Những đương đơn đi kèm

Status
Không mở trả lời sau này.

mytran

Cựu Ban điều hành
#1
Blog của Hùng Việt

NHỮNG ĐƯƠNG ĐƠN ĐI KÈM THEO ĐƯƠNG ĐƠN CHÍNH TRONG CÁC DIỆN BẢO LÃNH GIA ĐÌNH (DIỆN F) VÀ BẢO LÃNH HÔN PHU/HÔN THÊ (DIỆN K)

Đạo luật về Di trú và Nhập tịch của Hoa Kỳ (Immigration and Nationality Act, viết tắt là INA) qui định rằng người hôn phối hay con dưới 21 tuổi có thể đi cùng đương đơn chính qua Mỹ (Accompanying) hay qua Mỹ sau đương đơn chính (Following-to-Join).

Ở trang Web http://travel.state.gov/visa/frvi/glossary/glossary_1363.html của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, họ định nghĩa Accompanying là những người đi cùng đương đơn chính trong thời gian 6 tháng kể từ ngày đương đơn chinh được cấp visa.

“Accompanying: A type of visa in which family members travel with the principal applicant, (in immigrant visa cases, within six months of issuance of an immigrant visa to the principal applicant).”

Do đó, nếu những đương đơn đi kèm được cấp visa cùng lúc với đương đơn chính nhưng vì một lý do nào đó qua sau đương đơn chính một vài tháng, nhưng trước khi visa hết hạn, hay được cấp visa trong thời gian 4 tháng sau khi đương đơn chính được cấp visa, sẽ được xem là đi cùng với đương đơn chính. Trong mẫu DS-230 Phần 1 của đương đơn chính lúc đó, câu 31a sẽ liệt kê tất cả những đương đơn đi kèm được cấp visa cùng lúc với đương đơn chính mặc dù có thể đi qua sau đương đơn chính một vài tháng, hay được cấp visa trong thời gian 4 tháng sau khi đương đơn chính được cấp visa.

Cũng trong Web http://travel.state.gov/visa/frvi/glossary/glossary_1363.html của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, họ định nghĩa Following to Join là những người được cấp visa sau đương đơn chính.

“Following to Join: A type of derivative visa status when the family member gets a visa after the principal applicant.”

Trong mẫu đơn DS-230 Phần 1 của đương đơn chính, câu 31b chỉ ghi tên của những đương đơn đi kèm sẽ xin visa sau đương đơn chính. Ở đây, tôi xin lưu ý là những đương đơn đi kèm xin visa sau đương đơn chính có thể trên thực tế không qua Mỹ sau đương đơn chính. Họ có thể ở bất cứ nơi nào trong nước Mỹ. Trong trường hợp này, họ xin điều chỉnh tình trạng di trú của mình sau khi đương đơn chính nhập cảnh vào Mỹ. Thí dụ điển hình là những đương đơn chính có con là du học sinh ở Mỹ.

Những đương đơn đi kèm xin visa sau đương đơn chính không bị giới hạn về thời gian xin visa và nhập cảnh vào Mỹ, ngoại trừ những đương đơn đi kèm diện K-2 (con dưới 21 tuổi của hôn phu/hôn thê của công dân Mỹ) phải xin visa trong vòng một năm sau khi đương đơn chính được cấp visa K-1 (hôn phu/hôn thê của công dân Mỹ). Tuy nhiên, những đương đơn đi kèm nên vào Mỹ trước khi 21 tuổi.

Đối với những đương đơn đi kèm xin visa sau đang ở ngoài nước Mỹ, khi họ muốn xin visa ở Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ, đương đơn chính có hai cách:

1. Gửi thư cho Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ nơi những đương đơn đi kèm đang cư trú kèm theo bản sao hai mặt của thẻ xanh của đương đơn chính, giấy kết hôn (trong trường hợp của người hôn phối), giấy khai sanh (trong trường hợp của những người con dưới 21 tuổi) và bản sao của giấy chấp thuận (I-797), địa chỉ và số điện thoại của họ.

2. Đến một văn phòng địa phương của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) để xin nơi đây gửi cho Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ nơi những đương đơn đi kèm đang cư trú một điện tín mang tên là VERIFICATION OF STATUS. Trong điện tín đó, phải có tên và địa chỉ của những người thân của đương đơn chính. Đương đơn chính phải trả lệ phí cho điện văn này.

Sau khi nhận được giấy tờ, Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ gửi những mẫu đơn và hướng dẫn cho họ điền và gửi trở lại cho Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Đại sứ quán hay Lãnh sự quán sẽ lên lịch phỏng vấn và gửi thư mời cho họ sau khi nhận được những mẫu đơn và giấy tờ yêu cầu.

Những đương đơn đi kèm xin visa sau đương đơn chính phải có mẫu bảo trợ tài chánh I-864 của người bảo lãnh đầu tiên.

Cuối cùng, tôi xin lưu ý rằng những đương đơn đi kèm muốn hội đủ điều kiện để xin visa sau đương đơn chính phải đáp ứng những điều kiên sau đây:

1. Đương đơn chính phải kết hôn (trong trường hợp người hôn phối) hay có con (trong trường hợp con dưới 21 tuổi) trước khi đương đơn chính được nhận vào Mỹ.

2. Đương đơn chính trở thành thường trú nhân hay được cấp visa di dân thông qua diện bảo lãnh ưu tiên gia đình (diện F) hay diện bảo lãnh việc làm hay được cấp visa diện K hay V. Những đương đơn di dân vào Mỹ theo diện người thân trực hệ (IR) phải nộp đơn I-130 để bảo lãnh cho người hôn phối hay con dưới 21 tuổi.

3. Đương đơn chính chưa nhập tịch. Một khi đương đơn chính nhập tịch thì họ phải nộp những đơn I-130 riêng biệt cho người hôn phối hay/và con dưới 21 tuổi.


nguồn: http://profiles.yahoo.com/blog/D5MV...8dnzCz.xZOtqqObt9sEkEB7vun8N.K6fl48So6p7J28Iw
 
Status
Không mở trả lời sau này.