Link tham khảo
http://xuatnhapcanh.com/forum/showthread.php?t=799&page=22&p=143307&highlight=#post143307
Làm Sao Có Một Cuộc Phỏng Vấn Tốt Đẹp(***)
Chiếu khán (visa) là giấy phép du hành đến Hoa Kỳ và các viên chức di trú tại phi trường ở Mỹ đều yêu cầu xuất trình giấy phép này để nhập cảnh Hoa Kỳ.
Những cuộc phỏng vấn cấp chiếu khán được thực hiện nhằm giúp cho viên chức lãnh sự quyết định nếu đương đơn hợp lệ theo luật để được nhập cảnh Hoa Kỳ.
Những câu trả lời của đương đơn xin chiếu khán về những câu hỏi của nhân viên lãnh sự rất quan trọng.
Những du khách đi du lịch hoặc công việc phải cho thấy
(a) mục đích của họ đến Hoa Kỳ là nghiêm chỉnh và hợp pháp,
(b) họ sẽ nhập cảnh tạm thời và trở về nơi cư trú của họ ở nước ngoài,
và (c) họ có đủ khả năng tài chánh để không làm việc bất hợp lệ.
Những đương đơn xin chiếu khán diện vợ/chồng hoặc diện hôn phu-thê phải có thể thuyết phục nhân viên lãnh sự rằng mối quan hệ của họ trong sáng.
Mỗi nhân viên lãnh sự đều có lối suy nghĩ riêng của họ về thế nào là một mối liên hệ "trong sáng", và đó là lý do tại sao có ít nhất 30% hồ sơ diện vợ/chồng và hôn phu-thê bị từ chối.
Trong hầu hết những hồ sơ bị từ chối, nhân viên lãnh sự sẽ yêu cầu nộp thêm những bằng chứng quan hệ.
Các nhân viên lãnh sự chú tâm vào những câu của đương đơn trả lời những câu hỏi của viên chức lãnh sự, và những câu trả lời trên đơn xin chiếu khán đã điền trên mạng điện tử (tức đơn DS-260).
Hầu hết các viên chức lãnh sự không dựa vào những giấy tờ của đương đơn để quyết định, và đó cũng là lý do tại sao trong nhiều hồ sơ các viên chức lãnh sự không muốn xem bất cứ giấy tờ nào mà đương đơn mang đến ngày phỏng vấn.
Tuy nhiên, các đương đơn xin chiếu khán nên mang theo những bằng chứng thích hợp có thể giúp chứng minh sự hợp lệ để được cấp chiếu khán.
Trong nhiều hồ sơ, đương đơn không tự điền đơn xin chiếu khán DS-260. Một người nào đó đã làm việc này cho họ.
Tuy nhiên, đương đơn nên hiểu biết tường tận những câu trả lời của tất cả những câu hỏi trên đơn DS-260 và tất cả những giấy tờ đã nộp trước ngày phỏng vấn, chẳng hạn như mẫu đơn bảo lãnh I-130.
Đương đơn phải luôn luôn nói sự thật và cũng nên đoan chắc rằng những gì mình nói trong suốt cuộc phỏng vấn không mâu thuẫn với bất cứ câu trả lời nào trên đơn DS-260 hoặc đơn I-130.
Các nhân viên lãnh sự thường đi tìm những sự khai báo mâu thuẫn và dùng những chi tiết mâu thuẫn này để từ chối hồ sơ.
Vì thế, nếu việc sửa sai hoặc bạch hóa cần thiết phải làm, đương đơn nên làm ngay trước khi nhân viên lãnh sự có cơ hội nghĩ đến những việc không tốt.
Cố gắng xem trước những câu hỏi mà nhân viên lãnh sự có thể hỏi và thực tập những câu trả lời.
Nên ghi nhớ rằng nếu qúy vị lộ ra vẻ tức giận, thất vọng và những xúc cảm quá tiêu cực thì đơn xin chiếu khán nhiều phần sẽ bị từ chối.
Hãy thử tưởng tượng rằng, thay vì nộp đơn xin chiếu khán, qúy vị đang nộp đơn vay nợ ngân hàng. Không ngân hàng nào sẽ cho vay tiền bất cứ người nào lộ vẻ thiếu tín nhiệm, không gọn gàng, căng thẳng hay sợ hãi, hoặc hai tay run bần bật hoặc giọng nói run rẩy, hoặc hai mắt không bao giờ nhìn thẳng người đối diện. Điều này tương tự như trong một cuộc phỏng xin chiếu khán vậy.
Tóm lại, thái độ và những câu trả lời của đương đơn là điều quan trọng để mang lại thành công. Bằng chứng và giấy tờ chỉ là yếu tố quan trọng thứ nhì.
Liệu người bảo lãnh có thể theo đương đơn tham gia cuộc phỏng vấn để có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào của nhân viên lãnh sự không?
Không một ai có thể theo đương đơn vào nơi phỏng vấn, nhưng người bảo lãnh quốc tịch Mỹ có thể đợi ở khu Dịch Vụ Công Dân Mỹ trong Tòa Lãnh sự để phòng hờ nhân viên lãnh sự muốn hỏi bất cứ điều gì.
Quyết Định Chiếu Khán:
Nhân viên lãnh sự sẽ nói với qúy vị sau khi cuộc phỏng vấn chấm dứt nếu qúy vị được cấp chiếu khán hay không.
Có thể sẽ là một lá thư từ chối tạm thời nếu giấy tờ cần phải bổ túc, hoặc hồ sơ có thể cần "duyệt xét thủ tục hành chính" để kiểm tra lại an ninh lý lịch.
Nếu nhân viên lãnh sự nói rằng quyết định sau cùng là từ chối chiếu khán của qúy vị, không nên than khóc, cao giọng, lộ vẻ giận dữ hoặc bày tỏ những cảm tính không tốt. Thay vào đó, nên lịch sự hỏi nhân viên lãnh sự giải thích chi tiết những lý do đưa đến quyết định này và hỏi nếu có cần bất cứ giấy tờ, thông tin hoặc bằng chứng nào có thể nộp để được tái cứu xét hay không. Điều nên tránh là cố gắng nài nỉ nhân viên lãnh sự đảo ngược quyết định và cấp chiếu khán.
Nếu nhân viên lãnh sự đề nghị bổ túc bằng chứng, qúy vị nên bày tỏ sự cảm kích và rời khỏi tòa lãnh sự ngay. Liền sau đó, nên ngồi xuống viết chi tiết từng câu hỏi và từng câu trả lời, tất cả những biểu lộ qua dáng vẻ của người phỏng vấn và những thông tin khác có thể giúp cho mình hiểu lý do tại sao chiếu khán của qúy vị bị từ chối. Những thông tin này rất hữu ích để phản bác hồ sơ với Lãnh sự hoặc trả lời với Sở di trú sau này.
Theo luật pháp Hoa Kỳ, chỉ có nhân viên lãnh sự mới có thể cấp chiếu khán.
Không một luật sư hoặc văn phòng di trú nào có thể bảo đảm rằng chiếu khán của qúy vị sẽ được cấp.
Hy vọng rằng sau những góp ý kể trên, chuẩn bị hồ sơ chu đáo và nộp một hồ sơ đầy đủ và thuyết phục, cơ hội được cấp chiếu khán của qúy vị sẽ cao.
TRÍCH TỪ INTERNET.
(***)dựa theo đường link của Chú VuThangSi.