Vặt trần những chiêu thức lừa đảo du học Mỹ

#1
Vặt trần những chiêu thức lừa đảo du học Mỹ

Hầu hết các học sinh Việt, có ý định du học ở Mỹ, rất mơ hồ hay hoàn toàn không biết hệ thống giáo dục Mỹ khác với hệ thống giáo dục Việt Nam như thế nào. Vì không biết hay không chịu tìm hiểu cho nên học sinh Việt dễ bị bởi các công ty tổ chức tư vấn du học lừa hơn là học sinh các quốc gia khác. Bài viết này chỉ nhằm mục đích lột trần các mánh khoé lừa bịp các học sinh để lấy tiền.

Học sinh cao đẳng
Nhiều học sinh sau khi học xong chương trình cao đẳng, vì lý do gì đó thi không đậu vào đại học ở Việt Nam, lại không chịu tìm hiểu về đại học ở nứớc ngoài (Mỹ) nên tìm tới các tổ chức tư vấn du học rồi giao hết mọi chuyện cho họ. Một trong các khoản phí mà các tổ chức này tính học sinh là chuyển học bạ qua tín chỉ của hệ thống tính điểm của Mỹ là tín chỉ và điểm các môn (Credits & GPA). Một hồ sơ du học liên thông, trung bình các tổ chức tư vấn du học, tính từ $2000 - $3000 USD, thậm chí có ngừoi trả tới $15,000 USD/ 1ngừoi như trừong hợp của ông Dũng ở Định Quán, tỉnh Đồng Nai. (Theo VNExpress http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2007/07/3b9f852d/ )

Phí du học liên thông bao gồm những gì? Theo lời kể của em có tên trên mạng là xxx. gồm: Phí chuyển tín chỉ $1600 USD, phí xin học $300 USD, phí xin I-20 $300, phí dịch vụ $200, phí tập dợt phỏng vấn visa $450 và cộng thêm phí xin hẹn visa $200 USD +$160, phí SEVIS $200 + $150, nếu phỏng vấn visa thành công hợp đồng thửơng cho công ty là $1500 USD, chưa tính nếu phải làm giấy chứng minh tài chính khoảng $2000 USD nữa. Nếu học sinh này có visa Mỹ và nếu phải học Anh văn trứơc, thì sẽ phải đóng trước tiền học cho trừơng từ $4500 - $10,000 USD.

Với đủ thứ phí như vậy thật sự những tổ chức tư vấn du học này làm những gì cho học sinh?

  • o Điền đơn xin học online – công việc này chỉ mất 15 phút. Phi xin học từ $0 - $100 tuỳ trừong
    o Điền đơn và đóng tiền phí SEVIS online – Phí SEVIS trả cho chính phủ Mỹ là $200 USD
    o Điền đơn xin hẹn phỏng vấn và phí visa $160 USD
    o Giao cho học sinh các câu hỏi và trả lời thực tập phỏng vấn visa
Tất cả các việc làm trên chỉ mất không hơn 1 giờ, vậy những khoản phí tính cho các việc còn lại là ai làm và tốn khoảng bao nhiêu tiền?

  • o Chuyển tín chỉ tiếng anh gọi là “Credential Evaluation – Kiểm định bằng cấp và học bạ. Công việc kiểm định và giám định bằng cấp phải do một công ty/tổ chức được công nhận ở Mỹ. Công ty hay tổ chức được hầu hết các trường đại học Mỹ công nhận là: www.wes.org; www.foreigncredits.com v.v., một bản kiểm định đầy đủ nhất chỉ tốn khoảng $150 - $250 USD. Bản chuyển dịch qua tiếng Anh ở Việt Nam không đựoc chấp nhận, và hiện tại chưa có một công ty hay tổ chức nào ở Việt Nam đựoc Mỹ cấp giấy phép và công nhận để làm giám định bằng cấp.
    o Sau khi đựơc trường nhận vào học, trường sẽ cấp I-20 và gởi về tận nhà cho học sinh. I-20 hoàn toàn là miễn phí. Các tổ chức tư vấn du học thừơng để trường gởi I-20 về địa chỉ của họ, để yêu sách học sinh phải trả thêm tiền.
    o Phí visa $160, SEVIS $200
Chi phí cho một bộ hồ sơ du học từ $360 - $600 USD công thêm khoảng $300 USD cho các công ty dịch vu tư vấn là hợp lý. Khi học sinh tới Mỹ học và trả tiền học cho trừong thì trường bên Mỹ sẽ trả cho các công ty/tổ chức số tiền gọi là tiền giới thiệu học sinh, trung bình là 15% tính trên tiền học phí. Như vậy tối thiểu các công ty/ tổ chức tư vấn du học sẽ nhận đựoc khoảng $1300 USD trở lên cho dịch vụ mà họ cung cấp cho học sinh.


Chương trình giao lưu văn hoá – International Student Exchange Program

Là chưong trình trao đổi học sinh giữa hai quốc gia ở bậc trung học phổ thông (THPT) và đại học. Học sinh Việt Nam chỉ biết chương trình này giới hạn ở bậc THPT, ít có ai biết bậc đại học cũng có. Chương trình này nếu 2 trường này có liên kết và được chính phủ bảo trợ thì hoàn toàn miễn phí. Theo luật của sở di trú Hoa Kỳ, chương trình này giới hạn là 1 năm. Học sinh nào muốn đi qua các tổ chức bất vụ lợi thì chỉ phải trả tiền vé máy bay – và bảo hiểm y tế cho 1 năm – chi phí di chuyển, sách vở, đồng phục (nếu có) trong lúc học. Các chi phí khác như: học phí là miễn phí; ăn ở thì do nhà host lo hết.

Thông thường học sinh các quốc gia chỉ học 1 khoá (6 tháng) rồi trở về nước tiếp tục học hết bậc THPT. Một số ít có ý định học đại học ở Mỹ sẽ chuyển qua trường tư học và đổi visa từ J-1 qua F-1. Một số rất ít học sinh mà cha/mẹ thường xuyên tới Mỹ kinh doanh hay làm việc sẽ đựợc tiếp tục học miễn phí THPT công lập, hoặc đồng ý trả số tiền bằng với tiểu bang chi cho 1 học sinh ở Mỹ (Khoảng $3000 - $10000/năm tuỳ tiểu bang) .

Trung bình các tổ chức dịch vụ giao lưu văn hoá sẽ tính từ $10,000 - $18,000 USD. Trong khi chương trình này nếu biết cách thì không phải trả tiền. Vả lại thực sự đi học theo chương trình này có giúp ích cho học sinh Việt Nam hay không? www.experimentinternational.org

Bậc đại học là sự liên kết giữa hai trường đại học (Gọi là sister school), bậc cao học hay chuyên nghiệp thì thường biết đến qua học bổng Fullbright http://vietnam.usembassy.gov/educational_exchange.html

Chưong trình Pre MBA

Chương trình này đựoc các công ty quảng cáo bằng những danh từ rất là ‘HOA MỸ’ như: “những nhà trí thức giàu kinh nghiệm, có khả năng lãnh đạo” hay ”Learn from the Best to be the Best”. Học sinh bị thuyết phục như học tiếng Anh trứoc 1 khoá rồi vào học MBA, rồi thì học bổng toàn phần, học bổng bán phần v.v.,

Thật là buồn cho tương lai đất nước Việt Nam. Những người mà trình độ đại học trở lên, cho dù không biết tiếng Anh, tại sao không tự đặt câu hỏi “Pre-MBA là cái quái gì?”. Chính những người này đã từng miệt mài học thi rồi thi vào đại học, tại sao lại quên rằng, tất cả các trường đại học trên thế giới bao gồm luôn Việt Nam có phần gọi là “Admission requirements – Yêu cầu đầu vào”. Vậy chưong trình Pre-MBA họ sẽ dạy những gì cho học sinh:
  • Cơ bản là Anh văn, để chuẩn bị cho học sinh thi TOEFL và GMAT do các công ty như American Language Institution hay Kapplan. Giảng viên dạy ESL không phải do các giáo sư trường đại học phu trách, cũng không phải do những ngừời có bằng sư phạm dạy. Giảng viên phần nhiều là những người biết tiếng Anh, qua 1 khoá huấn luyện dạy ESL rồi được làm công việc này.
  • Các trường đại học ở Mỹ được chấp nhận (Accredited school) chỉ chấp nhận chuyển tiếp tín chỉ các lớp Anh văn từ cấp 100 trở lên, không chấp nhận tín chỉ của bất cứ lớp ESL nào.
  • Một số trường đại học công lập thuộc hệ thống California State University như Cal LA, Cal Eastbay vì chất lượng giảng dạy quá yếu kém nên năm 2010 bộ giáo dục tiểu bang California bắt buộc tất cả học sinh điểm kém phải học và thi Anh văn. Số lựong học sinh giảm nên mấy trừong này mới bày cái trò Pre-MBA để thu hút học sinh quốc tế. Vậy chương trình Pre-MBA gồm những môn học nào:
    • Intensive English (Hay chỉ là ESL English as A Second Language)
    • Kế toán 500 – Luật thưong mại 500 – Kinh tế vĩ/vi mô – khái niệm marketing – Nguyên lý quản lý – Hệ thống thông tin trong quản trị - Nói chung đây là giáo trình giảng dạy của năm thứ 1 & 2 của bậc cao đẳng hay đại học ở Mỹ cũng như Việt Nam.
Học xong chương trình Pre-MBA tất cả các học sinh phải nộp đơn và hội đủ các yêu cầu đầu vào của chương trình MBA gồm có: Bằng cử nhân (bất cứ ngành nào) – TOEFL – GMAT hay GRE - Chứng minh tài chính và các yêu cầu khác. Không hội đủ các yêu cầu trên thì khăn gói về nước.

Trả mấy ngàn đô la cho các dịch vụ và tốn thêm mấy chục ngàn đô nữa, chỉ để qua Mỹ học Anh văn hay kiến thức cao đẳng, như vậy có hợp lý hay không.

Học bổng du học Mỹ

Thật ra những chiêu bài quảng cáo học bổng toàn phần hay bán phần của các công ty tư vấn du học Mỹ, họ muốn nói tới loại học bổng nào?

Học bổng của các tư nhân dành cho học sinh quốc tế ở Mỹ có rất ít, có thể nói là không có. Các trừong THPT tư thục, các trường cao đẳng, và các trường đại học tư cũng không có cấp học bổng khi chưa nhận học sinh. Nghĩa là khi nhận 1 học sinh trường sẽ xem khả năng đóng góp của gia đình dựa theo đơn xin hổ trợ tài chính của học sinh sẽ cho học sinh này một gói hổ trợ tài chính gọi là “Financial Aid Package”. Học sinh muốn đựoc trường cho nhiều tiền thì ngoài thành tích học tập, phải thuyết phục ban tuyển sinh bằng bài luận văn do chính mình viết (Nếu nhờ ngừoi khác viết thì sẽ bị phát giác lúc trường phỏng vấn học sinh). Những người đại diện hay chính giám đốc các công ty tư vấn du học có mấy ai đủ tài để viết đựoc bài luận mà có thể thuyết phục được ban tuyển sinh, ngừoi có đủ tài thì lại không chịu viết dùm.


Giấy chứng minh tài chính.

Người đại diện trước khi vào lãnh sự quán, trao cho học sinh sổ tiết kiệm hay giấy chứng nhân tài khoản có dấu đỏ chói của ngân hàng. Khi học sinh vừa ra khỏi cửa lãnh sự quán là đòi lại liền. Nhiều học sinh mà gia đình không đủ khả năng tài chính cho con cái du học, năn nỉ và chấp nhận trả cho các công ty tư vấn du học từ $1500 - $3000 USD để họ làm giấy tờ giả. Họ đóng kịch cứ như là thật. Có bao nhiêu người dám mở và bỏ vào tài khoản của người khác mấy chục ngàn đô la. Không cần phải nói ra, các bạn cũng biết, mở tài khoản mới hay rút hết tiền và đóng lại tài khoản thì các bạn phải chứng minh cho ngân hàng mình là chủ tài khoản đó. Chỉ là tờ giấy vô giá trị, mà phải trả mấy ngàn USD có quá đắt hay không. Chưa kể thời gian gần đây, nhân viên của lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ giữ lại hồ sơ xin du học và kiểm chứng lại. Nếu phát hiện làm giấy tờ giả thì đương đơn sẽ bị cấm 10 năm.

Chính phủ Mỹ chấp nhận học sinh hay gia đình mượn tiền ngân hàng để du học. Mang sổ đổ tới ngân hàng thế chấp để vay tiền ngắn hạn (3 tháng) du học, dich vụ phí và lãi xuất 17% năm thì chi phí vẫn rẻ hơn và giấy tờ của mình là thật. Ở Mỹ có cả triệu học sinh mượn tiền ăn học, thì đối với lãnh sư quán Hoa Kỳ, phụ huynh mang nhà đi thế chấp cho con cái du học, là chuyện bình thường và họ tin mục đích du học là nghiêm túc nhiều hơn.

Cha mẹ làm lụng cực khổ mới để dành được tí tiền, nhiều học sinh tuy học giỏi, nhưng không chịu tìm hiểu trứơc khi du học, chấp nhận trả những số tiền không hợp lý cho các công ty tư vấn du học, để rồi cuối cùng làm tan nát hết tài sản của cha mẹ, học hành không đến nới đến chốn, làm lỡ hết tưong lai. Ở Việt Nam có nhiều công ty kinh doanh chân chính. Những công ty này chỉ lấy thù lao vài trăm đô, nhưng sẽ hướng dẫn cho học sinh tường tận và không chấp nhận chuyện làm giấy tờ giả mạo.
 
#2
Ðề: Vặt trần những chiêu thức lừa đảo du học Mỹ

Bài vừa đăng lên, chưa được 10 giây lại biết thêm 1 nạn nhân mới nữa.

Thật là buồn cho giới trẻ ở Việt Nam kém suy nghĩ - Gia đình không có khả năng tài chính, chạy chọt nhờ dịch vụ làm hồ sơ du học, qua lọt được LSQ, tới Mỹ rồi, bây giờ không biết kiếm đâu ra tiền đóng tiền học.