Sức khỏe cho mọi người

nguyetts

Thành viên tích cực
#1
9 điều người cao tuổi nên tránh


Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.

Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm
Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành. Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập. Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn. Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.

Đang ngủ không nên trở dậy vội vàng
Thần kinh người già thường chậm chạp. Lúc ngủ muốn dậy đi tiểu hoặc có ai gọi đang ở tư thế nằm mà trở dậy ngay, đi lại luôn dễ làm huyết áp tăng đột ngột, dễ dẫn đến đứt mạch máu não. Vì vậy, đang ngủ khi có việc cần dậy phải từ từ theo 3 bước, mỗi bước khoảng nửa phút. Bước 1 khi tỉnh giấc hãy nhắm mắt lại nằm thêm nửa phút. Bước 2, ngồi dậy tại giường nửa phút xoa tay, xoa chân. Bước 3, cho hai chân chạm đất hoặc chạm nền nhà nửa phút rồi mới đứng dậy đi.

Không nên ngoái đầu một cách đột ngột
Người già mạch máu thường xơ cứng, thành mạch dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu đột nhiên quay ngoắt đầu về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt, có người đã bị ngã. Vậy đang đứng hoặc đang đi có ai gọi từ phía sau, chớ có quay ngoắt đầu lại ngay mà nên quay chầm chậm. Tốt nhất là xoay cả người lại, tránh chỉ quay đầu.

Không nên đứng co một chân để mặc quần
Xương của người già thường bị xốp do thiếu canxi. Nếu không bị xốp thì xương cũng giòn. Khi mặc quần mà đứng co chân để xỏ từng chân vào ống quần dễ bị ngã do mất thăng bằng hoặc do vướng vào quần. Người cao tuổi đã ngã thì dễ gãy xương, dập xương. Khi mặc quần tốt nhất là nên ngồi trên ghế hoặc trên giường. Trong nhà tắm nếu không có chỗ ngồi thì phải dựa mông vào một bên tường để giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Nhiều người bị ngã gãy xương ống chân, dập xương chậu vì đứng co chân mặc quần.

Không nên quá ngửa cổ về phía sau
Có lần một ông già đã về hưu cạnh nhà tôi, sức khỏe tốt, khi ăn tối xong ngồi nghỉ trên ghế tựa có lẽ do mỏi cổ nên ông đã ngửa cổ về phía sau hơi quá nên bị xỉu luôn. Khi con cháu biết thì nửa người bên phải của ông đã bị liệt, nước mũi nước dãi chảy ròng ròng và không nói được nữa, phải đưa ngay vào viện. Trường hợp này là do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa các đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá giới hạn cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên não gây ra thiếu máu não làm ngất xỉu. Vì vậy, người già khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ quá mức về phía sau.

Không nên thắt dây lưng quá chặt
Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép các mạch máu bụng, cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn có thể dễ bị lòi ra ngoài khi đi đại tiện mà ta thường gọi là lòi dom. Dây lưng thắt chặt, dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Vì vậy, không nên thắt chặt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretel (bờ rơ ten). Bình thường ở nhà chỉ nên mặc quần ngủ lồng chun không nên mặc quần âu cứ phải thắt dây lưng làm bụng luôn bị gò bó.

Khi đi đại tiện không nên rặn quá mức
Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già. Tâm lý khi đi đại tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên thường muốn rặng mạnh để đi cho nhanh nhưng nếu rặn quá sức, mặt mũi đỏ gay rất nguy hiểm. Các khảo nghiệm về y học đã cho biết khi rặn mạnh dễ giãn tĩnh mạch ở hậu môn gây chảy máu nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón.

Không nên nói nhanh, nói nhiều
Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi ta nói chuyện bình thường dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người mỗi người đọc 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường. Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng thì lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó ta thấy người già nên nói ít, nói chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.

Không nên xúc động
Đối với người già mạch máu đã lão hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Do đó, người già không nên xúc động tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, hòa nhã, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.
Có một câu nói rất hay: "Đừng để chết vì thiếu hiểu biết". Vì thật ra đã có rất nhiều người chết vì thiếu hiểu biết kể cả những người còn trẻ. Qua sự hiểu biết ít ỏi của bản thân, qua kinh nghiệm cuộc sống và qua tham khảo các tài liệu y học mới nhất của nước ngoài mong rằng với bài viết ngắn này sẽ giúp các bậc cao niên sống lâu, sống khỏe, sống vui tăng thêm nhiều tuổi thọ.
 

nguyetts

Thành viên tích cực
#2
Công dụng Củ Cải - Trái Chanh - Củ Nghệ cho sức khỏe.


Củ cải - Nhâm sâm mùa đông



Củ cải là thực phẩm tốt trong các loại rau.



Ăn củ cải sống bổ sung nước cho cơ thể và có ích cho sức khỏe.


Củ cải trắng là món ăn không thể thiếu của rất nhiều gia đình trong mùa đông, ngoài nấu canh, xào với thịt, kho thịt…củ cải còn có rất nhiều cách ăn mới và có hiệu quả chữa bệnh rất tốt.


Củ cải càng “cay”, phòng ung thư càng tốt


Củ cải là thực phẩm tốt nhất trong các loại rau, thành phần dinh dưỡng phong phú, hàm chứa phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C nhiều gấp 10 lần so với quả Lê. Củ cải còn có tác dụng chống vi rút, chống ung thư.


1. Trong củ cải hàm chứa nhiều chất xơ có thể kích thích dạ dày, đường ruột nhu động, giảm bớt thời gian lưu lại của “chất thải” ở trong đường ruột, phòng chống ung thư kết tràng và ung thư trực tràng.

2. Acid ribose kép trong củ cải có tính chịu đựng khá cao đối với chất xúc tác ở trong khoang miệng. Khi nuốt vào không dễ bị thoái biến, không có tác dụng phụ.

3. Trong củ cài hàm chứa dầu cải và glycosid, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Vì vậy, củ cải càng cay, thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư cũng càng tốt.


>


Cách sử dụng củ cải để phòng chống bệnh tật


>

1. Củ cải luộc - tốt hơn cả thuốc dạ dày

Vitamin C ở trong củ cải có thể giúp bài trừ chất thải ở trong cơ thể, thúc đẩy cơ thể trao đổi chất cũ mới, đặc biệt là củ cải trắng hoặc củ cải nước giàu chất xúc tác có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa. Thông thường, chất xúc tác có khả năng hấp thụ tinh bột trong thực phẩm, càng có thể hóa giải thức ăn tích trữ trong dạ dày, có tác dụng tiêu hóa rất tốt, phòng chống được đau dạ dày và loét dạ dày. Canh củ cải nấu với cải bắp kèm đậu phụ không những đem lại mùi vị rất ngon mà còn có thể gia tăng tiêu hóa, dưỡng dạ dày và giữ ấm cho cơ thể.


2. Kẹo củ cải - giảm nhẹ đau họng

Trong củ cải hàm chứa một lượng chất cay nhất định. Điều này làm cho củ cải có một vị cay tự nhiên. Ngoài ra, bản thân củ cải còn có chức năng trợ giúp tiêu hóa, đối với những người mùa đông hay bị tắc mũi, đau họng do cảm mang đến, có thể dùng củ cải để giải quyết những vấn đề nhức đầu này.

Băm nhỏ củ cải trắng ép thành nước, chuẩn bị một miếng vải mỏng hoặc lấy một miếng bông tăm nhúng vào nước củ cải. Sau đó cắm vào trong lỗ mũi. Làm từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 5 phút, triệu chứng tắc mũi sẽ tự nhiên mất đi.

Người bị đau họng có thể tự chế cho mình một ít “kẹo củ cải”. Lấy củ cải chia thành những miếng nhỏ, trộn vào một lượng mật thích hợp và muối, chờ cho củ cải nổi lên trên mật thì vớt ra, mỗi lần bị đau họng ăn một chút, bệnh tình sẽ dần dần giảm nhẹ.


3. Uống trà lá củ cải trắng - đẹp da

Ăn lá củ cải đẹp da, có thể bạn chưa được biết đến điều này hoặc cảm thấy ăn nhiều củ cái như thế mới có tác dụng làm đẹp? Thực ra chúng ta không cần ăn nhiều củ cải, tự mình làm một ít trà lá củ cải, như thế không những có thể hưởng thụ các giá trị dinh dưỡng của củ cải mà cũng không cần phải ăn nhiều củ cải.

Trong lá củ cải giàu vitamin A, vitamin C, đặc biệt là hàm lượng vitamin C nhiều hơn 4 lần so với củ. Vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm. Ngoài ra, vitamin A và C đều có tác dụng chống ôxy hóa, khống chế các bệnh ung thư, cũng có thể phòng chống lão hóa và xơ cứng động mạch vv.

Ngoài vitamin, hàm lượng chất xơ trong củ cải cũng khá nhiều, đặc biệt là chất xơ thực vật trong lá càng phòng phú. Các chất xơ thực vật này có thể xúc tiến dạ dày nhu động, tiêu trừ táo bón, có tác dụng bài trừ độc tố, từ đó cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc vv.


4. Ăn củ cải sống - nhuận phổi

Củ cải tính mát có công dụng nhất định trong việc trị ho, nhuận phổi, đặc biệt là vào mùa đông, một số người thường xuất hiện nhiều đờm khô, phổi cũng không được thoải mái, lúc này ăn một ít củ cải sẽ có tác dụng hỗ trợ trị liệu.

Ăn củ cải sống vừa bổ sung nước cho cơ thể, có thể lợi tiểu, có ích cho sức khỏe.

Hiệu quả giảm đau của củ cải rất tốt. Điều này là do củ cải có chức năng lợi tiểu, có thể dùng để tẩy trừ sưng viêm, chất cay kháng khuẩn còn có thể hoạt lạc gân cốt, có hiệu quả giảm đau. Mùa đông nếu đau mỏi cơ bắp hoặc đau khớp, có thể trực tiếp lấy củ cải gọt vỏ, lấy vỏ đắp lên chỗ đau, cũng có thể bỏ vỏ củ cải vào trong một cái túi vải để chườm nóng. Khi bị đau răng, có thể đặt túi chườm nóng lên bề mặt da trên má, cũng có thể dùng bông tăm nhúng vào nước củ cải và đắp vào chỗ răng đau.
Củ cải làm món ăn không bị nóng, mùa đông lạnh chúng ta thường ăn nhiều thịt, ăn thịt sẽ sinh đờm, dễ bị nóng. Khi ăn thịt chúng ta nên kết hợp với một ít củ cải hoặc làm một số món ăn củ cải, như thế không dễ bị nóng và càng có tác dụng bổi bổ dinh dưỡng rất tốt.

>

Nhửng điểm lợi ích của trái chanh:

- Trái chanh là một sản phẩm kỳ diệu chuyên giết các tế bào ung thư
- Nó mạnh gấp 10.000 lần hơn liệu pháp hóa học (chimiothérapie)
- Tại sao chúng ta không biết gì về nó (cho dến giờ nầy)
- Bởi vì có những nhà bào chế (labo) thích bào chế ra một loại thuốc với thủ thuật hổn hợp nào đó để đem lại nhiều lơi nhuận cho họ hơn mà thôi.
- Từ đây về sau quí vị có thể giúp bạn bè nào cần bằng cách cho họ biết là nước chanh rất cần thiết để ngừa bịnh.
- Mùi vị của chanh rất là tốt và nó không có gây ra những tác dụng kinh khủng như các loại liệu pháp hóa học (chimiothérapie)
- Nếu có thể, quí vị nên trồng một cây chanh trong vườn của quý vị
- Ðã có biết bao nhiêu người chết trong lúc bí mật nầy (của trái chanh) được dấu kín để không đụng tới tiền lời hang tỹ bạc của những nhà kinh doanh ?
- Như quý vị đã biết, cây chanh thấp, lại không tốn chỗ bao nhiêu. Và được biết có nhiều loại chanh (như chanh giấy ?)
- Quí vị có thể dùng chanh với nhiều cách khác nhau: quí vị có thể ăn cả võ, vắt chanh ra uống, uống nước đá chanh đủ kiểu, làm bánh v.v.v.v……
- Người ta cho trái chanh hay nhiều thứ lắm nhưng quan trọng và hay nhất là hiệu quả của nó đối với ung nhọt và bướu.
- Cây chanh là một vị thuốc đã chứng minh là trị được tất cả các loại ung thư. Có những người khác còn xác nhận là nó có một công dụng rất lớn trong mọi loại biến thể của các loại ung thư
- Người ta cũng còn xem chanh như là một loại thuốc chống đủ loại vi trùng, chống các loại viêm do vi khuẩn, và nấm, rất hữu hiệu chống ký sinh trùng và sâu (mầm bệnh) trong máu, nó lại có thể điều hòa được huyết áp (quá cao hay quá thấp) chống áp xuất cao và rối loạn thần kinh
- Tài liệu nầy có được từ một trong những nhà bào chế thuốc lớn trên thế gìới, người nầy xác nhận là sau trên 20 lần thử nghiệm từ năm 1970 ở viện bào chế, mới thấy được là:
Chanh tiêu diệt các tế bào tinh quái trong 12 loại ung thư, gồm cả ung thư đường ruột ung thư ngực, vú , ung thư tiền liệt tuyến, phổi, lá lách (tuyến tụy)…
- Cây chanh và trái chanh được cho thấy có hiệu quả 10.000 lần hơn sản phẩm Adriamycin, một loại thuốc hóa học thường được dùng trên thế giới để làm chậm lại sự nẩy nở của tế bào ung thư
- Và còn lạ lùng hơn nữa là loại nước chanh trị bịnh nầy chẳng những diệt được các loại tế bào ung thư mà không bao giờ ảnh hưởng đến các tế bào sạch.
Viện Khoa Học và Sức Khỏe, L.L.C. 819 N. Causez Strêt, Baltimore, MD. 1201

>

Củ Nghệ có 4 công dụng nổi bật
>


Củ nghệ không chỉ có công dụng giúp liền sẹo mà còn mang lại rất nhiều tác dụng hữu ích, đặc biệt đối với sức khoẻ con người.
Nghệ có 4 công dụng nổi bật:

1. Nghệ giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu.
2. Nghệ giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hoá.
3. Mới đây người ta đã chứng minh được rằng có thể sử dụng nghệ để chống ung thư và nghệ có khả năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
4. Có thể dùng nghệ để khử trùng và mau lành vết thương.


Sử dụng nghệ đúng cách để phát huy hết tác dụng:

Đối với bệnh ung thư ruột
Sử dụng nghệ thường xuyên trong các bữa ăn, bạn có thể giảm được nguy cơ ung thư ruột. Hiện nay, các chuyên gia sức khoẻ Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc thử nghiệm, điều trị bệnh ung thư ruột bằng một loại thuốc được chế biến từ củ nghệ.

Chữa bệnh viêm khớp
Củ nghệ có tác dụng giảm đau khi bạn bị chứng viêm khớp quấy nhiễu. Cách làm rất đơn giản, đun nóng một cốc sữa, trước khi sôi, bắc xuống cho một thìa cà phê nghệ dạng bột vào đó. Khuấy đều và mỗi ngày uống 3 lần. Bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Khi gặp rắc rối với tiêu hoá
Nghiên cứu cho thấy, nghệ có thể kích thích tiêu hoá và giải phóng ra các emzim tiêu hoá, phá vỡ liên kết cacbonhydrat và các chất béo. Chính vì thế, trong trường hợp bị đau bụng, một cốc trà nghệ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

Ung thư tuyến tiền liệt
Ăn nhiều rau xanh, kết hợp với nghệ có thể ngăn ngừa được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà khoa học tại New Jersey đã chứng minh rằng, kết hợp ăn nghệ với bông cải xanh, cải xoắn, củ cải và bắp cải có thể bảo vệ bạn chống lại căn bệnh chết người này.

Bệnh tim
Bạn có thể giảm hàm lượng cholesterol độc hại trong máu và có khả năng chống lại chứng xơ vữa động mạch bằng củ nghệ.

Đối với người hút thuốc
Bằng cách "nạp" vào cơ thể 1,5 g nghệ mỗi ngày chỉ trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, cơ thể bạn sẽ giảm đáng kể các tế bào đột biến gây ung thư. Các bằng chứng thuyết phục đã cho thấy, thậm chí những người hút thuốc lá có sử dụng nghệ cũng có thể đạt được hiệu quả bất ngờ, giảm nguy cơ ung thư.

Đây là tài liệu chị Sui của tôi từ Mỹ gửi về ,tôi gửi mọi người cùng tham khảo .Xin chào.
 

nguyetts

Thành viên tích cực
#3
Ðề: Câu lạc bộ u 5 chấm 0

Cách trị khẩn cấp Tai Biến Mạch Máu Não
Khi có người bị đột quỵ, hãy hết sức bình tĩnh. Cho dù bệnh nhân đang ở đâu, cũng không được di chuyển. Vì nếu bị di chuyển, các mạch máu não sẽ vỡ ra. Hãy giúp bệnh nhân ngồi tại chổ và giữ không cho bệnh nhân bị ngã, rồi bắt đầu chích cho máu chảy ra. Nếu bạn có sẵn một cây kim tiêm ở nhà thì tốt nhất, nếu không có kim tiêm, bạn có thể dùng kim may hoặc một cây kim thẳng.(Nhớ là phải rữa tay bạn thật sạch trước khi thực hiện các việc sau đây.)

1. Hơ kim trên lữa để khử trùng rồi dùng nó để chích mười đầu ngón tay.

2. Không có các huyệt cụ thể, chỉ cần chích cách các móng tay 1mm.

3. Chích đến khi nào máu chảy ra.

4. Nếu máu không chảy ra được, hãy dùng ngón tay của bạn để nặn ra.

5. Khi tất cả mười đầu ngón tay đều đã có máu chảy ra, hãy chờ vài phút, nạn nhân sẽ hồi tỉnh.

6. Nếu nạn nhân bị méo miệng, hãy kéo hai tai nạn nhân cho đến khi cả hai tai đều đỏ lên.

7. Sau đó, chích vào dái tai cho đến khi mỗi dái tai có chảy ra hai giọt máu. Sau vài phút nạn nhân sẽ hồi tĩnh.

Chờ cho đến khi nạn nhân trở lại trạng thái bình thường không có một triệu chứng bất thường nào nữa thì mới chở nạn nhân vào bệnh viện vì nếu nạn nhân bị vội vàng chở đi ngay đến bệnh viện bằng xe cấp cứu, xe chạy bị xóc sẽ làm cho các mạch máu não của bệnh nhân vỡ tung ra. Nếu nạn nhân có được cứu sống, ráng lắm mới đi lại được thì cũng do phước đức ông bà để lại mà thôi.

" Tôi học được phương pháp cứu người bằng cách chích cho máu chảy ra từ Bác sĩ Ha Bu-Ting ở Sun-Juke. Hơn nữa tôi cũng đã từng có kinh nghiệm thực tế. Vì vậy tôi có thể nói phương pháp này hiệu quả đến 100%. Năm In1979, tôi đang dạy tại trường Ðại Học Fung-Gaap ở Tai-Chung. Một ngày nọ tôi đang dạy ở trong lớp thì có một giáo viên khác chạy đến lớp tôi và nói trong hơi thở hổn hển: "Cô Liu ơi, mau lên, xếp bị đột quị rồi!"

Tôi chạy ngay lên tầng 3. Khi tôi nhìn thấy xếp tôi, ông ChenFu-Tien, thì ông ta da đã nhợt nhạt, nói ngọng ngiụ, miệng méo- tất cả các hiện tượng của chứng độ quỵ. Tôi liền nhờ một học sinh đến một tiệm thuốc bên ngoài trường học mua một cây kim và dùng nó chich mười đầu ngón tay ông Chen Khi tất cả mười dầu ngón tay của ông ta đã chảy máu (mỗi ngón tay đều chảy một giọt máu bằng hạt đậu), sau vài phút, khuôn mặt của ông Chen hồng hào trở lại và đôi mắt cũng đã có thần trở lại. Nhưng miệng ông ta vẫn còn méo. Thế là tôi kéo tai ông ta cho máu chảy đến tai. Khi tai ông ta đã đỏ, tôi liền chích dái tai phải của ông hai lần để nạn ra hai giọt máu. Khi cả hai tai đều đã được nặn máu, mỗi bên hai giọt, thì một điều kỳ diệu đã xãy ra. Trong vòng 3-5 phút, miệng ông ta đã trở lại hình dáng bình thường và giọng nói trở nên rõ ràng. Tôi để cho xếp tôi nghỉ ngơi một lát và uống một tách trà nóng, rồi tôi giúp ông đi xuống cầu thang và chở ông đến bệnh viện.. Ông nghỉ tại bệnh viện một đêm và hôm sau đựoc xuất viện để trở về trường dạy học.

Mọi việc xảy ra bình thường. Không hề có một tác động nào xấu để lại. Mặt khác, nạn nân đột quỵ thường phải chịu tình trạng mạch máu não bị vỡ khó tránh khỏi trên đường đi đến bệnh viện. Kết quả là các nạn nhân này sẽ không bao giờ phục hồi được (Irene Liu)

Vì vậy đột quỵ là nguyên nhân thứ hai của tử vong. Nhưng người may man có thể sẽ sống sót nhưng phải chịu bị liệt suốt đời. điều này thật là khủng khiếp. Nếu như tất cả chúng ta có thể nhớ phương pháp chích cho máu chảy ra và bắt đầu quá trình cứu người ngay tức khắc, chỉ trong một thời gian rất ngắn, nạn nhân đã có thể hồi sinh và trở lại bình thường 100% .
Chúng tôi hi vọng rằng các bạn sẽ bày cho người khác phương pháp sơ cứu này. Bằng cách làm nhưi vậy, đột quỵ sẽ bị chuyển khỏi danh sách các nguyên nhân chính gây tử vong.

Xin hãy chuyển tiếp cho người khác sau khi bạn đọc xong bài này. Ðây là một việc làm rất tốt.


Ngọc happy ơi , nói về sức khỏe thì ko riêng gì người lớn tuổi đọc đâu, em coi topic nào nhiều người theo dõi em post dùm chị nhé , xin cảm ơn.
 

ngochappy

Cựu Ban điều hành
#4
Ðề: Câu lạc bộ u 5 chấm 0

Xin chào các anh chị em trên diễn đàn,

Xin mời các anh chị cùng xem bài viết chữa bệnh của 01 tác giả mà Ngọchappy không biết tên.

CHỮA BỆNH NẤC CỤC


Xin gởi quý anh bài thuốc nầy. Vị nào chưa biết xin ghi vào sổ tay để giúp cho bạn bè khi cần.

Chứng bệnh kỳ lạ , bài thuốc lạ kỳ ( TRỊ BỆNH NHƯ THẦN )

Khi không tôi mắc chứng ( Nấc cụt ) ngày đầu thì bị sơ sơ, qua ngày thứ 2 bị dày hơn, được trị nhiều cách theo kiểu nhân gian nhưng vẫn không bớt, qua ngày thứ 3 thì liên tục, không ăn được, không nằm được, rất khó chịu và rất mệt, tôi đi khám bác sỹ, BS, không nói tại sao, chỉ cho toa mua thuốc uống không hết mà nặng thêm lên.

Thằng cu Tâm con người bạn bên xóm chạy qua đánh bi với cu út nhà tôi, thấy tôi ngối trên ghế xếp ôm đầu pháo liên tục, cu Tâm nói:

- A ! Bác bị bệnh nác cụt rồi bác uống chi chưa, nếu chưa con về lấy qua cho bác uống hết liền tức khắc .

Tôi nói:

- Bác uông thuốc tây nhưng không bớt .

Cu Tâm đâm đầu chạy về nhà , một lát chạy qua lại, dưa cho tôi một cục GỪNG tuơi bằng ngón tay cái, và một ít MẬT ONG đựng trong tách uống trà ( tách nầy lớn hơn ngón chân cái ), bảo tôi nhai cục GỪNG , trước khi nuốt thì uống tý mật ông cùng lúc.

Tôi nhai Tâm đứng nhìn, nuốt gừng và mật ong vào không biết đã tới bao tữ chưa nhưng nó dụi lại ngay và hết liền sau khi tôi uống chút nước trà tráng chén mật ong .

Thằng Tâm vỗ tay reo ,
- Con nói rồi hết ngay liền mà .

Tôi hỏi tại sao con biết cách nầy.

- Ông nội con thường hay bị như bác , nhà con lúc nào cũng có sẵn hai thứ nầy cho ông con uống .

Như vậy là một cục GỪNG sống nhai nuốt với một muổng canh MẬT ONG . Hiện tại thỉnh thoảng tôi cũng bị lại , nên trong nhà lúc nào cũng trữ hai thứ thần dược trên .
 

nguyetts

Thành viên tích cực
#5
Ðề: Sức khỏe cho mọi người

THE LAST WISHES OF ALEXANDER THE GREAT

(Tiếng Việt)

Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt ba ý nguyện cuối cùng của mình. Ngài phán rằng:

- Quan tài của ngài phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất của thời đó.

12 - Tất cả các báu vật của ngài (vàng, bạc, châu báu, ...) phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ngài, và ...
3 - Đôi bàn tay của ngài phải được để lắc lư, đong đưa trên không, thò ra khỏi quan tài để cho mọi người đều thấy.
Một vị cận thần của ngài, rất đổi ngạc nhiên về những điều yêu cầu kỳ lạ này, và đã hỏi ngài Alexander lý do tại sao ngài lại muốn như thế.

Ngài Alexander đã giải thích như sau:

- Ta muốn chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ (là những người tài giỏi nhất) cũng không có tài nào để cứu chữa.

12 - Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này (một khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giả cỏi đời).
3 - Ta muốn bàn tay của ta đong đưa trên không, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và khi rời khỏi thế giới này chúng ta cũng chỉ có hai bàn tay trắng. Đến cuối cuộc đời, chúng ta sẽ nghiệm ra rằng, kho tàng quý giá nhất trên cuộc đời này là: thời gian



Ngọc ơi bài này cho chị vô topic này nhé , cảm ơn .
 

ngochappy

Cựu Ban điều hành
#6
Ðề: Sức khỏe cho mọi người

Ngọc ơi bài này cho chị vô topic này nhé , cảm ơn .[/QUOTE]

Xin chào chị nguyetts,

Dạ, topic này của chị.

Xin chị cứ đưa vào những kiến thức, chuyện ngắn về sức khoẻ để phổ biến cho mọi người và những ai có bài viết liên quan, xin post để mọi người cùng biết.

Cám ơn chị nhiều,

ngọc:1:+
 

ngochappy

Cựu Ban điều hành
#7
Ðề: Sức khỏe cho mọi người

Xin chào các anh chị em trên diễn đàn,

ngọchappy xin được phổ biến bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc sau đây:

NHỮNG BỆNH... VÔ DUYÊN!

BS Đỗ Hồng Ngọc

Tuy già không phải là một bệnh nhưng già thì thường có bệnh.
Bệnh thì có bệnh nặng, bệnh nhẹ, bệnh có duyên và bệnh... vô duyên.

Ai cũng biết thầy thuốc là người được học hành cẩn thận để giúp ta chữa trị bệnh tật, vậy mà thầy thuốc cũng có thể gây bệnh cho ta, dù là ngoài ý muốn, cái đó gọi là bệnh do thầy thuốc gây ra (iatrogenic) mà theo GS. Phạm Khuê, một chuyên gia về Lão khoa, Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam thì có đến một phần tư người già do thầy thuốc gây nên Những bệnh... vô duyên còn có thể do chính mình, người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm, hoặc các nhân viên tâm lý xã hội gây ra nữa!

Bà cô của một bác sĩ bạn tôi trên 80 tuổi kêu lúc nào trong người cũng nóng bức, miệng khô nên đã mua rễ tranh, mía lau, mã đề ngoài chợ về nấu "nước mát" uống. Mát đâu không thấy, thấy đi tiểu liên tục gây thêm tình trạng mất nước trong cơ thể, lại thấy nóng bức, thấy khô miệng, lại uống thêm "nước mát"! Thì ra "rễ tranh, mía lau, mã đề" là những loại thuốc lợi tiểu (diuretics).

Một ông bác gầy còm nghe hàng xóm bày vẽ có loại tễ mập, bèn mua uống mấy cây.

Mập thiệt! Nhưng người béo bệu, cơ thể bạc nhược! Thì ra, thuốc tễ đó chỉ là bột mì trộn với mật ong và Corticoil, một thứ thuốc uống vào lâu ngày gây hội chứng Cushing, ứ nước, làm mập bệu và gây ra vô số những tác dụng tai hại khác như giảm sức đề kháng, mọc lông, loãng xương, loét bao tử, cao huyết áp...

Ta cũng biết thuốc chữa đau khớp có thể gây loét dạ dày; thuốc điều trị cao huyết áp có thể gây hạ huyết áp đột ngột; thuốc trị tiểu đường làm hạ đường huyết; thuốc uống cho đỡ bị đái són ở người già thì gây khô miệng, đỏ da, mờ mắt, chóng mặt...

Một đặc điểm sinh học của người cao tuổi là khả năng thích ứng dần kém đi. Hấp thu thuốc đã chậm mà đào thải cũng chậm. Tác dụng phụ của thuốc lại thiên hình vạn trạng, tùy từng người, từng lúc, có thuốc người này dùng thì tốt mà bày cho người khác không xong, uống vào bị phản ứng ngay.

Cho nên dùng thuốc ở người già phải dò dẫm trên từng trường hợp, giảm liều, giảm lượng, đắn đo tính toán trước sau, nào bệnh trước mắt, nào bệnh tiềm tàng; thuốc chữa được bệnh này nhưng có gây ra bệnh khác không, có làm bộc phát một bệnh cũ nào đó không, người bệnh ăn uống ra sao, tiêu tiểu ra sao và trạng thái tâm thần ra sao?

Người cao tuổi cũng thường hay tự ý gia giảm thuốc, tin lời bày vẽ, ai mách gì cũng nghe, gây tương tác thuốc lung tung rất dễ sinh ra nhiều bệnh.... vô duyên đáng tiếc.

Ngày càng có nhiều máy móc xét nghiệm và một số người cao tuổi cũng thường muốn được xét nghiệm này nọ.

Báo Paris Match của Pháp có đăng trường hợp một bà già bị rối loạn tiêu hóa đến khám ở một bác sĩ. Bác sĩ thấy không có gì nặng nhưng cũng gởi cụ làm thêm vài xét nghiệm cho chắc. Sau đó, bà cụ được tiếp tục làm thêm hàng loạt các xét nghiệm khác ngày càng phức tạp hơn vì xét nghiệm đơn giản không tìm ra bệnh: Siêu âm, nội soi, sinh thiết, chụp cắt lớp, chụp cản quang mạc treo... Sau hơn một tháng chuyển từ trung tâm này đến bệnh viện kia, nằm đợi trên những băng ca lạnh lẽo, đẩy từ hành lang này sang hành lang khác, tiếp xúc với những người mang khẩu trang chỉ chừa đôi mắt lạnh lùng, bà cụ rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý trầm trọng và tiêu tốn mất 35 ngàn quan Pháp. Cuối cùng các bác sĩ hội chẩn kết luận không có bệnh gì cả!

Tây gọi những người sính xét nghiệm là "examinite".

Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) cũng cảnh cáo hiện tượng over - investigation, "thăm dò quá mức cần thiết" này (Health of the Elderly, WHO, 1989).

Một số người cao tuổi được chăm sóc bảo bọc quá đáng, được làm xét nghiệm thăm dò, theo dõi liên tục làm cho người bệnh muốn... hết bệnh cũng không được; không kể trong khi thăm dò, chọc hút, bơm tiêm, thụt tháo... không phải là không có nguy cơ.

Dĩ nhiên nếu có bệnh thì cần phải làm để có chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Còn thăm dò chỉ để... thăm dò thì không nên. Các chuyên gia khuyên chỉ nên làm xét nghiệm cho người già khi nhằm để chẩn đoán một thứ bệnh có thể chữa được, có thể phục hồi được, có lợi cho người bệnh hoặc để chẩn đoán phân biệt tìm ra một bệnh có tiên lượng tốt hơn, điều trị có kết quả hơn, có lợi cho bệnh nhân và gia đình hơn mà thôi. Tóm lại,khi cần thiết lắm mới phải làm xét nghiệm và phải có chỉ định của bác sĩ.

Thế nhưng có thứ không phải là thuốc, không phải là thủ thuật gì cả mà vẫn có thể gây ra những bệnh vô duyên: đó là lời nói! Có những lời nói gây hoang mang, lo lắng, làm mất ăn mất ngủ, gây kiêng cữ quá đáng làm cho tình trạng bệnh khó phục hồi hơn. Cái đó gọi là sự "dán nhãn" (labelling). Chẳng hạn như người không có chuyên môn, không đủ cơ sở khoa học chắc chắn mà "phán" cho một cái chẩn đoán kiểu như "nghi ung thư", "hơi bị lớn tim", hoặc một từ mơ hồ như "máu lộn mỡ, gan hơi nhiễm mỡ, viêm nhiễm phần phụ, rối loạn thần kinh thực vật"... hoặc "bị thư phù, bị người cõi trên nhập..." đều đem lại những kết quả tai hại không thể ngờ được!

Ngay cả bị dán nhãn là già cả, già nua, già yếu, mất sức rồi bị ép phải nằm yên một chỗ, lúc nào cũng có người nâng đỡ chăm sóc thì sẽ ngày càng lệ thuộc, ngày càng suy nhược, mau loãng xương, bắp cơ thoái hóa, cứng khớp nhanh. Đáng sợ hơn cả là bị ép phải vào nằm viện, nằm nhà thương, nhà dưỡng lão, nhà nghỉ mất sức... khi vẫn còn có thể tự lo lấy được. Thật ra đây chỉ là giải pháp cuối cùng vì một khi đã vào các cơ sở này rồi thì không hy vọng gì trở lại đời sống bình thường được nữa vì càng ngày càng thụ động, ỷ lại, lệ thuộc, suy sụp. Các cơ quan chăm sóc cho người già thực ra rất cần thiết, miễn là phải giữ một số nguyên tắc như bảo đảm bảo sự riêng tư, tôn trọng cá nhân, giúp tự chủ, tự quản, và tạo nhiều cơ hội cho họ tham gia sinh hoạt phù hợp với sở thích và sức khỏe.

Tóm lại, không nên để người cao tuổi mắc thêm những bệnh... vô duyên!
 
#8
Ðề: Sức khỏe cho mọi người

Xin chào mọi người, Thảo My xin được tham gia một bài vào chuyên mục sức khỏe này nhé! Toa thuốc của TM hơi đặc biệt một tý nhưng bảo đảm là sẽ rất hữu dụng, các đại ca nhà mình ai muốn thử thì cứ học hỏi theo ông cụ kia nhé!
(bác sĩ khuyên, không phải TM xúi đâu đấy! :109::109::109:


Hãy Sống Vui Vẻ

Vị bác sĩ nọ kê toa cho một ông cụ 92 tuổi bài tập vật lý trị liệu. Vài hôm sau, ông tình cờ trông thấy cụ đi dạo phố với một phụ nữ trẻ đẹp, họ đang ôm eo nhau và cười giỡn tít cả mắt.

Sau đó gặp lại ông cụ, vị bác sĩ bèn nói: “Cụ đúng là siêu sao hành động!”

Ông cụ vui vẻ tán đồng: “Vâng, tôi chỉ làm theo lời dặn của bác sĩ thôi mà! Bác sĩ đã chẳng bảo tôi là: ‘Cố-gắng-để-tìm-người-yêu và hãy-vui-vẻ-lên đấy sao!”

“Cái gì? Tôi đâu có nói vậy?”, vị bác sĩ ngạc nhiên, tôi nói là cụ: “Có-vấn-đề-tim-hơi-yếu và hãy-e-dè-thêm’ cơ mà!”

Tôi tự hỏi thực sự ra thì lời khuyên “hãy vui vẻ” có tốt hơn cho ông cụ hơn lời khuyên “hãy e dè” hay không! Chúng ta có vô số những bài viết và sách dạy cách tự chăm sóc mình, chăm sóc sức khỏe thể chất - từ việc theo dõi chế độ ăn cho đến việc tập thể dục. Thế nhưng điều tối cần thiết lại là phải chăm sóc cho tinh thần và linh hồn và nuôi dưỡng thái độ sống vui vẻ mới là phần quan trọng của quá trình điều trị.

Có bao giờ bạn thử xác định xem đâu là cách sống đúng, phù hợp và đâu là cách hành xử sai trong đời mình không? Mọi người sẽ thấy bạn là người hay giận dữ, nóng tính hay là người lạc quan và sống tích cực? Đôi khi có thể bạn cũng cần phải “cẩn thận dè chừng”, nhưng “sống vui vẻ” luôn là điều quan trọng mà bạn nên lưu tâm và hành xử theo.

- Steve Goodier -​
 
Chỉnh sửa cuối:

ngochappy

Cựu Ban điều hành
#9
Ðề: Sức khỏe cho mọi người

Xin chào các anh chị em trên diễn đàn,

ngọchappy tìm được bài này cũng có ý nghĩa lắm, xin mời các bạn cùng xem.

Cây phiền muộn

Người thợ mộc mà tôi thuê để giúp tu sửa lại căn nhà cũ nát, chấm dứt một ngày làm việc đầu tiên với không ít phiền muộn và bực dọc. Đầu tiên là cái mái ngói nhà đã khiến anh ta loay hoay mất cả giờ đồng hồ, sau đó đến trò “đình công” của cái máy cưa và chiếc xe tải cũ kỹ. Khi tôi lái xe đưa anh ta về nhà, anh ngồi im như thóc, chẳng buồn cười nói suốt cả chặng đường. Đến nơi, anh mời tôi ghé thăm gia đình anh.

Khi chúng tôi đến gần cửa, anh đột nhiên dừng chân bên cạnh một thân cây thấp bé và đưa cả hai tay vuốt nhẹ lên đầu ngọn cây. Lúc cánh cửa nhà bật mở, tôi ngạc nhiên thấy anh biến đổi hẳn thành một người khác hẳn. Gương mặt sạm nắng của anh rạng rỡ nụ cười. Anh siết chặt hai đứa con nhỏ vào lòng và dịu dàng hôn vợ. Sau một hồi hàn huyên, anh đưa tôi ra xe trở về nhà. Khi chúng tôi đi ngang qua cây thấp bé gần cửa, sự tò mò thôi thúc tôi đã khiến tôi buột miệng hỏi về hành động ban nãy của anh.

“Ồ! Đó là cây phiền muộn của tôi”. Anh ta vui vẻ đáp. “Tôi biết mình không sao tránh khỏi những phiền toái trong công việc và chắc chắn rằng không nên đem về nhà những phiền toái ấy để gây khó chịu cho vợ con, những người đã đợi tôi cả một ngày dài. Vì vậy, mỗi khi buổi chiều về nhà, tôi đã đem hết mỗi buồn phiền và bực dọc của mình gửi lên ngọn cây rồi sáng hôm sau khi đi làm tôi lại mang chúng đi”.

“Nhưng anh biết không, thật buồn cười”, người thợ mộc kể tiếp: “Khi tôi ra ngoài vào mỗi buổi sáng để mang chúng đi thì dường như chúng đã vơi đi khá nhiều so với lúc tôi gửi chúng lên ngọn cây đêm hôm trước”.

Trong cuộc sống, chẳng ai có thể thường xuyên đem lại sự bình an cho bạn ngoài chính bản thân bạn.

(Theo Food for Thought)
 

nguyetts

Thành viên tích cực
#10
Ðề: Sức khỏe cho mọi người

Mời đọc để tránh nguy hiểm tới tánh mạng
Cần đọc và phổ biến, đề phòng !


Các Bạn cần lưu ý khi ăn TÔM.

Tại Đài Loan, một phụ nữ chết thình lình với dấu hiệu chảy máu, mũi, mồm, tai và mắt. Khám phá đầu tiên được chẩn đoán là chất vì ngộ độc thạch tín. Nhưng thạch tín ở đâu ra ? Cảnh Sát mở một cuộc nghiên cứu sâu rộng. Một giáo sư y khoa được mời đến giải quyết trường hợp này..
Bác sĩ quan sát tỉ mỉ các thành phần trong dạ dày người chết chưa tới nửa giờ. Bí mật đã được giải quyết.. Bác sĩ nói "Người chết không tự tử, không bị giết. Bà chết tức tửi vì tội coi thường. Mọi người điên đầu ! Tại sao chết tức tửi ?
- Bác sĩ nói chất thạch tín được tạo ra trong dạ dày người chết. Người uống Vitamin C mỗi ngày. Vitamin C tự nó không thành vấn đề. Vấn đề là bà ta ăn nhiều tôm vào bữa tối. Ăn tôm cũng không thành vấn đề vì nhiều người trong gia đình bà ta cũng ăn tôm tối hôm đó. Tuy nhiên, cùng lúc bà ta lại uống Vitamin C. Đó chính là vấn đề.
Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Chicago ở Mỹ qua một thí nghiệm đã tìm ra vỏ mềm của tôm chứa nhiều postasium 5 tổng hợp với thạch tín Arsenic Oxide (As2O5). Những thực phẩm tươi này cũng không độc đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, ngay lúc đó uống Vitamin C vào, phản ứng hoá học xảy ra, Arsenic Oxide sẽ chuyển thành ADB arsenic anhydride (As203) la chất thường dùng để vẽ viền vàng
các chén đĩa. Chất Arsenic độc này làm tê liệt các mạch máu nhỏ của tim gan, thận, ruột và biểu mô, gây xuất huyết tai, mắt, mũi, miệng.
Vậy khi uống Vitamin C, không nên ăn tôm có vỏ.
Hãy chuyển tin này đến gia đình và bạn bè./.
 

nguyetts

Thành viên tích cực
#11
Ðề: Sức khỏe cho mọi người

Subject: Fw: Tr : HÃY CẨN THẬN KHI Ở NHỮNG NƠI CÔNG CỘNG - BE CAREFUL WHEN IN PUBLIC PLACES







------ BE CAREFUL WHEN IN PUBLIC PLACES














Đừng tránh, mà hãy vui lòng đọc bức thư này.

Người gửi: Arvind Khamitkar, I.A.S., Trưởng Ban nghiên cứu Y khoa tại Chennai (Ấn Độ):




Thân gửi các bạn,



Cách đây vài tuần, trong một rạp hát, một người cảm thấy có vật gì đó chĩa ra từ ghế của cô ấy. Khi cô ấy đứng dậy để xem đó là vật gì thì thấy một cây kim nhô ra khỏi ghế kèm theo một mảnh giấy ghi là:




“Bạn vừa mới nhiễm HIV”...




Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (tại Pa-ri) báo cáo rằng gần đây nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra tại nhiều thành phố khác. Tất cả các cây kim được xét nghiệm đều là HIV dương tính.




Trung tâm này cũng báo cáo rằng người ta tìm thấy những cây kim như vậy tại các máy rút tiền công cộng (máy ATM). Chúng tôi yêu cầu mọi người hãy cực kỳ cẩn trọng khi đối mặt với tình huống như vậy. Cần phải xem xét thận trọng tất cả các ghế ngồi nơi công cộng trước khi ngồi. Kiểm tra kỹ lưỡng bằng mắt là đủ. Thêm vào đó, các bạn hãy chuyển thông điệp này đến các thành viên trong gia đình của mình và bạn bè để họ biết về mối hiểm nguy tiềm tàng này.




Gần đây một bác sĩ đã thuật lại một trường hợp tương tự đã xảy đến với một trong những bệnh nhân của ông tại rạp hát Priya ở Delhi. Một cô gái đã đính hôn và chuẩn bị kết hôn trong vài tháng nữa, đã bị đâm phải khi đang xem phim. Mảnh giấy đi kèm theo chiếc kim có thông điệp sau:




“Chào mừng bạn đến với thế giới của gia đình HIV”.




Mặc dù các bác sĩ nói với gia đình cô ấy là phải mất 6 tháng vi-rút mới đủ mạnh để bắt đầu phá huỷ hệ miễn dịch và một bệnh nhân khoẻ mạnh có thể sống khoảng 5 – 6 năm, nhưng cô gái đã chết sau 4 tháng, có thể chủ yếu là do bị sốc.




Tất cả chúng ta đều phải cẩn thận khi ở những nơi công cộng. Cầu Trời phù hộ! Hãy nghĩ rằng các bạn sẽ cứu lấy một cuộc đời bằng cách chuyển thông điệp này đi. Vui lòng bỏ ra một vài giây để chuyển nó đi...




Kính thư,




Arvind Khamitkar, I.A.S., Trưởng Ban nghiên cứu Y khoa tại Chennai.




Thay vì chuyển tiếp những bức thư không thích hợp, các bạn vui lòng chuyển thư này cho mọi người. Có thể thư của bạn sẽ cứu lấy cuộc sống của họ.


------- *** -------

Don't avoid. Pls read this mail.

From: Arvind Khamitkar, I.A.S, Director of Medical
& Research Div,
Chennai

Dear Friends,
 

ngochappy

Cựu Ban điều hành
#12
Ðề: Sức khỏe cho mọi người

Xin mời các anh chị em xem bài viết dưới đây :


TRÍ NHỚ GIẢM SÚT PHẢI LÀM SAO?
________________________________________

Kẻ thù nguy hiểm nhất của trí nhớ là stress. Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, mọi người đều chịu nhiều áp lực. Không ít người bị stress trầm trọng khiến cơ thể phóng thích nhiều cortisol (hormone stress), làm tổn thương vùng hippocampus.

Mặt khác, stress còn làm giảm, thậm chí mất tập trung. Ngoài ra, cortisol còn thúc đẩy việc sản xuất insulin, ngăn không cho vùng hippocampus sử dụng đủ đường huyết để não có năng lượng cho việc ghi nhớ. Hơn thế stress còn gây khó khăn cho việc "truy cập" ký ức đã được lưu giữ.

Dưới đây là các cách giúp cải thiện trí nhớ.

1. Hóa giải stress bằng phương pháp thiền hay yoga. Đây là cách gỡ bỏ các áp lực, làm trùng giãn tâm thần, tăng khả năng tập trung... Ngoài ra, bạn có thể luyện tập thể lực ngoài trờ như bơi lội, đi bộ, đạp xe, tập aerobic... Hoạt động thể lực chính là biện pháp đốt cháy stress, vì chúng cho tim tăng cung lượng máu tới não và các phủ tạng, khiến tinh thần phấn chấn, sảng khoái.

2. Tập thể dục cho não bằng cách đọc sách, báo, lướt các trang web lành mạnh và bổ ích. Đồng thời, bạn nên chơi các trò chơi trí tuệ như ô chữ, cờ tướng (hoặc cờ vua), học ngoại ngữ hay chơi một loại nhạc cụ nào đó... Cách này làm tăng lượng ô-xy tới não, thúc đẩy quá trình dịch chuyển từ bộ nhớ ngắn hạn sang dài hạn.

3. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, nhiều rau, trái cây, giúp tăng cường các chất dinh dưỡng như lecithin (có trong dầu đậu nành, trứng, lạc, mầm lúa mạch, gan), vitamin C (trong cam, chanh, rau, quả) và các vitamin nhóm B (trong gan, thận, thịt nạc, sữa, yoghurt). Tất cả các chất này hỗ trợ cho việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylchline.

Các a-xít béo omega-3 như DHA được coi là "thức ăn của não". Chúng có nhiều trong các loài cá biển vùng nước lạnh như cá hồi, các trích... giúp bù đắp một lượng đáng kể chất xám của não. Chất béo trong não làm thành các màng tế bào và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sống còn của tế bào não. Các nơ-ron thần kinh cũng rất giàu a-xít béo omega-3 còn giúp cân bằng xảm xúc lành mạnh và tâm trạng tích cực ở người cao tuổi. DHA cũng là thành phần chính của các "khớp thần kinh".

Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, các chất chống ô-xy hóa từ rau, trái cây, các quả mọng (mâm xôi), khoai lang, cà chua, bông cải xanh, củ cải đường, cam, nho, quả cherry, kiwi, gấc... làm giảm đáng kể nguy cơ suy giảm trí nhớ di chứng trung hòa hoặc vô hiệu hóa các gốc tự do. Ngoài ra, các chất chống ô-xy hóa còn cải thiện dòng chảy ô-xy qua cơ thể và não.

Với những người cao tuổi, chế độ ăn hạn chế năng lượng xem ra rất hữu ích. Họ sẽ tránh được các nguy cơ thừa cân, béo phì, dẫn tới những bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch... Chúng không những đe dọa khả năng ghi nhớ mà cả sinh mạng người cao tuổi.

Não có chừng 50% nước cho nên bạn phải uống đủ nước (1.500-2.000ml mỗi ngày) để thủy hợp (hydrate hóa) não dễ dàng. Thiếu nước hoặc mất nước nhẹ có thể làm gia tăng hormone stress, khiến não bị tổn thương, giảm thiểu trí nhứ. Bạn có thể uống nước sôi để nguội hoặc nước trà. Trong trà có nhiều chất tăng thư giãn tâm thần, tăng sự lanh lợi, hoạt bát... Thế nhưng, bạn cần tránh uống trà đặc vào buổi tối vì có thể dẫn đến mất ngủ.

Mỗi ngày, bạn nên uống một đến hay ly rượu vang đỏ. Chúng có tác dụng làm giãn nở mạch máu. Các chất chống ô-xy hóa trong rượu còn bảo vệ tế bào não, qua đó cải thiện trí nhớ của bạn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng rượu vì uống nhiều làm tăng cholesterol, nguy cơ xơ vữa động mạch và cản trở dòng máu tới não. Các nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ, đã chứng minh, người lạm dụng rượu thường kém tập trung. Khi tham gia những thử nghiệm về nhận thức, họ kém hơn hẳn những người uống rượu vang có chừng mực.

4. Phải tạo được giấc ngủ tốt để giúp não củng cố trí nhớ ngắn hạn cũng như dài hạn. Nghiên cứ của Đại học Lubeck , Đức, đã cho thấy sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề có liên quan mật thiết đến giấc ngủ đầy đủ của mỗi người. Chứng mất ngủ hay chứng ngừng thở khi ngủ làm cho người ta mệt mỏi nên không thể tập trung.

5. Kiểm soát tốt những căn bệnh mãn tính như cao huyết áp, đái tháo đường... cũng là một giải pháp hữu hiệu để tăng cường trí nhớ.

6. Lối sống tích cực, lạc quan, cởi mở có tác động rất lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ trầm cảm, nhất là đối với phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và những người lớn tuổi. Đồng thời, cách này còn cải thiện đáng kể trí nhớ và các hoạt động trí tuệ nói chung.

Nguồn : Sưu tầm không có tên tác giả
 
Chỉnh sửa cuối:

Asm

Giám đốc nhà máy pháo
#13
Ðề: Sức khỏe cho mọi người

Bị đột quỵ không nên sơ cứu ở nhà

04/03/2011 8:47
Lead
Trên 90% người bệnh đột quỵ đến Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP.HCM) khi đã qua “thời gian vàng” điều trị bệnh. Gần đây, nhiều người gửi cho nhau một bài viết hướng dẫn cách sơ cứu người thân thoát khỏi cơn đột quỵ bằng một cây kim.
Nội dung

Cách sơ cứu phản khoa học

Chị C.T., ở Q.Tân Phú (TP.HCM), kể mẹ chị tham gia một câu lạc bộ gồm 100 người thì mọi thành viên trong câu lạc bộ đều chuyền cho nhau bài viết này. Người nào cũng coi đây như một “bí quyết” để sơ cứu người thân khi lỡ gặp phải cơn đột quỵ. Mẹ chị T. đã gửi bài viết này qua email cho chị T. với lời dặn: “Mẹ gửi cho con tài liệu này, con giữ lại, in ra hoặc ghi nhớ vì tai biến như thế này là chuyện người già rất dễ mắc phải. Nếu con có được kinh nghiệm như tác giả của bài viết này thì con sẽ giúp được cho ba mẹ rất nhiều”.


Nhân viên y tế Bệnh viện Nhân Dân 115 tập vật lý trị liệu cho một bệnh nhân đột quỵ - Ảnh: Thùy Dương

Bài viết này có đoạn: “Hãy giữ bệnh nhân ngồi yên một chỗ rồi lấy kim chích cho máu ở mười đầu ngón tay chảy ra. Khi chích kim vào mà máu không chảy ra hãy dùng các ngón tay của bạn để nặn ra. Khi tất cả mười đầu ngón tay đều có máu chảy ra, hãy chờ vài phút người bệnh sẽ hồi tỉnh. Trong trường hợp người bệnh bị méo miệng, hãy kéo hai tai của người bệnh đến khi cả hai tai đều đỏ lên. Sau đó chích vào dái tai đến khi mỗi dái tai chảy ra hai giọt máu, sau đó vài phút bệnh nhân sẽ hồi tỉnh”.

Bài viết còn phân tích sự nguy hiểm của bệnh đột quỵ và khuyên mọi người hãy giữ một cây kim thật sạch cất ở chỗ thuận tiện nhất trong nhà để cứu người bị đột quỵ. Khi có người bị đột quỵ thì dù người bệnh đang ở đâu cũng không được di chuyển vì nếu bị di chuyển các mạch máu sẽ bị vỡ ra. Bài viết còn dặn người nhà phải chờ người bệnh ở trạng thái bình thường mới chở người bệnh đến bệnh viện vì nếu đưa đi cấp cứu ngay, xe chạy bị xóc sẽ làm các mạch máu của người bệnh vỡ ra...

Bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, phó khoa bệnh lý mạch máu Bệnh viện Nhân Dân 115, nhận xét cách sơ cứu bệnh nhân bị đột quỵ như trên là hoàn toàn phản khoa học. Khi có người thân bị đột quỵ mà sơ cứu như vậy là vô tình lấy mất đi thời gian vàng điều trị bệnh đột quỵ. Trong khi khoảng thời gian vàng này liên quan mật thiết đến tính mạng và sự phục hồi của bệnh nhân sau này vì một phút trôi qua sẽ có khoảng 2 triệu tế bào não của người bệnh mất đi.

Mất thời gian vàng!

Theo thống kê của Bệnh viện Nhân Dân 115, mỗi năm tại bệnh viện này tiếp nhận hơn 5.000 bệnh nhân bị đột quỵ, trong đó hơn 90% bệnh nhân đến bệnh viện khi đã qua thời gian vàng được tính là ba giờ sau khi xảy ra cơn đột quỵ. Nguyên nhân do bệnh nhân không nhận biết được bệnh đột quỵ, điều trị bằng những biện pháp dân gian ở nhà trước, đưa đến bệnh viện ngay nhưng bệnh viện ban đầu lại không có khả năng điều trị... Khi đến bệnh viện điều trị muộn, bệnh nhân sẽ bị liệt vận động, sống cuộc sống thực vật, thậm chí tử vong...

Trường hợp của anh N.N.T., 37 tuổi, ở Q.7, TP.HCM, là một ví dụ. Ngày 17-1, anh T. nhập viện Bệnh viện Nhân Dân 115 trong tình trạng hôn mê. Vợ anh T. kể lại tối hôm trước khi xảy ra cơn đột quỵ, anh T. đi đánh quần vợt về và đi ngủ bình thường. Đến khoảng 3g sáng anh gọi vợ đưa anh đến bệnh viện và không nói được nữa.

Vợ anh T. trước đó cũng đã đọc tài liệu hướng dẫn cách sơ cứu người bị đột quỵ bằng cây kim nên đã lấy kim châm mười đầu ngón tay cho chồng. Sau đó, chị mới đưa anh đến cấp cứu tại một bệnh viện gần nhà. Do không có khả năng điều trị nên bệnh viện này lại chuyển anh T. đến Bệnh viện Nhân Dân 115. Tại đây, các bác sĩ đã xác định do người bệnh đến muộn nên vùng não đã bị chết. Bệnh nhân sẽ phải sống đời sống thực vật trong suốt thời gian còn lại của cuộc đời.

Trong dân gian hay lan truyền nhiều phương pháp điều trị bệnh đột quỵ như cạo gió, cắt lể... được nhiều người tin dùng. Bác sĩ Huy Thắng lý giải trước khi có cơn đột quỵ thật sự, một số bệnh nhân có một hoặc nhiều cơn đột quỵ nhẹ hay còn gọi là những cơn thiếu máu thoáng qua. Cơn thiếu máu thoáng qua xảy ra do tình trạng ngừng tạm thời việc cung cấp máu lên não. Các triệu chứng xảy ra nhanh chóng và chỉ kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

Sau đó, bệnh nhân trở lại bình thường. Nếu áp dụng các phương pháp dân gian để điều trị cho những trường hợp này, người thân và bệnh nhân lại lầm tưởng là phương pháp dân gian này đã cứu sống được bệnh nhân. Tuy nhiên, cơn thiếu máu thoáng qua chính là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh lý đột quỵ thật sự sẽ xảy ra ngay sau đó. Do vậy, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.

Bác sĩ Huy Thắng cho biết những năm gần đây y học hiện đại đã có thể điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân bị đột quỵ. Nếu được điều trị sớm, kịp thời ngay sau khi khởi phát triệu chứng, những bệnh nhân đột quỵ có thể phục hồi chức năng vận động. Vì vậy, khi thấy người thân có những dấu hiệu bị đột quỵ, người nhà cần nhanh chóng đưa người bệnh tới ngay bệnh viện có khả năng điều trị, không nên sơ cứu tại nhà hay áp dụng bất kỳ một phương pháp dân gian nào điều trị, làm mất thời gian vàng của bệnh nhân.
 
Last edited by a moderator:

nguyetts

Thành viên tích cực
#14
Ðề: Sức khỏe cho mọi người

Những toa thuốc

"TRƯỜNG SINH BẤT LÃO" Mà ta có thể tự tay điều chế
Nguồn: Ca Tam (viendongchaua@yahoo.com)
Hình ảnh các đạo sĩ gác bỏ danh lợi ngoài tai, một mình tìm lên núi hái là thuốc đem về "chế đan phục dược" để cứu đời là một hình ảnh đẹp trong trí tưởng của mọi người.


Mới đây, theo quyển sách đang làm rung động Âu Châu, "Natrual Cures" của Bác sĩ Ducarre, thì ai trong chúng ta củng có thể tự điều chế lấy một loại tiên dược vừa có tác dụng chống lại quá trình lão hóa, vừa trị được bách bệnh.


Không cần phải lên núi hái lá thuốc và sau đó mất công sao, sắc rắc rối như các danh y ngày xưa: Dược liệu dung để bào chế tiên dược có sẳn bên ta và cách "luyện" tiên dược củng dễ... Chỉ cần bỏ ra vài đồng mua lấy một lọ dấm táo (Apple Cider Vinegar) và lọ mật ong là xong ngay.


Theo cách chỉ dẫn của BS Ducarre, sau đây là cách thức "pha chế" tiên dược dấm táo-mật ong để trị bệnh:


Tháp Khớp
Lấy một muỗng canh (tablespoon) dấm táo quậy với một muỗng canh mật ong rồi đổ chung vào tách nước đã nấu sôi để uống ngày hai lần - vào buổi sáng và buổi tối - hầu trị bệnh thấp khớp. Ngoài ra, dùng dung hổn hợp dấm táo - mật ong khuấy kỹ để thoa lên chổ thấp khớp theo dùng phương cách trị liệu trong uống ngoài thoa.


Nhiễm trùng bọng đái.
Vào buổi sáng, trưa và chiều, mỗi lần trộn lộn một muỗng trà (teaspoon) dấm táo cùng một mỗng nhỏ mật ong để uống như một thứ thuốc nhằm diệt vi khuẩn gây nhiễm trong bọng đái. Có thể cho thêm một muỗng nhỏ nước Cranberry vào hổn hợp nơi trên để gia tăng hiệu năng của loại thuốc diệt trùng thiên nhiên này.


Ung Thư
Các cuộc khảo cứu chỉ rằng các bệnh nhân ung thư được chữa trị bằng phương pháp hóa học trị liệu, nếu chịu uống thêm dấm táo trộn mật ong mỗi ngày sẽ thuyên giảm bệnh nhanh gấp hai lần số bệnh nhân không uống mà chỉ dùng phương pháp hóa học trị liệu không thôi để điều trị.


Sưng loét miệng
Ăn rau xà lách trộn với dấm táo cùng mật ong hai lần một ngày, sẽ trị dứt chứng sưng loét miệng.


Hạ mức Cholesterol
Khuấy 3 muỗng canh mật ong, 3 muỗng canh dấm táo với 2 tách nước trà nóng, uống như thế, ít nhất, ngày 2 lần, sẽ hạ và giữ được mức Cholesterol thấp.


Bị cảm lạnh, đau cổ họng Uống hổn hợp gồm một muỗng canh dấm táo và một muỗng nhỏ (teaspoon) mật ong, là sau vài giờ các khó chịu do cảm lạnh và đau cổ họng gây ra sẽ biến mất.


Mệt mỏi
Nửa muỗng nhỏ dấm táo và một muỗng canh mật ong trộn chung là liều thuốc hồi lực xua tan mệt mỏi.


Trị rụng tóc, tăng thính giác
Sáng, trưa, chiều, uống dấm táo trộn mật ong theo một tỉ lệ đồng đều, làm tóc không bị rụng và làm tai thính hơn.


Trị đau tim
Để phòng ngừa đau tim và tránh được những tai biến do mở đóng ở thành động mạch, thì mỗi ngày nên uống một tách dấm táo được làm ngọt bằng một muỗng nhỏ mật ong.


Áp huyết cao
Trong vòng một tháng sau khi uống một hỗn hợp gồm 2 phần dấm táo, trộn với 1 phần mật ong, thì các người bị cao máu trong một cuộc thử nghiệm ở Ý đã khỏi bệnh.


Tăng cường khả năng của hệ miễn nhiễm của cơ thể
Hỗn hợp dấm táo - mật ong làm cho các bạch huyết cầu mạnh mẽ hơn, vì vậy gia tăng khả năng tiêu diệt vi trùng, và phòng vệ cơ thể của hệ miễn nhiễm lên gấp 3 lần.


Bao tử
Trộn ¼ tách dấm táo với hai muỗng nhỏ mật ong rồi đem cất vào tủ lạnh, là coi như có hủ thuốc trị đau dạ dày, và trị chứng khó tiêu rất công hiệu.
Mỗi lần khó chịu bao tử uống hai muỗng nhỏ hỗn hợp đó.


Trị cúm
Các cuộc khảo cứu của y giới Đan Mạch chỉ rằng mỗi giờ uống một muỗng nhỏ của hai phân lượng mật ong và dấm táo bằng nhau, và trộn chung với nhau, sẽ chữa được bệnh cúm.


Sống lâu trăm tuổi
Không còn là giấc mơ xa vời nếu mỗi ngày uống một tách trà nóng có trộn hai muỗng nhỏ mật ong và hai muỗng nhỏ dấm táo.


Ngoài tất cả các công dụng vừa nói, dung hỗn hợp dấm táo, mật ong một cách đều đặn và thường xuyên còn làm cho da dẻ mịn màng hơn, giúp cơ thể có thêm năng lực, làm cơ thể thon gọn. Và thoa ngoài da để trị chứng đau nhức bắp thịt, đau bàn chân vì tập thể thao nhiều quá.
Thực phẩm tốt cho mùa lạnh


Nếu ốm trong ngày lạnh, bạn nên ăn bát cháo gà nóng. Món ăn này giúp bạn chống lại sự mất nước, hơi nóng giúp mủi ấm và dễ thở hơn; thịt gà tăng sức đề kháng nhờ cung cấp selen và vitamin E.


Các món ăn sau có thể giúp bạn khỏe trong thời tiết khắc nghiệt của mùa

đông.
Quả thuộc họ cam quýt: Đây là những trái cây giàu vitamin C và bioflavonoid, những chất giúp chúng ta chống chọi với cái lạnh và bệnh cảm cúm.


Bí đỏ: Là nguồn beta-caroten dồi dào, một trong những chất chống ôxy hóa mạnh, vốn được coi là võ khí chủ lực của mùa đông. Beta-caroten là tiền vitamin A, sau này được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A, có tác dụng phòng chống bệnh tật rất tốt.


Thực phẩm lên men: Các thực phẩm lên men như yogurt, kefir rất tốt cho sức khỏe vì chứa các vi sinh vật có ích, giúp chống lại mầm bệnh.


Cá: Cá là nguồn cung cấp dồi dào kẽm và omega-3, giúp cơ thể khỏe mạnh trong mùa Đông. Kẽm giúp tăng cường khả năng sản xuất các tế bào giúp chống viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng. Rất nhiều người mắc chứng thêm lượng axít béo omega-3 (có nhiều trong cá biển nhiều mỡ) trong bữa ăn hàng ngày.


Tỏi: Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus mạnh, phòng chống viêm phổi rất hữu hiệu. Nhưng để đạt được hiệu quả đó, bạn phải ăn một lượng lớn và chưa qua chế biến (0,5 kg tỏi mỗi tuần hoặc 1/3 thìa cà phê bột tỏi/ngày). Những người đang sử dụng thuốc chống đông máu cần dùng tỏi theo chỉ dẫn của bác sĩ.


Nấm: Những nghiên cứu mới đây cho thấy, ăn nấm rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng. Mỗi loại nấm lại có những công dụng khác nhau. Nấm cung cấp ít năng lượng, có thể ăn thoải mái mà không sợ tăng cân.


Sò: Là nguồn cung cấp chất kẽm dồi dào, giúp cơ thể chống bệnh cảm cúm. Kẽm còn giúp làm lành các vết thương, tăng hưng phấn phòng the.


Trà: Các nghiên cứu mới đây cho thấy 5-6 tách trà đen mỗi ngày sẽ giúp cơ thể kháng viêm nhiễm rất tốt./.


Looking for last minute shopping deals? Find them fast with Yahoo! Search.
 

Asm

Giám đốc nhà máy pháo
#15
Ðề: Sức khỏe cho mọi người

Tài nguyên trên internet quả thật là vô tận Thưởng có , Phạt có nó cũng như một quân sư quạt mo của ta

Ngày xưa như sắt như đồng
Như đinh đóng cột, như rồng phun mưa
Bây giờ như cải muối dưa
Mười thang Minh Mạng vẫn chưa ngẩng đầu
Hơn nửa thế kỷ dãi dầu
Tháng ngày oanh liệt còn đâu nữa mà
Ngày xưa súng ống sáng loà
Bây giờ chẳng khác quả cà mốc meo
Ngày xưa sung sức thì nghèo
Bây giờ rủng rỉnh thì teo mất rồi
Ngày xưa lớn khoẻ hơn chồi
Bây giờ nó có đàn hồi nữa đâu
Ngày xưa hùng hục như trâu
Bây giờ èo ọt như tàu lá khoai
Ngày xưa khám phá miệt mài
Bây giờ nửa cuộc mệt nhoài đứt hơi
Ngày xưa chiến tích để đời
Bây giờ chiến bại nhớ thời ngày xưa
Ngày xưa bất kể sớm trưa
Bây giờ thỉnh thoảng lưa thưa gọi là
Ngày xưa đầu tóc mượt mà
Bây giờ lởm chởm như là đá chông
Bây giờ sống cũng như không
Bây giờ hết kiếp làm chồng người ta
Bây giờ ôm hận đến già
Cho dù béo tốt cũng là cơm toi
Bây giờ pháo đã xịt ngòi
Gia tài còn lại một vòi nước trong
Ngày xưa vợ đợi bồ mong
Bây giờ vợ nguýt, bồ cong cớn lườm
Ngày xưa mặt mũi tinh tươm
Bây giờ nhầu nhĩ như tương nấu mì
Ngày xưa lên ngựa là phi
Bây giờ nước kiệu cố đi gọi là
Ngày xưa ấy cái ngày xưa
Ngày nay lên mạng
Cứ vào Google là xong

Ấy thế cho nên ta phải xem lại cái tay quạt mo này , vô thưởng vô phạt , nếu không có kinh nghiệm , hay chưa từng thử qua , Thì đừng đưa các bác khác thành chuột bạch để cụ google thí nghiệm nhé các bác , hè hè:21::21::21: ngày xưa cưỡi ngựa bắn cung , ngày nay xuống ngựa lụm thun bắn ruồi :24::24::24::24::24:
 

ngochappy

Cựu Ban điều hành
#16
Ðề: Sức khỏe cho mọi người

Xin mời các bạn cùng xem.

NÊN UỐNG THUỐC VỚI NƯỚC GÌ?

Dược sĩ Nguyễn Hữu Đức

Đối với nhiều người, uống thuốc với bất cứ nước gì có vẻ không quan trọng, thậm chí có người lựa chọn hẳn một loại nước có mùi vị thích hợp, nhằm loại trừ cảm giác khó chịu do dùng thuốc. Như có người uống thuốc với nước trà (chè) hoặc với nước trái cây (nước cam, nước chanh…) hay với nữ, thậm chí với bia rượu là loại thức uống đang có sẵn hay chỉ đểu có cảm giác dễ chịu!

Điều vừa kể thật ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị của thuốc, vì nếu dùng loại nước không thích hợp sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc ở hệ tiêu hóa, đưa đến thuốc bị giảm tác dụng hay không còn tác dụng điều trị.

*Nước gì tốt nhất?

Nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc. Uống thuốc với loại nước này với lượng nước đủ sẽ giúp đưa thuốc viên (viên nén hoặc viên nang) từ miệng xuống nhanh đến dạ dày, tan rã và hòa tan tạo dung dịch thuốc, sau đó trôi xuống ruột là vị trí dược chất sẽ hấp thu vào máu cho tác dụng.

Đối với thuốc là viên nang hay còn gọi là viên nhộng là dạng dễ nuốt, một số người uống khan, không uống chung với nước (đặc biệt là người cao tuổi do rối loạn tiểu tiện thường đi tiểu lắt nhắt rất ngại uống nước), viên nang uống khan có thể dính lại ở thực quản gây viêm loét thực quản rất tai hại. Vì vậy, uống thuốc với lượng nước đủ là cần thiết, thậm chí có một số thuốc đòi hỏi phải uống nước thật nhiều (như thuốc chứa dược chất sulfamid) để thuốc được lọc, bài tiết nhiều theo nước tiểu không gây đóng sỏi hại thận.

Có thể dùng nước đóng chai nhưng phải là nước tinh khiết chứ không nên dùng nước chứa các chất khoáng (còn gọi nước suối) để uống thuốc, bởi vì chất khoáng như: canxi, natri… có thể tương kỵ gây ảnh hưởng đến thuốc.

*Các loại nước không nên dùng?

Tùy trường hợp, có loại nước hoàn toàn không thích hợp vì nếu uống với thuốc sẽ làm mất tác dụng của thuốc hay gây hại đối với cơ thể, cụ thể như sau:

Sữa: trong sữa có chứa canxi có thể kết hợp với một số kháng sinh (như tetracyclin) tạo thành phức hợp không tan, làm kháng sinh không hấp thu được vào máu để cho tác dụng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thuốc nên uống chung với sữa. Như dùng thuốc gây bào bọt dạ dày (aspirin), hay dễ nôn ói (thuốc ngừa thai phải uống hàng ngày dễ gây buồn nôn ở một số phụ nữ), hay cần chất béo để thuốc dễ hấp thu (vitamin A, vitamin D) thì cần uống chung với sữa. Như vậy, để lựa chọn đúng thức uống uống với thuốc nên hỏi bác sĩ hay dược sĩ để được tư vấn.

Cà phê, trà, nước giải khát có ga: trong các loại nước này, đặc biệt nước ngọt, nước tăng lực đều có chứa caffein (là chất kích thích giúp tỉnh táo) sẽ kết hợp với thuốc bổ chứa sắt, tạo thành chất kết tủa không hấp thu được. Ngoài ra, caffein còn làm giảm tác dụng các thuốc được dùng nhằm an thần gây ngủ nếu uống cùng lúc.

Nước ép trái cây: nhiều loại nước ép trái cây hiện nay đã được chứng minh là gây hại nếu uống chung với thuốc. Nước cam, nước táo dùng uống thuốc có thể làm giảm sự hấp thu một số thuốc, do làm chất sinh học ở ruột đảm nhận việc chuyển vận thuốc vào máu không hoạt động được. Nghiêm trọng nhất là nước bưởi chùm (grape-fruit, là loại bưởi dùng nhiều ở phương Tây, nhưng thận trọng cũng nên lưu ý cả nước bưởi trồng ở ta). Khi uống chung với một số thuốc (như thuốc statin trị rối loạn lipid huyết, thuốc atenolol trị tăng huyết áp…) nước bưởi chùm sẽ làm tăng độc tính của thuốc, do ức chế men chuyển hóa thuốc ở gan, làm tăng nồng độ thuốc quá đáng ở trong máu.

Bia rượu: đây là loại thức uống không nên uống chung với thuốc. Rượu làm tăng độc tính hại gan của paracetamol, tăng độc tính hại dạ dày của aspirin, tăng độc tính gây mê của thuốc an thần gây ngủ. Riêng với kháng sinh như: metronidazol, các cephalosporin… nếu uống chung với rượu bia sẽ gây phản ứng antabuse gây vật vã, hạ huyết áp rất khó chịu làm người dùng thuốc cứ tưởng sắp chết đến nơi.

Trong thời gian dùng bất cứ loại thuốc nào, an toàn hơn hết là kiêng hẳn, không nên uống rượu bia.

(Dược sĩ Nguyễn Hữu Đức)
 

ngochappy

Cựu Ban điều hành
#17
Ðề: Sức khỏe cho mọi người

Xin mời các bạn cùng xem.

NĂM LOẠI THỨC ĂN LÀM GIẢM CHOLESTEROL

BS NGUYỄN THỊ NHUẬN

Trước giờ chúng ta nói rất nhiều về những loại thức ăn làm tăng cholesterol và được khuyên là nên tránh chúng. Đại khái thì những thức ăn như thịt đỏ, lòng, trứng, tôm có nhiều cholesterol. Những thức ăn này lại thường được dùng để chế biến nhiều món ăn khoái khẩu nên nói gì thì nói chúng ta khó mà cầm lòng để tránh khỏi ăn những thức ăn này.

Nhưng có những thức ăn nhiều cholesterol thì ngược lại, cũng có những thức ăn chẳng những đã không có cholesterol mà còn có tác dụng làm giảm mức cholesterol LDL tức loại cholesterol "xấu" và làm giảm nguy cơ bị bệnh tim. Những loại thức ăn này là gì và có thể chế biến thành những món ngon không? Sau đây là 5 loại thức ăn có tác dụng tốt kể trên. Còn chuyện chế biến thành thức ăn ngon thì chắc phải hỏi bà Quốc Việt.

1. Oatmeal và oat bran:

Chúng ta đã biết là loại chất sợi tan được (soluble fiber) có tác dụng làm giảm cholesterol xấu LDL. Oatmeal chính là một loại ngũ cốc có chứa nhiều chất sợi tan được này. Chất này còn được tìm thấy nhiều trong đậu hình thận (kidney beans), mầm của bắp cải brussel (brusels sprouts), táo, lê, psyllium, barley và mận khô.

Chất sợi tan được làm giảm cholesterol xấu LDL bằng cách nào? Bằng cách làm giảm sự hấp thụ của cholesterol từ ruột vào cơ thể. Chất sợi này giống như chất keo và có tác dụng kết hợp với mật (có chứa cholesterol) và cholesterol từ thức ăn rồi thải ra ngoài.
Chỉ cần ăn khoảng 1 cup rưỡi oatmeal mỗi ngày là sẽ thấy cholesterol giảm xuống. Nếu không thích ăn oatmeal, ta có thể ăn oat bran hay cereal ăn lạnh làm bằng oatmeal hay oat bran.
Nếu ta ăn 5 tới 10 gram chất sợi tan được mỗi ngày, lượng cholesterol xấu LDL sẽ giảm đi 5%.

2. Đậu nành:

Người Mỹ thường ăn nhiều thịt và nguồn chất đạm chính của họ là từ thịt và từ những nguồn thức ăn động vật. Sách vở Mỹ thường cho rằng người Á Châu ăn ít thịt và nhiều chất đậu nành hơn họ nên ít bị nguy cô đau tim hơn người Mỹ. Tuy chúng ta cũng là người Á Châu nhưng khi qua sống ở Mỹ, nơi thức ăn rất rẻ so với đồng lương, thịt cá thì ê hề, chúng ta cũng tập ăn theo lối người Mỹ, tức là ăn thịt rất nhiều. Như vậy vô tình chúng ta đã bỏ đi một lối ăn uống tốt để theo một chế độ ăn uống nguy hiểm.

Chất đạm từ đậu nành hay những thức ăn chế biến từ đậu nành như đậu hũ, hột đậu nành, sữa đậu nành, có thể làm giảm mực cholesterol xấu LDL và chất béo triglycerides, nhất là khi ăn để thay thế nguồn chất đạm động vật.

Ăn 25 tới 50 grams chất đạm đậu nành mỗi ngày sẽ làm giảm cholesterol xấu LDL 4 tới 8%. Tuy nhiên, chuyện này không dễ gì thực hiện được vì 25 tới 50 grams đậu nành rất nhiều, khó có người nào có thể ăn nổi trong 1 ngày, huống gì trong mỗi ngày đều ăn như thế. Những người có mực cholesterol rất cao sẽ được lợi nhiều nhất nếu theo phương pháp ăn đậu nành này.

Việc đậu nành làm giảm cholesterol có lẽ có liên hệ tới những chất amino acids của nó. Ngoài ra, đậu nành còn chứa một hợp chất tên là phytoestrogen. Chất nầy có thể làm giảm bệnh tim bằng cách làm nở động mạch vành tim.

Tuy nhiên phụ nữ bị ung thư vú hay có nhiều nguy cơ ung thư vú (thí dụ như có mẹ hay chị bị ung thư vú) thì nên hỏi lại bác sĩ của mình trước khi ăn đậu nành với số lượng lớn vì người ta chưa biết rõ chất estrogen thực vật chứa trong đậu nành có thể có tác dụng gì lên ung thư vú hay không.

3. Walnuts:

Chữ walnuts được tự điển dịch là hạt "óc chó" có lẽ vì quả walnut cứng và lồi lõm giống như một bộ óc. Đập vỡ quả này ra, ta sẽ có hạt walnuts trông như hình quả thận nối lại nhưng lồi lõm chứ không phẳng như quả thận. Hạt walnut ăn bùi và ngon, có lẽ chứa nhiều chất béo không bão hòa. Hạt walnuts có thể làm giảm mức cholesterol trong máu một cách đáng kể. Nhờ chứa nhiều chất béo không bão hòa, hạt walnut còn có thể giúp các mạch máu đàn hồi dễ dàng chứ không cứng nhắc.

Nếu ăn nhiều hạt walnuts đến mức 20% năng lượng của một ngày, mực cholesterol LDL có thể hạ xuống 12%. Hạt hạnh nhân almonds cũng có tác dụng tương tự.

Tuy nhiên, bạn nên để ý là các loại hạt đều chứa nhiều chất béo - dù là chất béo tốt - nên có nhiều chất calories. Nếu ăn nhiều hạt quá, ta có thể bị lên cân. Tốt hơn hết là thay vì dùng những chất béo khác có hại như cheese, bơ, thịt mỡ.. ta thay thế chúng bằng hạt walnuts.

4. Cá có nhiều mỡ

Những khảo cứu vào thập niên 70 cho thấy người Eskimo ỡ Greenland có mức bệnh tim thấp hơn những giống dân khác ở Greenland vào cùng một thời kỳ. Khi phân tích thức ăn của các giống dân, người ta thấy dân Eskimo ăn ít chất mỡ bão hòa và rất nhiều mỡ omega-3 lầy từ cá, cá voi hay hải cẩu.

Những khảo cứu khác càng ngày càng cho thấy ích lợi của việc ăn cá. Những nguồn chất omega-3 fatty acids là flaxseed, walnuts, dầu canola hay dầu đậu nành.

Chất omega-3 fatty acids làm giảm chất béo triglycerides. Ngoài ra nó còn giúp tim bằng cách giảm huyết áp, giúp tim đập đều nhịp và giảm nguy cơ bị đông máu trong mạch. Ở những người đã từng bị heart attack, dầu cá làm giảm nguy cơ chết bất thình lình.

Nên ăn ít nhất là 2 phần cá mỗi tuần. Những loại cá sau đây chứa nhiều chất omega-3 fatty acids nhất: mackerel, trout ở hồ, herring, sardines, albacore tuna và cá hồi salmon.

Tuy nhiên, nên nhớ cá chỉ có lợi cho tim khi ta ăn cá nướng lò hay nướng vỉ, không phải cá chiên hay cá làm sandwich.

5. Thức ăn có cho thêm chất plant sterols hay stanolls

Hiện nay, nhiều nhà chế biến thức ăn có cho thêm một chất lấy từ thực vật ra là sterols hay stanols. Những chất nầy có công thức hóa học rất giống cholesterol, do đó, có thể ngăn chặn việc hấp thụ cholesterol từ ruột vào máu khiến mức này giảm xuống.

Hai thứ có cho thêm chất sterols này là magarine và nước cam. Nhờ vậy, chúng ta có thể giúp giảm cholesterol LDL khoảng 10% mỗi ngày.

Những chất này không có ảnh hưởng lên chất mỡ triglycerides hay chất cholesterol "tốt" HDL. Nó cũng không có ảnh hưởng lên sự hấp thụ các loại vitamins tan trong mỡ được như A, D, K, và E.
 

nguyetts

Thành viên tích cực
#18
Ðề: Sức khỏe cho mọi người

Một cách khác để chữa phỏng dành cho những người không có sẵn cây lô hội (aloes) ở nhà !
Cách chữa phỏng đơn giản và công hiệu bằng lòng trắng trứng.

Một việc làm trong tầm tay.
Khi huấn luyện nhân viên cứu hỏa, người ta dạy cho họ phương pháp này khi xảy ra trường hợp bị phỏng, dù mức độ có nặng đến đâu. Để sơ cứu, người ta để chỗ bị phỏng dưới vòi nước lạnh cho đến khi sức nóng giảm và những lớp da không còn bị cháy, rồi bôi lòng trắng trứng lên .
Có một người bị phỏng nước sôi gần hết bàn tay. Mặc dầu rất đau rát, họ để tay dưới vòi nước lạnh, sau đó đập hai quả trứng, lấy lòng trắng ra đánh lên một chút rồi ngâm tay vào đó.
Tay họ bị phỏng nặng đến nỗi khi để lòng trắng trứng lên thì da khô lại và lòng trắng làm thành một lớp màng.
Khi biết rằng lòng trắng trứng là chất cô-la-gen (collagen) tự nhiên, họ tiếp tục bôi hết lớp này đến lớp khác trên tay, ít nhất là trong khoảng một tiếng đồng hồ. Đến chiều thì họ không còn cảm thất đau rát nữa và ngày hôm sau thì chỗ phỏng chỉ còn bị đỏ chút ít. Họ vẫn nghĩ chỗ phỏng này thể nào cũng để lại thẹo khủng khiếp lắm, nhưng 10 ngày sau, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy tay mình không còn vết phỏng nào, màu da cũng đã trở lại bình thường!
Chỗ phỏng đã hoàn toàn được tái tạo nhờ vào chất cô-la-gen có trong lòng trắng trứng, thật ra đó chính là nhau (placenta) chứa rất nhiều vi-ta-min.
Thông điệp này có thể bổ ích cho mọi người, xin chuyển tiếp
-Huong Pham
 

ngochappy

Cựu Ban điều hành
#19
Ðề: Sức khỏe cho mọi người

Xin mời các bạn cùng xem


KHÔNG NÊN LẠM DỤNG KHÁNG SINH

BÁC SĨ NGUYỄN VĂN ĐÍCH

Kháng sinh là một nhóm thuốc quý. Từ ngày tìm ra kháng sinh, chúng ta đã chữa khỏi nhiều bệnh nhiễm trùng, cứu được nhiều người, kéo dài tuổi thọ của nhân loại. Kháng sinh đã được coi như “thần dược”, nhưng cũng vì thế mà bị hiểu lầm, coi như có thể chữa được bá bệnh, đưa đến lạm dụng. Sự lạm dụng đưa đến hậu quả tai hại là thay thế các vi trùng nhạy với kháng sinh bằng các vi trùng kháng với kháng sinh. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục thì chẳng bao lâu chúng ta sẽ bị tước mất một võ khí lợi hại chống lại vi trùng và sẽ lùi trở lại tình trạng của thời kỳ chưa có kháng sinh!

Kháng sinh là gì?

Kháng sinh là các hoá chất có thể tiêu diệt hoặc kiềm hãm sự phát triển của vi trùng.

Năm 1928, Alexander Fleming nhận thấy rằng vi trùng không thể sống được trong môi trường có loại nấm Penicillium notatum. Ông chứng minh rằng loại nấm này tiết ra một chất có khả năng tiêu diệt vi trùng, gọi là penicillin. Từ 1940, các bác sĩ đã dùng penicillin để điều trị bệnh nhân.

Từ khám phá đầu tiên này, các nhà khoa học đã tìm được các kháng sinh khác từ các loại nấm khác như các kháng sinh aminoglycosides (streptomycin, kanamycin, amikacin, ...) từ các loại nấm Streptomyces; gentamycin từ Micromonospora purpurae có tác dụng đối với các trực trùng gram âm và một số cầu trùng gram dương; các kháng sinh cephalosporins từ Cephalosporium acremonium có tác dụng đối với tụ cầu trùng và các cephalosporin tổng hợp có tác dụng rộng; chloramphenicol từ Streptomyces venezualae có tác dụng rộng nhưng ít dùng vì độc; erythromycin từ Streptomyces erythreus thường dùng cho nhiễm trùng đường hô hấp, v.v..

Penicillin và cephalosporins có cấu trúc chung là vòng beta lactam có đặc tính diệt khuẩn bằng cách phá hủy sự tổng hợp thành của tế bào vi trùng.

Từ chất penicillin nguyên thủy, người ta đã tạo ra các chất penicillin bán tổng hợp bằng cách gắn một số nhóm hoá học vào phân tử 6-aminopenicillamic acid, tạo ra các chất mới như ampicillin, oxacillin, methicillin, ticarcillin, v.v., có thể uống hoặc có thể chống lại men beta-lactamase của vi trùng nên có tác dụng đối với tụ cầu trùng và một số trực trùng gram âm.

Các chất tổng hợp như sulfamides thường dùng trị nhiễm trùng đường tiểu và một số nhiễm trùng khác; isoniazid, ethambutol, pyrizinamide, ethionamide dùng trị lao; sự tổng hợp fluoroquinolones từ acid nalidixic tạo ra một nhóm kháng sinh mới có tác dụng rộng chống các trực trùng gram âm và một số cầu trùng gram dương.

Tác dụng của kháng sinh

Kháng sinh diệt trùng bằng nhiều cách:
- Ngăn cản sự tổng hợp thành của tế bào vi trùng như penicillin, cephalosporin, vancomycin,
- Ức chế sự chuyển hoá của vi trùng như sulfamides, trimethoprim,
- Ức chế sự tổng hợp protein của vi trùng như tetracyclin, aminoglycosides, macrolides (erythromycin…),
- Ức chế sự tổng hợp và hoạt động của acid nucleic như fluoroquinolones và rifampicin.

Sự lạm dụng kháng sinh

Như trên cho thấy, có nhiều loại kháng sinh khác nhau, tác động bằng các cơ chế khác nhau đối với các vi trùng khác nhau. Kháng sinh chỉ có tác dụng với các bệnh do vi trùng (bacteria), không có tác dụng với các bệnh do siêu vi (virus). Để điều trị bệnh nhiễm trùng cần biết loại vi trùng gây bệnh để chọn kháng sinh thích hợp. Vì thiếu hiểu biết và vì tin tưởng sai lầm, nên ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển, người ta đã dùng kháng sinh quá nhiều, cả khi không cần thiết, không đúng chỉ định và không đúng cách.

Năm 1954, Hoa kỳ sản xuất 1 ngàn tấn kháng sinh, số này tăng đến 25 ngàn tấn vào năm 1998. Năm 2000, các bác sĩ Hoa kỳ viết 160 triệu toa thuốc kháng sinh cho 275 triệu người dân, một nửa đến 2/3 số toa đó được coi là không cần thiết (theo R.P.Wenzel bình luận trong báo New England Journal of Medicine). Theo R. Gonzales (Clin.infec.Dis, 2001, 23:757-762), 3/4 số kháng sinh dùng ở ngoại chẩn là cho viêm đường hô hấp trên trong khi 60% các trường hợp viêm đường hô hấp trên là do siêu vi, không cần và không điều trị được bằng kháng sinh. Theo Nguyễn kim Phượng và J. Chalker, báo cáo năm 1997 tại 23 trạm y tế ở Hải phòng, 69% bệnh nhân được cho kháng sinh, 71% bệnh nhân không dùng kháng sinh đúng liều lượng và đúng thời gian (dưới 5 ngày).

Tại các nước đã công nghiệp hóa, một nửa số lượng kháng sinh được dùng để nuôi súc vật và thủy sản trong công nghệ sản xuất thực phẩm.

Dùng kháng sinh không đúng sẽ có hại

- Lãng phí, thí dụ các bệnh do siêu vi không chữa được bằng kháng sinh,
- Không khỏi bệnh, thí dụ bệnh nhân bị lao phổi mà lại được chữa bằng ampicillin,
- Chậm chẩn đoán, thí dụ bệnh nhân bị viêm ruột thừa mà được chữa bằng kháng sinh làm sai lạc chẩn đoán,
- Tác dụng độc hại như bị phản ứng mẫn cảm, dị ứng, suy tủy do chloramphenicol, điếc và suy thận do aminglycosides (streptomycin, kanamycin, gentamycin, ...).
- Đề kháng của vi trùng đối với kháng sinh là hậu quả tai hại, rộng lớn và lâu dài cho toàn xã hội.

Tỉ lệ vi trùng kháng thuốc đang tăng nhanh

Người ta đã chứng minh rằng càng dùng nhiều kháng sinh càng sớm xuất hiện các vi trùng kháng thuốc.

Khởi đầu penicillin (giá rất rẻ) có hiệu quả đối với tụ cầu trùng và nhiều loại vi trùng khác. Chẳng bao lâu sau khi được sử dụng, tụ cầu trùng đã kháng penicillin, khiến người ta phải tìm các kháng sinh như nafcillin, methicillin (giá đắt hơn), v.v.. Ngày nay tụ cầu trùng đã kháng cả methicillin (beta lactam). Các tụ cầu trùng kháng methicillin trở thành tác nhân gây bệnh nguy hiểm trong bệnh viện và sau này đã lan ra ngoài dân chúng. Gần đây đã bắt đầu xuất hiện các tụ cầu trùng kháng vancomycin là kháng sinh cuối cùng còn lại để điều trị chúng.

Dùng cephalosporins bừa bãi khiến enterococus trở nên đề kháng và cũng đã xuất hiện các vi trùng enterococus kháng vancomycin. Theo báo cáo của A.W. McCormick trên báo Nature Medicine, tháng 4 năm 2003, tỉ lệ pneumococus kháng penicillin tăng nhanh ở Hoa kỳ, tác giả dự tính đến năm 2004, 41% pneumococcus sẽ đề kháng penicillin. Tỉ lệ vi trùng lao kháng thuốc tăng cao khiến phải dùng 4 thứ thuốc kết hợp để điều trị bệnh lao.

Các vi trùng kháng thuốc không khu trú ở một dịa phương nào vì với phương tiện giao thông mau lẹ, vi trùng có thể di chuyển đến khắp nơi trên thế giới trong vòng 24 giờ.

Theo D.P. Raymond mỗi năm ở Hoa kỳ có 2 triệu người bị nhiễm trùng vì lây lan trong bệnh viện, hơn một nửa số này là do vi trùng kháng thuốc, gây tử vong cho 70 ngàn người và làm tốn của ngân sách từ 5 đến 10 tỉ đô-la (Seminar Respir. Crit, Care Med. 23 (5): 497-501, 2002).

Vi trùng kháng thuốc bằng nhiều cách:
- Đặc tính di truyền vốn có của vi trùng,
- Chọn lựa và đào thải: kháng sinh tiêu diệt các vi trùng nhạy với kháng sinh, để lại các vi trùng không nhạy; các vi trùng này được dịp thuận lợi nên phát trtiển mạnh mẽ vì các đối thủ của chúng đã bị tiêu diệt,
- Đột biến về di truyền trong khi vi trùng sinh sản khiến xuất hiện các chủng mới có đặc tính kháng thuốc,
- Đặc tính kháng thuốc ở trong gien của vi trùng truyền từ thế hệ trước đến thế hệ sau, nghĩa là lan truyền theo chiều dọc,
- Gien kháng thuốc khiến cho vi trùng có thể giảm sự xâm nhập của thuốc vào trong tế bào vi trùng, phá hủy kháng sinh hoặc thải trừ kháng sinh ra khỏi vi trùng,
- Vi trùng có gien kháng thuốc có thể truyền gien này cho tất cả các vi trùng khác khiến cho sự đề kháng lan rộng theo chiều ngang nghĩa là nhân lên gấp bội.

Các lý do dẫn đến lạm dụng kháng sinh

1. Do bệnh nhân:

Nhiều người tưởng rằng kháng sinh chữa được mọi thứ bệnh nên mỗi khi đau ốm đều nghĩ rằng cần dùng kháng sinh. Có người lại thích tự điều trị, đã tự mua hay tìm kháng sinh để dùng hoặc nghe bạn bè mách thuốc dù rằng những người này không biết gì về bệnh tật và thuốc men. Nhiều người lại không dùng thuốc đúng cách, nghĩa là không uống đủ số lượng phân chia trong 24 giờ hoặc chỉ uống thuốc trong vài ngày rồi bỏ.

Tại các nước đang phát triển, nhiều người không đủ tiền đã phải mua thuốc từng ngày, do đó không điều trị đủ liệu trình. Cũng tại các nước đang phát triển, những người bán thuốc không được huấn luyện về y khoa và thuốc men, tự động chỉ định thuốc cho bệnh nhân, nghiễm nhiên làm nhiệm vụ của thầy thuốc.

2. Do bác sĩ:

Trong thực tế hàng ngày, nhiều khi tuy biết rằng không có chỉ định nhưng bác sĩ vẫn viết toa kháng sinh theo bệnh nhân đòi hỏi vì sợ mất thân chủ. Bác sĩ cũng hay viết toa kháng sinh vì chẩn đoán không rõ ràng, vì thiếu phương tiện chẩn đoán vi trùng học nên dùng kháng sinh, nhất là là loại có kháng sinh phổ rộng để điều trị bao vây, tin rằng làm như thế là an toàn.

Cũng tại các nước đang phát triển có tình trạng bác sĩ bán thuốc cho bệnh nhân nên có thể có sự mâu thuẫn giữa kiến thức khoa học và quyền lợi thực tế. Ở nhiều nơi trên thế giới, bác sĩ được các hãng thuốc chiêu đãi, được mời đi dự các buổi thuyết trình về thuốc do hãng bào chế sản xuất đài thọ.

Không nên lạm dụng kháng sinh

Các nhà chuyên môn đã báo động về hậu quả nguy hiểm của sự lạm dụng kháng sinh từ nhiều chục năm nay. Năm 1981, sau hội nghị ở Santa Domingo, các nhà chuyên môn đã thành lập “Liên Hiệp vì sự Sử Dụng Kháng Sinh Hợp Lý” (Alliance for the Prudent use of Antibiotics) có thành viên thuộc 93 quốc gia nhằm chống lại sự lan tràn của các bệnh do vi trùng kháng thuốc tại các nước đang phát triển.

Năm 2001, Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã đề ra “Kế Hoạch Toàn Cầu để Kiểm Soát Sự Đề Kháng Kháng Sinh”. Kế hoạch đề cập đến mọi hoạt động y tế của tất cả các quốc gia đã phát triển cũng như đang phát triển:
- Cần giáo dục bệnh nhân về khám, chữa bệnh và dùng thuốc theo sự hướng dẫn của thày thuốc, dùng thuốc đúng cách, đúng liều lượng, đủ liệu trình, không yêu cầu bác sĩ viết kháng sinh theo ý mình (!), không tự chữa bệnh, tự dùng thuốc;
- Bác sĩ cần để thời giờ giải thích cho bệnh nhân về chỉ định của kháng sinh và cách dùng thuốc đúng, cần cập nhật hoá kiến thức y khoa, cần biết rõ tình hình bệnh nhiễm của địa phương, cần thẳng thắn từ chối viết toa kháng sinh theo yêu cầu của bệnh nhân;
- Phải tiến đến sự phân biệt giữa y và dược: bác sĩ không bán thuốc cho bệnh nhân, dược tá, dược sĩ không chỉ định thuốc, phải quy định cần có toa của bác sĩ mới được mua kháng sinh;
- Các hãng bào chế phải tôn trọng những quy định về quảng cáo trong mục đích bảo vệ sức khoẻ của người bệnh, hướng sự quảng cáo vào việc dùng thuốc đúng và có lợi cho bệnh nhân và nền y tế;
- Ngành dược cần cung cấp đầy đủ thuốc thiết yếu, ngăn ngứa sự lưu hành của các thuốc giả, 5% lượng thuốc lưu hành tại các nước đang phát triển là thuốc giả mạo, không đúng phẩm chất, hàm lượng hoặc không có hoạt chất;
- Phòng thí nghiệm phải tăng cường khả năng chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng, giúp chẩn đoán nhanh chóng và chính xác, đo lường độ nhạy của kháng sinh, đo nồng độ kháng sinh trong máu;
- Bệnh viện phải có người phụ trách về dịch tễ, đề phòng lây lan, theo dõi sự áp dụng phương pháp vô trùng và khử trùng dụng cụ, theo dõi tình hình dịch bệnh và sự sử dụng kháng sinh trong bệnh viện; phải có danh mục thuốc thiết yếu và phác đồ hướng dẫn sự điều trị;
- Các trường đại học cần huấn luyện sinh viên đầy đủ về bệnh nhiễm, cách dùng kháng sinh và sự đề kháng của vi trùng đối với kháng sinh;
- Cần tăng cường chủng ngừa các bệnh nhiễm trùng;
- Các nước đã công nghiệp hóa phải xem xét và hạn chế việc dùng kháng sinh trong nông nghiệp.

Nếu ngăn ngừa được sự phát triển của các vi trùng kháng thuốc chúng ta sẽ bảo vệ được môi trường sống, duy trì được sự hữu hiêu của kháng sinh, hạn chế được chi phí về y tế và cứu đươc nhiều sinh mạng.
 

nguyetts

Thành viên tích cực
#20
Ðề: Sức khỏe cho mọi người

6 ngũ cốc tốt hơn thuốc
- Ngô, lúa mạch, các loại khoai, yến mạch, kê là những loại thực phẩm trị bệnh tốt hơn thuốc chữa bệnh. Dưới đây là dẫn giải của GS Tề Quốc Lực, ĐH Y học Bắc Kinh.
Ngô





Trong hội nghị quốc tế, từ trước đến giờ người ta không nhắc đến gạo, bột mỳ, cũng không nhắc đến đồ fast-food của châu Âu. Trong các loại ngũ cốc thì ngô được nhắc đến đầu tiên, mọi người đều cho rằng ngô là “thực phẩm hoàng kim”.



Hiệp hội y học Mỹ sau khi khảo sát điều tra phát hiện người Ấn Độ rất ít bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, đó là do họ hay ăn ngô. Sau đó nghiên cứu phát hiện trong ngô hàm chứa đại lượng lecithin, axit lenoleic, sitosterod, vitamin E có thể phòng tránh cao huyết áp và xơ cứng động mạch. Từ đó trở đi người Mỹ đổi sang ăn ngô.



Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu, Nhật, Hồng Kong và Quảng Châu đều ăn súp ngô buổi sáng. Tôi cũng đã thay đổi ăn súp ngô vào bữa sáng thay cho uống sữa, sống ở Mỹ tôi cũng kiên trì như thế. Năm nay tôi đã 70 tuổi nhưng thể lực của tôi sung mãn, tinh thần thoải mái, giọng nói âm vang, khí công tràn đầy, đồng thời trên mặt không có nếp nhăn. Đó là do ăn súp ngô. Tin hay không là do các bạn, các bạn cứ uống sữa của các bạn, tôi ăn súp ngô của tôi để xem trong chúng ta ai sẽ sống thọ hơn?



Lúa mạch



Loại thứ hai trong ngũ cốc được nhắc đến đó là lúa mạch. Vì sao lại là lúa mạch? Hiện tại có rất nhiều người bị “tam cao” tức là cao huyết áp, cao mỡ máu, cao đường máu. Nhưng lúa mạch lại là “tam giảm”, nó có thể làm giảm huyết áp, giảm mỡ máu, giảm đường máu.



Trong lúa mạch hàm chứa 13% chất xơ, người ăn lúa mạch không dễ mắc chứng ung thư đường ruột, dạ dày, ung thư trực tràng và cả ung thư kết tràng. Nhưng những người hay ngồi văn phòng như chúng ta thì lại mắc bệnh ung thư trực tràng và kết tràng rất nhiều.



Các loại khoai





Khoai lang trắng, khoai lang đỏ và khoai tây có 3 hấp thụ: hấp thụ nước, hấp thụ mỡ và đường, hấp thụ độc tố. Hấp thụ nước làm trơn đường ruột, không bị ung thư trực tràng, kết tràng. Hấp thụ mỡ và đường, không mắc bệnh tiểu đường. Hấp thụ độc tố: không mắc chứng viêm dạ dày, đường ruột.



Tôi cũng đã điều tra ở Mỹ, người Mỹ ăn khoai là chế biến thành các loại bánh, ăn cũng không ít. Mong mọi người ăn nhiều khoai vào, trong lương thực chính nên có các loại khoai.



Yến mạch



Ở các nước châu Âu đã biết từ lâu nhưng rất nhiều người Trung Quốc lại chưa biết. Nếu bị tăng huyết áp, nhất định phải ăn yến mạch, cháo yến mạch, bởi vì yến mạch có thể hạ huyết áp, giảm mỡ máu.









Sau khi về nước tôi hỏi: Vì sao chúng ta không ăn kê nữa? Nhiều người bảo tôi: Cái thứ đó chỉ có đàn bà đẻ mới ăn! Thật ra, bản thảo cương mục đã nói rất rõ: Kê có thể trừ thấp, khỏe tỳ, an thần, ngủ ngon; Kê có nhiều ích lợi lớn như thế mà các bạn lại không ăn?



Tôi đã quan sát kỹ, người ta ngủ được là nhờ ăn cháo kê. Cho nên bây giờ tôi đã thay đổi, sáng một bát cháo ngô tinh thần phấn chấn, tối một bát cháo kê ngủ khò khò. Chữa bệnh bằng ăn tốt hơn chữa bệnh bằng thuốc.



Vì sao chúng ta không giải quyết vấn đề bằng cái ăn, mà cứ nhất định phải dùng thuốc. Mười thứ thuốc thì chín thứ là độc, chưa từng nghe nói dùng thuốc để giữ gìn sức khoẻ. Tôi cũng phải nói rõ: tôi không hề phản đối dùng thuốc. Tôi phản đối dùng thuốc bừa bãi, tôi chủ trương dùng thuốc trong thời gian ngắn, uống thuốc đảm bảo, ngừng thuốc nhanh chóng.



Đậu nành



Dưới đây xin nói về đậu: Kết quả điều tra của chúng tôi là tất cả dân Trung Quốc thiếu protein ưu chất. Cho nên chúng ta chơi bóng trận nhỏ thì luôn luôn thắng, nhưng chơi bóng trận lớn thì không thắng. Vì sao? Trên sân bóng đá một cú đá, một cú va chạm là ngã lộn nhào. Hiện nay, tiền thuốc của chúng ta cao hơn rất nhiều lần so với Mỹ nhưng thể lực lại không bằng người ta. Trong khi đó, người Mỹ không thiếu Protein ưu chất nhưng họ cho rằng đậu nành là hoa của dinh dưỡng, là vua của các loại đậu.



Người Trung Quốc thiếu protein ưu chất thì làm thế nào? Hiện nay Bộ y tế đã đề ra “kế hoạch hành động từ đậu nành” có nội dung là “một nắm rau, một nắm đậu, một quả trứng gà, cộng thêm một ít thịt”. Sau khi tôi giảng xong có học sinh đã nói thành “Nửa lạng trứng gà hai lạng thịt, thêm một chút rau thêm chút đậu”. Ai bảo anh ta thêm lượng cụ thể đó?



Một quả trứng gà có 300mg cholestrerol là vừa thích hợp, 1 lạng đậu tương tương đương với 2 lạng thịt nạc, 3 lạng trứng gà và 4 lạng gạo. Các bạn thử nói xem nên ăn cái gì tốt hơn?

Dương Hằng
Theo CCTV