Phật giáo - Nghệ thuật sống

Status
Không mở trả lời sau này.

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#61
Mây của trời hãy để gió cuốn đi

Chúng ta đều biết rằng mọi việc xảy đến với chúng ta luôn bất ngờ, và khi đi nó để lại cho ta nhiều nuối tiếc, nếu ta không biết cảm nhận hay tận hưởng. Vì lý do vô tâm hay sự việc xảy đến quá vô tình? Nếu nhìn nhận về mặt khách quan, có xót xa thì do mình vô tâm với những gì xảy đến.


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet


Tiếc nuối là một trạng thái của “Tâm”
Trạng thái tâm làm cho chúng ta ngậm ngùi trước những cái tốt đẹp đã qua đi. Bên cạnh đó Đức Phật đã cho thấy sự nuối tiếc sâu hơn là do “Chấp Thủ”. Đó là trạng thái tâm thức cho rằng đối tượng đang nhận thức là của mình, thuộc về mình và do đó luôn muốn ôm giữ và bám víu vào đó. Do chúng ta sống với cảm giác của “Tâm” và luôn cho đó là mình, rồi sống với khổ đau, buồn vui, thương ghét, giận hờn.

Hãy nhìn nó với mặt tích cực vì chúng ta biết mọi hoàn cảnh đều vô thường. Và tâm hồn cũng vậy. Đừng nắm giữ bất cứ thứ gì để rồi người đau khổ lại là chính mình. Hãy thả lòng mình để tận hưởng những những hình ảnh bình dị trong cuộc sống, đôi khi chúng sẽ giúp ta cảm nhận rồi “ngộ” ra điều gì đó để thoải mái hơn khi đối diện hoàn cảnh bất như ý.

Làm sao để không vướng mắc?
Trong kiếp sống này chúng ta được ví như dòng sông, và sẽ có những vật trôi trên đó. Giống như gỗ cứ trôi mãi, trôi mãi, đến khi nào đó sông ngừng chảy thì gỗ sẽ ngừng trôi, thậm chí gỗ đã dạt vào bờ tự lúc nào mà sông chẳng hề hay biết. Cũng vậy, tất cả những sự việc xảy đến với ta như gỗ hay bất cứ vật gì, cứ vô tình lướt qua nhau, để rồi khi chợt tỉnh giấc thì đã xa rồi.

Mọi người gặp gỡ và biết nhau là “Nhân – Quả”, duy trì mối liên kết ấy gọi là “Duyên”. Thuận hay nghịch duyên, bền lâu hay mau chóng là do ý thức duy trì mối liên hệ của mỗi cá nhân. Vậy sống như thể nào để đạt được tâm hồn thảnh thơi nhẹ nhàng như dòng sông, không vướng mắc bất cứ thứ gì? Cũng “Tùy duyên” như Bụt vậy.

Đức Phật khuyên dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ vô lượng tâm”, tức là “Bốn món tâm rộng lớn không lường được” đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”. Phật dạy hãy mở rộng tâm hồn không hạn chế đối với bất kỳ loài hữu tình nào. Đây là những đặc tính giúp con người trở nên tốt đẹp, hơn nữa đây là lối sống của bậc Thánh.

Tuy nhiên lời Phật dạy không chỉ dừng lại ở đệ tử của Ngài, mà còn cho những người không có niềm ti
n vào giáo lý Phật Đà. Nếu mỗi người cố gắng thực hành “Tứ vô lượng tâm”, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, … thì mỗi người sẽ trở thành một công dân lý tưởng trong thế giới hòa bình, an lạc.

Mây của trời, hãy để gió cuốn đi
Trên phương diện hóa giải nội kết của “Chấp thủ”, chúng ta chỉ nhìn về “Tâm xả”. “Xả” là bỏ đi, không chấp, không ghi giữ trong lòng. Tức là không ghét bỏ cũng không luyến ái, không ưa thích mà cũng không bất mãn. Người học Phật luôn giữ tâm bình thản trước mọi việc, cho dù người đó có khinh rẻ mình.

Giữa những cuộc thăng trầm sóng gió của thế gian, Đức Thế Tôn dạy ta luôn bình thản như tảng đá sừng sửng trước gió vậy. Như mãnh hổ giữ rừng xanh, không sợ bất cứ nguy hiểm nào, cũng giống như gió thổi qua mảnh lưới vậy.

Qua đó xét lại tâm mình, Phật chỉ dạy chúng ta phương pháp để đối diện, tự chúng ta vượt qua, thực hành hay không là việc của mình. Hãy nhìn hoa sen từ bùn nhơ nước đục vươn lên để tỏa mùi hương thanh khiết. Tinh thần tùy duyên bất biến của Phật giáo giúp chúng ta có cái nhìn thoáng hơn trong công việc cũng như tiếp xúc với mọi người trong mọi hoàn cảnh khác nhau.

Dẫu biết rằng mỗi người trong chúng ta ai rồi cũng sẽ bắt gặp những người đi ngang đời mình, rồi cứ bắt buộc người ta phải làm điều này điều kia cho mình, cuối cùng lại ngồi suy nghĩ vu vơ “giá mà ta đừng nói những lời đó”, “Phải chi mình đừng làm những hành động như vậy”, “Tại sao mình lại làm vậy?”… Những cảm xúc tiêu cực lại dày vò người ấy, nhưng chúng ta đâu biết được “Nhân Duyên” giữa ta và người đã không còn. Thay vì ngồi đó tiếc nuối, tại sao chúng ta không nghĩ rằng “Tùy duyên” và những người chúng ta gặp họ đều dạy chúng ta về những bài học có giá trị, nghĩ đến đó chắc hẳn ai cũng nhẹ người.

Cũng giống như khi chúng ta nhìn lên bầu trời và những đám mây, trời xanh bao la nhưng đâu thể nào bắt buộc mây cứ ở đó mãi. Đủ duyên thì mây và trời hòa quyện vào nhau như một hợp thể không tách rời, cho đến khi hết duyên gió cuốn mây tan, trời và trời sẽ xa nhau. Thay vì ngồi đó than trách cho câu chuyện đau buồn, hãy suy nghĩ tích cực rằng “Gió” đã tạo điều kiện cho “Mây” mạnh mẽ hơn. Qua đó ta thấy rằng gặp“Thuận duyên” hay “Nghịch duyên” đều cho chúng ta những bài học có giá trị để ta mạnh mẽ hơn khi đối đầu với nghịch cảnh.

Đức Phật đã nhập diệt nhưng giáo lý của Ngài vẫn còn hiện hữu trên thế gian này, vượt không gian và thời gian, thấm nhuần vào các tầng lớp xã hội, và được Tôn Nữ Hỷ Khương viết rằng:

Còn gặp nhau thì hãy cứ đi
Đi tìm chân lý, lẽ huyền vi
An nhiên tự tại – lòng thanh thản
Đời sống tâm linh thật diệu kỳ!


Vườn hoa Phật giáo
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#62
Phước có nghĩa là gì hở mẹ?

Mẹ ơi, lúc nào đến chùa con cũng nghe nhiều người nói đến chữ Phước, vậy nó có nghĩa là gì hở mẹ?



Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Con gái à! Nếu truy nguyên ra ngữ nghĩa của chữ Phước hay Phúc, thì dài dòng lắm. Tựu trung, con chỉ cần biết nôm na rằng: Phước chính là niềm vui trong cuộc sống. Người có phước thì gặp toàn chuyện may mắn, ấm no hạnh phúc. Ngược lại, người thiếu phước thì cuộc sống luôn đối mặt với vô vàn éo le, cay đắng. Trong nhân gian vẫn thường nói: “hữu phước hữu phần”, hoặc “phước địa đãi phước nhân”. Phước không phải tự dưng mà có, tất cả đều phải do tự thân tạo lấy. Nói khác đi, “có nhân lành thì mới gặt được quả ngọt”.

- Thế con phải làm gì để có phước hở mẹ?

- Nếu gặp được quý thầy thì con sẽ được chỉ dạy nhiều hơn. Ở đây, mẹ chỉ khuyên con nên chuyên cần lễ Phật, ra đường lễ phép hòa nhã với mọi người. Thấy ai đói rách thì thương, không được nói càn làm bậy, a dua với kẻ xấu là được con ạ.

- Mẹ ơi, vậy mấy người hay chở phẩm vật từng xe từng xe đến cúng dường, chắc họ có phước lớn lắm phải không mẹ?

- Còn tùy theo nữa con ạ, nếu họ cúng dường chỉ vì mục đích cầu danh hay cầu lợi thì có thể họ sẽ được cái họ cần, nhưng phước thì không được là bao. Con nên biết, danh và lợi sẽ phôi phai theo năm tháng, nhưng phước đức thì còn mãi với thời gian. Đến lúc lâm chung, danh lợi đều vô nghĩa, chỉ có phước đức là của hồi môn vô giá có thể mang theo mà thôi. Ví dụ: con đi ra nước ngoài, bắt buộc phải đổi tiền ra dollar mới sinh hoạt dễ dàng được. Cũng vậy, lúc về cảnh giới bên kia, nếu con không có phước đức để mang theo, chắc chắn sẽ gặp khó khăn như ngươi không có dollar vậy.

- Cũng có lý đó mẹ ạ! Nhưng trừu tượng quá, liệu thế gian họ có tin như thế không mẹ?

Việc này tùy theo căn cơ của mọi người. Ai hiểu thì hành chứ biết làm sao hơn. Nếu như ai cũng ngộ ra thì không còn là cõi đời nữa. Làm phước làm thiện đâu phải chờ đến lúc giàu có, hay làm những việc to lớn có trống đánh chiêng khua mới gọi là…mà lắm lúc những việc tưởng chừng như cỏn con thầm lặng, vẫn có giá trị của nó. Nhiều hạt cát góp lại cũng thành bãi sa mạc đó con ạ. Ngày xưa, bát cơm xiếu mẫu tuy bé nhỏ, nhưng lúc Hàn Tín quay lại trả ơn thì là vô giá. Cho nên, tạo phước không nên câu nệ, không mặc cảm rằng phẩm vật cúng dường bố thí của mình là nhỏ bé không đáng gì. Hơn thua nhau tấm lòng gởi gắm trong đó mà thôi.

- Mẹ à! Sách có câu: “cao lễ dễ thưa”. Người đời vẫn thường nhìn vào lễ vật để thể hiện sự khinh trọng khác nhau là sao vậy mẹ?

- Thói đời vẫn thế đó con ạ, nhưng cõi trên thì rất vô tư và rất công bằng. Họ chứng cái tâm và ghi nhận phước đức của bất cứ ai gieo mà không hề nhìn vào kích cỡ của lễ vật. Người nhận bố thí cúng dường mà biết đem của cải đó làm lợi lạc quần sanh thì mới đáng quý. Nếu làm khác đi thì tội báo phải mang lấy mà thôi.
- Con cảm ơn mẹ!

Vườn hoa Phật giáo
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#63
Là phụ nữ, hãy dịu dàng như nước

Có người cho rằng: “Phụ nữ ngoan hiền nhạt như nước ốc”; lại có người nói: “Vợ đanh đá giống như mâm cơm có thêm bát mắm ớt, như vậy mới tạo nên hương vị đậm đà”. Nhưng thực tế có phải vậy không?



Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Cùng với sự phát triển của xã hội và tư tưởng nam nữ bình quyền, người phụ nữ ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong xã hội. Tuy nhiên cũng vì lẽ đó mà phụ nữ trong xã hội hiện đại dần dần mất đi nét ôn nhu vốn có thuở xưa.

Rất nhiều người đàn ông hiện đại có quan niệm rằng: “Thời đại ngày nay mà cứ đòi hỏi vợ phải công dung ngôn hạnh, phải tam tòng tứ đức như ngày xưa thì chỉ còn cách đưa vào tủ kính để ngắm. Những người vợ chanh chua một tí, cay cay một tí, gai góc một tí, mạnh mẽ một tí mới có sức cuốn hút, mới có khả năng gìn giữ hạnh phúc gia đình”.

Tuy nhiên các đức ông chồng đã bao giờ tự hỏi: Vì sao trong xã hội hiện đại vợ chồng lại lục đục ly hôn nhiều hơn xưa? Vì sao mẫu phụ nữ “chanh chua một tí, cay cay một tí” mà các anh ao ước ấy lại dễ làm cho gia đình bất hòa?

Có câu chuyện kể về một cô gái cá tính tên là Linh. Thời đại học, Linh là cô gái mạnh mẽ và tháo vát nhất trong nhóm bạn. Từ ngày cả nhóm vừa mới bước chân vào giảng đường đại học, Linh đã tỏ ra có sở trường chỉ huy và làm người lãnh đạo. Bất kể việc to hay việc nhỏ, việc lớn hay việc bé, từ làm thuyết trình báo cáo cho đến đi đâu ăn gì mỗi khi cả nhóm tụ tập, cô nàng đều chủ động quyết định thay mọi người. Thậm chí, ngay cả việc các thành viên trong nhóm kết bạn với ai hay không nên kết bạn với ai, Linh đều đưa ra những lý lẽ đầy thuyết phục. Cũng chính vì vậy, mọi người luôn tin tưởng và nghe theo mọi sự sắp đặt của cô bạn trưởng nhóm này.

Với cá tính ấy, Linh luôn luôn là người đứng đầu trong tất cả mọi hoạt động, cứ như vậy cho tới khi cô kết hôn và xuất hiện "khắc tinh” khắc chế được tính khí cô nàng.

Chồng của Linh không phải là mẫu đàn ông gia trưởng, nhưng anh kiên quyết và dứt khoát. Dù yêu thương vợ nhất mực, anh vẫn tìm cách góp ý để giúp Linh thay đổi. Một người luôn mong vợ hiền thục nhu mì, còn một người lại đòi hỏi chồng phải ngoan ngoãn nghe lời, bởi vậy mà gia đình cứ luôn tranh cãi bất hòa. Kết hôn chẳng bao lâu, cả hai không thể dung hòa được đôi bên nên quyết định mỗi người một ngả.

Nhiều người đàn ông hiện đại cho rằng: “Phụ nữ ngoan hiền nhạt như nước ốc”; lại có người nói: “Vợ đanh đá giống như mâm cơm có thêm bát mắm ớt, như vậy mới tạo nên hương vị đậm đà”. Nhưng câu chuyện của Linh chẳng phải nhắc nhở các đấng lang quân rằng: Dẫu bạn từng cho rằng đanh đá chanh chua là đáng yêu thế nào, thì khi đã chung sống dưới một mái nhà, tổ ấm của bạn vẫn cần lắm một người phụ nữ hiền thục dịu dàng.

Theo văn hóa phương Đông, phụ nữ được tạo ra từ nước, mà nước lại đại diện cho tài lộc, vậy nên phụ nữ trời sinh đã mang tài mệnh. Có một câu cổ ngữ rằng: “Thành gia lập nghiệp", nghĩa là nam giới cần xây dựng gia đình mới có thể thành công trong sự nghiệp. Xét về một khía cạnh nào đó, việc lập gia đình có ảnh hưởng tới cuộc đời hơn cả việc lập nghiệp, bởi vì, đằng sau thành công của một người đàn ông luôn có sự hy sinh của người phụ nữ.

Vậy tại sao phụ nữ cần dịu dàng như nước?

1. Bởi nước luôn chảy về chỗ thấp
Nước chảy về chỗ thấp cũng giống như người phụ nữ trong gia đình, sẵn sàng hạ mình xuống để nâng gia đình lên.

Những người phụ nữ mạnh mẽ cho rằng nữ giới có thể cân nửa bầu trời, thực ra lại đánh mất đi bản chất của nước. Phụ nữ tranh giành vị thế với nam giới, khiến người đàn ông không còn không gian. Nhưng sâu thẳm trong tâm, người phụ nữ vẫn mong rằng chồng mình phải là một “trang nam tử". Mâu thuẫn này của người phụ nữ sẽ dễ dàng dẫn tới việc ly hôn, dù có tiền có của cũng không thể bình an hưởng thụ.

2. Bởi nước nhu hòa vĩnh viễn không bị tổn thương
Nước có tính nhu, dòng nước gặp chướng ngại vật biết tự động rẽ tránh, sẽ không đối đầu, thế nên vĩnh viễn nước không bị tổn thương.
Đối diện với người đàn ông giận dữ, người phụ nữ dịu dàng biết đối nhân xử thế, có thể lấy nhu mà thắng cương. Người phụ nữ dịu dàng nhu mì thì người đàn ông sẽ không thể tức giận được.

Vì vậy mà phụ nữ dịu dàng như nước vĩnh viễn là người đứng đầu. Người phụ nữ có cá tính mạnh luôn đối đầu với đàn ông sẽ khiến gia đình căng thẳng, bản thân họ cũng sẽ là người chịu tổn thương.

Nhiều người phụ nữ hiện đại luôn tự hào rằng chồng mình rất “ngoan ngoãn phục tùng". Nhưng liệu người chồng có thể chiều ý vợ cả đời được không? Có người chồng nào muốn nhắm mắt để vợ chỉ đạo cả đời không? Chỉ khi người vợ làm tròn thiên chức của người phụ nữ, thì người đàn ông mới toàn tâm toàn ý với cô suốt cuộc đời.

3. Bởi nước có thể làm dịu vạn vật
Nước biết nuôi dưỡng vạn vật, vạn vật sinh trưởng đều nhờ vào nước.

Phụ nữ dịu dàng như nước luôn tìm thấy điểm tốt ở người đàn ông, âm thầm khích lệ họ, khen ngợi họ. Những lời động viên ấy có thể giúp người đàn ông có thêm ý chí, và nghị lực để vươn lên.

Như vậy mối quan hệ của hai người mới có thể thân mật, khắng khít được. Đôi khi sự ân cần săn sóc, dịu dàng yêu thương của người phụ nữ còn có sức mạnh lớn hơn là ngoại hình xinh đẹp, học vấn cao siêu, hay tiền bạc của cải.

Gia đình là tế bào của xã hội, và người phụ nữ chính là phong thủy giữ cho gia đình đó được trong ấm ngoài êm. Bởi vậy một gia đình yên ấm cần cả người vợ và người chồng làm tròn thiên chức của mình. Người phụ nữ cần dịu dàng như nước chảy qua khe, người đàn ông cần rộng rãi như biển cả sông dài.

Vườn hoa Phật giáo


 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#64
Học cách chấp nhận những điều bất như ý trong cuộc sống

Để có hạnh phúc chân thật, bạn phải chuyển hóa những năng lượng tiêu cực do chính bản năng của bạn tạo ra, phải tìm lại bản chất chân thật của hợp thể con người bạn mà đất trời đã trao tặng.

nghich-canh(2).jpg
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.
Trong cuộc sống, nhiều khi mọi việc không diễn ra như ta mong muốn? Sau một ngày làm việc, bạn về nhà muộn với một tâm trạng mệt mỏi, suy nghĩ...Vậy làm sao để có thể vượt qua những cảm xúc như vậy? Học cách đối diện bất như ý chính là một phần của quá trình trưởng thành, nếu không bạn sẽ chẳng thể tiến bước và tạo dựng được điều gì tốt đẹp. Nếu bạn cho rằng mình đã học được cách đối trị thất vọng, tại sao chúng ta vẫn bị tổn hao quá nhiều năng lượng như vậy? Tại sao những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, chán nản, lo lắng, khó chịu, cáu giận, tuyệt vọng … vẫn cứ liên tục chi phối chúng ta, không ít thì nhiều, ngày này qua tháng khác?

Đức Phật từng dạy về tám mối bận tâm thế gian: được và mất, khen và chê, vinh và nhục, hạnh phúc và đau khổ. Chúng giống như những ‘cặp bài trùng’, không tách rời. Tất cả chúng ta ai cũng muốn thành công, được tán dương, sung sướng hạnh phúc mà quên mất những gì đi kèm theo đó. Có khen ắt có chê, không trải nghiệm khổ đau thì chúng ta không thể cảm nhận được hạnh phúc. Đó là bản chất của thực tại.

Cố tình né tránh hay phủ nhận sự thật này chính là nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Bạn theo đuổi và khao khát một cuộc sống tốt đẹp nhưng lại đầy hằn học với những điều bất như ý xảy đến. Dù nỗ lực đến mấy, bạn vẫn không đạt được tất cả những gì mình mong muốn hoặc những điều bạn đã từng mong muốn lại không còn làm bạn thỏa mãn, hay chúng lại rời bỏ bạn trong khi bạn vẫn muốn nắm giữ. Đây là chân lý đầu tiên trong bài pháp Tứ Diệu Đế mà Đức Phật đã dạy: sự thật về khổ đau, bất mãn luôn tồn tại khi ta đồng hóa mình với tâm mong cầu.

Bản chất của tâm trạng thất vọng là như huyễn, vô thường nhưng tâm chúng ta lại không nhận ra. Tâm bảo thủ, bám chấp khiến ta cứ phải sống lại những cảm xúc ấy, giống như cứ xem đi xem lại một bộ phim cũ rích chán ngắt vậy.

Có một thứ hạnh phúc đến từ thái độ “không mong cầu”. Đó là khi bạn chấp nhận tất cả những gì bạn đang có trong giờ phút hiện tại. Tâm bạn không còn hướng ra bên ngoài để tìm kiếm bất cứ cảm giác dễ chịu nào nữa. Lòng đã bằng lòng. Bạn cảm nhận sâu sắc tất cả những gì đang tiếp xúc bằng tâm trạng thoải mái, thư giãn, bình an, thanh thản. Và khi những vọng động trong tâm bạn lắng xuống, ngủ yên, thuần phục, bạn sẽ thấy cái gì xảy ra quanh bạn cũng ổn, cũng được, cũng dễ chịu, cũng hạnh phúc.

Hạnh phúc đến từ sự bình an trong tâm hồn chính là thứ hạnh phúc chân thật, không bị điều kiện hóa. Nó là của bạn và bạn có thể chế tác ra nó bất cứ lúc nào bạn muốn. Tất nhiên, phải có phương pháp luyện tập thực tiễn thì thói quen ham muốn và chống đối vô lý và vô độ mới có thể chuyển hóa.

Lời dạy của Đức Phật về khổ đau và hạnh phúc

Như vậy, để có hạnh phúc chân thật, bạn phải chuyển hóa những năng lượng tiêu cực do chính bản năng của bạn tạo ra, phải tìm lại bản chất chân thật của hợp thể con người bạn mà đất trời đã trao tặng.

Đức Phật dạy chúng ta quán chiếu, nhận biết những cảm xúc phiền não để không mắc phải sai lầm này. Đau khổ của bạn dù có nặng nề thế nào thì cũng đã qua. Vạn vật không ngừng biến đổi, mọi thứ đến rồi đi, sinh rồi diệt. Cảm xúc của chúng ta cũng vậy. Đó là bản chất của cuộc sống. Hãy học cách chấp nhận và buông xả và cho phép mọi trải nghiệm dù khổ đau hay hạnh phúc tan biến theo dòng chảy của thời gian. Khi đó, nó trở thành chất liệu nuôi dưỡng những điều tốt đẹp bạn đang có trong cuộc sống.

Nguồn: Xem tại đây
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#65
Mẹ Cha là Phật!

Nhà văn hóa Phan Oanh đã thốt lên chua xót với tôi: Dân sính lễ là điềm suy xã tắc. Bao giờ dân ngộ đạo mới là điềm thịnh của quốc gia.
2020-08-31.png
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.
Tháng Bảy âm lịch là mùa Vu Lan báo hiếu. Nhưng với tín ngưỡng dân gian, đây cũng là tháng cô hồn. Đến các đình chùa, miếu mạo, ta luôn thấy cảnh nườm nượp người chen lấn đi lễ, khấn vái xì xụp, khói nhang, khói đốt tiền vàng mù mịt. Một số người chứng kiến cảnh đó thì lạc quan cho rằng, đó là vì dân ta mộ đạo, đạo ở Việt Nam đang thịnh. Nhưng với tôi, đó là một thực trạng đáng buồn, đáng lo, thậm chí, rất đáng báo động. Vì sao?

Ngạn ngữ dân tộc ta có câu: "Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa". Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh tạm cắt nghĩa rằng, thứ nhất tu tại gia không phải là cúng lễ tại nhà. Đó là mối quan hệ giữa người với người trong huyết tộc. Ví như cha mẹ tôi sinh hạ được 5 người con. Nhưng bố mẹ nói "chỉ thích ở với cô Oanh thôi", thì cô Oanh nuôi mẹ, đó là nhân duyên, cái lý của nhà Phật. Lúc khỏe cụ trông nhà cho là duyên. Lúc ốm thì là nợ. Cụ ở với tôi thì dứt khoát nhân tài, vật lực, công hạnh, bản thân tôi phải cống hiến 70%, còn bốn vị kia chỉ có 30% thôi.

Nếu vô đạo, tôi sẽ bảo rằng, cụ đẻ ra được 5 người chứ không phải mình tôi, các ông bà chia nhau đến để mà hầu cụ. Còn nếu tôi ngộ đạo, tôi làm bằng sự tự nguyện, tôi được công đức. Đấy mới là tu. Chứ không phải rằm, mồng một, con không đến chùa, con lễ ở nhà là tu tại gia.

"Thứ nhì tu chợ" là mối quan hệ ngoài huyết tộc nhưng diễn ra sắc tục. Chị tử tế, chị đi chợ đoan trang. Bà nhẹ nhàng, bà đi chợ ý nhị. Tôi tham, tôi mua một cái cải bắp, bằng được tay nem tay chanh thêm cho bác củ hành. Qua hành vi mua bán bộc lộ hết tính nết, bao nhiêu "nọc độc" có cơ lộ rõ, đi đến công đường không nghĩ chuyện làm chỉ nghĩ chuyện lật đổ. Trong khi đó, trong số mệnh mình, nếu mình hiểu mình chỉ là quân xe thì làm sao mình lên tướng được. "Vốn" của mình nó thế, nó phải thế. Phật nói rất rõ ràng, nó là nhân quả. Còn nếu hiểu, kiếp này mình rất giỏi nhưng chỉ làm trợ lý, làm quân xe thì mình làm hoàn thành công việc của xe. Mình đã đắc đạo.

"Thứ ba tu chùa" nghĩa là tu ở nhà cho tâm sáng, ứng xử ở ngoài cho đức rộng thì anh đến chùa là báo công với người Mẹ thiên nhiên. Mà một là công, hai là tội. Ở Việt Nam bây giờ, người hư đi lễ nhiều. Tôi biết có người đánh đề ngày nào cũng đi lễ, người ham cà phê cá độ bóng đá, người chạy trốn pháp luật, buôn gian bán lận rất chăm đi lễ... Còn những người đổ mồ hôi sôi nước mắt, đầu tắt mặt tối làm quần quật thì thời gian đâu mà đi lễ. Cho nên, dân sính lễ là điềm suy xã tắc. Cho nên, phải tốt từ nhà, tốt đến xã hội rồi mới tới tốt lễ. Một câu đơn giản mà tôi thấm thía vô cùng, càng ngẫm càng thấy đúng.

Ai ưu thời mẫn thế cũng lo lắng trước sự băng hoại của đạo đức xã hội. Tôi nghĩ, một nền đạo đức xã hội tốt đẹp, nhân văn trông cậy rất nhiều vào tôn giáo, trong đó có đạo Phật. Song muốn phục vụ xã hội tốt thì trước hết, các nhà tu hành phải thanh lọc hàng ngũ của mình, thanh lọc thân, khẩu, ý của mình thì mới có thể giúp thanh lọc xã hội. Đạo Phật không chỉ là một tôn giáo mà còn là kho tàng tuệ giác với những phương pháp rất cụ thể có thể giúp con người tháo gỡ, chuyển hóa khó khăn, khổ đau, kiến tạo tình thương, hạnh phúc, ngăn được sự sa đọa.

Bên cạnh đó, một nền đạo đức xã hội tốt đẹp bao giờ cũng được xây dựng bắt đầu từ chữ "hiếu". "Hiếu" là lòng hiếu thảo, tôn kính, yêu thương cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Một người không biết yêu thương cha mẹ khó mà yêu thương người khác. Không phải ngẫu nhiên, tổ tiên chúng ta đã đề cao chữ "hiếu", đã ý thức thiết lập một xã hội tốt đẹp trên nền tảng của đạo "hiếu". Đạo Phật cũng đề cao chữ "hiếu". Mùa Vu Lan vào tháng bảy âm lịch chính là mùa để ta tưởng nhớ và báo hiếu công ơn cha mẹ. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã sáng tạo ra lễ Bông hồng cài áo. Bông hồng là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý. Người đến chùa những ngày này đều không quên dừng lại để cài lên ngực một bông hồng. Bông hồng đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ, bông màu hồng cho những người còn mẹ mất cha và bông hồng trắng cho những người kém may mắn khi không còn cha, mẹ trên đời.

Điều đáng mừng là những năm gần đây, tại các chùa và hội đoàn Việt Nam, vào lễ Vu lan, nghi thức "bông hồng cài áo" ngày càng trở nên phổ biến. Cũng vào ngày này năm ngoái, tại Hiên trà Trường Xuân, Hà Nội, tôi và những người bạn đạo đã tổ chức đêm Vu Lan với chủ đề "Bạn đã hôn cha mẹ bao giờ chưa?". Trong không gian tĩnh lặng, chúng tôi cùng nhau ngồi thiền, tĩnh tâm lắng nghe tùy bút "Bông hồng cài áo" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Chúng tôi cùng chia sẻ những câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng. Rất nhiều giọt nước mắt đã rơi. Có những giọt nước mắt cảm động, song có cả những giọt nước mắt ân hận, xót xa của người từng có những lời nói, việc làm khiến cha mẹ buồn lòng. Chúng tôi chợt hiểu về lẽ vô thường ở đời. Rằng có thể ngày mai, mình sẽ không còn cha mẹ nữa. Bởi vậy, nếu như muốn nói lời yêu thương nào, muốn làm điều gì tốt đẹp hiến tặng cha mẹ, ta phải nói ngay bây giờ, làm ngay lúc này.

Đúng như Thiền sư Thích Nhất Hạnh chỉ dẫn: chiều nay khi đi học hoặc làm việc ở sở về, em hãy ngồi xuống bên mẹ, nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để biết rằng mẹ đang còn sống và đang ngồi bên em. Em sẽ nói: "Mẹ có biết là con thương mẹ không?". Câu hỏi không cần được trả lời. Mẹ và em sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Và ngày mai, mẹ mất, em sẽ không hối hận, đau lòng.

Tương truyền Đức Phật dạy rằng, vào thời chưa có Phật ra đời thì thờ cha, thờ mẹ cũng là thờ Phật. Vì cha mẹ là Phật đó. Đừng mất công đi tìm Phật ở nơi nào khác. Cha mẹ chính là Phật sống trong nhà. Ngày hôm nay, ta nói được lời yêu thương nào, làm được điều gì tốt đẹp để cha mẹ vui thì làm ngay đi, đừng để đến ngày mai, e rằng quá muộn.

Nguồn: Xem tại đây
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#66
Phiền não là tự ai?

Gốc tại mình. Nếu thấy nó mà không luyến ái, không ghét bỏ, thì nó vẫn là nó. Lỗi lầm là chính lòng luyến ái, lòng sân hận của mình chớ không phải hình ảnh có lỗi lầm. Khi chứa chấp sân hận, chứa chấp luyến ái, thì của báu nhà mình bị cướp mất.

dn-phien-nao-link-270618-1.jpg
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.
Con mắt đem những hình ảnh vào để cướp mất của báu nhà mình, đó là cái chướng biểu trưng qua hình ảnh đứa bé móc mắt. Còn nếu ngược lại mình không mắc kẹt, hình ảnh là hình ảnh, mình vẫn an nhiên, thì đứa bé ấy có làm gì thì làm, mình vẫn an ổn.

Lỗ mũi cũng thế, ngửi mùi hôi mùi thơm đừng mắc kẹt, coi như khói như gió vừa qua mũi rồi mất, không có gì thật, thì có gì làm cho mình nhiễm, tự nhiên trong lòng được tự tại. Ngược lại, tại chúng ta si mê, cho nên mùi thơm đến thì thích, mùi hôi đến thì bực. Do đó tự mình đem giặc vào cướp của báu nhà mình, tự làm chướng ngại.

Đức Phật Di Lặc được gọi là con người hạnh phúc, bởi con người hạnh phúc thường mập mạp vui tươi. Cái mập mạp vui tươi đó là nhờ trong lòng không có những đám mây phiền não che lấp mặt trời trí tuệ, mà dù sáu đứa giặc có móc tai, móc mũi…

Ngài vẫn thấy như không. Còn chúng ta thấy chướng nên trán nhăn, mày cau, mắt đỏ, gương mặt đau khổ. Cái khổ đó chính vì mình không chịu nổi sáu đứa giặc phá phách nên tự nhiên sanh ra bực dọc, khó chịu.

Nếu nó phá phách mà mình không thấy chướng, thì cái phá đó trở thành đùa vui với nhau. Chúng ta không ai chẳng có sáu đứa giặc, sáu đứa cướp đó nhưng nó thành giặc hay bạn là chính tại mình.

Thế nên biết tu nơi sáu căn rồi tự nhiên được an lành tự tại. Dù chưa thành Phật, hiện đời ta cũng hạnh phúc tràn trề. Ngày nào tháng nào cũng đều là ngày tháng vui tươi, năm nào cũng là năm đẹp đẽ.


Nguồn: Xem tại đây
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#67
Nhớ vô thường

Vô thường không phải chờ tới khi thất thập cổ lai hy, hay khi nhìn mái tóc cha mẹ đã chuyển màu mới thấy, mà đó là từng sát na, từng giây phút quán sát hiện hữu trước mắt.

2020-09-25-8.png
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.
Chiều thu man mác gió lay
Ngoài hiên cảnh tĩnh ai hay cõi lòng
Hoài mong những thứ phiêu bồng
Nghĩ đời thêm ấm, cho sầu cạn vơi.

Một buổi chiều đầu thu, gió nhẹ thoảng qua đưa mùi hương của thiên nhiên, mùi hương cỏ cây ùa vào căn phòng nhỏ. Có lẽ vào những ngày thời tiết như vậy, ai ai cũng muốn thả hồn mình vào không gian lặng yên, để gặm nhấm những nỗi niềm, tương tư chất chồng qua tháng ngày mùa hè nóng nực vội vã. Hơn nữa, khi con người ta đang chuẩn bị bước sang dấu mốc tuổi tác mới của một đời người, cảm nhận rõ sự thay đổi trong cơ thể không còn như hồi hai mấy xuân xanh, thì càng có nhiều ưu tư để chia sẻ giãi bày.

Tôi có lẽ cũng như bao con người cùng độ tuổi khác, cũng mải mê làm việc, chạy theo bằng cấp, thích thú học hỏi tất cả những gì có thể khi con trẻ. Tôi cũng nhiều lần thức trắng đêm để xem một bộ phim rồi ngủ không biết đến trời đất ngày hôm sau, hay tham gia các cuộc hội hè không biết mệt. Vì lúc nào tôi cũng nghĩ: mình còn trẻ mà, trẻ không chơi già hối hận thì sao, nên cứ sống gấp sống vội, đưa mình vào những mê cung viển vông không lối thoát.

Tôi vẫn chưa tới tuổi người ta gọi là gần đất xa trời, nhưng biết đâu được ngày mai khi mỗi ngày trôi qua cơ thể lại già nua hơn chút, thấy ngày như ngắn lại, thấy tâm mình lăng xăng nuối tiếc tìm lại quá khứ hồi còn trẻ, lúc ấy tôi nhận ra lẽ vô thường không đâu xa, mà có mặt ngay trong giây phút hiện tại. Người ta vẫn nói: chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, đúng như vậy, tôi cũng đã nghĩ tôi còn rất trẻ, sao phải lo lắng nhiều, còn lâu mới phải về với đất. Thời gian cứ vậy trôi, tới một ngày khi cơ thể không còn được mạnh mẽ như trước, “mong manh, dễ vỡ” trước những cơn gió thời tiết, trời lạnh bất thường hay vì mải mê công việc, cuộc sống quên chú ý đến cơ thể, những khi “long thể bất an” như vậy tôi mới có thời giờ ngỗi ngẫm nghĩ lại. Quả thật thời gian sẽ lấy đi của con người tuổi trẻ, thanh xuân nhưng lại cho ta thật nhiều kỉ niệm, kinh nghiệm xương máu mà lúc trẻ mình biết được thì đã tốt hơn biết nhường nào.

Nhắc đến vô thường, có lẽ nhiều người sẽ không muốn đối diện, hay gạt đi vì nghĩ không thực tế. Đặc biệt là với những bạn tầm tuổi tôi, nhắc đến 2 chữ sinh tử, vô thường là dễ dàng bị đá phăng ra khỏi cuộc nói chuyện. Điều đó càng phản ánh rõ sự sợ hãi đối mặt với một sự thật phũ phàng mà bất cứ một ai trên tiến trình cuộc đời đều phải trải qua. Tôi may mắn vì gặp được Phật pháp, có cơ hội được học hỏi giáo lý, sự thực tập từ những bậc thầy tôn kính, nên tôi không từ chối đối diện sự thật ấy.

Nói tới đây, tôi chợt nhớ tới câu chuyện về người cha để lại cho con mình một viên ngọc quý trong Kinh Pháp Hoa. Người cha ấy trước khi mất, đã xin đứa con trai ham chơi phá phách giữ lại chiếc áo ông thầm để một viên ngọc quý trong đó. Sau này, khi cha mất không lâu, cậu rơi vào cảnh khốn cùng đói khổ vì phung phí của cải. Nhưng một ngày cậu tình cờ biết được có viên ngọc trong áo, cậu đã biết trân trọng nó, bán đi lấy vốn liếng làm ăn gây dựng sự nghiệp thoát cảnh khổ nhục, tha phương cầu thực khắp nơi.

Tôi cảm nhận được mình cũng như nhiều người khác có điểm giống với cậu con trai cùng tử này. Chúng ta có rất nhiều của cải, gia tài to lớn mà chúng ta không biết trân trọng. Ta có thanh xuân hừng hực khí thế, cơ thể cường tráng, sức vóc dẻo dai, ta còn có đủ cha mẹ, người thương, có đủ chân tay để hoạt động...biết bao điều hạnh phúc như vậy mà ta đâu biết xài. Chỉ mặc sức phá, bào mòn, hoang phí chà đạp lên những hạnh phúc ấy. Đến khi nhận ra thì màu tóc đã ngả, con tim đã già, chuyến tàu tử thần đã lặng lẽ chờ sẵn rồi.

Ngày nay, chúng ta có thể quán sát nhiều hiện tượng ngay trước mắt, cảm nhận được rõ ràng sự tàn phá khốc liệt của con người lên kho châu báu thiên nhiên, sự sống của muôn loài. Trên thế giới những trận bão lũ, cuồng phong, thảm hoạ thiên nhiên ngày càng xảy ra nhiều, đối mặt với chúng con người ta mới thật nhỏ bé biết nhường nào. Lúc ấy những ngôi nhà xa hoa bậc nhất, những công trình ngàn năm vĩ đại tưởng chừng như tồn tại mãi cũng cuốn theo dòng nước, chỉ còn lại bùn nhơ xác xơ hoang tàn. Đến khi ấy chúng ta mới tự vấn nếu đã không phá rừng biến thành đô thị hoá, không phá hỏng thiên nhiên thì có lẽ sự việc đã khác. Thiên nhiên cũng là một gia tài mà bấy lâu nay con người quên lãng, không biết bảo vệ, trân trọng để rồi gánh chịu những hậu quả khôn lường.

Vô thường không phải chờ tới khi thất thập cổ lai hy, hay khi nhìn mái tóc cha mẹ đã chuyển màu mới thấy, mà đó là từng sát na, từng giây phút quán sát hiện hữu trước mắt. Chúng ta đừng quá tự tin vì khả năng thay đổi thời cuộc, xây những ngôi nhà cao chọc trời, dùng công nghệ để điều khiển mọi thứ, nhưng điều mãi mãi chúng ta không thể thay đổi đó là quy luật sinh già bệnh chết, thành-trụ-hoại-diệt. Điều đó không có nghĩa là mình sống chỉ chờ để chết, hay chỉ để than phiền sầu ưu vì cái già cái bệnh, lo nghĩ của cải vật chất mình đã tạo ra mà phải biết sống trân trọng từng khoảnh khắc, có chánh niệm tỉnh thức, sống thật sâu sắc với những gia tài châu báu mà chư Phật, chư tổ, cha mẹ dòng họ để lại.

Tôi cũng đã nhiều lần than phiền khổ não rất nhiều rằng sao mình không thế nọ thế kia, không đạt được điều gì đó cao lớn hơn, rồi sinh tâm chán đời, tuyệt vọng, làm khổ chính bản thân mình và những người xung quanh. Nhưng mỗi lần như vậy, tôi lại nhắc nhở bản thân, quay trở về hơi thở bằng những lời Kinh, niệm Phật, hay những bài pháp, câu thơ lắng dịu thân tâm. Tôi biết mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều người, tôi biết mình có cả gia tài tâm linh, gia tài hạnh phúc ngay trước mắt.

“Này người giàu sang bậc nhất
Tha phương cầu thực xưa nay!
Hãy thôi làm thân cùng tử
Về đi, tiếp nhận gia tài!

Hãy dâng cho nhau hạnh phúc
Và an trú phút giây này
Hãy buông thả dòng sầu khổ
Về nâng sự sống trên tay.”

(Trích Châu ngọc Pháp Hoa, thơ: Nhất Hạnh)

Trên tiến trình dòng sinh tử, không ai là không trải qua những giây phút mất mát, đau thương bởi lẽ vô thường. Quán chiếu được điều đó, tôi nguyện sống trọn vẹn từng giây phút, nhìn sâu nhìn thấu để ôm trọn hạnh phúc nơi thân và tâm. Dẫu phía trước là nhiều bão tố, cả những cơn bão lòng và bão của dòng đời phải vượt qua, tôi mong với hành trang lời dạy của Chư Phật, của tổ thầy tôi nguyện thực tập sống nuôi dưỡng cái gốc, cái rễ nội tâm để nó ăn sâu vào đất thật vững chãi.

Cùng với sự quyết tâm thực tập chánh niệm tỉnh thức, không để tâm ý khát khao những thứ phiêu bồng mà cho là hạnh phúc vĩnh hằng, đó sẽ là hành trang giúp tôi có an lạc nơi hiện tại, tự tại đối diện với những vô thường không tránh khỏi, đó cũng chính là lời dạy cao cả mà sư phụ tôi thường nhắc: “đối với sự sinh không mong cầu, đối với cái chết không sợ hãi”.


Nguồn: Xem tại đây
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#68
Muốn tâm thanh tịnh đừng nên để ý đến lỗi người khác

Người thật sự biết tu là tự mình tu, không nhìn người khác. Nhìn người khác trong tâm sanh phiền não, sẽ có ý kiến; có ý kiến thì tâm liền bất bình, liền không thanh tịnh.

vhccr1u(1).jpg
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Đến khi nào sáu căn của chúng ta tiếp xúc với cảnh giới sáu trần mà thấy như không thấy, nghe như không nghe thì tâm thanh tịnh rồi. Đối với tất cả các pháp thì rất rõ ràng, minh bạch. Tuy đã rõ rồi nhưng trong tâm không chấp trước. Nói dễ hiểu hơn chút là tuyệt đối không để trong tâm mấy chuyện này, trong tâm cái gì cũng đều không có. “Vốn không có một vật” mà Lục Tổ nói là tâm không có gì cả. Đến lúc đó liền được tâm thanh tịnh, vãng sanh mới nắm chắc được.

Lục Tổ nói rất hay: “Vốn không có một vật, nơi nào dính bụi trần” chính là vô tướng. “Vô tướng” không phải là nói không có hiện tượng bên ngoài mà là trong tâm không chấp trước mọi hình tướng. Vì thế vô tướng không phải là không có cái tướng bên ngoài mà là không có tất cả vọng tưởng, chấp trước ở trong tâm.

Học Phật chỉ cần bản thân mình trì giới, người khác có trì giới hay không đều không quan tâm, đều xem người khác là người thanh tịnh nhất. Tâm chúng ta thanh tịnh mới có thể có định được, đây là điều mà Quý vị đồng tu phải biết. Cho nên giới luật của Phật, bất luận là giới Tiểu thừa hay giới Bồ tát đều là để cảnh tỉnh bản thân, tuyệt đối không phải để cảnh tỉnh người khác. Giới tiểu thừa chỉ làm lợi cho bản thân; giới Đại thừa thì làm lợi cho đại chúng, tức là khi sống chung với mọi người thì ta phải nên tuân thủ những gì chứ không phải là yêu cầu người khác [phải tuân thủ những gì]. Đây là giới luật nhà Phật, không giống như quy định của pháp luật thế gian. Pháp luật thế gian còn có kẻ hở còn Phật pháp thì không có kẻ hở.

Phật pháp là luôn kiểm điểm bản thân thì mới được tâm thanh tịnh, mới được thiền định thật sự. Chỉ hỏi bản thân có kính người khác hay không, còn người khác có kính mình hay không thì không để trong tâm, vậy thì tâm định rồi, tâm được thanh tịnh rồi.

Trong tâm không chấp trước thì không có phiền não, không có âu lo, không có bận tâm. Trong tâm cái gì cũng không có vậy thì nó ra làm sao? Trong tâm tràn đầy ánh sáng trí tuệ, so với chư Phật, Bồ tát không xa, đấy mới là tương ứng.


Nguồn: Xem tại đây
 
Status
Không mở trả lời sau này.