Việc Tranh Luận Ðạo Luật CSPA Có Thể Ðược Chuyển Ðến Tối Cao Pháp Viện

Duy

Thành viên tích cực
#1
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách
(08/18/2011 06:57 AM)

Quốc hội đã thông qua Ðạo Luật CSPA (tức Ðạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em) vào năm 2002 để tránh chia cách con cái với cha mẹ sắp di dân sau thời gian chờ đợi hồ sơ bảo lãnh được duyệt xét kéo dài nhiều năm, và chờ ngày ưu tiên được đáo hạn. Luật này thường áp dụng cho các diện bảo lãnh F-3 và F-4, là những hồ sơ của một công dân Hoa Kỳ đang bảo lãnh cho một gia đình có con cái trên 21 tuổi.

Trước khi có Ðạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, dù là một cháu bé sơ sinh khi gia đình được bảo lãnh, nhưng nếu cháu hiện đã trên 21 tuổi trước khi gia đình di dân sang Mỹ, thì cháu và gia đình cháu có thể đối diện với sự chia cách trong nhiều năm, đôi khi mãi mãi. Ðạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em được ban hành để xiển dương việc đoàn tụ gia đình.

Ðể được cứu xét theo Ðạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, thời gian duyệt xét đơn bảo lãnh I-130 của sở di trú có thể được trừ vào số tuổi của người con tính từ ngày hồ sơ bảo lãnh đáo hạn để được duyệt xét thủ tục xin chiếu khán (visa). Thí dụ, sở di trú mất 3 năm để duyệt xét một đơn bảo lãnh mà qúy vị nộp cho gia đình của người em, thì 3 năm này sẽ được trừ vào số tuổi con cái của người em, những đứa con đã trên 21 tuổi khi thời gian duyệt xét đơn xin chiếu khán đã đến hạn kỳ.

Sau khi Ðạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em có hiệu lực vào năm 2002, hàng ngàn trẻ em trên 21 tuổi đã được theo cha mẹ đến Hoa Kỳ. Nhưng, một câu hỏi vẫn còn tồn tại. Ðó là, những đứa con trên 21 tuổi nhưng không thể được hưởng quyền lợi của Ðạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em sẽ ra sao? Câu hỏi này có thể chỉ đươc trả lời bởi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.

Từ sau năm 2002, nếu một đứa trẻ phải ở lại Việt Nam vì không được hưởng quyền lợi từ Ðạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, thì cha mẹ các em sau khi sang Mỹ sẽ nộp đơn bảo lãnh. Tuy nhiên, đơn bảo lãnh mới sẽ có ngày ưu tiên mới và điều này có nghĩa là các em phải ở lại Việt Nam ít nhất là 7-8 năm, hoặc lâu hơn.

Có một khoảng thời gian rất ngắn, sở di trú cho phép những đơn bảo lãnh mới được nhận ngày ưu tiên theo đơn bảo lãnh nguyên thủy của cha mẹ. Ðiều này đã cắt giảm thời gian chờ đợi rất nhiều và cho phép con cái được mau chóng đoàn tụ với gia đình ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sau thời gian ngắn ngủi này, sở di trú đã thay đổi luật lệ và nói rằng những người con quá tuổi phải chờ đơn bảo lãnh mới của cha mẹ đáo hạn.

Trong một số hồ sơ hiện nay ở một vài tòa án quận, các luật sư đã tranh cãi rằng Ðạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em phải cho phép những đứa con trên 21 tuổi được có ngày ưu tiên theo đơn bảo lãnh trước đây của cha mẹ chúng.

Thí dụ, nếu một công dân Hoa Kỳ bảo lãnh cho em gái và gia đình cô và người con lớn nhất của cô em gái đã trên 21 tuổi khi chờ đợi ngày ưu tiên đáo hạn, các luật sư nói rằng Ðạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em phải cho phép các em được có ngày ưu tiên nguyên thủy của đơn bảo lãnh diện anh chị em F-4 trước đây. Vì thế, nếu ngày ưu tiên nguyên thủy của đơn bảo lãnh diện anh chị em là năm 1999, thì đơn mới của cha mẹ bảo lãnh con trên 21 tuổi cũng sẽ có cùng ngày ưu tiên là năm 1999. Các luật sư nói rằng điều này mới đáp ứng mục đích của Ðạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em nhằm bảo đảm sự đoàn tụ của các gia đình di dân.

Vì thế, câu hỏi dành cho Tối Cao Pháp Viện cần trả lời là: Sau khi cha mẹ đến Hoa Kỳ, họ có thể nộp đơn bão lãnh cho con độc thân trên 21 tuổi ở Việt Nam và sẽ được ngày ưu tiên nguyên thủy của đơn bảo lãnh họ trước đây hay không? Nói cách khác, đơn bảo lãnh bao gồm cháu trai, cháu gái hay cháu nội, cháu ngoại có thể được ngày ưu tiên giống như ngày ưu tiên mà qúy vị nộp đơn bảo lãnh cho cha, mẹ chúng nhiều năm trước đây không? Nếu câu trả lời là "có", thì đơn bảo lãnh mới sẽ có thể có ngày đáo hạn ngay khi nó được nộp.

Vấn đề này sẽ không thể được quyết định một sớm một chiều. Nó có thể mất một vài năm cho đến khi việc tranh cãi về mục đích của Ðạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em được đưa ra Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.