United States of America

Azalea

Thành viên tích cực
#1
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Quốc kỳ



Quốc huy




Khẩu hiệu

"In God We Trust" (từ năm 1956 và được in trên đồng đô Mỹ, có nghĩa là "Chúng ta tin vào Thượng Đế")
"E Pluribus Unum" ("Từ nhiều thành một"; tiếng Latin truyền thống)

Quốc ca

The Star-Spangled Banner
(xem lời ở phía dưới)


Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (hay Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, xem lý do tên gọi phía dưới) là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần hoàn toàn trong tây bán cầu gồm 48 tiểu bang lục địa và thủ đô Washington DC, nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc, và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương.

Với 3,79 triệu dặm vuông (9,83 triệu km²) và 305 triệu dân, Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ ba hoặc thứ tư về tổng diện tích (bao gồm lục địa, các đảo & quần đảo) và cũng là nước có dân số đông thứ ba trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên toàn cầu, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất thế giới, với tổng sản phẩm nội địa (GDP) được ước tính cho năm 2008 là trên 14,3 ngàn tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh định, và gần 21% sức mua tương đương).

Quốc gia được thành lập ban đầu với mười ba thuộc địa thuộc Vương quốc Anh, nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các "tiểu quốc", cả 13 cựu thuộc địa này đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Các tiểu bang nổi loạn đã đánh bại Đế quốc Anh trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ, đây là cuộc chiến tranh thuộc địa giành độc lập đầu tiên thành công trong lịch sử.

Hội nghị Liên bang quyết định sử dụng bản Hiến pháp Hoa Kỳ hiện tại vào ngày 17 tháng 9 năm 1787. Việc thông qua bản hiến pháp một năm sau đó đã biến các cựu thuộc địa thành một phần của một nước cộng hòa duy nhất. Đạo luật nhân quyền Hoa Kỳ gồm có mười tu chính án hiến pháp được thông qua năm 1791. Trong thế kỷ 19, Hoa Kỳ đã mua hoặc đã chiếm được thêm lãnh thổ từ Pháp, Đế quốc Tây Ban Nha, Mexico, và Đế quốc Nga, sáp nhập Cộng hòa Texas và Cộng hòa Hawaii. Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ và ngăn ngừa sự chia xé quốc gia. Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ và Đệ nhất Thế chiến đã xác định vị thế siêu cường quân sự của Hoa Kỳ. Năm 1945, Hoa Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên có vũ khí hạt nhân sau Đệ nhị Thế chiến và là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Là siêu cường duy nhất còn lại sau thời Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ được nhiều quốc gia nhìn nhận như là một thế lực quân sự, văn hoá, và kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.

Tên gọi

Các cách viết tắt thông thường của United States of America gồm có United States, US, và USA. Các tên thông tục cho quốc gia này bao gồm thuật từ thường sử dụng là America (Mỹ) hay là the States. Thuật từ Americas để chỉ các vùng đất tây bán cầu được đặt vào đầu thế kỷ 16 theo tên của nhà thám hiểm kiêm chuyên gia vẽ bản đồ người Ý là Amerigo Vespucci. Tên đầy đủ của quốc gia này lần đầu tiên được dùng chính thức trong Tuyên ngôn Độc lập như sau "Tuyên ngôn nhất trí đồng thuận của 13 tiểu bang Hợp chúng quốc Hoa Kỳ" được "Các đại biểu của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ" chấp thuận ngày 4 tháng 7 năm 1776. Tên hiện tại được khẳng định một lần nữa vào ngày 15 tháng 11 năm 1777 khi Đệ nhị Quốc hội Lục địa chấp thuận Những Điều khoản Liên hiệp. Điều khoản đầu phát biểu như sau "Tên gọi của Liên bang này sẽ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ."

Tên Columbia cũng có một thời là tên thông dụng để chỉ châu Mỹ và Hoa Kỳ. Nó được lấy ra từ tên của Christopher Columbus, người khám phá ra châu Mỹ và tên này xuất hiện trong tên District of Columbia (chính là thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ). Hình tượng Columbia với đặc điểm của một người phụ nữ xuất hiện trên một số tài liệu chính thức, bao gồm một số loại tiền của Hoa Kỳ. Cách thông thường để nói đến một công dân Hoa Kỳ là dùng từ người Mỹ (American).

Trong tiếng Việt, tên Hợp Chúng Quốc Châu Mỹ là theo phiên âm Hán-Việt: Mỹ Lợi Kiên Hợp Chúng Quốc. Chữ "chúng", có nghĩa là "nhiều", nhưng cũng được viết thành "chủng" vì nhiều người nghĩ rằng từ đó có nghĩa là "chủng tộc", vì nước này nổi tiếng là một quốc gia đa chủng tộc, đa văn hóa. Do đó tên gọi Hợp Chủng Quốc hoặc Hiệp Chủng Quốc hiện nay được dùng khá phổ biến tại Việt Nam, kể cả trong một số văn kiện chính thức. Tuy nhiên, từ năm 2007, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công văn chính thức công nhận và đề nghị thống nhất sử dụng tên gọi "Hợp chúng quốc Hoa Kỳ".Mặc dù vậy, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội sử dụng tên "Hợp chúng quốc" và "Hợp chủng quốc", còn Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng tên "Hiệp chủng quốc".

"America" phiên âm Hán Việt là A Mỹ Lợi Gia, người Việt thường gọi tắt là Mỹ. Từ Hán-Việt "Hoa Kỳ" phát xuất từ quốc kỳ của nước này, với nhiều ngôi sao lấp lánh, giống như những bông hoa. Tên này vẫn dùng trong tiếng Việt, mặc dù trong tiếng Hán không còn dùng nữa.


Quốc kỳ

Quốc kỳ của Mỹ hiện nay với 13 sọc đỏ trắng tượng trưng cho 13 "thuộc địa độc lập" đầu tiên. 50 ngôi sao trắng trên nền xanh dương tượng trưng cho 50 tiểu bang.

Trong suốt lịch sử, lá cờ này đã từng thay đổi số lượng sọc & số lượng sao:

1/1/1776: Lá cờ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được cắm một cách đĩnh đạc và uy nghiêm trên đồi Prospect . Lá cờ này gồm 13 sọc đỏ-trắng xen kẽ nhau và được đặt ở nơi cao nhất ở phía bên trái của góc đường British Union Jack.

1776: Hội nghị liên bang lục địa toàn Hoa Kỳ sau khi bàn luận đã đi đến thống nhất như sau: Lá cờ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bao gồm 13 sọc, xen kẽ nhau giữa trắng và đỏ; trong đó gồm 13 sao trắng nằm giưã trong nền màu xanh, đại diện cho một chòm sao mới (các sao đại diện cho các bang Delaware, Pensylvania, New Jersey, Geogia, Connecticut, Massachusetts, Maryland, South Carolina, New Harnphire, Virgina, New York, North Carolina và Rhode Island)

5/1/1777: Một bài báo cáo về sự ra đời của lịch sử lá cờ nước Mỹ đã được nêu ra.

1787: Thuyền trưởng Robert Gray đã thực hiện một chuyến vòng quanh thế giới mang theo lá cờ trên chiếc thuyền (vòng quanh miền Nam nước Mỹ, đến Trung Quốc và nhiều nước khác). Ông ta đã khám phá ra bờ biển Columbia và đã đặt tên cho con tàu là tàu Columbia. Sự khám phá của ông dựa trên nền tảng các chính sách và đạo luật của chính phủ Mỹ.

1795: Lá cờ có 15 sao và 15 sọc ( Biểu tượng cho các bang Verrnont và Kentucky)

1818: Lá cờ có 20 sao và 13 sọc ( Biểu tượng cho các bang Tennessee, Ohio, Louisiana, Indiana và Mississipi) được quyết định sửa đổi vào lần thứ 4 là vào ngày 4/4/1818 và lá cờ đã được thêm vào 13 sọc và 1 sao .

1819: Lá cờ 21 sao (Biểu tượng cho bang Illinois)

1820: Lá cờ 21 sao (Biểu tượng cho hai bang Alabana và Maine)

1822: Lá cờ 23 sao (Biểu tượng cho bang Missors)

1836:Lá cờ 25 sao (Biểu tượng cho bang Arkasas)

1845: Lá cờ 27 sao (Biểu tượng cho bang Florida)

1846: Lá cờ 28 sao (Biểu tượng cho bang Texas)

1847: Lá cờ 29 sao (Biểu tượng cho bang Towa)

1848: Lá cờ 30 sao (Biểu tượng cho bang Wisconsin)

1851: Lá cờ 31 sao (Biểu tượng cho bang California)

1858: Lá cờ 32 sao (Biểu tượng cho bang Minnesota)

1859: Lá cờ 33 sao (Biểu tượng cho bang Oregon)

1861: Lá cờ 34 sao (Biểu tượng cho bang Kansas)

1863: Lá cờ 35 sao (Biểu tượng cho bangWest Virgina)

1865: Lá cờ 36 sao (Biểu tượng cho bang Nevada)

1867: Lá cờ 37sao (Biểu tượng cho bang Nebraska)

1877: Lá cờ 38 sao (Biểu tượng cho bang Colorado)

1890: Lá cờ 43 sao (Biểu tượng cho các bang North Dakota, South Dakota, Montana, Washington và Idaho)

1891: Lá cờ 44 sao (Biểu tượng cho bang Wyorning)

1896: Lá Cờ 45 sao (Biểu tượng cho bang Utah)

1908: Lá cờ 46 sao (Biểu tượng cho bang Oklahoma)

1912: Lá cờ 48 sao (Biểu tượng cho hai bang New Mexico và Arizona). Theo lệnh của những người đứng đầu chính phủ ra ngày 24/6/1912 - các biểu tượng ngôi sao được thiết lập và đưọc sắp xếp theo thứ tự mỗi bên.

1931: Lời nhận xét chính thức của quốc hội: Bài "The Star-Spangled Banner" cũng được chọn là quốc ca của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Sự chọn lựa này đã gây ra một niềm phấn khởi mà Francis Scott key đã bày tỏ trong bài viết của mình .

1945: Lá cờ đã tung bay trên quần đảo Harbol vào ngày 7/12/1941và sau đó ở trên nóc tòa Nhà Trắng vào ngày 14/8 khi mà chính phủ Mỹ chấp nhận hiệp ước trên.

3/8/1949: Tổng thống Truman đã ký một hiệp ước cho chính phủ lấy ngày 14/6 làm ngày Quốc kỳ .

1959: Lá cờ 49 sao (Biểu tượng cho bang Alaska). Sắc lệnh đặc biệt của Tổng thống Eisenhower ký ngày 3/1/1959 đã quyết định sắp xếp các ngôi sao thành 7 hàng. Mỗi hàng gồm 7 ngôi sao theo hàng dọc và hàng ngang. Sắc lệnh đặc biệt của Tổng thống Eisenhower ký ngày 21/8/1959 lại quyết định sắp xếp các ngôi sao 9 hàng ngang và 11 hàng dọc.

1960: Lá cờ 50 sao (Biểu tượng cho bang Hawaii).

1963: Lá cờ được Barry Bishop cắm trên đỉnh ngọn núi Everest .

20/7/1969: Ngọn cờ của Mỹ đã được Neil Amstrong , người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng từ trái đất , cắm lên mặt trăng .

12/12/1995: Qui định hiến pháp về sửa đổi quốc kỳ đã bị thượng nghị viện Mỹ bác bỏ. Theo qui định về sửa đổi quốc kỳ này thì đốt quốc kỳ sẽ bị xem là trọng tội.

Quốc ca

The Star-Spangled Banner, tạm dịch là Lá cờ ánh sao chói lọi, là quốc ca chính thức của Hoa Kỳ. Lời được viết bởi Francis Scott Key, một luật sư và nhà thơ nghiệp dư, sau khi ông chứng kiến cảnh pháo đài McHenry bị quân Anh oanh tạc trong Chiến tranh năm 1812. Phần nhạc do John Stafford Smith, một nhà soạn nhạc người Anh, sáng tác vào khoảng giữa thập niên 1760 (tên bài này là To Anacreon in Heaven).

To Anacreon in Heaven được Ralph Tomlinson đặt lời và nó trở thành bài hát chính thức của Anacreontic Society, hiệp hội nhạc sĩ tài tử viết nhạc trữ tình tại Luân Đôn. Bài hát nhanh chóng được phổ biến tại Anh Quốc và Hoa Kỳ.

Khoảng 50 năm sau, vào năm 1814, Francis Scott Key viết bài thơ The Star-Spangled Banner để hát với giai điệu của bài To Anacreon in Heaven. Đây được xem là ca khúc yêu nước và được phổ biến đến khắp mọi nơi trên xứ sở Cờ hoa.

31/03/1931, Quốc hội Hoa Kỳ đề nghị Tổng thống Herbert Hoover thông qua dự luật công nhận bài hát trên là Quốc ca Hoa Kỳ. Bài hát với lời thơ của Francis Scott Key và phần nhạc do John Stafford Smith viết. Hai tác giả đã qua đời mà không biết mình nhận được vinh dự cao quý đó.

The Star-Spangled Banner

I.
O, say can you see by the dawn's early light
What so proudly we hailed at the twilight's last gleaming?
Whose broad stripes and bright stars through the perilous fight,
O'er the ramparts we watched were so gallantly streaming?
And the rocket's red glare, the bombs bursting in air,
Gave proof through the night that our flag was still there.

Hợp xướng
O, say does that star-spangled banner yet wave
O'er the land of the free and the home of the brave?

II.
On the shore, dimly seen through the mists of the deep,
Where the foe's haughty host in dread silence reposes,
What is that which the breeze, o'er the towering steep,
As it fitfully blows, half conceals, half discloses?
Now it catches the gleam of the morning's first beam,
In full glory reflected now shines in the stream

Hợp xướng
'Tis the star-spangled banner! Oh long may it wave
O'er the land of the free and the home of the brave.

III.
And where is that band who so vauntingly swore
That the havoc of war and the battle's confusion,
A home and a country should leave us no more!
Their blood has washed out of their foul footsteps' pollution.
No refuge could save the hireling and slave
From the terror of flight and the gloom of the grave

Hợp xướng
And the star-spangled banner in triumph doth wave
O'er the land of the free and the home of the brave.

IV.
Oh! thus be it ever, when freemen shall stand
Between their loved home and the war's desolation!
Bles't with victory and peace, may the heav'n rescued land
Praise the Power that hath made and preserved us a nation.
Then conquer we must, when our cause it is just,
And this be our motto: "In God is our trust."

Hợp xướng
And the star-spangled banner in triumph shall wave
O'er the land of the free and the home of the brave.


Bài hát đã được nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm, hiện sống tại San Jose, California, đặt lời tiếng Việt.

Ô! Kìa bầu trời cao.
Phất phới bay cờ sọc sao.
Dù trời sáng hay ban chiều
Nhìn cờ bay với bao tự hào
Giữa sa trường đầy gian lao
Vẫn tung bay cờ sọc sao
Lồng lộng gió trên chiến hào
Hồn non sông hiên ngang vẫy chào.
Đầy trời rền vang tiếng phá
Tiếng bom gào như xé gió
Hãy vững tin trong đêm dài
Nhìn lên lá cờ còn đây

Điệp khúc:
Người ơi hay chăng lá cờ hào hùng, trong gió bay vẫy vùng.
Miền Tự Do lòng ta yêu dấu! Là quê hương những anh hùng.

(Còn tiếp)

Azalea tổng hợp từ Wikipedia & nhiều nguồn.
 

Azalea

Thành viên tích cực
#2


Thủ đô: Washington D.C (38°53′B, 77°02′T)
Thành phố lớn nhất: Thành phố New York
Ngôn ngữ quốc gia: tiếng Anh (đứng thứ 2 là tiếng Tây Ban Nha)
Chính phủ: Liên bang, Cộng hòa lập hiến
- Tổng thống: Barack Obama
- Phó tổng thống: Joe Biden
- Chủ tịch Hạ viện: Nancy Pelosi
- Thẩm phán trưởng: John Roberts
Giành độc lập từ Anh:
- Tuyên bố: 4 tháng 7 năm 1776
- Được công nhận: 3 tháng 9 năm 1783
Diện tích:
- Tổng số: 9,826,630 km² (3,793,079 mi²)
- Nước (%): 6,76
Dân số:
- Ước lượng 2010: 308.586.000
- Điều tra 2000: 281.421.906
- Mật độ: 31 /km² (80 /sq mi)
GDP (PPP)(Ước tính 2007):
- Tổng số: 14.334 tỉ đô la
- Theo đầu người: 47.025 đô la
Gini (2005): 46,9
HDI (2008): 0,948
Đơn vị tiền tệ: Đô la Mỹ ($) (USD)
Múi giờ :UTC-5 đến -10
- Mùa hè (DST): UTC-4 đến -10
Tên miền Internet: .us .gov .mil .edu
Mã số điện thoại: +1
Số khẩn cấp: 911

Địa lý

Hoa Kỳ là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, trước hoặc sau Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, tùy theo hai lãnh thổ mà Ấn Độ và Trung Hoa đang tranh chấp có được tính vào lãnh thổ Trung Hoa hay không. Nếu chỉ tính về phần mặt đất thì Hoa Kỳ lớn hạng ba sau Nga và Trung Hoa nhưng đứng ngay trước Canada (Canada lớn hơn Hoa Kỳ về tổng diện tích nhưng phần lớn lãnh thổ phía bắc của Canada là những khối băng, không phải là mặt đất). Hoa Kỳ Lục địa trải dài từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương và từ Canada đến Mexico và Vịnh Mexico. Alaska là tiểu bang lớn nhất về diện tích, giáp Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương và bị Canada chia cách khỏi Hoa Kỳ Lục địa. Hawaii gồm một chuỗi các đảo nằm trong Thái Bình Dương, phía tây nam Bắc Mỹ. Puerto Rico, lãnh thổ quốc hải đông dân nhất và lớn nhất của Hoa Kỳ, nằm trong đông bắc Caribbe. Trừ lãnh thổ Guam và phần cận tây nhất của Alaska, hầu như tất cả Hoa Kỳ nằm trong tây bán cầu.

Sâu trong đất liền của vùng đồng bằng sát duyên hải Đại Tây Dương là các khu rừng dễ rụng lá theo mùa và các ngọn đồi chập chùng của vùng Piedmont. Dãy núi Appalachian chia vùng sát duyên hải phía đông ra khỏi vùng Ngũ Đại Hồ và thảo nguyên Trung Tây. Sông Mississippi-Missouri là hệ thống sông dài thứ tư trên thế giới chảy qua giữa nước Mỹ theo hướng chính là bắc-nam. Vùng đồng cỏ phì nhiêu và bằng phẳng của Đại Bình Nguyên trải dài về phía tây. Rặng Thạch Sơn (Rocky) ở rìa phía tây của Đại Bình Nguyên kéo dài từ bắc xuống nam băng ngang lục địa và có lúc đạt tới độ cao hơn 14.000 ft (4.300 m) tại Colorado. Vùng phía tây của Rặng Thạch Sơn đa số là hoang mạc như Hoang mạc Mojave và Đại Bồn Địa có nhiều đá. Dãy núi Sierra Nevada chạy song song với Rặng Thạch Sơn và tương đối gần duyên hải Thái Bình Dương. Ở độ cao 20.320 ft (6.194 mét), Núi McKinley của Alaska là đỉnh cao nhất của Hoa Kỳ. Các núi lửa còn hoạt động là thường thấy khắp Quần đảo Alexander và Quần đảo Aleutian. Toàn bộ tiểu bang Hawaii được hình thành từ các đảo núi lửa nhiệt đới. Siêu núi lửa nằm dưới Công viên Quốc gia Yellowstone trong Rặng Thạch Sơn là một di thể núi lửa lớn nhất của lục địa.

Vì Hoa Kỳ có diện tích lớn, trải dài và có địa hình đa dạng nên đất nước này gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, bán khô hạn trong Đại Bình Nguyên phía tây kinh tuyến 100 độ, khí hậu hoang mạc ở Tây nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, và khô hạn ở Đại Bồn Địa. Thời tiết hiếm khi khắt nghiệt, các tiểu bang giáp ranh Vịnh Mexico thường bị đe dọa bởi bão và phần lớn lốc xoáy của thế giới xảy ra trong Hoa Kỳ Lục địa, chủ yếu là miền Trung Tây.


Bản đồ địa hình Hoa Kỳ (có thể click vào ĐÂY để xem bản đồ với kích thước tối đa, nhìn rõ tên từng thành phố)


Môi trường

Với nhiều vùng sinh trưởng từ khí hậu nhiệt đới đến địa cực, cây cỏ của Hoa Kỳ rất đa dạng. Hoa Kỳ có hơn 17.000 loài thực vật bản địa được xác định, bao gồm 5.000 loài tại California (là nơi có những cây cao nhất, to nhất, và già nhất trên thế giới). Hơn 400 loài động vật có vú, 700 loài chim, 500 loài bò sát và loài sống trên cạn dưới nước, và 90.000 loài côn trùng đã được ghi chép thành tài liệu. Vùng đất ngập nước như Everglades của Florida là nơi sinh sôi của phần nhiều các loài đa dạng vừa nói. Hệ sinh thái của Hoa Kỳ còn có hàng ngàn loài động thực vật lạ, không phải xuất xứ bản địa và thường gây tác hại đến các cộng đồng động thực vật bản địa. Đạo luật các loài có nguy cơ tuyệt chủng năm 1973 đã giúp bảo vệ các loài vật hiếm quí, có nguy cơ tuyệt chủng. Nơi cư ngụ của các loài được bảo vệ thường xuyên được Cục bảo vệ Hoang dã và Cá Hoa Kỳ theo dõi.

Năm 1872, công viên quốc gia đầu tiên trên thế giới được thiết lập tại Yellowstone. Năm mươi bảy công viên quốc gia khác và hàng trăm công viên và rừng do liên bang đảm trách khác đã được hình thành từ đó. Các khu hoang dã đã được thiết lập quanh khắp quốc gia để bảo đảm việc bảo vệ nơi cư ngụ ban sơ của các loài động thực vật một cách dài hạn. Tổng cộng, chính phủ Hoa Kỳ đã sử dụng 1.020.779 dặm vuông (2.643.807 km²), hay 28,8% tổng diện tích đất của quốc gia cho việc này. Các công viên và đất rừng được bảo vệ chiếm đa số phần đất được huy động.

Cho đến tháng 3 năm 2004, khoảng 16% đất công cộng dưới quyền của Cục Quản lý Đất đã được thuê mướn cho việc khoan tìm khí đốt thiên nhiên và dầu hỏa thương mại; đất công cũng được cho thuê để khai thác mỏ và chăn nuôi bò. Hoa Kỳ là nước thải khí carbon dioxide đứng thứ hai sau Trung Hoa trong việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch. Chính sách năng lượng của Hoa Kỳ bị bàn cãi khắp nơi; nhiều lời kêu gọi đưa ra yêu cầu đất nước này nên đóng vai trò lãnh đạo trong cuộc chiến chống hiện tượng nóng lên của trái đất.

Tiểu bang

Hoa Kỳ là một liên bang gồm 50 tiểu bang. Mười ba tiểu bang ban đầu là hậu thân của mười ba thuộc địa nỗi loạn chống sự cai trị của Vương quốc Anh. Đa số các tiểu bang còn lại đã được thành lập từ những lãnh thổ chiếm được qua chiến tranh hay được chính phủ Hoa Kỳ mua lại. Ngoại trừ Vermont, Texas, và Hawaii; mỗi tiểu bang vừa kể xưa kia là một cộng hòa độc lập trước khi gia nhập vào liên bang. Trừ một khoảng thời gian tạm thời các tiểu bang miền nam ly khai trong Nội chiến Hoa Kỳ, con số tiểu bang của Hoa Kỳ chưa bao giờ bị thu nhỏ lại. Trong lịch sử Hoa Kỳ từ thời mới lập quốc, có ba tiểu bang được thành lập từ lãnh thổ của các tiểu bang đã tồn tại: Kentucky từ Virginia; Tennessee từ Bắc Carolina; và Maine từ Massachusetts. Tây Virginia tự tách ra khỏi Virginia trong Nội chiến Hoa Kỳ. Ngoài ra, các ranh giới tiểu bang phần lớn là không thay đổi; trừ vài lần chính duy nhất là Maryland và Virginia nhường một phần đất để thành lập Đặc khu Columbia (phần đất của Virginia sau đó được trả lại); một lần nhường đất của Georgia; và việc mở rộng tiểu bang Missouri và Nevada. Hawaii trở thành tiểu bang gần đây nhất là ngày 21 tháng 8 năm 1959.

Các tiểu bang bao phủ phần lớn lãnh thổ rộng lớn của Hoa Kỳ; các vùng khác được xem là lãnh thổ không thể bị chia cắt của quốc gia là Đặc khu Columbia, thủ đô của Hoa Kỳ; và Đảo Palmyra, một lãnh thổ đã được sát nhập nhưng không có người ở trong Thái Bình Dương. 13 trong 14 lãnh thổ của Hoa Kỳ chưa được sát nhập chính thức vào Hoa Kỳ nên tình trạng chính trị có thể thay đổi trong tương lai (được phép độc lập, trở thành tiểu bang hay vẫn giữ nguyên tình trạng hiện tại). Thí dụ Puerto Rico đã từng được phép tiến hành trưng cầu dân ý để thay đổi tình trạng chính trị của lãnh thổ nhưng cuối cùng chọn giữ nguyên tình trạng hiện tại.



(còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

Azalea

Thành viên tích cực
#3
Kinh tế

Hoa Kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, và hiệu suất cao. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổng sản phẩm nội địa của Hoa Kỳ hơn 13 ngàn tỉ đô la chiếm 20% tổng sản phẩm thế giới. Đây là lượng tổng sản phẩm nội địa lớn nhất thế giới, lớn hơn một chút so với tổng sản phẩm nội địa kết hợp của Liên hiệp châu Âu ở sức mua tương đương năm 2006. Hoa Kỳ đứng hạng 8 thế giới về tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng tư về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương đương. Hoa Kỳ là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng nhì.Canada, Trung Hoa, Mexico, Nhật Bản, và Đức là các bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ. Hàng xuất cảng hàng đầu là máy móc điện, trong khi xe hơi chiếm vị trí hàng đầu về nhập cảng. Nợ quốc gia của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới; năm 2005 chiếm 23% tổng số nợ toàn thế giới. Tính theo phần trăm tổng sản phẩm nội địa, nợ của Hoa Kỳ xếp thứ 30 trong số 120 quốc gia mà số liệu sẵn có.

Hoạt động tư nhân chiếm phần lớn nền kinh tế. Hoạt động kinh tế của chính phủ chỉ chiếm 12,4% tổng sản phẩm nội địa. Nền kinh tế là hậu công nghiệp, với khía cạnh dịch vụ đóng góp khoảng trên 75% tổng sản phẩm nội địa. Ngành thương nghiệp dẫn đầu, tính theo tổng doanh thu là buôn bán sỉ và lẻ; theo lợi tức khấu trừ là tài chánh và bảo hiểm. Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường công nghiệp với các sản phẩm hóa học dẫn đầu ngành sản xuất. Hoa Kỳ là nước sản xuất dầu lớn hạng ba trên thế giới và nước tiêu thụ dầu đứng hạng nhất. Đây là nước sản xuất năng lượng điện và hạt nhân số một của thế giới cũng như khí đốt thiên nhiên hóa lỏng, nhôm, sulfur, phosphat, và muối. Nông nghiệp chỉ chiếm 1% GDP nhưng chiếm 60% sản xuất nông nghiệp của thế giới. Vụ mùa hái ra nhiều tiền nhất của Hoa Kỳ là cần sa, mặc dù luật liên bang nghiêm cấm trồng và bán loại cây này.

Ba phần tư các cơ sở làm ăn tại Hoa Kỳ không có lập sổ lương bổng, nhưng chúng chỉ chiếm một phần nhỏ giao dịch. Các hãng có sổ lương từ 500 hoặc nhiều hơn chiếm 49,1% tất cả các công nhân được trả lương; năm 2002, chiếm 59,1% giao dịch. Hoa Kỳ xếp hạng ba trong danh sách chỉ số thuận lợi làm ăn của Ngân hàng Thế giới. So với châu Âu, tài sản của Hoa Kỳ và thuế lợi tức thu được từ các tập đoàn thông thường cao hơn trong khi thuế tiêu thụ và nhân lực thấp hơn. Sở Giao dịch Chứng khoán New York là lớn nhất thế giới tính theo giá trị đô la.

Năm 2005, 155 triệu người làm việc có lãnh lương, trong đó có 80% làm việc toàn thời gian. Phần đông khoảng 79% làm việc trong ngành cung cấp dịch vụ. Với khoảng 15,5 triệu nhân công, chăm sóc sức khỏe và trợ giúp xã hội là hai lĩnh vực mướn nhân công hàng đầu. Khoảng 12% công nhân Mỹ thuộc thành viên công đoàn, so với 30% tại Tây Âu. Hoa Kỳ đứng hạng nhất về vấn đề dễ mướn và sa thải công nhân theo Ngân hàng Thế giới. Người Mỹ có chiều hướng làm việc nhiều giờ hơn mỗi năm so với công nhân tại các quốc gia phát triển khác, dùng ngày nghỉ phép ít hơn và ngắn hơn. 1973 – 2003, công việc một năm cho một người Mỹ trung bình tăng 199 giờ. Kết quả, Hoa Kỳ vẫn là nước có hiệu xuất lao động cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không còn dẫn đầu hiệu xuất sản xuất tính trên mỗi giờ như đã từng dẫn vào khoảng giữa hai thập niên 1950 và 1990; công nhân tại Na Uy, Pháp, Bỉ, và Luxembourg hiện nay là các nước có hiệu xuất sản xuất trên giờ lao động cao hơn.

Lợi tức, phát triển con người, và giai cấp xã hội

Theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, lợi tức trung bình của mỗi hộ gia đình trước khi đóng thuế trong năm 2005 là 46.326 đô la. Tính trung bình hai năm, có mức từ 60.246 đô la ở New Jersey đến 34.396 đô la ở Mississippi. Dùng tỉ lệ hoán đổi sức mua tương đương, các mức lợi tức này tương đương với mức lợi tức tìm thấy tại các quốc gia hậu công nghiệp khác. Khoảng 13% người Mỹ sống dưới mức nghèo do liên bang ấn định. Hiện nay, do cuộc đình trệ kinh tế vừa qua, số người Mỹ nghèo (gần 37 triệu) vượt qua con số của năm 2001 đến 4 triệu người. Hoa Kỳ đứng hạng 8 trên thế giới trong Báo cáo Phát triển Con người năm 2006 của UNDP. Một cuộc nghiên cứu năm 2007 của UNICEF về sự phúc lợi của trẻ em trong 21 quốc gia công nghiệp hoá, bao gồm một tầm mức rộng lớn các yếu tố, đã xếp Hoa Kỳ gần chót.

Giữa 1967 – 2005, lợi tức trung bình của hộ gia đình tăng 30,6% tính theo giá trị đồng đô la không thay đổi theo thời gian, phần lớn là vì con số gia tăng các hộ gia đình có người làm hai công việc. Năm 2005, lợi tức trung bình của các hộ gia đình không có người già giảm năm thứ 5 liên tiếp. Mặc dù tiêu chuẩn sống có cải thiện đối với hầu như tất cả các giai cấp từ cuối thập niên 1970, sự khác biệt lợi tức đã gia tăng đáng kể. Phần lợi tức mà 1% dân số đứng đầu danh sách nhận được đã tăng đáng kể trong khi phần lợi tức của 90% dân số ở cuối danh sách lại giảm. Sự sai khác lợi tức giữa hai nhóm trong năm 2005 cũng lớn bằng trong năm 1928. Theo chỉ số chuẩn Gini, sự khác biệt về lợi tức tại Hoa Kỳ cao hơn bất cứ một quốc gia nào ở châu Âu. Một số kinh tế gia như Alan Greenspan cho rằng sự khác biệt lợi tức tăng cao sẽ là điều đáng quan ngại.

Trong lúc các giai cấp xã hội Mỹ thiếu ranh giới định nghĩa rõ ràng, các nhà xã hội học nói rằng giai cấp xã hội là một biến số xã hội quan trọng. Nghề nghiệp, tiếp thu giáo dục, và lợi tức được dùng như những chỉ số chính nói đến tình trạng kinh tế xã hội. Dennis Gilbert của Cao đẳng Hamilton đã đề nghị một hệ thống, được những nhà xã hội học khác áp dụng, gồm có sáu giai cấp xã hội:
1. giai cấp thượng lưu hay tư bản gồm những người giàu có và quyền lực (1%)
2. giai cấp thượng trung lưu gồm các nhà nghiệp vụ có giáo dục cao (15%)
3. gia cấp trung lưu gồm những người bán nghiệp vụ và các thợ lành nghề (33%)
4. giai cấp lao động gồm những người lao động chân tay và thơ ký (33%)
5. giai cấp lao động nghèo (13%)
6. giai cấp hạ cấp nhất, phần lớn là thất nghiệp (12%).
Sự giàu có tập trung cao độ: 10% dân số giữ 69,8% sự giàu có của toàn quốc gia, đứng hạng nhì so với bất cứ quốc gia dân chủ phát triển nào. 1% đứng đầu danh sách giữ 33,4% sự giàu có, bao gồm phân nửa tổng giá trị cổ phiếu giao dịch công khai. Nhưng bù lại, thuế thu nhập ở Hoa Kỳ đánh vào người giàu rất nặng, thông thường là vào khoảng 40%. Từ số tiền thuế đánh vào người giàu, chính phủ sẽ sử dụng chúng để hoàn trả lại thuế cho người nghèo, hỗ trợ cho người có thu nhập trung bình nhưng có con nhỏ, trợ cấp tài chính và y tế miễn phí cho người già, trẻ em dưới tuổi trưởng thành, người bệnh không còn khả năng lao động ... vv.

Khoa học và kỹ thuật

Hoa Kỳ đã và đang dẫn đầu trong việc sáng tạo kỹ thuật và nghiên cứu khoa học từ cuối thế kỷ 19, hấp dẫn các di dân như Albert Einstein. Phần lớn quỹ nghiên cứu và phát triển (khoảng 64%) đến từ phía tư nhân. Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới trong các tài liệu nghiên cứu khoa học và yếu tố tác động. Năm 1876, Alexander Graham Bell được cấp bản quyền chế tạo điện thoại lần đầu tiên. Phòng thí nghiệm của Thomas Edison phát triển được máy hát (phonograph), bóng đèn điện cháy bền đầu tiên, và máy thu hình bền đầu tiên. Trong đầu thế kỷ 20, các công ty chế tạo xe hơi như Ransom Olds và Henry Ford đã đi đầu trong việc sản xuất theo phương pháp dây chuyền. Năm 1903, Anh em nhà Wright chế tạo một thứ được công nhận như là máy bay đầu tiên. Trong Đệ nhị Thế chiến, Hoa Kỳ phát triển vũ khí nguyên tử, báo hiệu thời đại nguyên tử. Cuộc đua vũ trụ đã tạo ra những bước tiến nhanh trong lãnh vực phát triển hỏa tiễn, khoa học vật chất, máy vi tính, và nhiều lĩnh vực khác. Hoa Kỳ là nước chính yếu phát triển Arpanet là tiền thân của Internet. Người Mỹ hưởng được dịch vụ cao, các hàng hóa tiêu dùng kỹ thuật. Gần như phân nửa hộ gia đình Hoa Kỳ có dịch vụ Internet băng thông rộng (Broadband Internet). Hoa Kỳ là quốc gia phát triển và trồng trọt chính yếu thực phẩm biến đổi zen; hơn phân nửa những vùng trên đất thế giới được dùng trồng các vụ mùa kỹ thuật sinh học là ở Hoa Kỳ.

Giao thông

Đến năm 2003, có khoảng 759 xe hơi cho 1.000 người Mỹ so với 472 chiếc mỗi 1.000 cư dân của Liên Hiệp châu Âu một năm sau đó, tức là năm 2004. Khoảng 39% xe cá nhân là xe Van, xe SUV, hay xe có sàn chở hàng loại nhỏ. Người Mỹ trưởng thành trung bình dành khoảng 55 phút mỗi ngày lái trên đoạn đường dài trung bình 29 dặm Anh (47 km). Hệ thống đường sắt nhẹ chở khách liên thành phố của Hoa Kỳ tương đối yếu kém. Chỉ có 9% tổng số lượt đi làm ở Hoa Kỳ là dùng giao thông công cộng so với 38,8% tại châu Âu. Việc sử dụng xe đạp rất ít, thua xa mức độ sử dụng của châu Âu. Công nghệ hàng không dân sự hoàn toàn tư hữu hóa trong lúc đa số các phi trường chính là của công. Năm hãng hàng không lớn nhất trên thế giới tính theo số khách hàng được vận chuyển đều là của Hoa Kỳ; American Airlines là công ty hàng không lớn nhất thế giới. Trong số 30 phi trường hành khách bận rộn nhất trên thế giới thì có 16 là ở Hoa Kỳ, với Phi trường Quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta (ATL) là phi trường bận rộn nhất thế giới.