Than Thở & Thở Than!

khoiquansu1

Thành viên mới
#1
Sao mọi người thích đi mỹ vậy nhỉ? Ai cũng hi vọng, mơ ước, chờ đợi, rồi lại thất vọng, buồn phiền vì cái lịch Visa. Đồng ý là đoàn tụ gia đình, nhưng thực tế ra lý do đó là hợp lý chưa. Tận sâu thẳm trong đáy lòng các bạn chắc chắn là không.
Các bạn muốn thay đổi cuộc sống, muốn có một môi trường tốt hơn, hợp lý không? rất hợp lý . Nhưng bạn mình ở bên đó rất nhiều và ai cũng muốn về việt nam sống, họ chán ngáy cuộc sống bên Mỹ, đi làm từ sáng tới tối, ngày nào cũng vậy, không có chút bạn bè....
=> nếu ở Việt Nam đang có nhà cửa đàng hoàng, cuộc sống khá giả, việc làm ổn định, bạn bè tốt.... thì đừng nên đi mỹ, sẽ phải hối tiếc về những gì mình mất đó. hì hì hì :6::1::1::1::1::1::1:
Nói cho vui thôi nha mọi người, đừng giận và chửi mình:1::1::1::100:l001:100:
 

dungthu235

Thành viên tích cực
#2
Ðề: Dự Đoán Lịch VISA Tháng 12/2011

Sao mọi người thích đi mỹ vậy nhỉ? Ai cũng hi vọng, mơ ước, chờ đợi, rồi lại thất vọng, buồn phiền vì cái lịch Visa. Đồng ý là đoàn tụ gia đình, nhưng thực tế ra lý do đó là hợp lý chưa. Tận sâu thẳm trong đáy lòng các bạn chắc chắn là không.
Các bạn muốn thay đổi cuộc sống, muốn có một môi trường tốt hơn, hợp lý không? rất hợp lý . Nhưng bạn mình ở bên đó rất nhiều và ai cũng muốn về việt nam sống, họ chán ngáy cuộc sống bên Mỹ, đi làm từ sáng tới tối, ngày nào cũng vậy, không có chút bạn bè....
=> nếu ở Việt Nam đang có nhà cửa đàng hoàng, cuộc sống khá giả, việc làm ổn định, bạn bè tốt.... thì đừng nên đi mỹ, sẽ phải hối tiếc về những gì mình mất đó. hì hì hì :6::1::1::1::1::1::1:
Nói cho vui thôi nha mọi người, đừng giận và chửi mình:1::1::1::100:l001:100:
Vậy bạn thì sao? có thích đi Mỹ không?không thich thì vào đây mong đợi làm gì.Bày đặt lên giọng dạy đời.
 

abc_abc

Thành viên mới
#3
Ðề: Dự Đoán Lịch VISA Tháng 12/2011

Vậy bạn thì sao? có thích đi Mỹ không?không thich thì vào đây mong đợi làm gì.Bày đặt lên giọng dạy đời.
khoiquansu1 nói ko sai chút nào. Bạn còn đang ở VN nên cứ ngồi đó tô vẽ thiên đường nước Mỹ đi, khi nào qua tới đây sẽ biết nó thực sự ra sao.
Tôi cũng vào topic này theo dõi visa, nhưng ko phải vì tôi muốn đi Mỹ mà vì tôi muốn về VN. Tôi sang đây = visa khác và sau đó làm giấy tờ nhập cư (chả phải cái loại kết hôn giả đâu nên khỏi cần ngồi đoán). Tôi sống ở Mỹ khá lâu để thấy mọi thứ đúng như lời bạn khoiquansu1 nói. Dù sao người ta chỉ góp ý chứ có dạy đời gì bạn đâu mà nói chuyện = cái giọng thiếu văn hóa như vậy. Thái độ đó mà bạn đem sang Mỹ sống thì nó nhổ nước bọt vào mặt cho :1:
 

cuti

Thành viên tích cực
#4
Ðề: Than Thở & Thở Than!

Sao mọi người thích đi mỹ vậy nhỉ? Ai cũng hi vọng, mơ ước, chờ đợi, rồi lại thất vọng, buồn phiền vì cái lịch Visa. Đồng ý là đoàn tụ gia đình, nhưng thực tế ra lý do đó là hợp lý chưa. Tận sâu thẳm trong đáy lòng các bạn chắc chắn là không.
Các bạn muốn thay đổi cuộc sống, muốn có một môi trường tốt hơn, hợp lý không? rất hợp lý . Nhưng bạn mình ở bên đó rất nhiều và ai cũng muốn về việt nam sống, họ chán ngáy cuộc sống bên Mỹ, đi làm từ sáng tới tối, ngày nào cũng vậy, không có chút bạn bè....
=> nếu ở Việt Nam đang có nhà cửa đàng hoàng, cuộc sống khá giả, việc làm ổn định, bạn bè tốt.... thì đừng nên đi mỹ, sẽ phải hối tiếc về những gì mình mất đó. hì hì hì :6::1::1::1::1::1::1:
Nói cho vui thôi nha mọi người, đừng giận và chửi mình:1::1::1::100:l001:100:
Mỗi người 1 quan điểm sống không ai giống ai, ai muốn sống như thế nào đó là quyền của nười đó và người đó phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình ví dụ đơn giản như thế này cho dễ hiểu, ai cũng than bên Mỹ KHỔ NHƯ CHÓ, nhưng ít bố nào lại bỏ kiếp "chó" đi về lại VN làm lại kiếp "người"(hoặc nếu có thì cũng rất ít chắc tỉ lệ 1/10,000), ở Mỹ thì hệ thống an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng... đã được xây dựng từ hàng trăm năm qua và nó đã hòan tòan Hòan Chỉnh, có những bất cập nhưng khá ít và tốt hơn các nước khác hàng 100 lần trong đó có VN ta, vậy bây giờ các ngài từ 1 nước nghèo nàn trong vòng 18 tiếng bay máy bay qua Mỹ là hưởng ngay cuộc sống hiện đại và tiện nghi mà mấy chục đời cha đời ông của mấy thằng Mỹ đen Mỹ trắng đã phải trả giá bằng chính sinh mạng của chúng nó để nước Mỹ có ngày hôm nay thì thử hỏi các bố không phải là "ngồi mát ăn bát vàng hay sao"-. thế thì khổ là khổ cái gì??? Bà cô của cuti 70 tuổi được con bảo lãnh qua Mỹ thấy đời sống Mỹ quá sạch sẽ quá hiện đại, muốn gì có đó toàn là đồ lọai thượng hạng mà ở Vn có tiền mua chứa chắc có, đi đâu cũng có con cháu giúp... thấy cuộc sống sướng quá "tức khí" đứng ngay lề đường chửi đổng "Đ.M cái xứ này sướng quá!", nhưng cũng có 1 bà bác được con bảo lãnh qua Mỹ đúng 3 tuần buồn chán chịu không nổi dứt khóat bỏ về VN, ai hỏi đến Mỹ như thế nào bác tôi đều thở dài... sướng hay khổ là do mình quyết định, đã quyết định rồi thì đừng nói "biết vậy", đi hay ở là quyền của mình, nhưng cuti tôi rất dị ứng với lọai người Mồm Thì Nói 1 Đàng nhưng Tay Lại Làm 1 Nẻo, tung hô ở Vn sướng làm, thích lắm ghét sống ở Mỹ lắm nhưng hỏi bỏ quốc tịch Mỹ chưa? lấy quốc tịch Vn chưa? thì lại bảo chưa!!! mồm thì nói đếch cần nước Mỹ nhưng vẫn dí cái form I-130 cho NVC... còn nhiều lắm nhưng chỉ ví dụ sơ sơ cho các bác biết thế thôi. Nước Mỹ không phải thiên đàng hạ giới, ở đâu cũng phải làm việc mới sống được, có làm mới có ăn, nhưng có 1 điều chắc chắn là nước Mỹ có rất nhiều cái ưu điểm mà 1 nước khác phải tốn rất nhiều thời gian mới có được hoặc sẽ chẳng bao giờ có được.


1/ 1 thể chế dân chủ(dĩ nhiên không phải perfect 100% vì trên đời này chẳng có gì là 100%), mà có được điều này nước Mỹ phải trả giá rất đắt đó là cuộc nội chiến Nam-Bắc.

2/ Nắm trong tay tất cả các công nghệ hiện đại số 1 thế giới, những gì cả thế giới đang sử dụng và cho là "hiện đại" thì đối với Mỹ là "cũ rồi".

3/ 1 xã hội thật sự thượng tôn pháp luật(dĩ nhiên cũng giống điều 1). Ai cũng có quyền làm láo, nhưng làm láo để luật pháp nó sờ gáy thì hơi bị mệt đó, không chạy chọt lo lót được đâu hoặc có lo lót được thì xong xuôi cũng đi ăn mày là vừa.

4/ 1 cơ sở hạ tầng đứng số 1 thế giới(nên hiểu cả về tầm cỡ và cả diện tích-đừng s/s với Singapore hay Thụy sỹ nha, vì 2 nước này quá bé nhỏ so với Mỹ).

5/ Mọi người ai nhắc đến Mỹ thì đều chăm bẳm vào kinh tế Mỹ cường quốc số 1 thế giới, quân sự Mỹ là cường quốc đứng số 1 thế giới nhưng ít ai để ý giá trị đích thực của nước Mỹ đó là nước Mỹ là 1 cường quốc về chính trị, đa nguyên đa đảng nhưng rất ổn định, lịch sử sau khi lập quốc Mỹ chưa bao giờ có nội chiến, đảo chính, độc tài, chính trong các lọai quản trị thì quản trị con người là khó nhất vì không giống như máy móc, con người biết suy nghĩ, biết mưu mô, biết tính tóan, có lý trí và có tình cảm... và luật pháp của Mỹ cho cơ hội tất cả mọi người đều bình đẳng cho dù đâu đó vẫn còn sự bất cập nhưng ít hơn rất nhiều so với các nước khác, chính nước Mỹ là 1 cường quốc về Chính Trị mới làm nên gia trị của nước Mỹ ngày nay và Liên xô trước đây để trở thàng cuờng quốc về quân sự chỉ cần có 25-30 năm, Nhật Bản từ 1 đống tro tàn trở thành cường quốc về kinh tế chỉ cần 40 năm, China trở thành 1 cuờng quốc kinh tế chỉ cần 40 năm... nhưng cả 3 nước trên chưa có nước nào là 1 cường quốc Chính Trị như Mỹ cả, khi anh chưa trở thành 1 cuờng quốc về Chính Trị thì 2 giá trị Kinh tế & quân sự sẽ bị tụt hậu và xóa bỏ trong tương lai mà Liên Xô là 1 minh chứng rõ ràng, Nhật Bản chỉ là 1 nước đang trên còn đường tập tễnh trở thành 1 cường quốc về chính trị chứ chưa thể xem là 1 cường quốc về chính trị vì cơ cấu về chính trị của Nhật chưa ổn định 1 trong những nước có nhiều thù tướng nhất thế giới có lẽ phải bầu chọn cho Nhật vì 3 tháng hay 4 tháng lại thấy có 1 ông thủ tướng mới ông nào trụ giỏi lắm chắc cũng chỉ 1 đến 2 năm là cùng, người đứng đầu chính phủ mà thay xòanh xọach như thế này thì làm sao có được sự ổn định? Mỗi ông lên cầm quyền lại cho ra 1 chính sách mới không phải kinh tế và quân sự bị động phải chạy theo sao?

... và còn nhiều điều nữa mà kể ra chắc phải tốn nhiều thời gian...

Nói túm lại là mỗi người có quyền chọn cho mình 1 tương lai, sống ở Mỹ sướng đấy nhưng cũng khổ đấy, ở VN chắc chắn chẳng bao giờ chết oan như vụ 11/9 cả, nhưng lại bị mấy con "đầu xanh đầu đỏ" nó xơi tái nếu lỡ va quẹt xe với chúng no, hoặc bị xe điên kẹp nát xác chết toi dưới gầm xe mà chưa hiểu tại sao? Nói chung là rất vô chừng tùy các bố muốn sao thì tùy cuti chí muốn nhắc cho các bác là CÁI GÌ CŨNG CÓ CÁI GIÁ CỦA NÓ CẢ, THÍCH THÌ CHƠI CÒN KHÔNG THÍCH THÌ NGƠI không ai bắt mình làm việc này cả cũng rõ rành rành và cũng có quá nhiều cuộc tranh cãi rồi, tạo ra thêm cái topic này nữa để làm gì hả chủ thớt? chắc lại bắt đầu tranh cãi, lý luận lung tung méo mó nữa đây, cuti lúc sau này chán mấy vụ tranh cẫi này rồi, nói ít thôi và nên đọc, sưu tầm và suy nghĩ nhiều hơn nói các bác ạ.
 

quaidan

Cựu Ban điều hành
#5
Ðề: Than Thở & Thở Than!

hehe, xin chào các bác, ở đây - Seattle - lạnh quá, các bác cứ việc đốt than lên cho iem ấm ké, tự do đốt than trong nhà máy than nhưng nhớ đừng "đốt chữ " trong này nhe :10:
 

AnhQuoc

Thành viên tích cực
#6
Ðề: Than Thở & Thở Than!

Ở đâu cũng phải làm mà bạn, không có chuyện ở Mỹ đi làm mà ở Việt Nam không làm nha bạn còn vấn đề không có bạn bè như bạn đã nói có thể mối quan hệ ngoài xã hội của bạn không được tốt đó thôi. Thôi không nói nhiều thêm nữa, chúc bạn mau về VIỆTNAM tận hưởng cuộc sống Việt:24:
 

Mi@Fa

Thành viên tích cực
#7
Ðề: Than Thở & Thở Than!

hehe, xin chào các bác, ở đây - Seattle - lạnh quá, các bác cứ việc đốt than lên cho iem ấm ké, tự do đốt than trong nhà máy than nhưng nhớ đừng "đốt chữ " trong này nhe :10:
Anh quaidan lai bay qua Seattle rồi hả?Sao bay như chim(se sẻ)vây?
Mong có dịp gặp anh face to face mà chưa được!!!
 

khanhbp

Thành viên mới
#8
Ðề: Than Thở & Thở Than!

Mình muốn đi Mỹ vì mình chán cảnh lô cốt và kẹt xe, vì muốn hít thở không khí trong lành, vì muốn sống cùng Ba mẹ và anh chị. ;)). Xin phép không bàn về chính trị, ở đâu cũng vậy, phải lao động cả, mình đồng ý với bài viết của Cuti lắm:1:


ĐỜI RẤT DỞ NHƯNG VẪN PHẢI NIỀM NỞ :24:
 

Duy

Thành viên tích cực
#9
Ðề: Than Thở & Thở Than!

Mình thì chỉ lo 1 điều thôi, qua bển có cho uống ken không . vì mấy thằng bạn về chơi cứ hăm hoài : không có quán cóc gần nhà đâu , uống quán xa thì không được lái xe về ... Chứ ở đây chạy quẹo quẹo mấy chục năm nay có sao đâu
 

langvuon

khoai nướng
#10
Ðề: Than Thở & Thở Than!

Mình thì chỉ lo 1 điều thôi, qua bển có cho uống ken không . vì mấy thằng bạn về chơi cứ hăm hoài : không có quán cóc gần nhà đâu , uống quán xa thì không được lái xe về ... Chứ ở đây chạy quẹo quẹo mấy chục năm nay có sao đâu
Nghe giang hồ đồn đại tại Dallas bang Texas tiết canh dê, tiết vịt gì cũng có cả :24:
 

tran_vo

Thành viên tích cực
#11
Ðề: Than Thở & Thở Than!

Nhân đọc được một bài viết của tác giả Quinhon11 trên báo Vnexpress , tôi copy ra đây để ACE cùng tham khảo :

Cuộc sống ở nước ngoài bắt đầu như thế nào?

Tuy rằng nội dung bài viết cũng chẳng có gì cao xa, to lớn như những bí quyết làm giàu, chỉ là một phần kiến thức nhỏ nhoi, nhưng có lẽ cần thiết với một số người đã hay đang có ý định qua đất nước này sinh sống.

Những năm đầu (75-85), phần lớn người Việt Nam khi tới Mỹ đều được hội đoàn hay nhà thờ đứng ra bảo lãnh hỗ trợ, cũng như được hưởng quy chế khá cao, nhất là những gia đình có con em nhỏ dưới 18 tuổi. Khi đó họ chẳng cần phải lo lắng, cứ từ từ tìm hiểu, học hỏi để hội nhập, mọi thứ đã có chính phủ lo. Đến từ một đất nước nghèo, nhu cầu vật chất cuộc sống còn ở mức tối thiểu, nên ai cũng hài lòng với hiện tại, nhất là thời điểm đó, nhìn quanh người Việt ai cũng nghèo như nhau, chẳng ai giàu hơn ai để so sánh.

Đời sống ở đâu cũng vậy, phải đi làm mới có thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa nhu cầu vật chất theo cuộc sống ngày càng lên cao.

Ngày mới qua, chỉ ao ước có nhu cầu sống tối thiểu. Nhưng khát vọng con người là thăng tiến, người Việt cũng không ngoại lệ, nên sau nhiều năm hội nhập, cuộc sống người Việt ở hải ngoại đã không còn cách biệt với người bản xứ, hay có thể có phần trội hơn. Vì người Việt vốn rất kiên trì chịu khó, cũng như bỏ công bỏ của nhiều để đầu tư cho học vấn con cái, nên sau nhiều năm, thành quả của họ có thể nhìn thấy một cách rõ ràng, phải nói là đáng ngưỡng mộ.

Còn thành phần mới qua định cư sau này, hầu hết là ra đi theo quy chế di dân, cá nhân bảo lãnh, như cha mẹ bảo lãnh cho con, anh em bảo lãnh cho nhau, chồng bảo lãnh vợ, do vậy điều kiện vật chất, thời gian hỗ trợ giúp đỡ có phần hạn chế hơn nhiều.

Đồng thời, vào thời điểm hiện tại, cuộc sống ở Việt Nam đã cải thiện hơn xưa. Có những bạn đang có cuộc sống tốt, có nhà (do cha mẹ để lại), có việc làm ổn định, hàng tháng (hay thỉnh thoảng) được thân nhân nước ngoài hỗ trợ một vài trăm đô la, có thể rất giàu hoặc không giàu, nhưng chí ít cũng có cuộc sống ung dung. Do đó có ước vọng rằng đi ra nước ngoài để có cuộc sống dễ dàng hơn, nhất là một cường quốc như nước Mỹ, và điển hình là thấy Việt kiều hải ngoại nhiều người thênh thang áo gấm về làng.

Với suy nghĩ như vậy, nên không ít người qua tới đây, thiếu kiến thức tối thiểu của cuộc sống hải ngoại, khi đối diện với khó khăn không lường trước đã không thích ứng được, dẫn đến suy sụp tinh thần, bất đắc chí, than thân trách phận, có khi oán trách cả người đã bảo trợ họ sang, vì sao giàu thế mà không lo cho họ một cuộc sống như họ muốn. Thành ra cả người bảo trợ lẫn người được bảo trợ đã lâm vào cảnh khó khăn bứt rứt, tiến thoái lưỡng nan, sứt mẻ tình cảm.

Ở bài viết này, tôi xin đưa ra những bước bắt buộc phải có của cuộc sống mới, mà bạn cần phải vượt qua, nếu muốn tái định cư ở một đất nước xa lạ, mọi thứ từ ngôn ngữ cũng như cách sống hoàn toàn khác biệt.

Sau khi đặt chân đến xứ Mỹ, người thân (người bảo trợ) sẽ mất vài ngày đưa bạn đi làm giấy tờ, hợp thức hoá cần thiết cho cuộc sống ở Mỹ, như thẻ căn cước, thẻ y tế, xin nhập học cho bọn trẻ.

Dưới đây là những quyền lợi bạn được hưỡng từ chính phủ:

- Các cháu dưới 18 tuổi sẽ vào học trường tiểu học và trung học gần nhà. Có xe bus đưa rước đi về hai bận, ăn trưa miễn phí ở trường. Có thể được cho vào lớp đặc biệt thời gian đầu để củng cố Anh ngữ. (Nhớ đem theo đầy đủ học bạ ở bên Việt Nam, và cần dịch sang tiếng Anh)

- Các cháu trên 18 tuổi có thể ghi danh nhập học ở trường cao đẳng địa phương với tên gọi là Community College. Ở đó bạn có thể học tiếng Anh và chọn một nghề nào đó làm kế sinh sống trong tương lai. Tùy theo sở thích và trình độ, bạn có thể chuyển tiếp lên trường đại học 4 năm để lấy bằng cử nhân.

Nếu bạn không có thu nhập, hoặc thu nhập thấp, thì tất cả miễn phí. Hầu hết ai cũng được chính phủ tài trợ (xin học bổng), đây là quyền lợi chung cho mọi công dân Mỹ.

Ngoài tiền học phí, sách vở do chính phủ giúp, miễn hoàn trả, nếu đủ điều kiện, bạn có thể nộp đơn vay tiền từ chính phủ, giúp hỗ trợ sinh sống để có thể học toàn thời gian.

- Con nít dưới 18 tuổi, người già trên 65 tuổi được trợ cấp y tế toàn phần của chính phủ (medicaid), và còn có thể xin thêm được food stamps (trợ cấp thực phẩm).

- Những người trên 18 tuổi hoặc dưới 65 tuổi, thu nhập thấp sẽ xin được trợ cấp y tế bán phần của chính phủ, như ở Texas có chương trình Gold card mà người Việt mình hay gọi là thẻ vàng. Mỗi tiểu bang có những chương trình và tên gọi khác nhau. (Những người mới nhập cư, hầu hết đủ điều kiện được hưởng vì chưa có thu nhập).

Người bảo trợ, hoặc cho gia đình bạn ở tạm nhà họ một thời gian ngắn cho đỡ tốn kém, hoặc tìm mướn dùm bạn một căn nhà (mắc rẻ tùy theo khả năng) và từ đây sẽ bắt đầu hành trình gian khổ, tự túc tự cường của chính bạn.

Nếu bạn có vốn mang theo, có tiền sống một thời gian không đến nỗi quẫn bách, thì lúc này bạn nên tranh thủ học tiếng Anh, cho dù không cần nhiều, nhưng ít nhất nghe được, nói được chút ít để kiếm việc làm, vì chẳng lẽ họ mướn bạn vào làm, còn phải mướn thêm người thông dịch?

Một điều cấp bách khác là phải học lái xe. Nhờ người thân kiếm mua một chiếc xe, mới cũ mắc rẻ tùy khả năng. Đây là chuyện bắt buộc (nếu không có tiền, bạn cũng phải thương lượng với người thân để hỏi mượn, sau này sẽ hoàn trả). Quỹ thời gian ở nước ngoài rất eo hẹp, không ai có thể đưa đón bạn mỗi ngày đi và về.

Ngôn ngữ và chiếc xe là chìa khoá mở đầu cho cuộc sống, ngày nào còn chưa có hai thứ này thì bạn sẽ còn bế tắc.

Trường hợp bạn không có tiền mang theo, nghĩa là vô sản, thì không thể chần chờ. Bạn phải chấp nhận bất cứ việc làm nào (đương nhiên là lương thiện), dù là những việc làm tay chân nặng nhọc, những việc không cần chất xám, để kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đình.

Người bảo trợ, họ có thể tự nguyện giúp bạn thời gian đầu trong khả năng, nhưng họ không có bổn phận phải nuôi bạn và gia đình bạn. Hoặc dù họ có muốn, đôi khi cũng không đủ khả năng, vì số phí này không phải là con số nhỏ.

Còn việc làm ở xứ người trong trường hợp bạn là người mới ở đất nước này sẽ như thế nào? Cũng không khó hiểu, này nhé:

Cứ tưởng tượng, một người mới nhập cư đi xin việc làm: không nói, không nghe được chủ muốn nói gì, kinh nghiệm nghề nghiệp không có, đôi khi cũng đã có tuổi, sức khoẻ không còn sung mãn... Tất cả là con số không, không khác đứa bé còn đang chập chững tập đi, thì bạn sẽ làm được những gì, ngoài những việc không ai muốn làm mới tới tay mình.

Vậy thì sao? Có hai trường hợp:

1. Bạn là người năng động, tự tin:

Tôi chấp nhận vì tôi biết, với tôi đây chỉ là tạm thời. Một thời gian nữa, khi quen cuộc sống ở đây, rành đường xá, tiếng Anh giỏi, tôi sẽ tìm một việc làm khá hơn, hợp với khả năng hơn.

Với tôi, đều quan trọng hơn cả là môi trường, điều kiện sống tốt cho tương lai, sự phát triển của các con. Tôi tin với khả năng của mình, tôi chấp nhận dấn thân.

2. Bạn không chấp nhận được thực tại:

- Lỡ ôm một ảo mộng thiên đường.

- Từng nghe cuộc sống bên Mỹ vất vả, mà không hình dung được tới mức này.

- Ở Việt Nam tôi sướng gấp mấy lần, công việc cũ nhàn hạ, có nhân viên, tội gì. Tiếng là qua Mỹ mà tôi phải làm những chuyện nặng nhọc, như làm tiệm phở, làm chợ, giữ con nít.

- Nhìn chung quanh, thấy người qua trước giàu có, trong khi tôi phải làm việc tay chân như thế này, thật là mất mặt, biết vậy tôi không đi.

Hay thậm chí có bạn nằng nặc đòi quay về Việt Nam! Đó là những trường hợp tôi thấy đang xảy ra rất nhiều.

Mỗi lần quyết định đi hay ở đều không phải chuyện đơn giản. Ngoài chuyện tốn kém tiền bạc, thời giờ, còn có nỗ lực tình cảm của nhiều người thân. Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, tôi chỉ có mục đích phần nào giúp cho bạn hiểu rõ con đường trước mặt, để có một quyết định sáng suốt nhất.

Những người Việt tha hương từ nhiều năm trước, họ không có chọn lựa nên dù thế nào cũng cắn răng dấn thân, kiên quyết đạp đổ mọi trở ngại. Nhờ vậy, có thể nói gian khổ họ trải qua, nhất là tinh thần, gấp vạn lần hoàn cảnh hiện tại của các bạn, nhưng họ đã vượt qua và thành công.

Còn hiện tại, bạn có lợi thế hơn nhiều. Bạn có người thân bên cạnh hướng dẫn trong cuộc sống mới, có chút tiền mang theo. Cộng đồng Việt Nam hải ngoại đã vững mạnh. Về tinh thần, bớt được nhiều cảm giác bơ vơ lạc lõng. Tuy nhiên, thời nào cũng có những việc bạn phải tự làm. Đó là nỗ lực phấn đấu, việc này không ai có thể làm thay thế bạn được.

Tôi hy vọng những thành quả giàu sang của người đi trước sẽ là động lực cho bạn dấn thân, chứ đừng lấy đó so sánh, phân bì để rồi thay vì dấn thân tiến bước, bạn trở thành thất chí, than thân trách phận, dùng ánh mắt cay đắng nhìn đời.

Tôi đã chứng kiến không ít người là nạn nhân của nhân sinh quan sai lầm này. Hãy nhớ những người thành công hiện giờ, họ cũng phải trải qua một thời gian dài phấn đấu, không khác gì bạn bây giờ. Hay có khi còn khổ hơn bạn bây giờ nữa.

Còn nếu bạn đọc xong bài viết này, đã có chút khái niệm, thấy rằng hoàn cảnh mình ở Việt Nam tốt hơn, thì tôi khuyên bạn nên ở lại nước mình, đừng đi làm chi cho phí thì giờ, tốn tiền và tốn công người bảo trợ.

Nước Mỹ chưa bao giờ tự phong đất nước này là thiên đường, chỉ là từ những cảm nhận của một đại đa số nào đó, ưu ái mến tặng cho nó mà thôi. Thiên đường hay địa ngục là do từng trường hợp cá nhân, đừng thần thánh hoá quá, để rồi thất vọng.

Theo quan điểm của riêng tôi, đất Mỹ không là thiên đường một cách huyễn hoặc, xa xôi. Đất Mỹ cũng có ưu, có khuyết, và nhiều mặt tầm thường như mọi nước khác. Có đều tôi có thể khẳng định, nơi chốn này cho bạn và nhất là giới trẻ rất nhiều cơ hội để tiến thân. Chỉ là bạn có chịu nắm lấy hay không mà thôi!

Tôi biết bài viết này chỉ đúng trong một phạm vi nhỏ nào đó, không phản ánh được tất cả. Nếu không phải trong trường hợp mình, cứ xem như đọc một chuyện tầm phào. Cám ơn bạn.

Quinhon11
 

cuti

Thành viên tích cực
#12
Ðề: Than Thở & Thở Than!

cuti post thêm ít kinh nghiệm bản thân để cho các bạn đang lưỡng lự chuyện nên đi hay nên ở và tự quyết định cho mình nhé, nhưng nói trước là chỉ chia sẻ kinh nghiệm thôi, tránh chuyện cãi vã, chửi bới nhau nhé.

1/ Ngày xưa cuti có chơi với 1 thằng bạn con lai Mỹ ở xóm trong, mẹ nó làm gái cho Mỹ và sau này sinh ra nó lai Mỹ đen, sau 75 nghèo quá phải đi đổ rác để kiếm sống làm mãi làm mãi nghèo vẫn là nghèo, nó chỉ mơ ước sao có được 1 chiếc xe đạp để leo lên đạp xe chạy vòng vòng cho thỏa chí anh hùng mạt vận nhưng ước nguyện vẫn là ước nguyện hai mẹ con nó nghèo nàn rách rưới cho đến lúc có chương trình di cư diện con lai và gia đình nó đã được đi Mỹ... 20 năm sau nó về lại VN chơi, gặp lại hỏi chuyện cuộc sống nó bên Mỹ bây giờ ra sao? Nói nói là hồi xưa chỉ ước có cái xe đạp mà có được đâu, còn bây giờ tao đi xe BMW mà cũng chẳng thấy gì là sung sướng, cũng bình thường như mọi người xung quanh, tao và mẹ tao bây giờ không ở chung với nhau như hồi xưa nữa...

2/ Một người bạn của ông cậu làm chủ tiệm vàng ở VN buôn bán khá giả nhà mấy căn có của ăn của để, đi Mỹ diện anh em bảo lãnh bỏ hết sự nghiệp ở Vn di cư sang Mỹ, qua Mỹ cũng tập tành buôn bán vàng như hồi ở Vn nhưng không thành công rồi chuyểnn qua làm chủ nhà hàng cũng phá sản nốt bây giờ thì cũng làm 1 người công nhân bình thường sáng đi tối về... 10 năm sau khi qua Mỹ làm VK về lại VN nhìn lại mấy cơ sở ngày xưa 1 thờ dĩ vãng chỉ thở dài rồi lại phải quay về Mỹ lại tiếp tục cuộc sống của 1 anh công nhân bình thường như mọi người....


3/ Cuti cũng có 1 anh bạn gia dình đi Mỹ năm 1988 đến năm 1993 thì bỏ hẳn giấc mơ Mỹ bỏ luôn giấy tờ của Mỹ quyết về VN bằng được mà thời đó muốn lấy lại quốc tịch VN thì phải bỏ quốc tịch Mỹ và phải tốn 1 khỏan tiền "chạy chọt" khá khá mới được trở lại quốc tịch VN... nhưng anh ta quyết làm bằng được vì 5 năm sống trên đất Mỹ anh ta không thể nào hòa nhập được với lối sống đó, nhưng khi về lại VN anh ta mở cửa hàng kinh doanh buôn bán đủ thứ và hiện nay là chủ 1 doanh nghiệp có tiếng và cũng là 1 "đại gia" có tầm cỡ ở 1 thành phố nhỏ nhỏ... nhưng nhắc lại chuyện năm xưa anh ta có vẻ hơi tiếc vụ cái passport Mỹ vì bây giờ muốn đi Mỹ hay Châu Âu, Nhật đều phải xin visa, con cái muốn cho nó đi du học mà làm mấy bận đều rớt mặc dù gia đình có tiền mà lo mãi con chưa đi được(chắc tại số!!!).

Đây chỉ là 3 tường hợp rất cụ thể và có thật, cả 3 người trên chẳng có ai đúng mà cũng chẳng có ai sai hết, chỉ duy nhất có 1 cái sai mà 3 người này đều mắc phải là vẫn cò "chấp", chữ "chấp" ở đây nó gần với chữ "tham", ông bạn bán vàng giàu có ở VN muốn là khi qua Mỹ mình sẽ vẫn là 1 ông chủ tiệm vàng!!!, anh bạn bỏ Mỹ về Vn lấy quốc tịch VN thóat khỏi kiếp con trâu cày ở Mỹ về VN thành 1 đại gia nhưng vẫn muốn mình phải còn là công dân Mỹ vẫn còn passport Mỹ để đựơc quyền "đi mây về gío" bấy cứ lúc nào, con cái phải được học trường Mỹ... còn anh bạn lai thì thủa hàn vi ờ VN tình cảm Mẹ con lại khăn khít với nhau nhưng khi qua Mỹ cuộc sống khác đi khá giả hơn, có của ăn của để nhưng vẫn mong mỏi là tình cảm Mẹ con y hệt như hồi còn ở VN. Vậy lời nhắn nhủ cho các bạn là gì, dù đi hay ở thì xin học thuộc lòng câu này : "Ở đời này rất là công bằng chẳng có gì được hết và cũng chẳng có gì là mất hết cả, được cái này thì sẽ mất cái khác".
 
Chỉnh sửa cuối:

lemlemlem

Thành viên mới
#13
Ðề: Than Thở & Thở Than!

Để rộng đường bàn luận, mình giới thiệu:
Phương Tây nhìn người Châu Á thế nào?
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/11/111111_kimhuynh_west_asia.shtml
Phương Tây nhìn người Châu Á thế nào?

Tiến sĩ Kim Huỳnh

Gửi cho BBCVietnamese.com từ Đà Nẵng

Cập nhật: 12:34 GMT - thứ sáu, 11 tháng 11, 2011


Nhiều nước Phương Tây đã quen với xã hội đa văn hóa

Trong bài tiểu luận trước, tôi đã đề cập đến những vấn đề, góc nhìn và sự phát triển gần đây mà người Việt cần biết trước khi họ mạo hiểm sang Phương Tây.

Tuy nhiên, tôi đã sao nhãng một câu hỏi rất quan trọng: “Nói chung, người Tây nhìn và đối xử với người Việt và người Châu Á như thế nào?”
Các bài liên quan


Tin mừng là người Tây nói chung nhìn người Châu Á cũng giống như mọi người khác. Vì đạo đức tự do được phổ biến và cá nhân được đề cao, nhiều nước Phương Tây tin tưởng rằng mọi người nên được đối đãi bình đẳng và công bằng. Có pháp luật ở mỗi nước khuyến khích và bảo vệ lý tưởng này, tức là trong việc làm và cả trong đời sống công cộng, không phân biệt nam hay nữ, gia đình, giới tính, tôn giáo, dân tộc hoặc là chủng tộc. Quan trọng nữa là những đạo luật này phản ánh sự cởi mở và quyết tâm có công bằng xã hội mà đã giúp cho phương Tây thành công và đáng được đến thăm hay định cư.

Nhưng dĩ nhiên, xã hội phương Tây, như bất cứ xã hội nào, không phải lúc nào cũng sống đúng theo lý tưởng của mình. Mặc dù những vụ phân biệt chính thức hay quá khích ít xảy ra, nhưng sự phân biệt thực sự vẫn còn. Theo kinh nghiệm của tôi sau khi ở Úc hơn 30 năm, rất hiếm khi xảy ra các vụ tấn công bạo lực do kỳ thị chủng tộc. Vì vậy, mỗi người đi nước ngoài, dù phải lo về an toàn cá nhân, nhưng không phải vì thế mà ngần ngại làm chuyến “Tây du ký”.

Tệ phân biệt mà người Châu Á nên chú ý hơn là sự phân biệt “tinh tế hơn”, hiện hữu trong những cửa hàng và quán ăn nơi mà người bán hàng và hầu bàn có vẻ đối xứ với mình cộc lốc và uể oải hơn những khách không phải là người Châu Á. Đôi khi chúng ta bị bắt gặp đang nói chuyện to bằng tiếng Việt và người qua đường nhìn chúng ta với thái độ khinh miệt. Và chúng ta có thể nhận ra khi người khác cười khẩy vì những điều bình thường đại loại như râu tóc, ngón tay nhỏ dài, một món ăn không quen hay cách ta đậu xe hơi.
Hình mẫu rập khuôn

"Người Châu Á ở các nước phương Tây nhiều khi bị coi như hoàn toàn khác biệt với người Tây và đồng thời hoàn toàn đồng nhất đối với tất cả người Châu Á khác. Tóc “ta” luôn luôn đen và thẳng, mắt luôn luôn nghiêng, làm việc luôn luôn vất vả, học toán luôn luôn giỏi và luôn luôn có hiếu. Đương nhiên, ấn tượng bất di bất dịch này không phải là vấn đề xấu thực chất; vấn đề ở đây là vấn đề rập khuôn."

Ở nhiều nước phương Tây người Châu Á được xem như di dân thành công và hòa nhập tốt với cộng đồng mới. Vì vậy, sự phân biệt không phải là thách thức hay bất công to lớn nhất. Thay vào đó, nhà trí thức Úc, Waleed Aly, đã nói rất đúng khi miêu tả rằng ở Úc (và có lẽ ở nhiều nước khác), “có mức độ cao của sự phân biệt chủng tộc mức thấp”. Có nghĩa là người Châu Á bị ép buộc một cách vô hình sống theo sự mong chờ của người phương Tây và bị phê bình hay nhạo báng khi họ không tuân theo.

Người Châu Á ở các nước phương Tây nhiều khi bị coi như hoàn toàn khác biệt với người Tây và đồng thời hoàn toàn đồng nhất đối với tất cả người Châu Á khác. Tóc “ta” luôn luôn đen và thẳng, mắt luôn luôn nghiêng, làm việc luôn luôn vất vả, học toán luôn luôn giỏi và luôn luôn có hiếu. Đương nhiên, ấn tượng bất di bất dịch này không phải là vấn đề xấu thực chất; vấn đề ở đây là vấn đề rập khuôn.

Như tôi sẽ giải thích dưới đây: chúng ta nên chống lại mẫu rập khuôn này vì chúng ngăn trở sự quan hệ cá nhân và công việc chuyên nghiệp của người Châu Á ở nước ngoài và đôi khi cả ở trong nước. Hơn nữa, chúng ta nên phản đối sự phân biệt này không phải là vì sự tiến bộ trong đời sống của “người Ta” thôi, mà còn để nâng cao nền đức hạnh và văn minh của Phương Tây nữa. Như ông Martin Luther King đã dạy, “sự bất công ở bất kỳ nơi nào cũng là sự đe dọa bất công khắp mọi nơi”.
Quan hệ tình yêu

Có nhiều điều đáng kính trọng về mối quan hệ giữa người châu Á và người phương Tây. Quan hệ này có thể là cầu nối ở giữa hai xã hội khác nhau.

Cơ bản là, và chắc chắn là việc này không làm ai ngạc nhiên, phụ nữ Châu Á hấp dẫn với nam giới Tây hơn nam giới Châu Á hấp dẫn với phụ nữ Tây. Theo số liệu điều tra dân số ở Mỹ, khả năng phụ nữ Mỹ gốc Châu Á kết hôn với người ngoài chủng tộc cao gấp đôi nam giới Mỹ gốc Châu Á lấy vợ ngoài chủng tộc.

Một lý do giải thích sự chênh lệch này là hình tượng của phụ nữ Châu Á ở phương Tây là thanh lịch, quyến rũ và đẹp kỳ lạ. Một bằng chứng hiển nhiên là trong những phim nổi tiếng như Rambo: First Blood Part II, Good Morning Vietnam, Đông Dương và Người Mỹ Thầm Lặng (cả hai bản làm 1958 và 2002), các diễn viên nữ Việt Nam chính trong phim này rất xinh, nhưng cũng thần bí và có nhiều trắc trở trong đời sống.

Các học giả về giới và Châu Á học khẳng định rằng việc Tây Phương ham thích phụ nữ Châu Á gắn liền với cái nhìn cho rằng họ mềm mỏng và dễ phục tùng. Vì vậy, việc đàn ông Tây theo đuổi đàn bà Châu Á gắn với mộng tưởng cứu giúp, thuần hoá và truyền bá văn minh cho xã hội Châu Á. Ngoài ra, mẫu đàn bà hiền lành và nghiêm trang dễ thu hút những đàn ông Tây có quan niệm truyền thống – họ ngờ vực ảnh hưởng của chủ nghĩa nữ quyền lên sắc đẹp và vai trò về giới.

Cần nói rõ là tôi không có ý cho rằng mọi đàn ông Tây quan hệ với phụ nữ Châu Á đều có mộng tưởng thuộc địa hoặc luyến tiếc quá khứ. Tôi chỉ muốn nói là hai sự thôi thúc này đã đóng góp đưa tới hình tượng thống trị của phụ nữ Châu Á ở Phương Tây và có thể giúp giải thích tại sao quan hệ giữa “nữ Ta” và “nam Tây” phổ biến hơn quan hệ giữa “nữ Tây” và “nam Ta”.

Hình tượng phụ nữ Việt Nam gắn liền với chiếc áo dài

Đàn ông Á Châu tương đối không hấp dẫn ở phương Tây nói chung vì bị xem là quá yểu điệu về cơ thể và quá gia trưởng về xã hội. Trong văn hóa phương Tây, tính điển hình của đàn ông Châu Á là đầy sát khí và thủ đoạn (nổi tiếng nhất là Hoàng Đế Nhà Minh tàn ác trong Flash Gordon). Những đàn ông Châu Á đáng yêu thường là hơi lập dị và tức cười (Jackie Chan, Pat Morita hay John Cho). Trong cả hai trường hợp (kẻ hung ác và bạn tri kỷ), nhân vật Châu Á không bao giờ bằng được anh hùng Phương Tây rắn chắc và tự tin, và ít khi giành được người đẹp.

Trong khi đàn bà Châu Á có thể đáp ứng quan niệm truyền thống của Tây Phương về phụ nữ, đàn ông Châu Á trở nên kém hấp dẫn hơn khi được so với quan niệm truyền thống ở Tây Phương về nam giới. Người đàn ông Phương Tây lý tưởng là vạm vỡ và quả quyết, còn người đàn ông Châu Á lý tưởng là khéo léo và kín đáo.

Quan niệm của Phương Tây về đàn ông Châu Á có thể thay đổi trong tương lai, nhất là nếu thế kỷ này tiến triển thành “Thế kỷ của Châu Á”. Tuy thế, cũng giống như không có môn thể thao hay trò chơi nào lại cao cấp hơn môn thể thao hay trò chơi khác, có lẽ nam giới Châu Á thực ra không khá hơn hay kém hơn đàn ông phương Tây, tối thiểu là về mỹ học? Có lý do nào trong thế kỷ 21 để ta tin rằng to lớn hơn thì luôn luôn tốt hơn?

Như vậy, quan trọng hơn là ta đối đầu với định kiến rằng đàn ông Châu Á không hấp dẫn vì nó không sáng tỏ và có tính chất sô vanh. Chúng ta cũng nên nghi ngờ tư tưởng Nho giáo đặt đàn ông vào vị trí cao nhất trong gia đình và cộng đồng. Những hệ thống cấp bậc gia trưởng đã lỗi thời và bất công, không chỉ làm phụ nữ Tây phát chán, mà phụ nữ Châu Á cũng thấy thế khi họ “đoạn tuyệt” với những truyền thống và đạo đức đã bắt họ ở nhà và sống dưới quyền hành của đàn ông.

Trong Tạp chí Châu Á và Hoa Kỳ Học nhà nghiên cứu Kumiko Nemoto đã phỏng vấn vài chục phụ nữ Hoa Kỳ gốc Châu Á, những người đã từng hẹn hò hay lấy chồng da trắng. Tất cả những phụ nữ này thể hiện sự buồn giận với đàn ông Châu Á vì họ nhìn thấy sự lạc hậu, thiếu thông cảm và hờ hững. Theo một người được phỏng vấn, đàn ông Châu Á, “không phải là người hào hoa phong nhã…Họ không trìu mến…Tôi nghĩ cá tính của tôi không phù hợp với nhiều đàn ông Châu Á vì tôi quá tự lập.…tôi có tinh thần hướng ngoại quá cao.”

Tôi đã từng nghe những người phụ nữ Việt Nam ở những độ tuổi khác nhau và ở những nơi khác nhau thể hiện sự buồn giận tương tự về đàn ông Việt. Mới đây, khi tôi ráng “làm mối” một người bạn nam cho một người nữ, tôi nhấn mạnh anh này chu đáo và hiện đại, anh ấy trưởng thành trong hoàn cảnh khó khăn nên biết lo cho mình và chăm sóc cho người khác, anh ấy nấu ăn ngon lành và lau nhà sạch sẽ.

"Các học giả về giới và Châu Á học khẳng định rằng việc Tây Phương ham thích phụ nữ Châu Á gắn liền với cái nhìn cho rằng họ mềm mỏng và dễ phục tùng. Vì vậy, việc đàn ông Tây theo đuổi đàn bà Châu Á gắn với mộng tưởng cứu giúp, thuần hoá và truyền bá văn minh cho xã hội Châu Á. Ngoài ra, mẫu đàn bà hiền lành và nghiêm trang dễ thu hút những đàn ông Tây có quan niệm truyền thống – họ ngờ vực ảnh hưởng của chủ nghĩa nữ quyền lên sắc đẹp và vai trò về giới."

Chị ấy trả lời, “Tất cả điều đó sẽ thay đổi khi anh ấy có vợ.” Câu này làm cho tôi phải cân nhắc rằng đàn ông Châu Á nên suy nghĩ lại thái độ của mình đối với tình bạn và tình yêu, công việc trong nhà và công việc nuôi con nếu muốn tránh cảnh cô đơn suốt đời.
Cái trần bằng tre

Tác giả Mỹ gốc Hàn Quốc, Wesley Yang, mới viết bài tranh luận trong New York Magazine khẳng định nhiều phòng làm việc ở Mỹ đã xuất hiện cái “trần bằng tre” có khả năng trấn áp một cách kín đáo người Châu Á không cho họ vươn lên. Ông Yang xác nhận trong những nghề làm ăn qua nhiều thập kỷ, người gốc Châu Á đã chiếm ưu thế như kinh doanh, luật, y khoa và công nghệ thông tin. Nhưng hiện nay có rất ít người Châu Á giành được vị trí quản lý và giám đốc.

Ông Yang tố cáo cái “thành kiến vô thức” này, nhưng lại phê bình nặng nề hơn những người Châu Á làm cho thành kiến kéo dài. Đặc biệt, sự bất tài của người Đông Á trong thể hiện tình cảm, sáng kiến và ý chí của họ, có nghĩa là có định kiến nhìn người Châu Á như người máy hơn là con người.

Nói cách khác, người Châu Á ở Phương Tây được đánh giá như xe máy Honda chắc chắn và bền, nhưng còn thiếu điểm đặc trưng hiện đại và mốt của xe máy Vespa và thua xa xe hơi BMW mạnh mẽ và sang trọng. Nghĩa là ở phương Tây nhân viên Châu Á được đánh giá xuất sắc, miễn là họ cúi đầu làm việc chăm chỉ và không đòi hỏi nhiều quá.

Tôi cũng thích sự hăng hái của ông Yang, nhưng tự hỏi liệu có phải ông Yang chống đối đạo đức Châu Á chỉ để phục tùng lý tưởng Mỹ về công việc và sự lãnh đạo. Hình như ông Yang đang kêu inh ỏi, “Chúng ta người Châu Á cũng trở thành phương Tây được!”

Điều này đưa ra một câu hỏi, “Người Châu Á có thể đạt được thành công và đóng góp cho phương Tây trong lúc còn trung thành với Châu Á không?” Tôi hy vọng câu trả lời là “Có thể”.
Châu Á hơn nữa

Việc thứ nhất mà người Châu Á trẻ nên suy xét là học thêm về cội nguồn của chính mình. Người Châu Á muốn di chuyển đến phương Tây nên nắm lịch sử, văn hóa, mâu thuẫn, thách thức và sắc thái xã hội gốc của chính mình. Không có kiến thức này, thì không bao giờ thay đổi định kiến về Châu Á ở Phương Tây được.

Đối với nhiều du học sinh Châu Á, việc thông thạo kiến thức xã hội, thời sự và di sản văn hóa của mình có nhiều lợi ích cho việc học tập. Nhiều khi, tôi chứng kiến sinh viên Châu Á ở Úc không thành công trong bài tiểu luận và công trình nghiên cứu hoặc không tham gia vào thảo luận trong lớp, không phải là vì kém tiếng Anh, mà vì thiếu những ví dụ, vấn đề và ý tưởng được rút ra từ kinh nghiệm của đất nước mình.

Tôi thường nghe nói những loại suy nghĩ và học hành kiểu Châu Á (cụ thể ở Việt Nam) là quá bị động, nên phải cải tạo cho năng động và sáng tạo hơn. Có thể ý kiến này đúng, tuy nhiên có mâu thuẫn trong việc đấu tranh để cho năng động và sáng tạo hơn nhưng rốt cuộc chỉ thành ra “như phương Tây thôi”.

Cuốn sách gây tranh cãi và bán chạy như tôm tươi của bà Amy Chua, Khúc chiến ca của Hổ mẹ, thăm dò những sự khác biệt rõ ràng trong phương pháp nuôi con của người Trung Quốc và người Tây. Bà Chua mô tả những chuyện kinh khiếp và hài hước khi nuôi hai đứa con gái: bắt chúng thi điểm cao nhất, từ chối niềm vui phù phiếm và bắt buộc học bài và tập chơi nhạc vài tiếng mỗi ngày.

"Người thanh niên Việt Nam chuyển đến phương Tây không cần sợ bị ô nhiễm văn hóa xa lạ làm cho mình mất thiêng. Chúng ta tồn tại ở giữa phương Đông, phương Tây và những nơi khác, và đồng thời vẫn là người Việt đầy kiêu hãnh."

Bà Chua nói học gạo “bị đánh giá thấp ở Hoa Kỳ”, trong khi bà cho rằng học gạo giúp làm tăng tiến trí óc, dũng cảm chịu đựng và cho ta cảm giác mình đạt thành tích nhờ gắng sức. Sau khi con mình trở nên xuất sắc – trong trường học, khi chơi piano, bơi lội – con mình sẽ thấy hoạt động ấy vui hơn và giá trị hơn (ý niệm này cũng được thể hiện rõ trong loạt phim TheKarate Kid và Kung Fu Panda). Bà mẹ hổ cho rằng: hổ con kiên tâm chứ không yếu đuối, bà mẹ luôn chuẩn bị chúng cho tương lai và chứng minh tình yêu của mẹ hổ qua hy sinh lớn lao.

Khi làm việc với vài trăm sinh viên Tây mỗi năm, tôi thấy là họ cũng nên mang tính Châu Á hơn một chút. Nhiều khi họ bỏ quên hai bổn phận chính của sinh viên: im lặng và nghe lời. Sinh viên Tây thường nghĩ họ có lợi khi tweet, blog, SMS, hơn là cần phải học từ thầy cô giáo hoặc trong sách vở. Đôi khi vì họ rất bận “multi-tasking” (làm nhiều công việc trong một lúc), họ không thu được kết quả gì. Đương nhiên, hiện nay nhiều sinh viên Châu Á cũng thiếu tập trung và thiếu sự rèn luyện trí óc; những người này cũng nên mang tính Châu Á hơn.

Để hiểu người Tây thấy người Ta như thế nào, bạn nên biết là mỗi bên không phải là hoàn hảo và mỗi bên đều có những điểm và tính cách có thể giúp bên kia. Dĩ nhiên người Việt đã biết điều này từ lâu. Trong lịch sử lâu dài, người Việt nhiều lần phải vay mượn, thích nghi, và pha trộn ảnh hưởng từ nước ngoài, những ảnh hưởng mà sau một thời gian người Việt xem chúng là “của mình”.

“Không có văn hóa tinh khiết,” là lời nhắc của nhà nghiên cứu Hữu Ngọc. “Tất cả là sự pha trộn.” Quan niệm này được chứng minh trong thần thoại nguồn gốc dân tộc (“con Rồng cháu Tiên”), ngôn ngữ (quốc ngữ), tôn giáo (tam giáo), thời trang (áo dài) và thức ăn (phở). Vì vậy, nếu quá khứ là hướng dẫn cho hiện tại, thì người thanh niên Việt Nam chuyển đến phương Tây không cần sợ bị ô nhiễm văn hóa xa lạ làm cho mình mất thiêng. Chúng ta tồn tại ở giữa phương Đông, phương Tây và những nơi khác, và đồng thời vẫn là người Việt đầy kiêu hãnh.

Tiến sĩ Kim Huỳnh là giảng viên tại Đại Học Quốc Gia Úc, đã đăng tiểu sử về gia đình mình trong cuốn Where the Sea Takes Us: A Vietnamese-Australian Story (HarperCollins 2008) và là một trong hai chủ bút của cuốn sách The Culture Wars: Australian and American Politics in the 21st Century (Palgrave MacMillan 2009). Bản gốc tiếng Việt được bà Hà Thị Thu Hương từ Trung tâm Integrated Culture and Language Studies (ICLS) chỉnh sửa đôi chút và BBC biên tập lại.
 

F4ChoDaiCo

Cựu Ban điều hành
#14
Ðề: Than Thở & Thở Than!

-------------------------------------------------
 
Chỉnh sửa cuối:

cuti

Thành viên tích cực
#15
Ðề: Than Thở & Thở Than!

Mấy bài viết của Cuti thấm quá và thực tế quá. Phải công nhận Cuti có nhiều kinh nghiệm đời ở đất Mỹ này thật. Mình đã sống và gia nhập đàn trâu Mỹ được 12 năm rồi nhưng chưa biết nhiều bằng Cuti. Bạn bè người Việt học college của mình đứa nào cũng than sao mà đi cày 8 tiếng/ngày, 5 ngày/tuần mà vẫn không có thời gian đi ăn nhậu. Mỗi ngày đều lái Mercedes/BMW láng cón đi làm mà chẳng có tiền mua vé máy bay về VN hàng năm. Đúng là được voi đòi tiên bạn nhỉ. Mỗi năm đóng $6,500 tiền bảo hiểm mà mua vé có $1,200 mà còn than, chẳng hiểu con người mình nữa. Con người chẳng bao giờ hài lòng với những gì mình đang có. Mình cũng đi cày sói trán nhưng mình rất hài lòng với những đồng lương xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Đi ra shops mua đồ dùng rất rẻ và rất chất lượng, xài đến khi mình đi đức rồi mà nó vẫn còn tốt. Khổ đâu không biết nhưng trước mắt xài đồ Mỹ cho sướng tay cái đã nè :1::1::1:
Cám ơn bạn co lời khen nhưng cuti đây không dám nhận là mình có nhiều kinh nghiệm sống hơn ai cả, có lẽ kinh nghiệm sống bên đó thì mình chắc chắn sẽ không bằng bạn vì cuti chưa có ngày nào sống bên đó cả nhưng cuti tiếp xúc vớu bạn bè, người thân nghe họ nói về cuộc sống của họ mà tự suy luận ra thôi. Bạn nói 1 câu rất chính xác đó là "bản chất con người của chúng rất là tham lam" được 1 sẽ đòi 2, được 2 rồi sẽ đòi 3... nhiều người đến lúc nhắm mắt suôi tay rồi vẫn còn "tham", người sống vì tiền thì vẫn chưa thỏa mãn và cho rằng mình còn quá nghèo, người thích "quyền" thì chết đi vẫn còn cho mình quá nhỏ bé chưa đủ uy quyền... xã hội ngày nay phát triển hiện đại như ngày nay cũng nhờ con người "tham" và không bao giờ hài lòng với những gì mình đang có... đó là mặt "tốt" của chữ "tham" nhưng tới 1 lúc nào đó lòng tham của con người phải biết dừng lại hoặc "giảm tốc" để cho mặt trái của chữ "tham" không có cơ hôi quay ngược lại hại chính mình nữa, và ai biết dừng lại chữ "tham" trong lòng mình thì người đó là người KHÔN NGOAN. Cuti có 1 anh bạn sau khi con cái học xong đại học tự nó có thể tự lo cho chúng nó anh ta bán 3 cái shop làm nail bên Mỹ mà mỗi tháng có thể mất đi thu nhập 1 số tiền khá lớn và quyết định sống bình thản với sô 1tiền có được đi du lịch khắp 5 châu sống không giàu nhưng cũng chẳng nghèo rất thỏai mái, bạn bè anh ta nói anh ta là "dại" đang làm ra tiền như thế lại bỏ đi là làm sao??? anh ta nói là 2/3 cuộc đời sống cho thiên hạ rồi bây giờ là lúc mình có cơ hội sống cho chính mình, thích gì làm đó tư do tư tại... ngược lại cuti cũng có 1 anh bạn có 5 công ty giao nhận hàng hóa anh này làm việc cật lực để có được cơ ngơi ai cũng phải them muốn, 1 ngày nọ trong 1 chuyến hàng giao nhận tại cảng làm việc cật lực vì chuyến hàng này quá quan trọng anh ta phải ở lại giải quyết, mệt quá mua 2 lon beer uống rồi vào xe hơi mở máy lạnh ngủ... và đó là lần cuối cùng trong đời anh ta được "ngủ"... kết quả xét nghiệm tử thi công an cho biết là do làm việc quá sức bị tai biến mạch máu não chết... ngày đi dự đám tang anh bạn mà lòng cuti thấy chát đắng tự hỏi gần chục năm anh ta gây dựng sự nghiệp để rồi như thế này à! chết trong cô quạnh lúc tắt thở trong cabin xe chắc chắn anh ta biết mình sẽ chết... ú ớ nhưng chẳng ai biết mà giúp... không người thân kg bạn bè lúc lâm chung... chán nhỉ!
 

Duy

Thành viên tích cực
#16
Ðề: Than Thở & Thở Than!

Đúng là đi đâu , ở đâu , giai đoạn nào trong cuộc đời cũng đều khổ cả . Chẳng thoát nổi đâu . Lo cho con cái có bằng cử nhân xong chắc xin vô chùa tu luôn . Kiếm chùa nào chiều chiều ngồi dước gốc Bồ đề làm vài lon nghe tiếng kinh kệ là sung sướng cuộc đời nhất .
 

obamasmartest

Thành viên mới
#17
Ðề: Than Thở & Thở Than!

xí,cho em than tí!!!:24::24::24:
sao bài em quote đúng ý với đúng trang ổng post lun mà xoá với lý do chả hiểu chuyện gì của vip ZIZ là sao?ai có thể explain giùm em đc ko.l001l001l001
dự là bác này mới bị nhằn nà.:24::24::24:
 

Luxubu

Thành viên tích cực
#18
Ðề: Than Thở & Thở Than!

Minh đơn giản hơn,Minh muốn con minh có cha,có mẹ,minh sợ xa mặt cách lòng,mình sợ ko bước qua được cám dỗ của tuổi trẻ,minh muốn gia đinh mình thật binh yên,sáng đi làm,tối về chơi với con 1 chut rồi đi ngủ,hạnh phuc giản đơn vậy thôi,đừng ngi rằng mình đi cày như 1 con trâu,hãy nghi minh di lam lo cho con,giống như cha mẹ minh đã lo cho mình:1:
 

ziz

Support
#20
Ðề: Than Thở & Thở Than!

xí,cho em than tí!!!:24::24::24:
sao bài em quote đúng ý với đúng trang ổng post lun mà xoá với lý do chả hiểu chuyện gì của vip ZIZ là sao?ai có thể explain giùm em đc ko.l001l001l001
dự là bác này mới bị nhằn nà.:24::24::24:
Chào obama26019 , trong topic của bất kì thành viên nào mà ở đó họ có những thắc mắc cụ thể cần tư vấn , thì bạn hoặc tôi hoặc các anh chị khác nếu hiểu biết về vấn đề đó thì tư vấn giúp họ một cách nghiêm túc , chứ không nên dùng những câu vô thưởng vô phạt hay chỉ dùng biểu tượng để diễn đạt vì điều này rất dễ mất thiện cảm của người hỏi với chính người trả lời . Cũng chính vì lẽ đó nên những bài không có mục đích rõ ràng mà được post trong hồ sơ của thành viên khác đều được coi là spam và bị xóa .

@ - Đơn giản chỉ là vậy , chứ những người làm công việc như chúng tôi không hề có thành kiến với bất kì thành viên nào trên diễn đàn . Mong bạn hiểu được ý của tôi và các anh chị trong BĐH , chúc bạn luôn vui vẻ cùng xnc.com . Thân mến .
 
Chỉnh sửa cuối: