ngày 11 tháng 2 đến ngày 16 tháng 7 năm 1858, Đức trinh nữ Maria đã hiện ra với Bernadette tất cả 18 lần. Mỗi lần Đức Mẹ hiện ra, Người đều khuyên Bernadette hãy siêng năng lần hạt và làm việc đền tội thay cho các người tội lỗi, yếu đuối. Đức Mẹ còn yêu cầu người ta hãy xây cất cho Ngài một ngôi thánh đướng ở Lộ Đức để dâng kính Mẹ. Bernadette đã nhìn thấy Đức Mẹ nhiều lần, nhưng các trẻ em khác thì không được diễm phúc nhìn thấy Mẹ Maria. Ngày 1 tháng 3 năm 1858, một phụ nữ đang mang thai nhúng cánh tay bại liệt của bà vào dòng nước mà Bernadette đã nghe lời Mẹ đào bới, bà đã được chữa lành một cách vô cùng kỳ lạ. Tin đồn này lan truyền khắp nơi.Người ta tuôn đến Lộ Đức càng ngày càng đông.

THÁNH ĐƯỜNG DÀNH RIÊNG CHO MẸ ĐƯỢC CHẤP THUẬN:

Với những phép lạ diệu kỳ của Mẹ Maria, Bernadette đã trình với Cha sở Lộ Đức về những lần Mẹ hiện ra với em tại hang đá Lộ Đức. Cha sở lúc đó đã xin Bernadette hỏi tên Mẹ là gì . Ngày 25 tháng 3 năm 1858, Đức Mẹ hiện ra với Bernadette và em đã hỏi Đức Mẹ, Đức trinh nữ Maria đã mạc khải:” Ngài là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội “. Cha Sở đã tin vào việc Đức Mẹ hiện ra với Bernadette tại Lộ Đức. Lộ Đức từ đó đã trở thành nơi hành hương cho toàn thể thế giới. Một ngôi thánh đường nguy nga đã được xây cất để dâng kính Mẹ Maria theo lời yêu cầu của Mẹ Maria Vô Nhiễm.

ĐỨC MẸ CHỮA LÀNH NHIỀU BỆNH NHÂN VÀ BAN CHO NHIỀU NGƯỜI ƠN QUAY TRỞ VỀ VỚI CHÚA:

Tại Lộ Đức, Đức Mẹ với tấm lòng yêu thương dạt dào đã chữa lành biết bao bệnh nhân tật nguyền với biết bao loại bệnh khác nhau và ban cho nhiều người ơn ăn năn sám hối. Từ 1 tháng 3 năm 1858 có hằng hà sa số người đã tới Lộ Đức để xin Đức Mẹ chữa lành, tắm suối nơi dòng nước Bernadette đã tìm ra. Trong số 5.000 phép lạ chữa lành, Hội Thánh đã công nhận 65 vụ được khỏi bệnh là những phép lạ thật do lòng xót thương của Đức Mẹ. Đức thánh Cha Lêô XIII đã ban phép cho một vài miền được mừng kính lễ Đức Mẹ Lộ Đức và vào năm 1908, Đức Giáo Hoàng Piô X đã phổ biến lễ này trong toàn Giáo Hội.

Lạy Thiên Chúa từ bi nhân hậu, ngày hôm nay chúng con kính nhớ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội là Thánh Mẫu của Con Một Chúa, xin nhận lời Đức Mẹ chuyển cầu mà ban ơn trợ lực giúp chúng con là những kẻ yếu hèn được thoát vòng tội lỗi( Lời nguyện ca nhập lễ, lễ Đức Mẹ Lộ Đức ).

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
 

langvuon

khoai nướng
#75
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 2/2011

Chúa Nhật 13 X
Chúa Nhật thứ VI Mùa Thường Niên

Hc 15: 16-21 Tv 119: 1-2, 4-5, 17-18, 33-34 1Cor 2: 6-10 Mt 5: 17-37 hoặc 5: 20-22, 27-28, 33-34, 37
Kính thánh tử đạo Laurensô Hưởng, Phaolô Lê Văn Lộc, Lm
Thánh Vịnh Tuần 2

Ngày 13 tháng 02
Thánh Laurensô NGUYỄN VĂN HƯỞNG
Linh mục - ( 1802 -1856 )

Niềm tin yêu cao quý.

“Quá khóa đi ! ta thương và giảm nhẹ án cho”.

Quá khóa? Làm sao cha Hưởng có thể quá khóa được? Vì sợ hình phạt dành cho người phản bội đạo Chúa ? - Vâng. Vì trách nhiệm của một vị đạo trưởng ? - Vâng. Nhưng không phải chỉ có thế. Quá khóa đối với cha còn là một điều gì kinh khủng hơn nhiều. Quá khóa đó là chối bỏ niềm tin cao quý nhất của người tín hữu, chối bỏ cã ý nghĩa cuộc đời mục tử của mình.

Quan án không hiểu được cha. Các người lính không thể hiểu cha. Những người đồng đạo cảm thông và kính mến cha. Nhưng có ai cùng cảnh ngộ với cha chăng ? Ngay từ ấu thơ đã phải chịu cảnh bất hạnh nhất của một con người: mồ côi cha mẹ. Lâm vào cảnh lam lũ vất vả để kiếm sống, con người bất hạnh đó luôn luôn khát tình thương của người cha, sự âu yếm của người mẹ, một nỗi khác khao lớn lao không một tấm lòng trần gian nào có thể lấp đầy. Cuối cùng người con mồ côi ấy đã khám phá ra Thiên Chúa chính là Người cha yêu thương cao cả ấy.

Biết nói sao đây ? Cha Hưởng chỉ biết đơn sơ trả lời quan án: “Bẩm quan lớn, có bao giờ con cái dám đạp lên đầu cha mẹ mình chăng ?”.

Thế là một lần nữa cha phải trả giá cho ý nghĩa cuộc đời linh mục, và lần này bằng một giá cao nhất là chính sinh mạng của mình.

Tuổi xanh gian khổ

Cậu bé Laurensô Nguyễn Văn Hưởng sinh năm 1802 tại xã Tụy Hiền, xứ Kẻ Sải, tổng Trinh Tiết thuộc Hà Nội. Gia đình nghèo, mồ côi cha ngay từ nhỏ. Cậu Hưởng phải đi chăn trâu cho ông ngoại giáo tên là Thang. Thấy cậu hiền lành ông rất quý mến và đối xử như con ruột. Tình thương của ông chú thật đáng quý, nhưng chẳng thể bù đắp được nổi bất hạnh do thiếu tình yêu cao quý của cha mẹ ruột, bởi vì chỉ có tình yêu của cha mẹ mới thực sự bao la mà ca dao Việt Nam thường ví:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Cậu Hưởng muốn dâng mình cho Chúa để tìm kiếm một tình thương trọn vẹn hơn, nên đến xin cha Duyệt, chánh xứ Sơn Miêng giúp đỡ. Sau ba năm được cha xứ nuôi dưỡng ăn học, cậu được gởi vào học tại chủng viện Vĩnh Trị, thụ giáo với cha chánh xứ giáo phận Tây Đàng Ngoài.

Khi vua Minh Mạng ra lệnh cấm đạo nghiêm ngặt, chủng viện Vĩnh Trị phải giải tán. Cậu về quê làm thuốc viên bán quanh làng độ nhật, và cũng để thăm viếng giúp đỡ nhiều người. Nhân dịp này, ông chú khuyên cậu nên ở nhà lập gia đình. Ông còn hứa nhường lại gia sản cho cậu. Một quan Tổng có họ hàng với cậu cũng hứa giúp đỡ tận tình. Nhưng cậu Hưởng vẫn cương quyết theo lý tưởng tu trì. Ông chú tức giận đuổi cậu ra khỏi nhà, và cậu liền trở về chủng viện Vĩnh Trị.

Tất cả vì danh Chúa

Mãn khóa học cậu Hưởng được gia nhập bậc thày giảng, đi giúp xứ Kim Sơn, xứ Bạch Bát. Trong suốt 8 năm trời thày Hưởng luôn làm việc tận tụy, sống giản dị, khiêm tốn và bác ái. Sau đó Đức Cha gọi thày về học thêm thần học và truyền chức linh mục cho thày. Cha Hưởng trở nên một linh mục nhiệt thành, làm phó xứ Giang Sơn hai năm, rồi sang xứ Lạc Thổ, Yên Lộc, Bạch Bát. Ở đâu cha cũng tỏ ra một linh mục siêng năng, nhiệt tâm giảng đạo tín hữu, thường xuyên viếng thăm những bệnh nhân.

Năm 1855, cha bị bắt trên đường đi thăm kẻ liệt. Khi ấy cha đang ở trên thuyền thì mấy gia nhân của phó Tổng Tùy với gậy gộc la ó rượt theo, cha liền bảo người lái đò chèo qua bờ bên kia sông rồi bỏ đi. Cha tự nguyện nộp mình, và không muốn người khác phải liên lụy.

Bị bắt, cha không coi đó là một tai họa, nhưng là thánh ý Chúa muốn cho mình thông phần vào cuộc tử nạn của Đức Kitô, và nhắn với Cha già Chất cùng bổn đạo đừng chạy tiền chuộc.

Sau ba ngày bị giam ở huyện Yên Mô, Cha được giải về tỉnh Ninh Bình. Quan tỉnh thấy cha có nét chân tu nên hứa: “Nếu ông đạp lên Thánh giá, ta cho đến trụ trì ở chùa Non Nước”. Cha đáp: “Tôi không biết gì về Thần Phật, làm sao ở chùa được?”. Quan yêu cầu cha đọc kinh lên đạo, cha đọc 10 điều Răn. Quan lại thắc mắc về tin đồn rằng: “Tại sao các ông khoét mắt người bệnh, và không thờ kính tổ tiên ?”. Cha Hưởng bình tĩnh giải thích cho quan: “Xin quan đừng nghe những lời đồn đãi sai lạc, chúng tôi chỉ xức dầu trên mắt, mũi, tai miệng và tay chân để xin Chúa tha các tội mà bệnh nhân đã dùng chúng để phạm tội. Còn với tổ tiên chúng tôi thường cầu nguyện bằng những việc lành, chỉ có điều chúng tôi không cúng quả, vì biết rằng cha mẹ chẳng trở về ăn uống thứ gì được nữa.”

Các tín hữu đến thăm, cha an ủi họ: “Chúng con phải mừng cho cha, vì cha đã được chịu khổ vì Chúa Giêsu”

Chính trực đến cùng

Sau nhiều lần dụ dỗ không được, các quan Ninh Bình làm án xin vua cho xử trảm. Trước đó vì các quan đã nhận 10 nén bạc của giáo hữu, nên tìm cách giảm nhẹ án cho cha. Họ đề nghị cha khai mình là một tín hữu thôi, nhưng cha nhất định không chịu khai man che dấu chức vụ linh mục. Cha viết thư cho Đức cha Retord Liêu.

“Xin Đức Cha đừng chạy tiền chuộc con làm chi, con sẵn lòng hy sinh để chứng đạo Chúa Giêsu là đạo thực. Xin Đức Cha cầu nguyện cho con vững vàng cho đến cùng”.

Cuối cùng vị linh mục được mãn nguyện. Trước kia cha đã cương quyết từ chối lời đề nghị của ông chú, bây giờ cha lại vui mừng đón nhận bản án như chờ đợi vòng tay Chúa Cha yêu dấu đang rộng mở đón chờ người con yêu. Đúng ngày thi hành bản án cha Khoan vào ngục thăm, giải tội và trao mình thánh lần cuối cùng. Cha Hưởng vui vẻ ra pháp trường nằm trên võng giáo hữu đã thuê sẵn. Cha cầm sách nguyện kinh Thần vụ lần cuối.

Đầu cha rơi xuống, cha Laurensô Nguyễn Văn Hưởng đã vượt qua cuộc đời trần thế để về xum họp với cha trên trời ngày 27-04-1856. Các tín hữu đã an táng thi hài thánh nhân Chúa Kitô tại Vĩnh Trị.

Đức Thánh Cha Piô X suy tôn chân phước cho cha Laurens Nguyễn Văn Hưởng ngày 02-05-1909. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.

Ngày 13 tháng 02
Thánh Phaolô LÊ VĂN LỘC
Linh mục - (1830-1859)

Nỗi đau thương

Phải giải tán chủng viện Thị Nghè. Đó là một quyết định đau lòng đối với cha giám đốc Lê Văn Lộc. nhưng biết làm sao hơn được ? Tình hình giáo hội hết sức khó khăn. Quan quân đang truy bắt những người theo đạo chúa. Hai năm coi sóc tiểu chủng viện, thời gian tuy ngắn ngủi, nhưng ý thức trách nhiệm của cha Lộc đối với Giáo Hộ thật lớn, và tình thương của cha đối với các chủng sinh thật thắm thiết. Cha không đành bỏ rơi những người con thân yêu này. Trong tình thế khó khăn đó, để cứu lấy mạng sống mình chủng viện phải giải tán nhưng việc huấn luyện vẫn không ngừng. Cha Phaolô Lộc tìm cách trốn tránh quang vùng Sài Gòn, Gia Định, khi thì ở với các chủng sinh, khi ở một mình, nhưng vẫn tìm cách tiếp tục công việc huấn luyện các mầm non của Giáo Hội. Chính sứ mạng cao quý này đã đua cha đến phúc tử đạo, một vinh hạnh lớn cho chủng viện Thị Nghè (Sài gòn)

Ngược dòng thời gian

Phaolô Lê văn Lộc sinh năm 1830 tại làng An Nhơn, tỉnh Gia Định, trong một gia đình đạo đức. Mồ côi cha mẹ từ năm 10 tuổi, cậu Lộc được cha sở nhận nuôi và cho theo học tại chủng viện Cái Nhum trong hai năm. Năm 1843, Đức Cha Lefèbvre Nghĩa gởi cậu sang học thần học tại Pénang. Cậu được các giáo sư viết thư về giám mục giáo phận khen là người tương lai đầy hứa hẹn.

Trở về nước, thầy Phaolô Lộc tận tâm giảng dạy giáo lý và phụ trách việc huấn luyện cho các chủng sinh. Ngày 07-02-1857, thầy được Đức Cha Nghĩa truyền chức linh mục và được bổ nhiệm giám đốc tiểu chủng viện Thị Nghè. Ngoài việc chăm sóc giảng dạy các chủng sinh, cha lộc vẫn cố gắng thu xếp những giờ làm công tác mục vụ, bác ái. Có sử liệu ghi nhận trong khoảng một năm, cha đã dẫn về đoàn chiên Giáo Hội hơn 200 tân tòng.

Trong tình thế khó khăn dưới thời vua Tự Đức như thế, nhiều quan chức ác cảm với đạo, nhưng cha Lộc vẫn hăng say làm việc, duy trì chủng viện hơn một năm. Tháng 07-1858, mười bốn chiếc thuyền Pháp đổ bộ lên cửa Hàn tỏ dấu khiêu khích. Đô đốc Rigault de Genouilly ngây ngô chờ quân Công Giáo trợ lực. Ông không biết rằng người Công Giáo Việt Nam lúc đó không ưa gì ngoại xâm, như chúng ta thấy trong chuyện thánh Phanxicô Trung, họ không bỏ Chúa nhưng cũng kgông phò Tây. Họ tích cực xin đăng ký vào quân đội triều đình để chống Pháp. Thế mà, các quan chức Việt Nam tức giận cho rằng các tín hữu Kitô cấu kết với người Pháp, nên quyếât định bắt giết các đạo trưởng trước khi quân xâm lược đến. Thế là chủng viện Thị Nghè phải giải tán, cha ngậm ngùi chia tay. Tuy nhiên cha Lộc vẫn cố nán lại Sài Gòn nay đây mai đó để gần gũi hướng dẫn các chủng sinh của mình.

Trên con đường khổ giá

Cuối năm 1858, cha Lộc đến tạm trú ở nhà một cựu chủng sinh (thầy giáo Ngôn). Dầu khó khăn nguy hiểm cha tìm cách tiếp tế cho các chủng sinh bị lưu lạc. Việc đó đưa cha vào vòng lao lý: một phụ nữ ngoại giáo thấy cha liền báo cáo với quan quân bao vây lục xét và bắt được cha ngày 13-12- năm đó.

Khi bị bắt, cha Lộc khéo léo trả lời, nên quan quân đối xử với cha một cách tử tế, còn có ý định tha nếu cha chối đạo. Đầu năm 1859, thấy không thể chiếm được Huế, thêm vào đó 200 lính viễn chinh Pháp chết vì bệnh dịch tả, tướng Pháp quyết định chuyển hướng đưa quân vào chiếm tỉnh Gia Định theo lối cửa Cần Giờ. Khi quân Pháp bắn phá Sài Gòn, các quan liền cấp tốc tâu vua cho trảm quyết cha Phaolô Lê Văn Lộc.

Đến vinh quang

Ngày 13-02-1859, cha Lộc bị điệu ra Trường Thi, bây giờ là góc đường Hai Bà Trưng - Xô Viết Nghệ Tĩnh và bị hành quyết ở đó.

29 tuổi đời, hai năm linh mục, bản án vội vã gấp rút, cũng như chính cuộc đời của cha đã kết thúc thật ngắn ngủi. Ngắn ngủi nhưng thiết tha, ngắn ngủi nhưng hết sức đậm đà tình yêu và trách nhiệm. Cuộc đời vắn vỏi nhưng đã được thánh hiến bằng chính máu đào của mình. Thật xứng đáng để được đón nhận vào nơi trừơng sinh. Cha Phaolô Lộc bước vào cuộc sống vĩnh cửu là thế.

Phải chờ đến đêm giáo hữu mới lên đưa thi hài vị tử đạo (vẫn bị trói ở cột) về mai táng ở họ Chợ Quán, sau được cải táng về dòng thánh Phaolô, Sài Gòn. Hiện nay hài cốt của thánh nhân được lưu trữ tại Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn.

Đức thánh cha Piô X suy tôn chân phước cho cha Phanxicô Lê Văn Lộc ngày 02-05-1909. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.
 

langvuon

khoai nướng
#76
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 2/2011

Thứ Hai 14 X
Thứ Hai sau Chúa Nhật thứ VI Mùa Thường Niên
St 4: 1-15, 25 Tv 50: 1, 8, 16-17, 20-21 Mc 8: 11-13

Thứ Ba 15 X
Thứ Ba sau Chúa Nhật thứ VI Mùa Thường Niên
St 6: 5-8; 7: 1-5, 10 Tv 29: 1-2, 3-4, 3, 9-10 Mc 8: 14-21

Thứ Tư 16 X
Thứ Tư sau Chúa Nhật thứ VI Mùa Thường Niên
St 8: 6-13, 20-22 Tv 116: 12-13, 14-15, 18-19 Mc 8: 22-26

Thứ Năm 17 X
Thứ Năm sau Chúa Nhật thứ VI Mùa Thường Niên
Bảy Thánh lập dòng Tôi Tớ Đức Mẹ
St 9: 1-13 Tv 102: 16-18, 19-21, 29, 22-23 Mc 8: 27-33

Thứ Sáu 18 X
Thứ Sáu sau Chúa Nhật thứ VI Mùa Thường Niên
Kính thánh tử đạo Thánh Phêrô Hoàng Khanh, Lm. Tử đạo
St 11: 1-9 Tv 33: 10-11, 12-13, 14-15 Mc 8: 34–9

Thứ Bảy 19
X
Thứ Bảy sau Chúa Nhật thứ VI Mùa Thường Niên
Dt 11: 1-7 Tv 145: 2-3, 4-5, 10-11 Mc 9: 2-13

Ngày 17 tháng 02
BẢY THÁNH LẬP DÒNG TÔI TỚ ĐỨC MẸ

Chúa nói:” Thầy bảo thật anh em: Anh em là những người đã bỏ mọi sự theo Thầy, Anh em sẽ được gấp bội và được hưởng sự sống đời đời làm gia nghiệp”( Mt 19, 17-29 ). Bảy thánh lập dòng tôi tớ Đức Mẹ là những người đã hết mình bước theo Đức Kitô, họ đã bỏ tất cả mọi sự, nên họ xứng đáng lãnh phần thưởng Nước Trời.

BẢY THÁNH LẬP DÒNG TÔI TỚ ĐỨC MẸ LÀ AI ?

Họ là các Cha Morandi, sinh năm 1198 ở Florence, Cha Untêmati chào đời năm 1206, Cha Antélara , Cha Amideo, sinh năm 1024, Cha Sottinêo và Cha Ugucxio hai người bạn thân thiết từ hồi thơ ấu, là thầy Alêxu Phacônêri sinh năm 1200 đã sống tới 110 tuổi. Tất cả bảy vị thánh này đều là những thương gia nổi tiếng xứ Florence thuộc dòng tộc Toscane, sống vào thế kỷ XIII. Bảy thánh lập dòng tôi tớ Đức Mẹ đã được ơn Chúa soi sáng, các Ngài cùng có một chí hướng dâng trọn cuộc đời cho Chúa Giêsu. Do đó, các Ngài đã bán hết của cải mà các Ngài đã tạo dựng được, đem phân phát cho những người nghèo, như Chúa Giêsu nói với người thanh niên giầu có:” Ngươi chỉ còn thiếu một điều, hãy về bán hết của cải , chia cho người nghèo và hãy đi theo Ta “. Người thanh niên giầu có đã không làm được điều đó, vì anh có quá nhiều tiền của và chưa thể rũ sạch bụi trần để dấn thân theo Chúa. Bảy thánh lập dòng đã làm được điều mà nhiều người không thể làm được. Chính vì thế, sau khi bán hết của cải, các Ngài đã chia cho những người nghèo hèn túng khổ và rút về vùng quê ở trong một túp lều nghèo nàn, ngày đêm suy niệm sự thương khó của Chúa và sự thống khổ của Chúa Giêsu. Các thánh lập dòng tôi tớ Đức Mẹ có mục đích rất rõ ràng là rao giảng Chúa Giêsu chịu đóng đinh và sự thương khó của Đức Mẹ. Mặc dầu dòng gặp trăm bề khó khăn lúc ban đầu, nhưng dòng đã thực sự phát triển mạnh mẽ. Vào đầu thế kỷ XIV dòng đã đảm nhận công cuộc truyền giáo ở Aán Độ. Dòng đã có nhiều cơ sở ở Anh và Mỹ Châu.

CHÚA THƯỞNG CÔNG CÁC NGÀI:

Cha Morandi làm bề trên 16 năm đầu, được Chúa gọi về ngày 01/1/1262. Cha Bonandi Untêmati qua đời ngày 31/8/1257.Cha Moretto Antelara, được Chúa cất về trời ngày 20/8/1268. Cha Amiđêo được Chúa gọi ngày 18/4/1266. Cha Sottinêo và Cha Ugucxiô đều được Chúa cất về ngày 3/5/1282. Thầy Alêxu Phacônêri qua đời đúng 110 tuổi. Tất cả bảy thánh lập dòng tôi tớ Đức Mẹ đều được chôn cất cùng một nơi. Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã nâng các Ngài lên bậc hiển thánh.

Lạy Thiên Chúa từ bi, Chúa đã ban cho bảy vị thánh lập dòng tôi tớ Đức Mẹ lòng yêu mến nồng nàn, khiến các Ngài sùng kính Đức Mẹ và nhiệt thành củng cố đức tin của dân Chúa. Xin cũng ban cho chúng con một lòng yêu mến nồng nàn như vậy( Lời nguyện nhập lễ, lê bảy thánh lập dòng tôi tớ Đức Mẹ ).

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi

Ngày 18 tháng 02
Thánh Phêrô Hoàng Khanh
Linh mục (1780-1842)

Niềm vui ngày mùa

Cuộc đời thánh Phêrô Khanh gợi lên cho chúng ta một mùa gặt phong phú. Một người đổ mồ hôi gieo giống trên nương đồng, đến ngày thu hoạch thì vui ca, tay ôm bó lúa chín vàng lựng hương (Tv 125). Vì giữa những ngày bị bách hại đen tối, khi chủng viện chính thức bị giải tán, cha Hoàng Khanh là người đã đào tạo được 40 chủng sinh, trong số đó thành đạt tám linh mục.

Dắt dìu nhau mà đi

Phêrô Hoàng Khanh sinh khoảng năm 1780 tại làng Nguyên Kiệt, xã Hòa Duyệt, tỉnh Nghệ An, sau theo cha mẹ lên Lương Khế (nay là xứ Trung Hòa). Ngay từ nhỏ, cha mẹ đã gửi cậu vào trong nhà xứ để được đào tạo thành thầy giảng. vì thiệt thành với giáo hội và thấy rõ nhu cầu dân Chúa, thầy Khanh xin phép và được bề trên chấp nhận cho học thêm để trở thành linh mục. Tới năm 22 tuổi, theo giúp cha già Đại. Nếu ngày xưa thánh Ignatiô đã ngoài 30 tuổi còn cắp sách đến trường thì thầy Khanh năm 25 tuổi mới bắt đầu vật lộn với những mẫu chia danh từ Latinh đầu tiên. Suốt 14 năm liền, thầy kiên trì tự học, tìm các linh mục để hỏi thêm và cuối cùng thầy được toại nguyện, được vào Chủng viện Vĩnh Trị. Năm 1819, khi đã 39 tuổi, thầy thụ phong linh mục tại Thọ Kỳ (Thọ Ninh ngày nay) do Ðức Cha phó Guérard Ðoan.

Như một nhà thám hiểm leo núi, khi đã tới đỉnh núi, nhìn thấy cả một bầu trời rộng lớn bao la thì muốn mời gọi nhiều người cùng lên cao với mình. Cha Khanh sau khi đã lãnh sứ vụ linh mục, nhìn thấy rõ hơn cánh đồng Việt Nam bát ngát còn thiếu thợ gặt, biết bao tín hữu cần người săn sóc rao giảng Tin Mừng cứu độ. Cha thấy rõ số thừa sai và linh mục bạn nằm xuống trong cuộc bách hại, việc truyền giáo cần những bàn tay kế thừa và phát triển. do đó, tuy bận rộn với việc mục vụ, cha đầu tư mọi khả năng của mình đào tạo linh mục tương lại.

Theo sự điều động của giáo phận, cha phục vụ tại nhiều nơi: phụ trách xứ Trại Lê (7 năm), Quỳnh Lưu (14 năm), rồi sau đến các xứ Thọ Kỳ (Thọ Ninh ngày nay) (1 năm), Làng Truông (1 năm), Ngàn Sâu. Nhưng bất cứ ở nhiệm sở nào, bất cứ lúc nào, nhà cha cũng là một tiểu chủng viện thu hẹp. Cha nuôi một số thiếu niên nam, dạy giáo lý, hướng dẫn và gợi lên trong các em nhiệt tâm tông đồ. Với tình yêu của người cha, với sự thận trọng tinh tế của một nghệ sĩ, cha chú tâm vào việc đào tạo những nhà lãnh đạo tương lai trong Giáo hội.

Bên cạnh những bài học và lời giáo huấn, chính đời sống cha là một gương sống động cho họ, khi cha dâng lễ, mọi người như gặp gỡ được Thiên Chúa. Khi cha giảng, mọi người đều thấy sốt sắng thêm lên. Không bao giờ cha ngại ngùng với bất cứ điều gì. Vì ích lợi các linh hồn, cha vui vẻ chu toàn các công tác không một lời ta thán. Giữa đêm khuya, nếu có ai gọi đi giúp bệnh nhân, sẽ thấy cha nhanh nhẹn thế nào.

Trong một giai đoạn lịch sử khó khăn, việc đào tạo phải thực hiện cách lén lút và riêng tư từng người một thì con số 40 chủng sinh, tám linh mục, quả là con số đáng kể với 22 năm linh mục của cha, quả là bó lúa vàng nặng trĩu hạt mà cha đóng góp được cho Giáo hội Việt Nam.

Năm 1841, vua Minh Mạng băng hà, tình hình Giáo hội có vẻ tự do hơn, cha Khanh càng an tâm và hăng say với sứ vụ tông đồ hơn trước. Nào ngờ cuối tháng 1.1842, khi tháp tùng cha Masson, phụ tá giám quản đi công tác ở Hà Tĩnh, cha bị quân lính chặn lại khám xét và bắt giam.

Không chỉ là thầy lang.

Mới vào tù được ít bữa, cha đã được mọi người kể cả lính canh ngục quí mến vì tính vui vẻ và hòa nhã. Uy tín của cha gia tăng nhờ tài năng y sỹ, nhất là sau một lần chữa bệnh nổi tiếng. Viên cai ngục ở Hã Tĩnh có một cô tình nhân đang mang thai lại mắc bệnh, cô đã chạy nhiều thầy thuốc nhưng vẫn chưa khỏi. Nghe lời đồn đãi, ông cai đến nhờ cha Khanh chữa trị, và đích thân đưa cha đến phòng bệnh nhân.

Sau khi chẩn bệnh, cha kê cho ông một toa thuốc nam gồm năm loại dược thảo để sắc lên cho bệnh nhân uống. Sáng hôm sau, một gia nhân của ông cai đến lạy cha ba lạy để báo tin bệnh đã thuyên giảm. Cha hỏi lại bệnh đã giảm thật chưa, rồi cho thêm một ngày nữa, đến ngày thứ ba bệnh khỏi hẳn. Từ đó, khắp miền Hà Tĩnh đều biết tiếng và ca tụng người tù nhân là thầy thuốc “mát tay”. Nhưng điều cha vui mừng thực sự không phải vì tiếng đồn cho bằng việc có nhiều người đến xin học đạo, trong đó có song thân của quan án. Ngay cả cô gái đã được cha chữa trị, sau khi sinh con trai, cũng đến xin cha rửa tội cho mình và con.

Vì mến phục vị chứng nhân đức tin, các quan tỉnh tìm cách cứu cha khỏi chết. Các ông đề nghị cha giấu chức vụ linh mục, trước sau cứ khai nghề thầy lang thì họ tìm cách xin ân xá. Nhưng cha Khanh không chấp nhận đề nghị phải nói dối ấy. Thế là bản án của cha được gởi về Huế để vua Thiệu Trị ký duyệt. Ngày 11.7.1842, bản án được gửi lại Hà Tỉnh kết án cha là “một kẻ điên rồ”, mù quáng và dốt nát đáng chém đầu.

Ngay sáng hôm sau, 12.7.1842, bản án được thi hành, chấm dứt năm tháng rưỡi ngục tù và 62 năm sống trên dương thế của vị chứng nhân đức tin. Thi thể vị tử đạo được đưa về Kẻ Gốm, cha Masson cử hành tang lễ cách trọng thể với sự tham dự đông đảo của các tín hữu. Năm 1996, khánh thành Nhà thờ mới Trung Hậu, thi hài Ngài được cất giữ trong một Ðền thánh riêng, gần cung thánh.

Ngày 02.5.1909, Đức Giáo hoàng Piô X suy tôn cha Phêrô Hoàng Khanh lên bậc chân phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.
 

langvuon

khoai nướng
#77
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 2/2011

Chúa Nhật 20 X
Chúa Nhật thứ VII Mùa Thường Niên

Lv 19: 1-2, 17-18 Tv 103: 1-2, 3-4, 8, 10, 12-13 1Cor 3: 16-23 Mt 5: 38-48
MS Word In 18/1
Thứ Hai 21 X
Thứ Hai sau Chúa Nhật thứ VII Mùa Thường Niên
Hc 1: 1-10 Tv 93: 1, 1-2, 5 Mc 9: 14-29

Thứ Ba 22 Tr
Thứ Ba sau Chúa Nhật thứ VII Mùa Thường Niên
Lễ kính Tông Tòa Thánh Phêrô
Hc 2: 1-11 Tv 37: 3-4, 18-19, 27-28, 39-40 Mc 9: 30-37

Ngày 22 tháng 02
LẬP TÔNG TÒA THÁNH PHÊRÔ

Ông Phêrô thưa với Chúa Giêsu:” Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Chúa Giêsu trả lời:” Anh là Phêrô nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”( Mt 16, 16.18 ). Giáo Hội hôm nay cử hành lễ kính tông tòa thánh Phêrô và cũng là lễ để tôn vinh Đức Giáo Hoàng, vị kế nhiệm thánh Phêrô dưới trần gian, cai trị, điều khiển Giáo Hội hoàn vũ.

LỄ LẬP TÔNG TÒA THÁNH PHÊRÔ:

Khi cử hành thánh lễ kính tông tòa thánh Phêrô, phụng vụ muốn cho chúng ta thấy ngai tòa vững chắc mà Chúa Giêsu đã nói với vị thủ lãnh Hội Thánh tiên khởi:” Phêrô, Con là đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” hay” Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho những anh em khác vững tin”( Lc 22, 32 ). Chúa Giêsu đã trao trách nhiệm nặng nề cho Phêrô là chăn dắt các chiên con và chiên mẹ của Ngài. Do đó, ngai tòa thánh Phêrô mang một ý nghĩa quan trọng tuyệt đối: Đức Giáo Hoàng là vị kế nhiệm thánh Phêrô hướng dẫn toàn thể Giáo Hội toàn cầu. Vì thế, thánh lễ lập tông tòa thánh Phêrô là một lời tuyên xưng hết sức quan trọng nhưng lại rất long trọng về quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng trong toàn thể Hội Thánh. Trước kia, Giáo Hội cử hành hai thánh lễ riêng biệt một để kính tòa thánh Phêrô ở Antiokia và một để kính tòa thánh Phêrô ở Roma. Tựu trung hai thánh lễ này đều mang cùng một ý nghĩa, nên ngày nay Giáo Hội chỉ cử hành một thánh lễ là:” Lập Tông Tòa Thánh Phêrô”.

HÃY CẦU NGUYỆN CHO ĐỨC THÁNH CHA:

Ngày lễ lập tông tòa thánh Phêrô là lời mời gọi toàn thể dân Chúa trên hoàn vũ hãy cầu nguyện thật nhiều, cầu nguyện liên lỉ cho vị Cha chung của Giáo Hội trước một trọng trách nặng nề mà Chúa và Giáo Hội trao phó cho Ngài. Trước muôn vàn thách đố của một thế giới luôn luôn biến chuyển, Đức Giáo Hoàng luôn phải đối đầu với muôn vàn khó khăn của Hội Thánh, của thế giới. Chính vì vậy, Ngài cần có đầy đủ ơn Chúa và sự soi sáng, khôn ngoan của Chúa Thánh Thầnh để Ngài chu toàn trách nhiệm chăn dắt chiên con và chiên mẹ của Chúa.

Lạy Thiên Chúa toàn năng, Chúa đã thiết lập Hội Thánh trên nền đá vững bền là lời tuyên xưng đức tin của thánh tông đồ Phêrô. Xin gìn giữ Hội Thánh khỏi nao núng giữa cảnh đời thử thách gian nan ( Lời nguyện nhập lễ, lễ lập tông tòa thánh Phêrô ).

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
 

langvuon

khoai nướng
#78
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 2/2011

Thứ Tư 23 X
Thứ Tư sau Chúa Nhật thứ VII Mùa Thường Niên
Lễ nhớ Thánh Polycarp, Gmtđ
Hc 4: 11-19 Tv 119: 165, 168, 171, 172, 174, 175 Mc 9: 38-40

Thứ Năm 24 X
Thứ Năm sau Chúa Nhật thứ VII Mùa Thường Niên
Hc 5: 1-8 Tv 1: 1-2, 3, 4, 6 Mc 9: 41-50

Thứ Sáu 25 X
Thứ Sáu sau Chúa Nhật thứ VII Mùa Thường Niên
Hc 6: 5-17 Tv 119: 12, 16, 18, 27, 34, 35 Mc 10: 1-12

Thứ Bảy 26 X
Thứ Bảy sau Chúa Nhật thứ VII Mùa Thường Niên
Hc 17: 1-15 Tv 103: 13-14, 15-16, 17-18 Mc 10: 13-16

Chúa Nhật 27 X
Chúa Nhật thứ VIII Mùa Thường Niên

Is 49: 14-15 Tv 62: 2-3, 6-7, 8-9 1Cor 4: 1-5 Mt 6: 24-34

Thứ Hai 28 X
Thứ Hai sau Chúa Nhật thứ VIII Mùa Thường Niên
Hc 17: 19-27 Tv 32: 1-2, 5, 6, 7 Mc 10: 17-27

Ngày 23 tháng 02
Thánh Polycarp
(c. 156)

Là môn đê của Thánh Gioan Tông Ðồ và là bạn của Thánh Ignatiô ở Antioch, Thánh Polycarp, Giám Mục của Smyrna (bây giờ là Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ), là một vị lãnh đạo đáng kính của Kitô Giáo trong tiền bán thế kỷ thứ hai.

Tuy nhiên các vị lãnh đạo Giáo Hội thuộc thế hệ thứ hai đã gặp những thử thách mà thế hệ trước không đề cập đến. Họ phải làm gì khi thế hệ chứng nhân thứ nhất ấy không còn nữa? Lời dạy dỗ xác thực của Chúa Giêsu phải truyền lại như thế nào? Phải trả lời thế nào với các câu hỏi chưa từng có?
Khi các tông đồ không còn ở trần gian nữa, các lạc thuyết bắt đầu xuất hiện ngụy trang chính giáo, sự bách hại lại mạnh mẽ và bắt đầu xuất hiện các tranh chấp về vấn đề phụng vụ mà Ðức Giêsu không bao giờ nói đến.

Polycarp, một người thánh thiện và là giám mục của Smyrna, chỉ thấy có một câu trả lời - trung thành với đời sống Ðức Giêsu và bắt chước đời sống ấy. Thánh Ignatiô nói với Thánh Polycarp "linh đạo của anh đặt nền móng nơi Thiên Chúa như trên một tảng đá không thể nào lay chuyển nổi."

Khi đối diện với lạc giáo, Thánh Polycarp có "bộ mặt bộc trực" đến nỗi Thánh Ignatiô phải thán phục, vì ngài đã bắt chước cách Ðức Giêsu trả lời người Pharisêu. Marcion, người lãnh đạo lạc thuyết nhị nguyên (*), khi đối chất với Ðức Polycarp đã yêu cầu ngài thừa nhận họ, "Polycarp, hãy thừa nhận chúng tôi." Ðức Polycarp trả lời, "Tôi thừa nhận ngài, phải, tôi thừa nhận ngài là đứa con của Satan."

Trái lại khi đối diện với các bất đồng của Kitô Hữu, ngài lại rất khoan dung và tôn trọng. Một trong những tương tranh thời ấy là việc cử hành lễ Phục Sinh. Ðông Phương, là xuất xứ của Thánh Polycarp, cử hành mầu nhiệm Vượt Qua như sự Thương Khó của Ðức Kitô tiếp theo sau bằng một Thánh Lễ vào ngày kế tiếp. Tây Phương cử hành lễ Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật sau tuần lễ Vượt Qua. Khi Thánh Polycarp đến Rôma để thảo luận về vấn đề này với Ðức Giáo Hoàng Anicetus, họ bất đồng ý kiến. Nhưng các ngài cũng không thấy sự khác biệt trong đức tin Kitô Giáo. Và Ðức Anicetus đã yêu cầu Thánh Polycarp cử hành Thánh Lễ ngay trong nhà nguyện của đức giáo hoàng.

Thánh Polycarp đối diện với sự bách hại cũng như Ðức Kitô đã làm. Chính giáo đoàn của ngài phải thán phục ngài vì đã theo sát "gương phúc âm" - không tìm cách để tử đạo như một số người đã làm, nhưng trốn tránh sự bách hại cho đến khi thánh ý Chúa được thể hiện như Ðức Giêsu Kitô đã làm. Họ coi đó là "một dấu chỉ tình yêu nói lên sự khao khát không muốn chỉ cứu chuộc có một mình, nhưng còn cứu chuộc tất cả anh chị em Kitô Hữu."

Trong thời kỳ đẫm máu tử đạo Kitô Hữu trong đấu trường, dân chúng trở nên điên cuồng đòi hỏi phải tìm bắt Thánh Polycarp, vì ngài nổi tiếng thánh thiện. Thánh Polycarp thật điềm tĩnh nhưng giáo dân thúc giục ngài đi trốn trong một nông trại gần thành phố. Quân lính tìm ra ngài sau khi tra khảo hai đứa bé. Ngài thết đãi họ ăn và xin họ để ngài cầu nguyện trước khi điệu về đấu trường.

Thấy đức tin vững vàng không lay chuyển của Thánh Polycarp, quan thống đốc ra lệnh thiêu sống, và khi quân lính châm lửa, nhiều người chứng kể lại họ được nhìn thấy một phép lạ. Lửa cháy thành một vòng cung chung quanh thánh nhân, bao bọc ngài như các cánh buồm, và thay vì bị đốt cháy, ngài lại rực sáng như vàng đang chảy trong lò lửa. Khi quân lính thấy ngài không hề hấn gì, chúng đã lấy dao đâm ngài. Máu ngài chảy ra đã dập tắt ngọn lửa.

Quan thống đốc ra lệnh đốt xác thánh nhân mà không để giáo dân lấy xác, vì ông sợ họ sẽ thờ Thánh Polycarp mà không thờ tà thần của người Rôma. "Chứng từ" tử đạo của Thánh Polycarp là chứng từ được ghi nhận một cách xác thực về sự tử đạo của người tín hữu Kitô ngay từ thuở ban đầu. Ngài chết vào khoảng năm 156.

Trong nhiều lá thư của Thánh Polycarp, chỉ còn một lá ngài viết cho Giáo Hội Philippi, Macedonia là còn giữ được cho đến ngày nay.

Lời Bàn

Thánh Polycarp được công nhận là vị lãnh đạo Kitô Giáo bởi tất cả các Kitô Hữu thuộc Giáo Hội Tiểu Á - một thành trì đức tin vững mạnh và trung thành với Ðức Giêsu Kitô. Sức mạnh của ngài là bởi tín thác vào Thiên Chúa, ngay cả khi các biến động của đời sống mâu thuẫn với sự tin tưởng này. Sống giữa những người ngoại giáo và dưới chế độ đàn áp một tôn giáo mới, ngài đã chăn dẫn đàn chiên của ngài. Cũng như vị Mục Tử Tốt Lành, ngài đã hy sinh mạng sống vì đàn chiên và gìn giữ họ khỏi bị bách hại thêm nữa. Sự tín thác vào Thiên Chúa của ngài được tóm lược trong câu nói trước khi chết:"Lạy Chúa Cha... Con ca tụng Ngài, vì đã giúp con xứng đáng cho đến ngày giờ này..." (Sổ Tử Ðạo, Chương 14).

Lời Trích

"Hãy vững vàng trong cách ăn ở và noi gương Chúa, 'trung kiên trong đức tin, yêu thương anh chị em, đoàn kết trong chân lý,' giúp đỡ lẫn nhau với sự dịu dàng của Chúa, đừng khinh miệt một ai" (Thánh Polycarp, Thư Gửi Tín Hữu Philippi).

[FLASH]http://www.fatimacompany.com/images/banners/happynewyear06.swf[/FLASH]​
 

langvuon

khoai nướng
#79
Thứ Ba 01 X
Thứ Ba sau Chúa Nhật thứ VIII Mùa Thường Niên
Hc 35: 1-12 Tv 50: 5-6, 7-8, 14, 23 Mc 10: 28-31

Thứ Tư 02 X
Thứ Tư sau Chúa Nhật thứ VIII Mùa Thường Niên
Hc 36: 1, 5-6, 10-17 Tv 79: 8, 9, 11, 13 Mc 10: 32-45

Thứ Năm 03 Tr
Thứ Năm Đầu Tháng. Cầu cho các linh mục
Chân Phước Katharine Drexel, Đt
Hc 42: 15-25 Tv 33: 2-3, 4-5, 6-7, 8-9 Mc 10: 46-52

Thứ Sáu 04 Tr
Thứ Sáu Đầu Tháng. Đền tạ Trái Tim Chúa Giêsu, mis.imp
Thánh Casimir
Hc 44: 1, 9-13 Tv 149: 1-2, 3-4, 5-6, 9 Mc 11: 11-26

Thứ Bảy 05 Tr
Thứ Bảy Đầu Tháng. Đền tạ Trái Tim Đức Mẹ, mis.imp
Hc 51: 12-20 Tv 19: 8, 9, 10, 11 Mc 11: 27-33

Ngày 03 tháng 03
Thánh Katharine Drexel
(1858 - 1955)

Nếu cha bạn là một ông chủ ngân hàng quốc tế và bạn có xe lửa riêng, có lẽ khó để bạn bị lôi cuốn đến những công việc tình nguyện cho người nghèo. Nhưng nếu hàng tuần mẹ bạn dành ba ngày để tiếp đón người nghèo, và cha bạn dành nửa giờ mỗi ngày để cầu nguyện, có lẽ không khó để bạn hy sinh cuộc đời cho người nghèo và cho đi 12 triệu đô la. Ðó là điều mà Thánh Katharine Drexel đã thực hiện.

Ngài sinh ở Philadelphia, Hoa Kỳ, năm 1858 và là cô con gái thứ hai của ông bà Drexel. Sau khi chào đời được hai năm thì người mẹ ruột từ trần. Hai năm sau, cha ngài tái hôn và họ có thêm một cô con gái nữa. Tất cả ba cô đều có một nền tảng giáo dục vững chắc và thường đi du lịch nhiều nơi. Khi Katharine hai mươi mốt tuổi, là con gái nhà giầu, ngài sẵn sàng có địa vị trong xã hội, nhưng khi chăm sóc người mẹ ghẻ trong ba năm bị bệnh ung thư, ngài thấy rằng mọi tài sản của dòng họ Drexel cũng không thể cứu được con người khỏi sự đau khổ và cái chết, từ đó cuộc đời ngài thay đổi đáng kể.

Vào năm 1885, ông Drexel từ trần để lại gia tài kếch sù cho ba cô con gái. Lúc bấy giờ, Katharine và hai chị em đều gia nhập tổ chức Tông Ðồ Giáo Dân. Họ thường để ý đến hoàn cảnh khó khăn của người da đỏ, và thường bàng hoàng khi đọc những câu truyện về người da đỏ Mỹ Châu. Trong chuyến du lịch Âu Châu, ngài được gặp Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII và xin Ðức Thánh Cha gửi thêm các nhà truyền giáo đến Wyoming để giúp đỡ bạn của ngài, là Ðức Giám Mục James O'Connor. Ðức giáo hoàng trả lời, "Tại sao chính con không trở nên nhà tryền giáo?" Câu trả lời ấy đã khích động ngài đến độ phải nằm bệnh trong vài ngày.

Trở về Hoa Kỳ, ngài đến thăm người da đỏ Dakota, gặp tù trưởng Red Cloud và bắt đầu giúp đỡ họ.

Việc lập gia đình đối với Katharine thì quá dễ dàng. Nhưng sau các cuộc thảo luận với Ðức Giám Mục O'Connor, Katharine viết trong nhật ký năm 1889, "Ngày lễ Thánh Giuse năm ấy đã đem lại cho tôi một ơn sủng lớn lao để có thể hy sinh quãng đời còn lại cho người da đỏ và da mầu." Vào ngày 7 tháng Mười Một 1889, ngài mặc áo dòng và lấy tên Sơ Mary Katharine. Năm ấy, các nhật báo lớn ở Hoa Kỳ đều chạy hàng chữ ngay trang đầu, "Dám Bỏ 7 Triệu Ðôla!"

Sau ba năm rưỡi huấn luyện, Katharine và mười ba nữ tu đầu tiên của ngài (Sisters of the Blessed Sacrament for Indians and Colored - Nữ Tu Thánh Thể cho Người Da Ðỏ và Da Mầu) mở trường học ở Santa Fe. Tiếp đó các trường học nối đuôi nhau thành lập. Vào năm 1915, ngài thành lập Ðại Học Xavier ở New Orleans, là đại học đầu tiên ở Hoa Kỳ dành cho người da đen.

Cho đến năm 1942, ngài đã thiết lập xong hệ thống trường Công Giáo cho người da đen trong 13 tiểu bang, cộng thêm 40 trung tâm truyền giáo và 23 trường làng. Những người kỳ thị chủng tộc đã quấy phá công việc của ngài, họ đốt cả một trường học của ngài ở Pennsylvania. Tổng cộng, ngài đã thành lập 50 trung tâm truyền giáo cho người da đỏ trong 16 tiểu bang.

Khi 77 tuổi, ngài bị kích xúc tim nhưng vẫn tiếp tục đến các trung tâm truyền giáo để hướng dẫn các sơ trong dòng. Vào năm 1941, ngài cử mừng lễ kim khánh thành lập dòng, và Ðức Giáo Hoàng Piô XII đã đề cập đến thành quả của ngài như "một trang sử huy hoàng trong biên niên sử của Giáo Hội."

Trong những năm cuối đời, Mẹ Katharine Drexel bị liệt, ngài sống âm thầm cầu nguyện trong căn phòng nhỏ nhìn về phía cung thánh. Nhiều mẩu giấy ghi lại các lời cầu nguyện của ngài, cũng như những suy niệm và những nguyện vọng vô tận. Ngài từ trần khi 96 tuổi. Tổng cộng ngài đã dùng 12 triệu đô la tài sản của ngài cho công cuộc truyền giáo cho người da đỏ và da đen ở Hoa Kỳ.

Vào tháng Mười Một 1988, ngài được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước. Và đầu tháng Mười năm 2000, ngài đã được phong thánh.

Lời Bàn

Các thánh luôn luôn có những lời khuyên giống nhau: Hãy cầu nguyện, sống khiêm tốn, chấp nhận thập giá, hãy yêu thương và tha thứ cho tha nhân. Nhưng khi được nghe những lời ấy từ một người, có tất cả những giầu sang của trần thế, được báo chí phỏng vấn, được du lịch trên các toa xe lửa hạng sang, thì đó là một nhắc nhở mạnh mẽ cho chúng ta biết, sự thánh thiện có thể thực hiện được trong thế giới hôm nay cũng như ở Giêrusalem hoặc Rôma thuở xưa.

Lời Trích

"Sự kiên nhẫn và khiêm tốn chịu đựng thập giá - dù bất cứ thập giá nào - là công việc cao cả nhất mà chúng ta phải thi hành.
"Ôi, dù đã 84 tuổi mà tôi vẫn còn xa vời với hình ảnh của Ðức Giêsu trong cuộc đời thánh thiện của Ngài ở trần thế!" (Mẹ Katherine Drexel)

Ngày 04 tháng 03
Thánh Casimir
(1458 - 1483)

Casimir lớn lên trong một thế giới mà đó không phải là cuộc đời ngài mong muốn. Là hoàng tử Ba Lan, con trai thứ hai của Vua Casimir IV và Hoàng Hậu Elizabeth của Áo, cuộc đời ngài được đặt định để nối tiếp quyền bính của vua cha và gia tăng quyền thế của Ba Lan.

Ngay từ nhỏ, Casimir đã cảm thấy cuộc đời mình thuộc về một người nào đó, mà vị Vua ấy cao cả hơn cha ngài nhiều. Bất kể những áp lực, nhục nhã và bị tẩy chay, ngài vẫn giữ sự trung tín ấy trong suốt cuộc đời.

Ngay từ nhỏ Casimir đã dâng mình cho Chúa. Một trong những động lực tận hiến ấy là nhờ người giám hộ, John Dlugosz, mà sự thánh thiện của ông đã khuyến khích Casimir trên hành trình cuộc đời.

Thật khó để chúng ta tưởng tượng rằng đời sống vương giả lại là một áp lực. Nhưng đối với Casimir, sự sang trọng chung quanh ngài là những cám dỗ để phản bội sự trung tín đích thực. Ðể chống đối những quần áo sang trọng, đắt tiền mà người ta cho rằng ngài sẽ vui thích, ngài mặc những quần áo bình dân nhất.

Khước từ ngay cả sự tiện nghi bình thường, ngài ngủ ít và dành thời giờ ban đêm để cầu nguyện. Và thay vì nằm trên giường nệm, ngài ngủ trên sàn nhà. Mặc dù ngài là hoàng tử, nhiều người chung quanh đã nhạo cười ngài về những điều ấy. Tuy nhiên, trước bất cứ áp lực nào, Casimir vẫn thản nhiên và thân thiện.

Chắc chắn cha ngài phải kinh ngạc về thái độ của con mình, nhưng có lẽ ông cũng nhìn thấy và thán phục sức khỏe của Casimir. Lầm tưởng về điều ấy nên ông đã sai Casimir dẫn một đạo quân sang xâm chiếm Hungary, theo như lời yêu cầu của một số nhà quý tộc ở đây. Mặc dù cảm thấy cuộc viễn chinh thật sai lầm, Casimir cũng đã vâng lời vua cha. Nhưng mỗi một bước tiến ngài linh cảm rằng đó là sự bất tuân Cha trên trời. Do đó khi binh lính bắt đầu bỏ trốn vì không được trả lương, ngài rất hân hoan nghe theo lời khuyên của các sĩ quan mà đưa quân trở về nhà. Khi được biết Ðức Giáo Hoàng Sixtus IV chống đối cuộc xâm lăng ấy, Casimir biết rằng linh cảm của mình là đúng.

Tuy nhiên, vua cha quá tức giận vì hoạch định của ông bị thất bại, nên ông đã trục xuất Casimir, lúc ấy mới 15 tuổi, đến một lâu đài ở Dobzki, hy vọng rằng sự tù đầy sẽ thay đổi ý định của Casimir. Nhưng trong thời gian lưu đầy, ý định ban đầu của Casimir mà ngài tin là đúng lại càng gia tăng mạnh mẽ hơn, và ngài từ chối cộng tác trong mọi hoạch định của vua cha bất kể bất cứ áp lực nào. Ngài từ chối cả cuộc hôn nhân do cha ngài sắp đặt. Ngài chỉ cộng tác với chương trình của vị Vua đích thực qua sự cầu nguyện, học hỏi và giúp đỡ người bất hạnh.

Ngài từ trần vì bệnh phổi khi mới 23 tuổi trong thời gian đến thăm Lithuania, mà ngài cũng là Ðại Công Tước của quốc gia này. Ngài được mai táng ở Vilna, Lithuania.

Ngài được đặt làm thánh quan thầy của Ba Lan và Lithuania.

Lời Bàn

Trong nhiều năm trời, các quốc gia Ba Lan và Lithuania đã mờ nhạt trong nhà tù vĩ đại bên kia Bức Màn Sắt. Bất kể những đàn áp, người Ba Lan và Lithuania vẫn kiên trì giữ vững đức tin mà đức tin ấy đã trở nên đồng hoá với tên của họ. Vị thánh quan thầy trẻ tuổi đã đem cho họ một hy vọng: Hòa bình không thể chiếm được bằng chiến tranh; đôi khi ngay cả nhân đức cũng không chiếm được sự an bình thoải mái, nhưng sự bình an của Ðức Kitô có thể thấm nhập vào cả các bức màn sắt.

Lời Trích

Thánh Casimir vô cùng quý mến Ðức Maria, Mẹ Thiên Chúa; đặc biệt là ngài yêu thích bài thánh ca Latinh về Ðức Mẹ, "Omni die dic Mariae" (Ca Ngợi Mẹ Hàng Ngày). Ngài đã yêu cầu bản nhạc ấy được chôn theo với ngài.
 

langvuon

khoai nướng
#80
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 3/2011

Chúa Nhật 06 X
Chúa Nhật thứ IX Mùa Thường Niên
Dnl 11: 18, 26-28, 32 Tv 31: 2-3, 34, 17, 25 Rm 3: 21-25, 28 Mt 7: 21-27

Thứ Hai 07 X
Thứ Hai sau Chúa Nhật thứ IX Mùa Thường Niên
Tb 1: 1-2; 2: 1-9 Tv 112: 1-2, 34, 5-6 Mc 12: 1-12

Thứ Ba 08 X
Thứ Ba sau Chúa Nhật thứ IX Mùa Thường Niên
Thánh Gioan Thiên Chúa, Tu Sĩ
Tb 2: 9-14 Tv 112: 1-2, 7-8, 9 Mc 12: 13-17

Ngày 08 tháng 03
THÁNH GIO-AN THIÊN CHÚA
(St. John of God)

Thánh là những con người đã sống các nhân đức anh hùng đến nỗi nhìn vào các Ngài, hình ảnh của Chúa Giêsu hiện lên rõ nét nơi các Ngài. Thánh Gio-an Thiên Chúa đã họa lại hình ảnh của Chúa Kitô, Người trở nên một:” Chúa Kitô khác”.

HÌNH ẢNH MỘT CON NGƯỜI

Thánh Vịnh 15, 5-6 có viết:” Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, Là chén phúc lộc dành cho con; Số mạng con, chính Ngài nắm giữ. Phần tuyệt hảo may mắn đã về con, Vâng, gia nghiệp ấy làm con thỏa mãn “ hoặc Chúa nói:” Thầy bảo thật anh em là những người đã bỏ mọi sự theo Thầy, Anh em sẽ được gấp bội và được hưởng sự sống đời đời làm gia nghiệp”( Mt 19, 27-29 ).Thánh Gioan Thiên Chúa sinh ra tại một làng nhỏ thuộc nước Bồ Đào nha vào năm 1495. Lớn lên, thánh nhân được đánh động bởi một lời giảng của thánh Gioan avila về lòng nhân từ bao la, vô biên của Chúa. Từ lời rao giảng này, thánh nhân đã trở về nhà bán hết gia sản mình có, phân chia cho người nghèo và bước theo Đức Giêsu cứu thế. Thánh nhân trở nên như chàng điên vì lòng yêu mến Chúa và yêu thương các người nghèo, đặc biệt là những người kém phần may mắn hơn cả trong xã hội. Thánh nhân đã kiếm nơi để cho các người đau yếu tật nguyền ở và chính Ngài ra tay chữa trị, giúp đỡ họ. Ngài yêu thương họ hơn chính bản thân của mình. Thánh nhân luôn đặt niềm tin nơi bàn tay quan phòng của Chúa. Vì lòng quảng đại, vị tha, bác ái, Chúa hiểu lòng Ngài, nên đã khiến nhiều nhà hảo tâm rộng lòng dâng cúng tiền của để cho Ngài có phương tiện giúp đỡ những người nghèo khó, bệnh hoạn, neo đơn, tật nguyền.

CHÚA ĐỘI MŨ TRIỀU THIÊN CHO THÁNH NHÂN

Sau những năm tận tụy phục vụ đồng loại, giúp đỡ tha nhân, thánh nhân được Chúa gọi về vào tuổi 50, lúc Ngài vẫn còn đầy nhiệt tình phục vụ mọi người ngày 8/3/1550. Thánh nhân ra đi nhưng Ngài vẫn hiện diện nhờ các tu sĩ Dòng Gioan Thiên Chúa, Dòng mà Ngài đã khổ công đào luyện và để lại cho Giáo Hội, cho nhân loại. Thiên Chúa đã thưởng công cho Ngài và cho công việc bác ái của Ngài vẫn tồn tại mãi nơi nhiều nước, nhiều dân.

“Lạy Chúa, Chúa đã cho thánh Gioan được đầy tràn tình thương đối với kẻ nghèo hèn và người bệnh tật. Xin cho chúng con cũng biết đem lòng bác ái phục vụ anh em hầu đáng hưởng vinh quang nước trời với những người được Chúa tuyển chọn. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen “ ( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Gioan Thiên Chúa ).

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT