Quyền lợi mới đối với những người diện k-1 sau khi ly hôn

Status
Không mở trả lời sau này.

Thành

Thích đủ thứ ...
#1
Hungviet 11 Mar 2009, 11:08
Ngày 12 tháng 8 năm 2008, tòa án Ninth Circuit Court of Appeals đã ra một quyết định di trú quan trọng. Theo quyết định đó, những người kết hôn với hôn phu hay hôn thê của họ sau khi vào Mỹ với visa K-1 (Fiancé) và sau đó ly hôn trước khi được cấp thẻ xanh vẫn có quyền điều chỉnh tình trạng để trở thành thường trú nhân.

Bà Yelena Choin vào Mỹ với tư cách là hôn thê của ông Albert Tapia (một công dân Mỹ). Sau khi hai người kết hôn với nhau, bà Choin nộp đơn xin điều chỉnh tình trạng di trú để trở thành thường trú nhân. Đơn xin nằm chờ ở Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) trong vòng hai năm. Trước thời gian hai năm chờ đợi đó, ông Tapia và bà Choin ly hôn. Do đó, USCIS từ chối đơn xin điều chỉnh tình trạng di trú của bà Choin và đòi trục xuất bà Choin. Quan tòa về di trú và Board of Immigration Appeals (BIA) - tạm dịch là Hội đồng chống án về di trú - từ chối đơn xin điều chỉnh tình trạng di trú của bà Choin và ra lệnh trục xuất bà Choin.

Muốn xin visa K-1, hai người phải gặp mặt nhau trong vòng hai năm ở thời điểm nộp đơn và thật sự có ý định kết hôn với nhau trong vòng 90 ngày sau khi đương đơn diện K-1 đến Mỹ. Sau đó, hai người phải kết hôn với nhau trong vòng 90 ngày sau khi đương đơn diện K-1 vào Mỹ. Sau khi kết hôn, đương đơn diện K-1 được phép nộp đơn xin điều chỉnh tình trạng di trú. Cách duy nhất để đương đơn diện K-1 có thể điều chỉnh tình trạng di trú của mình là kết hôn với người đã bảo lãnh visa K-1 choi mình.

Chỉ có một trường hợp ngoại lệ. Đó là việc mình đứng đơn bảo lãnh cho mình do có người chồng vũ phu. Những hôn nhân kế tiếp hay những đơn bảo lãnh khác diện gia đình hay diện lao động không phải là lý do chính đáng để xin điều chỉnh tình trạng di trú đối với những đương đơn diện K-1. Trong thời gian hai năm đầu của cuộc hôn nhân, đương đơn diện K-1 chỉ có thể điều chỉnh tình trạng để trở thành thường trú nhân có điều kiện. Trong giai đoạn cuối để trở thành thường trú nhân hợp pháp, đương đơn diện K-1 phải làm đơn xin hủy bỏ điều kiện thường trú. Nếu hai người còn sống chung vợ chồng thì hai người phải cùng nộp đơn I-751. Tuy nhiên, nếu không thể cùng nộp đơn I-751, người hôn phối nước ngoài phải làm đơn xin nộp đơn I-751 một mình dựa trên hôn nhân thật. Tuy nhiên, trong bài này không bàn về vấn đề nộp đơn I-751 để xin hủy bỏ điều kiện thường trú.

Trong trường hợp của bà Choin, tòa án Ninth Circuit Court of Appeals không bao giờ bàn đến vấn đề hủy bỏ điều kiện thường trú. Đơn xin thẻ xanh của bà Choin không nhúc nhích gì trong vòng hai năm. Khi chính phủ xét đến đơn của bà Choin thì hôn nhân của bà chấm dứt. Do đó, theo USCIS, quan tòa về di trú và BIA, vì lý do ly hôn, bà Choin không đủ điều kiện để xin điều chỉnh tình trạng và sẽ bị trục xuất. Theo họ, luật về điều chỉnh tình trạng bắt buộc một đôi vợ chồng phải còn chung sống hôn nhân ở thời điểm USCIS quyết định về đơn xin điều chỉnh tình trạng.

Tòa án Ninth Circuit Court of Appeals nhận thấy trường hợp của bà Choin xoay quanh ý nghĩa của cụm từ “as a result of the marriage of the non-immigrant” (như là kết quả của cuộc hôn nhân của người không di dân). Theo tòa án Ninth Circuit Court of Appeals, không có điều gì trong ngôn ngữ của luật gợi ý rằng một đơn xin có hiệu lực lúc nộp tự động trở thành vô hiệu lực khi hôn nhân của người bảo lãnh chấm dứt.

“…nothing in the language of the statute suggesting that an application that was valid when submitted should be automatically invalid when the petitioner’s marriage ends…”

Khi phân tích sâu câu này, tòa án Ninth Circuit Court of Appeals thừa nhận mục đích của Đạo luật Immigration Marriage Fraud Act thông qua năm 1986 là để ngăn chặn những cuộc hôn nhân lậu nhằm mục đích di dân. Đạo luật này tạo ra những hạn chế liên quan đến việc xin điều chỉnh tình trạng di trú của những đương đơn diện K). Tòa án Ninth Circuit Court of Appeals cho rằng không có điều gì trong luật bắt buộc thời gian hôn nhân cả. Thay vào đó, luật bắt buộc hôn nhân phải là hôn nhân thật. Do đó, khi đương đơn diện K-1 kết hôn với người bảo lãnh một cách chân thật và làm đơn xin điều chỉnh tình trạng di trú dựa trên cuộc hôn nhân đó, thời gian hôn nhân không có giá trị. Đôi bên không cần phải chung sống hôn nhân ở thời điểm USCIS quyết định về đơn xin điều chỉnh tình trạng di trú.

Từ lâu nay, chính phủ luôn từ chối không cho những đương đơn diện K điều chỉnh tình trạng di trú khi cuộc hôn nhân thật của họ chấm dứt trước khi USCIS quyết định về đơn của họ. Trong lúc mà chính phủ phải mất vài năm trong việc xét đơn xin điều chỉnh tình trạng di trú, quyết định của tòa án Ninth Circuit Court of Appeals là một điều đáng vui cho những người diện K kết hôn thật nhưng không may ly hôn vì họ sẽ không còn bị trục xuất như trước nữa.
 
Status
Không mở trả lời sau này.