Nghệ thuật sống

Status
Không mở trả lời sau này.

xpro_123

Cựu Ban điều hành
#21
Ðề: Những giấc mơ tình cũ

@ Nếu anh VuthangSi nằm mớ -những giấc mơ tình cũ- thì em đoán chị nhà sẽ lạc vào 1 ma trận anh nhỉ??? Mai,Hồng,Huệ,Lan,Sen,Súng,Bưởi,Cam,Trắng,Xanh,Vàng,Tím......
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#22
Miên man chiều cuối năm

Một đời người có bao nhiêu buổi chiều cuối năm? Con số thất thường, mơ hồ không trả lời được cho đến lúc “cát bụi lại trở về với cát bụi”. Với tôi và tất cả những ai là người Việt đều biết, mỗi năm có hai lần những chiều cuối năm khiến người ta bâng khuâng, người ta suy nghĩ miên man...


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Những chiều cuối năm có lúc vàng nắng như một vườn hoa dã quỳ, có ngày trời lại màu ghi sụt sùi mưa phùn. Có lúc hối hả tất bật, có lúc lại chợt thấy thanh thản bình yên lạ kỳ sau những ngày tháng bận rộn. Dường như mọi lo toan, mọi gánh nặng đều được trút bỏ, để thấy những khoảnh khắc là bất chợt, là chan chứa, là hồi sinh…

Bất chợt nhìn rồi ngộ ra, đời người như một dòng sông, thấy là thẳng nhưng không phải thẳng; thấy là uốn khúc nhưng không phải cong; thấy là ngược dòng nhưng luôn xuôi chảy…
Bất chợt nhìn rồi ngộ ra, thời gian không phải là cuốn băng cassette để người ta có thể tua đi tua lại. Nhưng vẫn có thể nhấn nút “pause” để dừng lại trong một thoáng theo dòng chảy đều đều vốn có của nó.

Chiều cuối năm, bất chợt thấy lòng bình yên, thanh thản....

Bất chợt nhìn rồi ngộ ra, dù có trải qua bao nhiêu thăng trầm, mất mát, đớn đau, buồn vui thì cuộc sống vẫn vô tình, hồn nhiên trôi đi và mọi thứ rồi cũng sẽ qua… Một ngày, hai ngày… rồi ba trăm sáu mươi lăm ngày… Tất cả đôi khi chỉ là một vùng để thơ thẩn, để thênh thang khi ta quay lại nhìn.

Và yêu thương, sẻ chia, lòng vị tha, trắc ẩn... là điều quan trọng nhất trong cuộc đời.
Thời gian làm mọi thứ già đi, bạc trắng theo nó là khi mùa đông đến. Mỗi người sẽ thêm một tuổi đời, nhưng lại có một năm để ngắm nhìn lại bản thân, ngắm nhìn mỗi người mà mình thương yêu nhất, để biết cho đi nhiều hơn từ mỗi góc nhìn.

Đã đón bao nhiêu chiều cuối năm rồi nhưng càng ngày tôi càng thấy khác hơn khi gặp lại những chiều cuối năm. Đôi lúc thấy lòng bâng khuâng đến ngẩn ngơ vì một điều gì đó khi biết mình đang sống trong những ngày cuối cùng của năm cũ, chuẩn bị đón chào năm mới.

Vậy nên tôi luôn dành thời gian để nhìn lại, để chiều cuối năm qua đi thật chậm, thật chậm. Để lắng nghe và tự hỏi: “Ta là ai? Ta từ đâu đến và sẽ về đâu?" Nguyễn Du đã nói: “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”! Chữ Tài ta không có, vậy chữ Tâm kia ta ở mức nào…? Để ngắm nhìn mình trong gương của chính mình cho những khoảnh khắc giao thời, để kéo còi vào ga cho hồn ta mở cửa...


Thu Huyền
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#23
Mây đang trôi về phía bầu trời của em!

Những ngày này đây, tiết trời loang loãng như nỗi nhớ, đỏng đảnh một nỗi hoang hoải xa tít tắp. Ngẩng đầu nhìn mây xanh, lòng tự hỏi với trời: đâu mới là định mệnh?


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Chuyện cũ của ngày hôm qua (có cả nỗi buồn đùng đục, có cả những mênh mang không điểm đến) em đã gói gém, cất giữ ở nơi nào đó mà chính em phải tự nói rằng “gì mà xa xôi thế”. Rồi lòng bồng bềnh tự ngẫm ra rằng: trên đời này có cái gì là mãi mãi là của nhau đâu, khoảng cách giữa yêu thương và hận thù chỉ cách nhau trong gang tấc, chỉ có thể là ranh giới mờ nhạt của một đường kẻ mà thôi.

Cũng có thể rằng một ngày nào đó (xa hay không em cũng chưa dám nghĩ): hoặc là em đứng ở bên hận thù còn anh ở bên niềm nhớ, và ngược lại, hoặc là cả hai ở bên hận thù hoặc là cả hai ở bên niềm nhớ. Em nghĩ vậy thôi rồi lòng lãng đãng như thể một chiều hôm đó - chiều lặng nắng mà lộng gió em đứng trên lan can tầng thượng nhớ về những lần hò hẹn, những lần anh buông lời hứa thương em!

Em của bây giờ, nhận ra rằng người ta càng lớn càng phức tạp, vì phức tạp nên không cản nổi rằng mình đừng yêu ai, đừng buồn vì ai. Điều đó là không thể - chí ít với em. Vậy nên anh à, đừng bao giờ hỏi em tại sao em nhún nhường trong mọi cuộc cãi vã, trong cả những khi có người nói yêu anh trước mắt em. Em thấy nhói nhói, em thấy nhòe nhoẹt nước. Em điềm tĩnh đến lạ lùng, bởi nếu như em hét lên rằng: anh làm em đau, em ghét anh và cô gái ấy thì em sẽ mất anh và mất nhiều hơn thế nữa. Làm sao cho vơi nhẹ những chật ứ trong lòng hả anh?

Có người hỏi em: yêu anh là thói quen? Nếu như đó là thói quen thì em cũng không muốn dứt ra, bỏ đi, hay quên lãng mà cứ nhấn nhá với nó, cứ tua lại những cảm xúc của ngày yêu thương nguyên hình nguyên khối.

Anh còn nhớ chăng lời thầm thì anh nói “Anh nhớ ngày hôm đó” - ngày em đi bên anh, trọn một vòng ôm bên hàng dã quỳ còn ủ nụ ấp e, ngày em biết mùi vị còn đọng mãi trên bờ môi em - anh. Anh còn nhớ chăng?

Buổi chiều hôm nay, những mảng mây trôi về phía cũ, nhắc em nhớ rõ buổi chiều hôm ấy, buổi chiều em ngây người ngắm bóng anh hằn lên vạt lá khô. Xào xạc. Buổi chiều hôm ấy, hôm nay và hôm sau nữa em tự hứa với mình rằng: tha thứ cho một người đã từng làm em vỡ vụn niềm tin, vỡ mất một câu hứa suốt đời em nhớ, là tha thứ cho chính những vết thương lòng, những rạn nứt về nỗi nhớ lắm lần muốn hét tên anh. Em vẫn muốn rằng sau tất cả những gì anh - em trải qua thì anh vẫn cứ tồn tại trong cuộc sống của em, cuộc sống mà em có thể chạm vào trong mỗi bữa cơm em nấu, trong mỗi buổi sáng thấy anh và vòng tay ôm chặt. Rất gần. Cuộc sống có anh và những đứa con em mơ về mỗi tối. Có xa quá không anh?

Rồi cũng có lúc những năm tháng phải lòng, yêu đương, cuồng nhiệt sẽ trôi qua sau lưng lúc nào không nhận ra... nhưng không hề nuối tiếc, chỉ thực sự buông lời nuối tiếc khi người đang nắm giữ hạnh phúc không nhận ra mà giữ lại những năm tháng yêu đương ấy.

Mây đang trôi về phía bầu trời của em...


Nguyễn Thị Thu Hà
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#24
Tình đầu

Tôi đã yêu người con trai ấy không phải vì một ánh mắt, nụ cười hay khuôn mặt phong trần như mình vẫn từng mường tượng về một tình yêu đẹp như cổ tích.


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Chiếc áo phông ướt đẫm dính chặt vào người, trông anh càng gầy hơn trong chiếc quần thể thao rộng thùng thình. Tôi cứ đứng dưới tán cây nhìn theo dáng người ấy, lòng dâng lên thứ dự cảm ấm áp rằng chắc chắn tôi và anh sẽ gặp lại nhau. Hai năm sau ngày mưa ấy chúng tôi đã gặp lại nhau như thể đó là duyên phận. Tôi nhận ra anh từ đằng sau giữa đám đông trong siêu thị với hàng trăm gáy người trước mặt. Anh không thể lẫn vào đâu dù buổi chiều năm xưa chúng tôi chỉ gặp nhau trong khoảnh khắc ngắn ngủi. Tôi không có bất cứ thông tin gì về anh, ngay cả một cái tên. Thứ mà tôi có được để dành dụm cho một cuộc kiếm tìm lại đơn giản chỉ là một dáng người…

Khi ấy tôi vừa tròn hai mươi tuổi, sống khép lòng trong nỗi buồn của một người con gái tỉnh lẻ phải xa nhà xuống thành phố trọ học. Có biết bao nhiêu rạn vỡ khi mới chạm ngõ cuộc đời mà ở ngoài kia chỉ toàn là xa lạ. Tôi thậm chí còn không có một căn phòng để đóng cửa khóc mỗi khi lòng trĩu nặng. Phòng kí túc xá với gần chục con người luôn bốc lên mùi xào nấu thức ăn, mùi dầu gió, mùi nước hoa và đủ thứ âm thanh ầm ĩ. Nó không thật sự vui vẻ như trong tưởng tượng của nhiều người. Từng ấy con người có hoàn cảnh khác nhau, tính cách khác nhau, thói quen sinh hoạt cũng khác nhau nên thỉnh thoảng cũng xảy ra mâu thuẫn. Để không nhốt mình suốt ngày trong kí túc xá và cũng để kiếm thêm thu nhập đỡ đần bố mẹ gánh nặng cơm áo gạo tiền nên tôi kiếm việc làm thêm. Nhưng những đồng tiền cuối cùng cũng bị một trung tâm việc làm lừa mất, vì quá buồn tôi đi lang thang ngoài phố đúng lúc trời tầm tã đổ mưa.

Chưa bao giờ tôi cảm thấy lòng sũng buồn đến vậy. Tôi cô đơn giữa bao người xa lạ, giữa những toan tính lọc lừa giăng mắc khắp nơi. Dừng lại bên một tán cây để trú mưa, ngóng vào nhà người ta gặp đúng bữa cơm chiều. Nhìn khung cảnh quây quần ấy dấy lên trong lòng tôi nỗi nhớ nhà. Nhớ mình cũng có một gia đình nơi miền quê yên bình đó, lòng tự hỏi không biết giờ này bố mẹ đi làm đồng về đã kịp thổi lửa nấu cơm? Không kìm được lòng mình tôi bật khóc nức nở như một đứa trẻ khi ngoài kia dòng người vẫn trôi đi vùn vụt. Bỗng một dáng người dừng lại chìa ra trước mặt tôi chiếc ô và hỏi nhỏ: “Anh giúp gì được em không?”. Tôi luống cuống không biết nói gì chỉ khóc. Tiếng mưa, tiếng khóc, tiếng xe cộ ngược xuôi vẫn không át nổi tiếng anh ấm áp: “Đừng khóc nữa, chuyện gì rồi cũng qua. Tối rồi em về nhà đi”.

Anh bước đi, cơn mưa rào trút xuống làm người anh ướt sũng. Sau này khi gặp lại nhau tôi mới biết buổi chiều năm xưa lòng anh cũng buồn phiền vì làm ăn thua lỗ. Ngay đêm ấy anh rời thành phố, gần hai năm sau mới trở lại để gây dựng sự nghiệp từ đầu. Tôi từng hỏi anh sau hôm mưa gió ấy có bao giờ anh nhớ đến một cô gái đứng bên gốc cây ven đường khóc hay không? Anh cười bảo câu hỏi đó ông trời đã trả lời. Chúng tôi đã có một tình yêu rất đẹp dù cũng không ít bão giông…

Giờ thì chúng tôi đã chia xa, chắc bởi vì có duyên mà không có phận. Nhưng tôi vẫn cảm ơn ông trời đã mang anh đến bên tôi dù chỉ một đoạn đường ngắn ngủi. Anh giờ có người mới còn tôi cũng rẽ sang một con đường khác thế nhưng những rung động đầu đời vẫn luôn là thứ kỉ niệm ngọt ngào như viên kẹo. Tôi đã cất kĩ nó trong một ngăn kí ức…


Vũ Thị Huyền Trang
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#25
Vấn vương tình cũ

Chia tay không lý do, rồi nghe phong phanh rằng anh cưới vợ giàu có, em thật sự suy sụp, mọi thứ tưởng như khép lại. Nhiều lần, trong cơn buồn bã tuyệt vọng, em đã nghĩ phải gọi cho anh, chỉ để hỏi, vì đâu anh nỡ…


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

May sao, dù muốn lắm, nhưng em vẫn chưa một lần thực hiện ý định đó. Hơn hai năm trước, mình gặp lại nhau trong ngỡ ngàng. Lúc ấy, cuộc sống riêng của em vẫn không mấy thuận lợi. Nghe anh khen, “giờ trông em dễ thương quá, em có hạnh phúc không?”, em bỗng thấy muốn khóc. Vì sao ta lạc mất nhau? Hà cớ gì một người đàn ông như anh lại đành đoạn bỏ em, kết hôn với một phụ nữ khác, lỡ dở mối tình mà chúng ta đã dành cho nhau biết bao mộng mơ tốt lành…

Loay hoay với những câu hỏi ấy và dư âm của cuộc gặp gỡ, em đã chủ động liên lạc với anh. Ban đầu chỉ là tin nhắn. Rồi em điện thoại. Có khi anh không bắt máy. Một vài hôm sau, mới thấy anh trả lời: “Em gọi anh à, có việc gì không?”.

Em chưng hửng nhận ra, mình hình như đã hơi bị ảo tưởng. Biết đâu, vài câu dịu ngọt hôm đó chỉ là thói quen xã giao. Chút ân cần kia chẳng qua là “nhân tiện”. Vậy thôi. Dù rất thất vọng, em vẫn cố giữ chút sĩ diện, bằng cách tiếp tục im lặng cố quên anh, như bao lâu nay mình không hề qua lại với nhau, tựa hồ cuộc gặp gỡ kia chẳng hề tác động đến em chút nào…

Vật đổi sao dời, hôm trước ta lại tình cờ nhận ra nhau giữa chốn đông người. Không kịp chào hỏi, nhưng em vẫn kịp có cảm giác hình như anh có phần “xuống cấp”. Bất ngờ hơn, sau đó, anh tìm cách hỏi han em nồng nhiệt, như giữa chúng mình chưa hề có cuộc chia ly.

Em giờ cuộc sống buồn nhiều hơn vui. Nhưng cũng thừa tỉnh táo để nghĩ, nếu đang đủ đầy hạnh phúc, hẳn anh đã không nhớ đến em. Em hình dung, có khi anh đã lướt lên đảo xuống cái danh bạ, tìm xem ai khả dĩ có thể “giải trí” cho quên sầu nữa kìa!

Em đa nghi quá chăng? Hay nỗi đau dằng dặc từ ngày xa anh đã làm cho em mất niềm tin đến vậy? Tự trấn an mình, anh là người cũ đấy thôi, nào phải ai xa lạ. Đời người ngắn ngủi, muộn phiền thì nhiều lắm, hà cớ gì phải làm khổ nhau thêm?

Nhưng rồi, có cái gì đó đã ngăn em mở lòng, khi anh bắt đầu kể lể về hiện tại của mình. Đặc biệt, sau chầu cà phê cơm trưa mà em là người thanh toán, anh hình như phán đoán, cuộc sống của em nay đã “dễ thở” hơn, em có thể dành thời gian và có thể cả tiền bạc để cùng anh khuây khỏa đây đó. Anh gợi ý về một chuyến đi xa chỉ có hai người, cái cách đề nghị em đặt vé luôn cho tiện chợt làm em ngờ ngợ. Em thực tế quá, hay chính sự thản nhiên của anh khiến em bỗng e ngại …

Tình yêu cũ đã lỡ làng, anh giờ chưa phải là người tự do, càng không rõ tình ý em thế nào, chỉ thấy em ừ hử không phản đối, là anh đã vội vàng... Chắc anh cho rằng em đâu có gì để mất? Nếu ngày xưa, giữa chúng ta không là đổ vỡ, thì giờ chắc em cũng như người phụ nữ đang bên anh, trở thành đề tài cho anh than thở. Em không mù quáng đến mức chỉ nghe và tin. Em thử đặt mình vào vị trí cô ấy, để hiểu cái câu nói có phần khắc nghiệt từng được nghe, rằng “với đàn ông, phụ nữ nói chung đều giống nhau, chỉ khác mỗi khuôn mặt”. Phũ phàng đến vậy sao?

Em chợt giật mình hiểu ra, nếu anh đang bận vun vén cho bản thân, công việc thuận lợi, kinh tế dư dả để bù khú, thì em đã không có “phần phước” được anh để mắt. Ai đó bảo, thời buổi này, tự dưng có ai đó liên lạc lại, thì phải dè chừng, đa phần là họ đang cần… nhờ vả. Em không dám nghĩ nhiều đến vậy, nhưng so sánh với thời điểm lẽ ra anh có thể đối xử với em tốt hơn, thì lần này đúng là khác hẳn.

Em chẳng có gì để tiếp tục một mối quan hệ chỉ còn vấn vương bởi quá khứ, càng không hứng thú với một hiện tại thế này, dù là đến tận bây giờ, mỗi khi nghĩ về anh, em vẫn còn buồn nhiều thật nhiều...


Bằng Lăng
 
Chỉnh sửa cuối:

Truongmbv

Thành viên mới
#26
Ðề: Vấn vương tình cũ

Chia tay không lý do, rồi nghe phong phanh rằng anh cưới vợ giàu có, em thật sự suy sụp, mọi thứ tưởng như khép lại. Nhiều lần, trong cơn buồn bã tuyệt vọng, em đã nghĩ phải gọi cho anh, chỉ để hỏi, vì đâu anh nỡ…


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

May sao, dù muốn lắm, nhưng em vẫn chưa một lần thực hiện ý định đó. Hơn hai năm trước, mình gặp lại nhau trong ngỡ ngàng. Lúc ấy, cuộc sống riêng của em vẫn không mấy thuận lợi. Nghe anh khen, “giờ trông em dễ thương quá, em có hạnh phúc không?”, em bỗng thấy muốn khóc. Vì sao ta lạc mất nhau? Hà cớ gì một người đàn ông như anh lại đành đoạn bỏ em, kết hôn với một phụ nữ khác, lỡ dở mối tình mà chúng ta đã dành cho nhau biết bao mộng mơ tốt lành…

Loay hoay với những câu hỏi ấy và dư âm của cuộc gặp gỡ, em đã chủ động liên lạc với anh. Ban đầu chỉ là tin nhắn. Rồi em điện thoại. Có khi anh không bắt máy. Một vài hôm sau, mới thấy anh trả lời: “Em gọi anh à, có việc gì không?”.

Em chưng hửng nhận ra, mình hình như đã hơi bị ảo tưởng. Biết đâu, vài câu dịu ngọt hôm đó chỉ là thói quen xã giao. Chút ân cần kia chẳng qua là “nhân tiện”. Vậy thôi. Dù rất thất vọng, em vẫn cố giữ chút sĩ diện, bằng cách tiếp tục im lặng cố quên anh, như bao lâu nay mình không hề qua lại với nhau, tựa hồ cuộc gặp gỡ kia chẳng hề tác động đến em chút nào…

Vật đổi sao dời, hôm trước ta lại tình cờ nhận ra nhau giữa chốn đông người. Không kịp chào hỏi, nhưng em vẫn kịp có cảm giác hình như anh có phần “xuống cấp”. Bất ngờ hơn, sau đó, anh tìm cách hỏi han em nồng nhiệt, như giữa chúng mình chưa hề có cuộc chia ly.

Em giờ cuộc sống buồn nhiều hơn vui. Nhưng cũng thừa tỉnh táo để nghĩ, nếu đang đủ đầy hạnh phúc, hẳn anh đã không nhớ đến em. Em hình dung, có khi anh đã lướt lên đảo xuống cái danh bạ, tìm xem ai khả dĩ có thể “giải trí” cho quên sầu nữa kìa!

Em đa nghi quá chăng? Hay nỗi đau dằng dặc từ ngày xa anh đã làm cho em mất niềm tin đến vậy? Tự trấn an mình, anh là người cũ đấy thôi, nào phải ai xa lạ. Đời người ngắn ngủi, muộn phiền thì nhiều lắm, hà cớ gì phải làm khổ nhau thêm?

Nhưng rồi, có cái gì đó đã ngăn em mở lòng, khi anh bắt đầu kể lể về hiện tại của mình. Đặc biệt, sau chầu cà phê cơm trưa mà em là người thanh toán, anh hình như phán đoán, cuộc sống của em nay đã “dễ thở” hơn, em có thể dành thời gian và có thể cả tiền bạc để cùng anh khuây khỏa đây đó. Anh gợi ý về một chuyến đi xa chỉ có hai người, cái cách đề nghị em đặt vé luôn cho tiện chợt làm em ngờ ngợ. Em thực tế quá, hay chính sự thản nhiên của anh khiến em bỗng e ngại …

Tình yêu cũ đã lỡ làng, anh giờ chưa phải là người tự do, càng không rõ tình ý em thế nào, chỉ thấy em ừ hử không phản đối, là anh đã vội vàng... Chắc anh cho rằng em đâu có gì để mất? Nếu ngày xưa, giữa chúng ta không là đổ vỡ, thì giờ chắc em cũng như người phụ nữ đang bên anh, trở thành đề tài cho anh than thở. Em không mù quáng đến mức chỉ nghe và tin. Em thử đặt mình vào vị trí cô ấy, để hiểu cái câu nói có phần khắc nghiệt từng được nghe, rằng “với đàn ông, phụ nữ nói chung đều giống nhau, chỉ khác mỗi khuôn mặt”. Phũ phàng đến vậy sao?

Em chợt giật mình hiểu ra, nếu anh đang bận vun vén cho bản thân, công việc thuận lợi, kinh tế dư dả để bù khú, thì em đã không có “phần phước” được anh để mắt. Ai đó bảo, thời buổi này, tự dưng có ai đó liên lạc lại, thì phải dè chừng, đa phần là họ đang cần… nhờ vả. Em không dám nghĩ nhiều đến vậy, nhưng so sánh với thời điểm lẽ ra anh có thể đối xử với em tốt hơn, thì lần này đúng là khác hẳn.

Em chẳng có gì để tiếp tục một mối quan hệ chỉ còn vấn vương bởi quá khứ, càng không hứng thú với một hiện tại thế này, dù là đến tận bây giờ, mỗi khi nghĩ về anh, em vẫn còn buồn nhiều thật nhiều...


Bằng Lăng
Bài viết hay và nhiều tâm trạng, ai bước vào yêu ít nhiều cũng trải qua những cung bậc đó. Đôi khi ký ức đó nó vẫn làm cho mình nghẹt thở. (Để lỡ ngày sau khi ta gặp nhau cho mình mãi gọi thầm tên nhau).
 
Last edited by a moderator:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#27
Vị trí nào cho em?

Câu hỏi ấy cứ trở đi trở lại trong đầu chị mỗi khi ngồi tựa cửa ngó ra mảnh vườn nhỏ, nhìn anh vừa huýt sáo vừa tỉa đám rau thơm xanh mơn mởn.


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Vườn chật quá, chỉ là một thẻo đất nhỏ chạy dọc theo kẽ tường ngăn giữa hai nhà. Chỗ đất ấy, ở quê chị, người ta thường để chừa bờ cho rộng rãi nhưng giữa thành phố này, để có được chút xíu ấy thôi cũng phải bỏ ra một số tiền không nhỏ. Ban đầu anh mua để chị được gần gũi với cây cối cho đỡ nhớ quê. Chị coi đó là tặng phẩm của tình yêu nên chăm chút mảnh vườn nhỏ mỗi ngày. Chật chội vậy mà đủ đầy yêu thương. Chỗ này trồng cây vú sữa cho con, chỗ kia trồng khóm gừng già, mấy cây thuốc dân gian phòng khi cần đến. Phần của mẹ chồng là vài cây đinh lăng, mấy dây bìm bìm, đôi ba khóm cối xay để bà đun nước uống giải nhiệt. Chị không quên dành đất trồng cho anh cây ớt chỉ thiên để ngâm măng, chậu cây sung cho món thịt chua khoái khẩu. Chỉ còn lại một ô nhỏ, chị trồng đám tóc tiên, loài hoa mang tên chị. Ấy vậy mà một hôm anh lôi về đủ loại hạt giống rau: xà lách, rau húng, diếp cá, tía tô… Anh bảo, ăn rau sống ở ngoài toàn thuốc sâu nên trồng một ít lúc nào thèm là sẵn có. Anh ngó nghiêng khắp khu vườn rồi nhổ hết đám tóc tiên của chị không một chút đắn đo. Anh bảo: “Hoa hoét chả giải quyết được gì, đẹp thì cũng có ăn được đâu”. Chị ngẩn ngơ ngó thế giới bé nhỏ của mình đang bị anh chiếm lĩnh…

Chắc giờ anh bận bịu quá, không đủ thời gian để bận tâm đến tâm tính đàn bà, nên không biết ngày nào chị cũng ngó khoảng trống vô hình nơi những khóm tóc tiên bị nhổ tung. Cái màu rau xanh mơn mởn chẳng thể làm lòng chị nguôi ngoai hờn tủi. Chị bỗng nhớ anh của những ngày xa lắc với tấm lưng gầy run lập cập khi gõ cửa phòng chị giữa ngày mưa, chìa ra chậu hoa tóc tiên nở bung. Anh từng nói, thương chị nhiều như thương loài hoa đã dốc cạn linh hồn nở đắm đuối mùa mưa. Hai đứa có thể tựa lưng ngồi hàng giờ đọc sách cho nhau nghe, rồi cùng sôi nổi bàn luận một chương nào đó trong cuốn tiểu thuyết mới mua ngoài hiệu sách cũ vỉa hè; hay cùng nhau đi chợ làm những món ăn tuy đạm bạc nhưng tràn ngập tiếng cười. Tính chị thích sáng tạo món ăn theo cách chẳng giống ai và anh luôn là người đầu tiên thưởng thức. Nhớ những đồng lương đầu tiên anh tự hào đưa cho chị, vui vẻ nói: “Em cất đi để dành tiền xây nhà của chúng mình”. Ngôi nhà trong mường tượng của hai người khi đó luôn có hình ảnh một mảnh vườn. Anh hứa sẽ tự tay trồng tóc tiên cho chị để một ngày mưa nào đó hai đứa thảnh thơi ngồi ngắm. Gần sáu năm sau khi ra trường anh chị mới tích cóp đủ tiền mua mảnh đất nhỏ xa trung tâm thành phố. Anh chìa bài báo nói giá đất Hà Nội đang đắt nhất trên thế giới, để giải thích về việc đã không mua được cho chị một mảnh vườn đủ rộng. Chị nào dám trách gì anh, chỉ cần có tình yêu thì một khóm hoa tóc tiên thôi cũng đủ vui rồi. Nhưng, đám hoa nhỏ nhoi ấy giờ anh cũng nhổ đi, như thể anh đã vô tâm đốn ngã một tán cây tình yêu từng tỏa mát tâm hồn chị.

Giờ anh khác xưa nhiều lắm. Công việc cuốn anh đi xa tầm nhìn của chị. Từ khi lên chức trưởng phòng kinh doanh một công ty tư nhân tương đối lớn, gần như anh không hề có ngày nghỉ. Hết công việc chuyên môn lại đến họp hành, rảnh chút thời gian thì gặp gỡ bạn bè bia bọt xả stress. Những bữa cơm nhà ngày càng thưa thớt hơn. Gặp gỡ với các đối tác thường xuyên tại những nhà hàng lớn, được thưởng thức nhiều của ngon vật lạ nên anh bắt đầu chê món ăn chị nấu. Dần dần, anh mặc nhiên cho mình cái quyền hôm nào thích thì về ăn, không thích thì thôi, bỏ mặc chị ngồi đợi bên mâm cơm nguội ngắt như đợi người ta ban phát tình yêu.

Chị vốn là người đàn bà kiêu hãnh, đã quen với việc được yêu thương chiều chuộng, giờ bỗng nhiên thất sủng trong thế giới của anh, hẳn nhiên là đau buồn. Có lúc sự kiêu hãnh thúc giục chị hãy đối kháng lại với anh. Bằng cách nào ư? Chị đã mấy lần cố gắng gạt bỏ những suy nghĩ về anh, sẵn sàng chia lãnh địa trong ngôi nhà để cuộc sống của ai người ấy tự lo. Nhưng suy cho cùng, sự việc đâu đến mức phải như thế. Hờn dỗi nhau đôi ba ngày thì không sao, nhưng sợ nhất nó lại trở thành thói quen lúc nào không biết. Người ta nói lạt mềm buộc chặt, nếu nút buộc chưa chặt thì có nghĩa phần lỗi thuộc về người phụ nữ trong gia đình, nên chị nhún mình cho thấp xuống, kiêu hãnh gói cất đi. Ban đầu chị nghĩ, nhất định sẽ tìm thấy anh của ngày xưa. Những câu chuyện cũ được thủ thỉ gợi lại, những địa điểm từng đi giờ cũng cố chèo kéo anh quay lại thêm lần nữa. Có những người từng một thời thân thiết, sống để truyền cảm hứng cho nhau giờ đã mỗi người mỗi nơi. Chị cũng cố lựa dịp nào đó kéo tất cả về ngồi quây quần bên nhau trong bữa cơm đầm ấm. Nhưng, tất cả những điều đó đã không còn quan trọng với anh. Anh nói, thay vì cứ ngoảnh lại phía sau, hãy sống tốt phần đời hiện tại, nếu không muốn bị bỏ lại suốt đời. Anh nói cũng đúng thôi. Một người sống nặng về hoài niệm như chị có lẽ lúc nào cũng là kẻ lầm lũi phía sau. Nhưng, lúc còn yêu nhau, sao anh không nói?

Thôi thì đã không tìm thấy anh của ngày xưa, chị sẽ yêu người đàn ông trong anh bây giờ. Chị bắt đầu học cách ngụy biện cho chồng. Ừ thì đàn ông có trăm chuyện phải gánh vác. Cuộc sống ngoài kia đang thay đổi từng ngày, anh cũng phải khác đi mới bắt kịp được guồng quay ấy. Không phải tất cả những gì anh đang cố gắng đều là vì ngôi nhà này hay sao? Chị là vợ, lẽ ra phải cảm thông, phải thương xót anh trước vạn biến của cuộc đời, sao lại ích kỷ ngồi lục tìm ký ức. Nghĩ vậy nên chị cố gắng vì anh mà sống, bắt đầu từ việc làm đẹp mặt chồng mỗi khi bạn làm ăn thân thiết của anh ghé nhà. Chị vừa cố gắng khéo léo ứng xử vừa chăm chút bản thân. Biết anh giờ khẩu vị đã khác xưa, chị cũng học cách tiết chế thói quen sáng tạo món ăn theo sở thích riêng. Để níu anh về với bữa cơm gia đình, chị đi học nấu ăn. Chị dọn dẹp nhà cửa luôn thơm tho, sạch sẽ. Chị trang hoàng mọi ngóc ngách theo sở thích của anh. Vì anh thích con gái tóc ngắn nhìn năng động nên chị nhắm mắt cắt phăng mái tóc dài tha thướt của mình. Lúc cầm nắm tóc trên tay, bỗng nhiên chị thấy lòng mình trống trải và hụt hẫng vô cùng. Tình yêu khiến con người ta phải đánh mất mình nhanh đến thế sao? Chính chị là người đang tước đi vị trí thuộc về mình. Điều đó thực ra còn bất nhẫn hơn việc anh thản nhiên nhổ sạch đám hoa tóc tiên trong góc vườn nhỏ.

Vậy mà anh cũng đâu thèm ngoái nhìn. Trong một đêm say nào đó, anh trở về, chị thấy vương trên cổ áo anh sợi tóc dài mỏng manh cùng mùi thơm rất lạ. Thứ mùi thơm khiến chị tin chắc nó không phải của mấy ả tiếp viên trong quán bia ôm. Hẳn nó là của một người phụ nữ dịu dàng nào đó đã thu phục trái tim anh. Chị đã làm gì cuộc đời mình? Chỉ có những người đàn bà ngu ngốc mới cố gắng biến mình thành người khác để giữ chân người mình yêu, để rồi, một lúc nào đó tự nhận ra đến mình còn không yêu lấy bản thân, sao mong người khác yêu mình. Có rất nhiều khoảng trống tồn tại trong căn nhà này, còn lớn hơn khoảng trống đám hoa tóc tiên bỏ lại. Không có vị trí nào dành cho chị hết. Hoặc nếu có, nó cũng nằm đâu đó trong những bữa cơm tươm tất mà chẳng biết đợi ai; trong góc nhà tinh tươm mà thiếu vắng tiếng cười; trong cái trống trải của một bờ vai thiếu đi lọn tóc dài từng buông ngang năm tháng; trong những tiếng ngủ mớ giữa cơn say của chồng gọi một cái tên xa lạ.

Chị hiểu ra, vị trí của mình đã không thuộc về nơi này nữa…


Chuông Miên
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#28
Lối về mùa cải

Tháng mười hai vừa sang. Mới hôm qua thôi còn thắc mắc sao mùa đông năm nay trời vẫn đỏng đảnh nắng gắt gay y hệt mùa hè. Vậy mà, chỉ qua một đêm, sáng hôm sau trời chuyển lạnh đột ngột đến không ngờ.


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Đêm nằm nghe tiếng mưa lây rây đổ miên man trên mái nhà. Cái lạnh và những hạt mưa tiệp vần với nhau tạo nên một tình khúc mùa đông lạnh lùng đến não nề xa vắng.

Tháng mười hai, bạn và tôi còn nợ nhau, nợ một lời hẹn đi tìm mùa hoa cải ở nơi xa. Sẽ là những ngày rời xa thị thành náo nhiệt đến với những triền núi uốn lượn, những cánh đồng bạt ngàn hoa cải trắng, hoa cải vàng mênh mang. Trời vẫn rỉ rả mưa cho lòng càng thêm thương mùa cải có đủ sức chống chọi với ngày mưa lạnh để đợi bước chân người.

Hoa cải giữa mùa đông dịu dàng, hiền hậu như cô thiếu nữ duyên dáng, thẹn thùng song tràn đầy sức sống, niềm tin. Cứ mặc mùa đông giăng mắc rét buốt, ảm đạm, u ám vây phủ muôn nẻo người đi, những thân cải bé nhỏ cứ cần mẫn vươn lên, nhẫn nại tươi tốt hơn thêm mỗi ngày. Không chút sợ hãi, không chút e dè trước màu đông xám ngắt, bàng bạc rộng lớn ôm trùm, chính từ tâm điểm mùa đông, chính từ những ngày càng rét mướt, thân cải kiêu hãnh nở hoa nghiêng mình về phía mặt trời. Sắc hoa bừng lên, vàng rực như thắp sáng cả một vùng, như xua tan khí lạnh u ẩn của bà chúa mùa đông. Sắc vàng ấy tựa niềm khát khao rực cháy, bừng bừng, mãnh liệt.

Em thấy mình trở lại trong giấc mơ là cô bé tuổi mười ba năm nào mải mê chạy đùa bên triền cải vàng mênh mang, mênh mang tuổi thơ. Nụ cười em giòn tan hoà vào đất trời, lấp lánh màu vàng hoa cải. Ở nơi đó có anh cùng cầm tay em đi dọc chiều dài ấu thơ, dắt em đi qua biết bao mùa hoa cải nơi bến sông quê. Hoa cải cứ xạc xào trong gió, chạm vào em mơn man, dịu hiền. Những chú ong, chú bướm, chuồn chuồn vấn vương, nuối tiếc liệng bay quanh quẩn bên vườn hoa cải bịn rịn.

Em thấy mình bước ra khỏi giấc mơ chạy dài tới biết bao vùng miền mới. Nơi đó có thật nhiều thứ đẹp đẽ, hấp dẫn, cuốn hút nhưng không có những mùa cải quê mình. Em thấy mình lớn lên và đi xa mùa hoa cải, ra khỏi tháng năm thơ ấu. Không còn những ngày cùng nhau thơ thẩn dạo bên triền cải man mác ven sông để thấy quê mình thật đẹp. Không còn những ngày đuổi bắt chuồn chuồn cắn rốn tập bơi.

Em như cánh chim trời càng ngày càng đi xa xôi quê nhà, xa rời mùa cải. Để mỗi tháng mười hai về, em lại khắc khoải nhớ một màu vàng ngập tràn ký ức. Em đi tìm mùa hoa cải bù đắp cho nỗi nhớ trên những chặng đường đi ngắn ngủi đến những vùng miền tràn ngập màu hoa vàng. Em bù đắp nỗi nhớ bằng chuyến xe vội vàng, gấp rút trở về thăm mùa hoa cải nơi mình sinh ra.

Tháng mười hai lại về rồi đó... lối nào trong ký ức dẫn em về với mùa vàng hoa cải?


Huệ Hương
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#29
Quán trọ

Chị đã mất hút khỏi các mối quan hệ kể từ sau đám cưới cách đây ba năm. Suốt ba năm không họp lớp, không hẹn hò bạn cũ, không dùng Facebook, thậm chí đến số điện thoại chị cũng đổi. Vì vậy, bạn bè muốn gọi hỏi thăm cũng chẳng có cách nào liên lạc. Vậy mà bỗng một hôm, nửa đêm chị gọi cho cô bạn thân hồi đại học chỉ để hỏi “có phải là mình đã sai không?”. Câu hỏi ấy chất chứa bao nhiêu suy nghĩ trong chị suốt mấy năm nay đến bây giờ mới bật thành lời. Phía bên kia im lặng như vẫn còn bất ngờ về sự kết nối này. Hóa ra, mấy năm trời chị đã giam mình trong cuộc hôn nhân mệt mỏi bằng chút lòng tự trọng của một cô gái mạnh mẽ dám yêu dám chấp nhận.


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Lan lấy Vĩnh sau bốn năm yêu nhau, bạn bè cầm thiệp cưới trên tay đứa nào cũng mường tượng ra bi kịch. Chẳng phải họ quá nhạy cảm, chỉ đơn giản vì Vĩnh không phải người đàn ông của gia đình. Cái máu nghệ sĩ trong Vĩnh quá lớn nên anh sống theo cái tôi bản năng. Lấy Vĩnh, có nghĩa là Lan chấp nhận hên xui, hoặc sẽ phải tìm mọi cách thay đổi con người ấy, dù bản thân cũng biết “giang sơn dễ đổi bản tính khó dời”. Nhưng vì quá yêu Vĩnh mà Lan vẫn chấp nhận lấy một người đàn ông coi gia đình chỉ như quán trọ. Để bây giờ phải một mình gánh vác gia đình, trong khi Vĩnh sống đời nghệ sĩ lông bông, chỉ theo đuổi mấy trò phù phiếm.

Hai anh chị cùng học ngành mỹ thuật, nên cái máu nghệ sĩ đã sẵn trong người. Nhưng chị thực tế hơn, lại thông minh nên biết nắm bắt cơ hội trong cuộc sống. Ra trường, chị về làm việc trong một công ty thiết kế nội thất với mức lương ổn định, đủ tiêu xài và tích lũy chút vốn. Anh thì nay đây mai đó, thích chu du thiên hạ, tìm kiếm cảm hứng nghệ thuật. Anh lúc nào cũng bụi bặm với mái tóc dài, quần áo thùng thình, râu vài tháng không buồn cạo. Anh cứ lang bạt khắp nơi, chỗ nào cũng có bạn bè. Chẳng quý nhau thì vài ngày, còn hợp gu có khi la cà cùng nhau cả tháng.

Chẳng mấy khi thấy anh về thành phố, bạn bè cứ tự hỏi làm sao mà chị lại có thể yêu một người đàn ông như thế. Mỗi lần thấy bộ dạng lôi thôi, luộm thuộm của chồng sau những chuyến đi biệt tích, chị lại lôi anh ra đầu ngõ, nhờ người cắt tóc tút tát lại cho “giống con người”. Lần nào bác thợ tóc cũng hét lên: “Cháu giấu ông này trong kho mấy tháng mới lôi ra một lần hay sao mà đáng sợ thế này?”. Chị ngượng chín mặt mà anh cứ hề hà “nghệ sĩ mà em”. Nhìn chậu quần áo đục ngầu và hôi hám, chị từng nhiều lần tự hỏi không biết mình có sống được cả đời với người đàn ông như Vĩnh không? “Không, nhất quyết là không” chị nghĩ vậy, nhưng lại chưa bao giờ muốn buông tay Vĩnh. Cũng bởi vì thương…

Vĩnh như cái bóng giữa cuộc sống hiện đại này. Đi không ai hay, về không báo trước. Sáng vợ đi làm, chồng vẫn còn ngủ nướng trong chăn, vậy mà chiều về đã thấy cửa khóa, quần áo phơi trên dây được lấy đi. Chỉ còn đống bát đĩa bề bộn, chăn chiếu nhàu nhĩ và sự trống trải không gì bù đắp được trong chị. Bạn bè bảo chị chỉ là quán trọ cho Vĩnh nghỉ chân những lúc mỏi gối mà thôi. Lại có người bảo chị chẳng khác gì cái máy rút tiền của Vĩnh, đàn ông mà không chịu tu chí làm ăn, lại đi bòn mót tiền của người yêu. Chị cười phân bua “nói thế tội cho Vĩnh. Yêu nhau thì san sẻ chứ có gì đâu”. Rồi chị lại tự an ủi rằng chỉ tại Vĩnh chưa có việc làm, gia đình anh lại nghèo nên giúp đỡ nhau cũng là lẽ tất nhiên. Nhưng liệu chị có bao bọc được cho Vĩnh cả đời?

Hỏi mãi rồi cũng tự trả lời “sao lại không, chỉ cần hai đứa thương nhau là đủ”. Người dưng chua xót bảo thời buổi nào rồi mà còn tính chuyện một túp lều tranh hai trái tim vàng. Trước mặt mọi người, chị cười nói tỏ ra mạnh mẽ thế thôi, chứ khi chỉ có một mình, chị cũng nghĩ ngợi nhiều lắm chứ. Đêm nằm chị thường trằn trọc mường tượng ra tương lai hai người. Nếu có vượt qua tất cả mà đến được với nhau thì chắc gì chị đã là người đàn bà hạnh phúc. Sẽ có những ngày dài chờ chồng trong mòn mỏi, nhìn nhà người ta sum vầy chắc là sẽ chạnh lòng. Lúc khỏe thì không sao, nhỡ lúc ốm đau mà Vĩnh đang chu du ở một vùng trời xa lắc xa lơ nào đó thì liệu chị có còn mỉm cười nổi hay không? Khi ốm nghén không có người nựng nịu, lúc nằm trên bàn đẻ có khi điện thoại của Vĩnh vẫn không liên lạc được. Lấy Vĩnh là sẽ phải chấp nhận tất cả những điều ấy. Giống như việc biết là mất công mất sức mà vẫn nuôi ảo vọng đổi thay…

Nghĩ thì nghĩ vậy thôi chứ chỉ cần thấy Vĩnh về ngồi ăn ngon lành bữa cơm mình nấu là chị đã thấy vui. Chỉ cần thấy Vĩnh kêu buồn là bao nhiêu toan tính trong chị đều bay biến hết. "Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ", chị nghĩ vậy khi quyết định làm vợ của anh. Do đã chuẩn bị tâm lý từ trước nên thời gian đầu chị không thấy khó khăn gì. Vĩnh cũng ít đi hơn, vì sợ chị buồn nên quanh quẩn ở nhà nhận vài hợp đồng vẽ tranh tường cho các trường mầm non và nhiều hộ gia đình. Khỏi phải nói chị hạnh phúc thế nào khi nghĩ rằng hôn nhân có thể thay đổi Vĩnh thành người biết sống chỉn chu hơn. Hình ảnh anh chăm chỉ đi làm hàng ngày như bao người đàn ông khác khiến chị xúc động vô cùng. Người ta thì lo phấn đấu sự nghiệp, đặt ra kế hoạch tậu nhà, mua xe, nhưng chị chỉ cần ngày nào cũng nhìn thấy anh hiện diện trong nhà là đã thấy đời may mắn.

Không cần biết anh kiếm được bao nhiêu, anh chi tiêu thế nào, miễn là thành phố có thể giữ chân anh bằng niềm vui công việc. Anh không đưa tiền lương, chị cũng chẳng bao giờ hỏi. Chị biết cái tính nghệ sĩ ghét nhất lúc nào cũng phải nghĩ đến tiền. Chị không muốn đẩy anh vào bí bách vì chị tin anh có tài. Chị sẽ gắng chèo chống gia đình để anh có thể thảnh thơi sáng tạo. Mình chị hy sinh cho nghệ thuật là đủ. Cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền thực sự là quá sức đối với anh.

Nhưng rồi ngày vui chẳng được bao nhiêu. Thành phố quá ngột ngạt để giữ chân một tâm hồn nghệ sĩ. Anh lại xách ba lô đi, đi như thể chẳng có gì vướng bận. Mình chị ở lại, một mình đối đầu với những khó khăn. Lượng công việc nhiều mà thu nhập thì không tăng. Chị ốm lay lắt mãi, có hôm đến bát cháo còn phải nhờ hàng xóm mua giùm. Thiên hạ bảo “có chồng hờ hững cũng như không”, chị chỉ biết quay mặt vào tường lau nước mắt. Không muốn bạn bè thấy mình khổ nên chị chủ động ngừng liên lạc, chỉ biết dồn sức cho công việc. Ngoài làm ở công ty, chị còn nhận thêm nhiều đơn hàng làm tại nhà. Vừa để đỡ buồn, vừa có thêm chút tiền tích cóp cho việc sinh con.

Lập gia đình rồi mới biết rất nhiều chi phí phát sinh so với dự tính ban đầu. Riêng việc bố chồng già yếu nằm một chỗ, vài ba tháng lại một lần nhập viện, tốn kém không biết bao nhiêu tiền của. Vĩnh lại là con cả nên dù thế nào chị vẫn phải lo cho chu toàn bổn phận. Rồi đứa con ra đời, gánh nặng trên vai chị ngày một trĩu xuống. Tiền sữa, bỉm, tiền thuê người trông con hàng tháng ngốn gần hết tháng lương của chị. Ấy là chưa kể mỗi lần con ốm, chỉ cần bước chân vào phòng khám là thể nào cũng đi toi đôi triệu. Đã có lúc tiền nong khiến chị muốn nổi điên.

Còn Vĩnh, anh vẫn bình thản sống, chỉ thỉnh thoảng than thở về việc bố ốm nặng khiến anh không thể đi nhiều như trước. Chị phải mở lời nói với Vĩnh rất nhiều lần về việc anh nên đi làm để chia sẻ gánh nặng kinh tế gia đình. Nhưng chị tìm công việc nào, anh cũng chê không phù hợp, chê ông chủ không biết nhìn người, chê làm thế thì còn đâu thời gian dành cho nghệ thuật. Anh lúc nào cũng có cái lý của mình mà quên nghĩ cho chị. Có ép đi làm thì được vài bữa anh tự bỏ hoặc là gây sự với người ta.

Quá mệt mỏi nên có lúc chị đã nặng lời oán trách anh. Lần nào anh cũng bảo “biết trước sẽ như vậy rồi sao còn cố lấy?”. Ừ nhỉ. Rõ ràng là anh đâu có tạo vỏ bọc cho mình. Từ lúc quen đến lúc cưới anh vẫn bày ra một cuộc đời lôi thôi như thế. Chị cũng đâu huyễn hoặc về cuộc hôn nhân này thì sao bây giờ lại tỏ ra thất vọng? Nếu có trách thì cũng tự trách mình đường quang không đi lại đâm quàng bụi rậm. Trách mình nhìn cuộc đời còn đơn giản quá nên không lường trước được khó khăn. Trách mình đã yêu thương không đúng cách.

Bạn nghe chị hỏi không dám buông một tiếng “ừ thì…”. Chỉ thương chị lấy phải ông chồng nghệ sĩ, “nghệ” chưa thấy đâu mà “sĩ” ôi thì… Người như anh chắc chỉ yêu được mỗi bản thân mình. Vợ con chỉ đủ sức níu chân sau những ngày mệt nhoài, bệ rạc. Đã quá muộn để thay đổi một con người. Chị cứ băn khoăn sẽ chấp nhận sống tiếp cùng anh hay là một lần can đảm để buông tay?


Huyền Trang
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#30
Kìa vạt hoa vàng

Chị là mối tình non nớt của tôi, là cơn mưa tuổi trẻ, là màu hoa êm ái và đã thắp cho tôi biết bao kỷ niệm.


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Trong vạt kỷ niệm của tôi và chị, màu hoa mướp vàng đã thắp lên lung linh và hoang hoải, cho tôi và chị nở những nụ cười đẹp như sao. Độ đó, khi tôi chừng năm tuổi, trong mô hình chuyển đổi sản xuất, bố tôi rất ăn ý với bác Cân, bố chị Hằng. Hai nhà ở sát nhau. Vườn tược rộng và khu liên hợp ao hồ mà hai gia đình đấu thầu được đều ở phía trước nhà, rất cân xứng với con đường đất nhỏ dẫn ra cánh đồng. Hai bên con đường trồng những hàng cau thẳng tắp. Tổ hợp ao hồ được ngăn đôi diện tích, mỗi nhà một nửa. Cây mướp hương được bố tôi và bác Cân thống nhất trồng đại trà, bắc giàn trên vườn. Xung quanh ao hồ cũng bắc giàn cho dây mướp lan tỏa.

Tôi và chị Hằng thân nhau có lẽ cũng từ sự ăn ý trong sản xuất của hai nhà. Chị hơn tôi bốn tuổi. Ở tuổi lên mười, chị đã đẹp lung linh. Hai má lúm đồng tiền như hai ông sao. Như thể hai bông hoa mướp vàng rực rỡ đậu hai bên má. Kỷ niệm của chúng tôi là những buổi chiều hái mướp cùng nhau. Mướp hương màu xanh nhạt, lúc lỉu rủ xuống, cứ nhân lên những niềm vui trong trẻo của hai đứa. Kỷ niệm là những buổi tắm cùng nhau với đám trẻ xóm rồi cười vang cả góc làng. Hay những buổi thả diều trên đê, hương mướp vấn vương bay theo con diều lẫn vào không trung diệu vợi. Hai đứa cứ thế lớn lên…

Chị mười sáu, tôi mười hai. Chị thành cô nữ sinh lớp 10 đằm thắm. Nụ cười xinh hơn, đôi môi tươi rói tuổi mới lớn. Khuôn ngực non căng tròn. Hàng ngày chị đạp xe tới trường, cách nhà chừng bảy cây số. Bạn cấp III của chị nhiều quá. Có buổi họ nói chuyện vang cả một khúc đường. Tôi vẫn là thằng nhóc. Tôi sợ mất chị. Một lần tôi hỏi:

- Chị có đi mất không?

Chị cười: - Ô hay, em hỏi gì lạ! Chị có đi đâu mà mất.

Chị không hiểu tâm trạng tôi. Ít nhất thì lúc này chị đã vượt tầm kiểm soát của tôi. Rồi chị sẽ đi xa, kết thân với những người bạn mới, sẽ quên tôi mất. Tôi xòe tay che mặt…

Chị khiến hàng xóm phải nức nở khen vì vóc dáng mây mẩy nữ tính. Mẹ tôi khen chị đẹp, sau này ắt hẳn đắt chồng, được hưởng phước. Mẹ chạm vào nỗi đau của tôi. Tôi không muốn điều đó xảy ra, càng sợ chị quên, không nhớ tôi nữa. Thế rồi, ngày đó cũng đến, chị vào đại học, ra phố tít tắp mù khơi. Tôi mong manh dễ vỡ ở lại quê nhà, tập tọe làm người lớn. Nhớ nhung gửi chị qua những lá thư, mỗi mùa rộ hoa mướp, tôi đều kẹp vào thư.

Chị thư lại, nói hoa khô quắt, thâm úa, lần sau đừng gửi. Hoa mướp khô đâu còn mùi hương. Tôi hỏi bao giờ chị về. Về là về thế nào, về chơi hay về hẳn? Chị phân tích rằng, sẽ phải mất bốn năm học ngoài phố, và chị cũng sẽ tìm việc ở phố để làm, không về quê lấy chồng như một số người vẫn nghĩ.

Tôi thốt lên trong vô vọng, và con tim như chết điếng. Vậy là đã mất chị thật ư, không thể cưỡng lại được ư? Sự việc hệ trọng đến nỗi rất nhiều ngày tôi ngồi lẩm bẩm một mình, rằng nhớ, rằng mong. Mẹ thấy con trai có biểu hiện lạ, mẹ nói với bố. Chuyện trẻ con đến tai người lớn. Bố tôi, và bác Cân chỉ coi tôi là một đứa trẻ, với những suy nghĩ non nớt. Tất cả đều cười tôi, bảo: “Nó đang dậy thì vỡ tiếng”. Chẳng biết có bao giờ bác Cân nảy ra ý nghĩ gả chị Hằng cho tôi.

Mẹ hỏi tôi về chuyện cả ngày thơ thẩn ngoài vườn. Tôi hồn nhiên nói nhớ chị Hằng. Mẹ cười: “Rõ khổ, biết gì đâu mà nhớ hả con!”. Tôi nói: “Chị ấy đi xa thì con nhớ. Rồi mẹ cưới chị Hằng cho con nhé”. Mẹ lại cười. Chắc mẹ nghĩ đó là ý nghĩ bột phát của cậu con trai, chứ có gì to tát nghiêm trọng, có khi mẹ còn nghĩ tôi chưa hiểu cưới xin là gì. Tôi cam đoan: “Con sẽ ngỏ lời cưới chị Hằng”. Mẹ nói: “Nó lớn hơn, đẹp thế, sao bằng lòng lấy con…”.

Lời mẹ vậy mà hiệu nghiệm. Chị về chơi, không sành điệu kiểu “hôm qua em đi tỉnh về”, nhưng chẳng còn ăn nhập với quang cảnh bình dị quê hương nữa. Quần bó sát, áo khoét cổ rộng. Môi đánh đỏ và mắt kẻ mày. Chân guốc cao đỏng đảnh. Động vào cái gì cũng sợ bẩn, chẳng hay lam hay làm như thuở nào. Tôi dẫn chị ra bờ ao. Hoa mướp vàng nhức mắt, cá quẫy uồm uỗm dưới ao. Lũ cá sống tầng sâu thi thoảng nhao lên đớp bóng vàng.

Tôi đề nghị hái hoa tặng. Chị lắc đầu. Hái làm gì cái thứ hoa quê nửa mùa… Tôi ngơ ngẩn không nghĩ đó là lời chị. Sao lạ thế. Vậy, giờ chị thích hoa gì? Chị bảo, ngoài phố người ta bán nhiều thứ hoa sang trọng, có hoa hồng đỏ, hoa hồng xanh, hoa tulip từ xứ sở xa xôi nào đó nhập về. Hoa không chỉ đẹp mà mùi hương còn quý phái.

Tôi gợi ý chị nhớ về chiếc cầu ao. Cầu ao tuổi thơ chúng tôi đã rửa chân, hồn nhiên lội xuống tắm, chân tay quẫy đạp. Nước ao mùa này vẫn trong văng vắt. Chị em mình xuống tắm nhé. Mắt chị trợn tròn. Chị mà phải tắm ở đây á, eo ơi, ghẻ chết! Cuối cùng, nhìn thấy khuôn mặt thất vọng của tôi, chị đành tháo guốc, lột tất da vắt lên dây mướp, và lội xuống rửa chân. Gót chân trắng và mong manh. Mong manh như quả tim tôi bây giờ. Người con gái sao bỗng trở nên xa lạ. Chị đã thuộc về thế giới khác... Chị vớt nước, té lên không khí và bâng quơ nói: “Em học lớp 10 rồi phải không? Nhanh nhỉ!”. Chị còn nói nữa. Cứ như chỉ có mỗi chị mới làm được người lớn, mới thành sinh viên đại học.

Những lá thư giữa tôi, và Hằng thưa thớt dần và rồi dừng hẳn. Tại chị hờ hững, và chẳng có gì nói với tôi. Tôi chỉ biết thông tin về chị qua bác Cân, khi ông tâm sự với bố tôi. Bác Cân nói chị sống rất ổn, và học rất tốt. Hàng xóm khen chị đẹp, vào trường học tốt, sau này nên người. Gia đình bác Cân tự hào, nở mày nở mặt.

Thời gian thấm thoắt trôi. Tôi đỗ đại học Thủy lợi, và ra phố. Trải qua nhiều khó khăn tôi mới tìm được chỗ ở của chị, dù Hằng không muốn. Qua điện thoại, chị nói gặp chẳng để làm gì. Tôi thảng thốt nghe lồng ngực mình chực vỡ vụn. Chị đã không sống tốt như tôi tưởng. Lẽ ra chị phải tốt nghiệp rồi, nhưng nợ môn quá nhiều nên phải trả một năm mới hết.

Căn phòng chị thuê trọ chung với một cô gái sống bằng nghề nhậu thuê. Tôi quan tâm đến Hằng, dò la hỏi han bạn bè, tôi biết chị cũng đang làm vậy. Chị cần tiền để trát lên mình thứ nhung lụa hào nhoáng phố xá. Chị bị cuốn theo những thói đua đòi. Bia rượu hành hạ chị, khiến chị mờ mắt. Tôi là thằng sinh viên năm nhất chẳng biết gì, bỗng trở nên già dặn hơn khi phải tìm hiểu về chị. Làm sao để kéo Hằng trở lại?

Đêm ấy, trên cây cầu bắc qua sông Hồng lộng gió, chị nói mình không thể quay lại được nữa. Nước mắt chị nhỏ xuống sông. Đứng sát thành cầu, hai tay chị dang ra. Tôi hét lên: “Chị đừng làm dại”. Chị quay lại mắng: “Cậu tưởng chị làm bậy ư? Nhầm rồi, chỉ là thử cảm giác thôi”. “Nhưng rất nguy hiểm đấy”, nói vậy rồi tự nhiên tôi muốn ôm chị. Dẫu rằng chị đã trở nên xa lạ, nhưng tôi vẫn nặng lòng với những hoài niệm, và yêu chị.

Giọng tôi thảng thốt: “Em ôm chị nhé”. Hằng nghĩ một lúc, và lắc đầu: “Ôm làm gì, cậu là người trong trắng”. Tôi hiểu ý chị, nhưng tôi đã lớn, tôi thương chị, và hiểu những gì chị đã trải qua. Tôi nói: “Chị đừng buồn, em sẽ ở bên chị”. Hằng lắc đầu: “Cậu không làm gì được đâu. Quá muộn rồi. Chị đã dấn quá sâu. Cậu mới ra đây, vẫn chỉ là một cậu nhóc, chưa hiểu gì đâu…”.

Hằng bỏ lửng câu nói, kèm một tiếng thở dài. Trời khuya vắng sao. Mắt đèn như mắt phố trêu ngươi. Gió cuốn hơi nước từ dòng sông, lành lạnh. Tôi đưa chị về, chỉ nghe tim mình đập. Nó kêu to đến nỗi tôi cảm giác chị cũng nghe thấy. Chị không nói gì, như đêm quê nhà thanh vắng. Hằng bảo tôi dừng ở đầu ngõ, tự đi bộ về dẫu tôi muốn đưa vào tận nơi. Tiếng guốc bấm vào ngõ khuya. Chị đi rồi, tôi vẫn đứng nhìn theo.

Rồi một cảm giác rờn rợn chạy dọc sống lưng. Tôi cảm thấy chuyện chẳng lành sắp đến với chị. Tôi dong xe máy sâu vào trong ngõ. Quả nhiên phía kia, gã đàn ông đang khống chế chị, áp chặt Hằng vào tường. Gã tra vấn: “Em trốn đi đâu? Tại sao tắt máy, anh đã bảo phải mở để giữ liên lạc liên tục cơ mà?”.

Bất ngờ, gã giơ tay giáng vào mặt Hằng một cú, rồi ngồi lên xe, ném lại một câu: “Mày chưa xong đâu”. Rồi gã phi mất.

Tôi lao đến đỡ Hằng lên. Chị loạng choạng chực ngã, nước mắt giàn giụa. Tôi nói sẽ đưa chị rời khỏi thành phố này. Phải trốn khỏi đây. Những cạm bẫy đã bủa vây, và quấn lấy Hằng. Tôi biết đưa Hằng đi đâu?

Chị đã cố trốn khỏi gã đàn ông đó, rồi bị đánh. Máu thấm trong đêm kinh hoàng. Tôi biết chuyện thì chị đã được chuyển vào bệnh viện, nằm thoi thóp thở. Thấy tôi, mắt chị sáng lên đôi chút hy vọng. Sau nửa tháng điều trị, tôi đưa Hằng về quê, như một cách trốn phố phường. Hoa mướp nở rộ. Những vạt hoa vàng thắp sáng góc trời quê, chỉ mắt chị thâm quầng, và tâm trạng mệt mỏi.

Chị ra đi kiêu sa, sau ngần ấy năm, đời ném lại một người con gái tuyệt vọng. Cha mẹ hỏi chuyện, chị giấu, tôi giấu. Nói vẫn tốt. Bình phục hẳn, chị lại rủ tôi, và lũ trẻ hàng xóm bơi, thả diều. Chị đang cố tỏ ra thoải mái, hay chị đang nén lại cơn đau, khỏa lấp bằng những trò chơi thuở thiếu thời?

Dù gì, thì giờ cũng là lúc để sống khác đi.


Nguyễn Văn Học
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#31
Không để số phận đẩy đưa nữa

Người ta nói số phận đẩy đưa, nhưng tôi tin là em muốn làm chủ số phận của mình chứ không để nó đẩy đưa nữa...


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Tôi là chủ quán tạp hóa. Vào những ngày lễ, khách mua đông hơn, nhiều người lại cần gói hàng đẹp mắt để làm quà tặng, nên tôi thường nhờ các em sinh viên đến phụ việc. Trong cuốn sổ mua bán của tôi, trang ghi số điện thoại của sinh viên liên tục có số mới vì những em cũ tìm được công việc thích hợp hơn hoặc thu nhập khá hơn thì giới thiệu bạn khác cho tôi. Hôm đó là Huyền.

Tôi thích thuê sinh viên nữ vì sự trẻ trung của họ khiến cửa hàng như tươi sáng hơn, khách cũng có cảm giác món hàng mình mua dễ thương hơn nhờ được gói bằng đôi bàn tay trắng trẻo, tinh khôi. Tôi đã quá quen mắt với cảnh những ngón tay thon mềm đó lướt trên những món hàng mà còn thấy dễ thương nữa là khách hàng.

Nhưng Huyền thì không. Vừa gặp, tôi thất vọng ngay vì Huyền mặc một chiếc áo tối màu và kín mít dù trời không lạnh. Khuôn mặt gầy, hai bàn tay nổi gân xanh. Mái tóc ngắn không được chải chuốt, còn cột túm lại thành cái đuôi ngắn cũn sau gáy. Huyền hoàn toàn không có vẻ là sinh viên đi làm thêm cho vui, đi làm thêm để được tiếp xúc với môi trường mới…

Rõ ràng Huyền là con nhà nghèo đi làm để kiếm tiền, và cần một công việc lâu dài hơn là thời vụ như ở quán của tôi. Nhìn cái cách Huyền tranh thủ khi vắng khách lau dọn quầy hàng sạch sẽ, còn sắp xếp những thứ mà khách chọn lựa làm cho bừa bộn, tôi biết Huyền muốn chứng tỏ cho tôi thấy là Huyền biết việc và chịu khó.

Người làm công thích được chủ mời cơm, đỡ tốn tiền, nhưng đến bữa cơm trưa Huyền lại xin phép về nhà. Tôi không hài lòng vì ngày lễ thì khách mua hàng bất kể giờ giấc. Thấy tôi khó chịu, Huyền lúng ta lúng túng. Rồi tôi chợt nhìn thấy ngực áo của Huyền ươn ướt. Ra là Huyền đang cho con bú, hay nói đúng hơn đó là ngày đầu tiên cai sữa. Huyền về là để thay áo và để nặn sữa cho bầu vú đỡ căng nhức.

Là do bạn cùng trường đại học với cháu. Cháu có thai bạn ấy không nhận. Ba má cháu ở quê tuyên bố từ con. Bà chủ nhà trọ thông cảm cho cháu ở lại, còn giữ em bé giùm. Sinh em bé được một tuần là cháu đi làm. Cháu làm đủ thứ việc, buổi tối thì dọn dẹp nhà cửa cho bà chủ trừ tiền thuê phòng. Đi làm mà phải xin về giữa giờ cho con bú bất tiện quá nên cháu cai sữa…

Huyền kể bằng giọng khô khốc, chắc là đã hết nước mắt rồi. Hết ngày, tôi trả tiền công gấp đôi, và gói theo hộp sữa “Cô gửi quà cho em bé” thì Huyền khóc òa. Chắc lâu rồi Huyền mới khóc được.

Tôi tìm được cho Huyền vài việc như dọn nhà theo giờ, phụ bán quán, đóng hàng chở đi giao cho mối lái… Lẽ ra Huyền không phải chạy quanh thay đổi nhiều chỗ làm như vậy, vì ai cũng khen Huyền siêng năng, nhưng người ta không thể đợi vì Huyền hay nghỉ. Con viêm họng, sốt mọc răng, sốt viêm phế quản, ấm đầu trở trời...

Sau mỗi lần nghỉ, Huyền lại phải tìm công việc khác. Không phải ông bà chủ nào cũng rộng rãi nên khi mất những việc được lương cao, Huyền tiếc lắm. Em bé đau ốm Huyền mới đành chịu nghỉ, còn bản thân ho sù sụ Huyền vẫn cắn răng đi làm. Huyền phụ việc ở quán nhậu tới mười hai giờ đêm mới về, sáng sớm năm giờ thì tới quán hủ tíu. Mắt Huyền quầng thâm vì thiếu ngủ, mặt mày hốc hác, hai bàn tay nổi nhiều gân xanh hơn, nhưng dáng vẻ Huyền thì không còn lúng túng, và bối rối. Như là Huyền đã quen với hoàn cảnh rồi.

Một ngày, tôi bất ngờ nhận tin nhắn của Huyền: “Chào cô, cháu phải đi đây”. Tôi lạnh người, tưởng Huyền khổ quá buông tay.

Tôi đi tới phòng trọ của hai mẹ con, trống rỗng, chỉ còn rơi lại chiếc giày vải của em bé, như vật chứng của một cuộc ra đi vội vã. Bà chủ trọ nói, mấy hôm nay bên nội của em bé tìm đến, thấy em bé giống cha như tạc, họ đòi bế em bé đi nhưng không nhận Huyền là con dâu.

Mỗi lần họ tới, nhìn Huyền rất tội nghiệp, bà mẹ trẻ cô độc chỉ biết cắn răng mím môi nhìn người ta đòi quyền sở hữu đứa con mà mình phải trả giá cả đời… Bà chủ rất lo. Bà chỉ là người bồng ẵm giùm. Lỡ khi Huyền đi làm họ tới đòi bắt đứa nhỏ đi thì bà biết làm sao?

Tôi nhắn tin, điện thoại cho Huyền, tổng đài báo số điện thoại này không liên lạc được. Tôi đoán, có lẽ Huyền không muốn cha của đứa bé gọi tới. Nhưng tôi hơi buồn vì Huyền cũng có thể trò chuyện với tôi bằng một sim khác mà.

Nghĩ lung tung vậy thôi, chứ tôi có làm được gì cho em đâu. Tôi chỉ là một bà chủ quán trong vô số nơi mà em đến bán sức lao động để kiếm tiền nuôi con. Thỉnh thoảng tôi nói với em vài lời khuyên mà chắc là em không cần. Điều em cần thì tôi không giúp được. Chẳng ai giúp được. Số phận. Người ta nói số phận đẩy đưa, nhưng tôi tin là em muốn làm chủ số phận của mình chứ không để nó đẩy đưa nữa, nếu không, em đã chọn con đường dễ dãi hơn cho nhẹ gánh.

Cầu chúc em may mắn hơn. Và mong em gặp được người đàn ông thông hiểu.


Nguyên Hương
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#32
Đêm dương cầm

PN - Những đêm dương cầm vĩnh viễn lùi vào ký ức. Thành phố riêng chung, khắc khoải mỗi đêm mưa một mình.


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Thành phố đêm nay mưa. Mưa đầu mùa, rào rạt rồi tha thiết mãi. Em giật mình thức dậy rồi mất ngủ, lắng nghe những âm thanh sũng nước của trời đất. Một cách vô thức, em quẩn quanh tìm xem chiếc điện thoại đang ở đâu đó, như thói quen của thời anh hay gọi em vào những đêm muộn màng thế này.

Ngày mới yêu nhau, anh không kể nhiều về bản thân. Em chỉ biết, anh làm kinh doanh, công việc đầy áp lực. Anh chỉ muốn em ngoan ngoãn vâng lời, làm một người tình bé bỏng. Anh không rảnh rỗi cho những chuyện vô bổ. Anh ghét dài dòng vớ vẩn. Anh không phải mẫu đàn ông biết tặng hoa, mua quà… Em ấm ức, nhưng tự nhủ, mình thương anh, và chấp nhận được hết.

Thế nhưng, quen nhau lâu dần, em mới khám phá ra, bên cạnh cái vẻ xù xì lắm khi xấu xí ấy, anh là cả kho bí mật để em đi từ ngạc nhiên đến nặng lòng. Một khuya anh bất ngờ gọi em, mà chẳng thấy anh cất lời. Chỉ có tiếng dương cầm từ bên kia vọng lại. Thánh thót vang vọng trong đêm dài lặng lẽ. Là anh tự đàn đấy. Anh quên nói với em, là hồi bé anh từng tập tành môn chơi ấy, trong thiếu thốn khó nhọc. Bây giờ cuộc sống đủ đầy ổn định hơn, nhưng anh lại chẳng có nhiều thời gian để thả hồn vào những âm thanh ấy. Tự nhiên đêm nay anh nhớ tới, và muốn em cùng nghe…

Lời giải thích sao êm đềm quá. Em hạnh phúc trong những giai điệu anh dành tặng cho người con gái anh yêu dấu. Thấy mình rưng rưng muốn khóc. Em quen nhìn thấy anh nghiêm khắc, đạo mạo, lạnh lùng, tính toán chuyện làm ăn. Anh chưa từng hiện diện trong suy nghĩ của em theo kiểu lãng mạn, ngọt ngào, chiều chuộng, chăm chút.

Để nói về mình, anh hay bảo, anh là con nhà nông, không biết những kỹ xảo chinh phục này nọ, em liệu có chấp nhận được không? Cũng không phải anh chưa từng khiến em nghĩ ngợi phân vân vì sự “khô khan” đến nhẫn tâm, và độc đoán của mình…

Vậy nên, người đàn ông với những ngón tay thô vụng ấy không ít lần làm lòng em mềm xuống. Những đêm dương cầm dần trở thành quen thuộc, êm ả ru cuộc tình nhiều trắc trở. Những khuya em khoắc khoải mong chờ. Những yêu thương hờn dỗi bé mọn của riêng em đều được tiếng dương cầm ve vuốt hết, trở nên không đáng kể. Em tin rằng, anh thương em vô cùng, qua tiếng dương cầm ngẫu hứng một đêm nào đấy...

Em nhớ mãi lần mình giận hờn nhau, ta hẹn gặp ở quán quen, ngồi chờ anh tới, em nghĩ chắc mình khó có thể nào tiếp tục. Những cãi vã bất đồng ngày càng chất chồng, sao mà mỏi mệt quá. Chiều đã tắt từ rất lâu rồi, em một mình trong căn gác ấy, chờ tiếng bước chân quen thuộc của anh dưới cầu thang gỗ, lòng quá đỗi muộn phiền…

Rồi bỗng dưng tiếng dương cầm từ dưới nhà vang lên. Dịu dàng. Dỗ dành. Day dứt. Da diết. Bài nhạc gì, em chẳng rõ, mà sao em thấy lòng mình dịu lại. Em nghĩ về những năm tháng bên nhau. Về hạnh phúc. Niềm vui. Chia sẻ. Ân cần. Đồng hành. Ấm áp. Những cảm xúc tốt đẹp mà trước đó, hầu như đã bị nhiều lần cắn đắn nhau che khuất.

Một cách vô thức, em thấy mình bước xuống, mong thỏa ý nghĩ tò mò nhất thời, là được nhìn thấy người đang đánh đàn ấy. Còn bất ngờ nào hơn, khi em bắt gặp anh ngước lên nhìn em từ bên cạnh cây dương cầm của quán, chỉ để cười cùng em, thật hiền. Giá mà anh biết, hình ảnh lạ lẫm, và duy nhất ấy sau này còn theo em mãi. Giây phút đó, em hiểu rằng, lòng mình dù vương mang, khổ sở, đau đáu, thì vẫn chẳng thể nào hết yêu thương anh. Không bao giờ.

Dù vậy, ở góc nào đó trong em, vẫn khao khát sống đời độc lập, để không phải nặng nề trách cứ, để được sống theo ý mình quyết, được đi trên đôi chân nhỏ bé, và yếu đuối của riêng mình.

Cuối cùng thì, anh giờ xa khuất lắm. Đời người, đôi khi lạc mất nhau mà chẳng cần lý do gì cho đáng. Những đêm dương cầm vĩnh viễn lùi vào ký ức. Thành phố riêng chung, khắc khoải mỗi đêm mưa một mình. Có khi, giữa khuya em một mình ở ban công, chờ một cuộc gọi. Một số điện thoại quen. Cảm giác ngong ngóng tiếng dương cầm của một người chơi nghiệp dư, lựng khựng bao mong nhớ. Xen lẫn với nỗi đau. Thứ tha. Hối tiếc. Đau đáu. Ám ảnh. Tủi buồn…

Về những đêm dương cầm khuya lắc khuya lơ trong đời.


Hạ Yên
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#33
Không hối tiếc

PN - Bốn năm. Và đây là câu trả lời. Bốn năm. Tôi đã bỏ Sài Gòn mà đi, mang theo trái tim nhiều thương tích. Mỗi lần trở lại đều như một cuộc hành hương tìm lại những ký ức ngọt ngào, những kỷ niệm ấm áp...


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Trong nhà hàng Ấn Độ, chúng tôi cùng uống rượu vang, và bắt đầu trò chuyện về những đồng nghiệp cũ. “Lee có vợ chưa?”, tôi hỏi. Kel nheo mắt: “Sao em quan tâm anh ta quá vậy?”. Tôi cười. Lee là một trong hai người quản lý tài năng nhất ở đó. Đẹp trai, chất chơi. Lee từng nói tôi là mẫu con gái yêu tới mất trí, khác hẳn đám bạn gái “fake” của anh. Lee thích tôi.

Ngừng giây lát, Kel hỏi tôi: “Em còn liên lạc với Ar không?”. Tôi biết câu chuyện của chúng tôi rồi sẽ xoay quanh Ar. Lee thích tôi, nhưng người tôi yêu lại là Ar, bạn cùng phòng của Lee, và là người quản lý tài năng còn lại trong số những tay quản lý người Malaysia gốc Hoa. Tháng năm như một lần nhấp ngụm rượu vang. Vào đến đầu môi thì ngọt, xuống cuống họng đã muôn phần đắng cay. Như cuộc tình của tôi và Ar.

Năm ấy, tôi 22 tuổi. Anh, 35 tuổi. Tôi độc thân. Anh ly thân. Một vợ, một con gái nhỏ ở Malaysia. Những năm tháng anh rong ruổi từ Đại lục, Thượng Hải rồi phiêu bạt sang Việt Nam làm việc để chạy trốn cuộc hôn nhân bất toàn của mình, anh chưa từng thấy một đứa con gái nào như tôi. Anh yêu tôi, và tôi cũng yêu anh ngay từ lần đầu tiên ánh mắt chạm phải nhau trong cuộc phỏng vấn mà anh sẽ là sếp trực tiếp của tôi.

Dĩ nhiên, anh luôn giữ một khoảng cách nhất định với tôi vì “sự rắc rối” của mình, và cũng bởi xung quanh tôi luôn có cả tá đàn ông theo đuổi. Nhưng làm sao tôi có thể ngừng yêu anh khi tôi nhìn thấy mình ở anh trong cách anh đập bàn, kiêu hãnh khoác áo bỏ đi trong cuộc họp với tổng giám đốc. Làm sao tôi có thể ngừng cảm thấy thân thiết với anh, bởi khi Lee chở tôi trên chiếc mô tô đắt tiền dạo quanh Sài Gòn hết bar lại pub náo nhiệt thì anh và tôi thường trò chuyện trong quán cà phê như những người bạn.

Và thay vì những tán tụng, anh quan tâm tôi lặng lẽ. Mỗi ngày là một chai nước trên bàn làm việc vì biết tôi lười uống nước. Tôi không cần một người đàn ông đem cả thế giới cho mình. Tôi chỉ cần đàn ông yêu tôi từ những điều bình dị nhất. Dĩ nhiên, tôi đổ. Đêm ấy, anh đưa tôi về nhà sau bữa tiệc cuối năm. Tôi nài anh ra cầu hóng gió. Tôi đứng trên thành cầu, vứt guốc, nhìn anh đăm đăm... Và rồi tự nhiên như đã thuộc về nhau tự bao giờ, tôi hôn anh-người đàn ông đầu tiên...

Tình yêu đã bắt đầu như thế đó. Ar nói Ar sẽ không ly hôn với vợ vì lý do tôn giáo, và vì chị Ar đã ly hôn trước đó. Ar là người trọng danh dự gia đình. Ar chỉ có thể yêu tôi mà không thể cho tôi một danh phận. Tôi mặc kệ. Tôi yêu anh ấy. Danh phận là gì nếu không thể giữ được trái tim một người đàn ông? Kel là người bạn thân nhất với Ar ở công ty. Kel thường nhìn tôi và nói: “Em yêu anh ấy nhiều quá” khi tôi không thể giấu vẻ rạng ngời trong ánh mắt mỗi khi tôi nhìn Ar. Tôi yêu, và đắm chìm vào tình yêu của mình. Kel nhận ra, mọi người xung quanh không thể không biết. Và những xầm xì bàn tán bắt đầu.

Lúc ấy, Ar chuyển ra Hà Nội làm việc. Sinh nhật anh, tôi vẫn bay ra để gặp. Nhưng mỗi khi trở lại chốn cũ là một lần cô đơn khắc khoải. Mỗi bước chân tôi đi qua đều có bóng dáng anh ở đó. Lee tạm thay vị trí của Ar ở công ty. Có lần, Lee thấy tôi khóc ngay trên bàn làm việc. Biểu cảm của Lee thật khó nói. Có lẽ vừa xót thương, vừa vẻ “đáng đời” khi những đồng nghiệp ác ý nói tôi yêu Ar vì tiền, và rằng tôi được tuyển vì hình thức. Tôi bỏ việc sau khi chịu đựng quá nhiều thị phi. Và rồi, Ar trở lại Sài Gòn làm việc để ở bên tôi. Vứt bỏ mức lương tháng cao ngất. Dạo ấy, Ar muốn mở một nhà hàng nhỏ.

Dạo ấy, một đạo diễn, giám đốc sáng tạo của một hãng phim gặp tôi với ý định đề nghị ký hợp đồng cộng tác. Tôi từ chối. Tôi có phải là mẫu đàn bà quá đỗi si tình? Cho dù tôi và Ar không đi đến cùng thì tôi vẫ n muốn được toàn tâm toàn ý giúp người đàn ông của mình khi có thể. Từ một đứa con gái không biết nấu ăn tôi đi học nấu nướng, để từ chỗ nhăn mặt, Ar đã giơ tay chúc mừng. Mỗi cuối tuần, khi chúng tôi đến căn hộ của Kel, tôi nấu ăn như một người tình đảm đang nhất. Kel lúc này hay dùng từ “ngưỡng mộ”. Tôi chỉ cười. Tôi đang hạnh phúc với tình yêu của mình.

Nhưng lạ một điều, tôi thấy cách cư xử của Ar, và vợ đã khác sau chuyến trở về từ Malaysia. Tuy không hiểu tiếng Hoa nhưng tôi có thể đọc được biểu hiện trên khuôn mặt, và âm điệu của anh khi nói chuyện cùng cô ấy. Nó dịu dàng hơn lúc trước khi chúng tôi vẫn còn là bạn-cái thời anh hay gắt gỏng. Tôi linh tính có điều gì đã xảy ra. Nhưng lại mau chóng quên đi khi anh bảo tôi đặt vé để cả hai cùng sang Malaysia thăm chị, và mẹ anh.

Một buổi sáng định mệnh, tôi ngồi ngoài tiệm mở facebook. Trên trang facebook của anh được tag hình một bé sơ sinh với chú thích “Little Ar”. Anh, và vợ không hề kết bạn. Chị gái anh đã tag hình vào. Tôi ngồi yên lặng lẽ nhìn hình đứa trẻ mà nước mắt cứ chảy.

Tôi nhấn nút “like”. Tôi chúc mừng anh, anh lặng im rồi hồi đáp: “Có thể em không tin, nhưng anh đã dùng condom, anh không biết tại sao”. Đó là cách mà anh giải thích với tôi sao? Ly thân? Condom hay không có gì quan trọng bằng sự lừa dối? Tôi nhắn tin cho Kel: “Em, và Ar chia tay rồi. Em mong anh có thể quan tâm anh ấy. Ở Việt Nam, Ar không có nhiều bạn”.

Kel chỉ nói: “Anh xin lỗi”. Tôi có thể yêu một người đàn ông và hết lòng vì họ, nhưng khi tôi đã muốn dứt áo ra đi thì không gì có thể cản ngăn nổi. Tuổi trẻ, thanh xuân của tôi, tình yêu của tôi hóa ra chỉ là vô vọng... Tôi nhắm mắt, và rồi không lâu sau đó tôi thu xếp hết đồ đạc để trở về quê, kết thúc cuộc tình với Ar.

Anh đưa tôi ra sân bay. Anh nhìn tôi và hỏi: “Em có ghét anh không?”. “Tại sao em lại ghét anh khi yêu anh giúp em trưởng thành. Em biết bao dung, và vị tha?”. “Em thậm chí không cho anh cơ hội để giải thích!”. “Em đã có cách giải thích mà em muốn”. Chúng tôi ôm nhau, và từ biệt. Không một lời oán thán.

“Ar là người tốt”. Kel nhìn tôi. “Ừ. Nên em yêu anh ấy”. Ngừng giây lát, tôi nói: “Sau đó, anh ấy, và vợ cũng không hạnh phúc. Anh tiếp tục quen một cô người Việt sau chia tay em. Anh biết không, khi cô ấy bỏ sang Macao, một đêm anh ấy đã gọi điện cho em, và khóc. Anh ấy bảo chỉ có thể nói chuyện với em. Em có thể lắng nghe anh ấy dù đó là chuyện gì. Và đó là lý do anh ấy yêu em”.

“Sau Ar, em có quen ai không?”, Kel hỏi. “Em có. Nhưng vì những cậu bằng tuổi nên họ không hiểu được em”. “Như anh?”. Tôi ngước mắt nhìn Kel, và cười. Kel đăm chiêu: “Anh vẫn nghĩ em sẽ tìm ai giống Ar. Em biết không, lúc đó tất cả đều thích em. Anh cũng vậy. Cách em yêu Ar làm anh ganh tỵ”. Tôi đùa: “Vậy giờ anh không thích em nữa sao?”. “Không thích thì đi với em làm gì!”. “Bốn năm qua, sống ở quê, em chưa từng cảm nhận hạnh phúc.

Em không thuộc về nơi đó. Nó khiến em phát điên, và không thể kiểm soát được mình. Em trở lại nơi này để tìm mình lần nữa”. “Ừ, đã đến lúc, dù em đã phải tốn quá nhiều thời gian”.

Tôi đề nghị Kel đến Seventeenth Saloon Bar sau khi đã uống hết chai vang. Quán ấy ngày xưa nhóm chúng tôi hay tới. Như lượm lặt kỷ niệm. Trong không gian mờ ảo, anh đã lên sân khấu hát bài Sealed with a kiss. Ánh mắt anh luôn hướng về phía tôi đắm đuối. Tôi nhìn anh và lạy Chúa, tôi thật sự không mong đó là một lời tỏ tình. 12 giờ đêm, tôi hối Kel về. Khi đứng trước nhà, Kel nhìn tôi: “Suốt bốn năm qua anh chưa từng thích một cô gái nào ngoài em”. Tôi nhìn anh, chẳng biết nói gì ngoài câu: “Tại sao? Em là người cũ của bạn anh. Mà bốn năm rồi còn gì”. “Anh không biết. Chỉ là cảm xúc của anh”. Tôi lẳng lặng kéo sập cửa trước mặt Kel.

Ngoài trời, mưa bay bay. Tôi chợt nhớ mùa Valentine năm ấy, Ar nắm tay tôi trên con phố Tây. Ar đã xăm nụ cười của tôi trên vai. Tôi xăm chữ Tình yêu bằng tiếng Hoa. Ar đã dẫn tôi đến chùa và tung đồng xu xuống mặt hồ, cầu nguyện cho cuộc tình này kéo dài lâu nhất có thể. Tôi là người con gái mà Ar yêu nhất. Kỷ niệm vẫn còn đó, mãi mãi. Tôi đứng trên ban công nhìn xuống. Kel vẫn chưa về. Anh đứng đó, và nhắn tin anh bỏ cuộc.

Bốn năm. Và đây là câu trả lời. Bốn năm. Tôi đã bỏ Sài Gòn mà đi, mang theo trái tim nhiều thương tích. Mỗi lần trở lại đều như một cuộc hành hương tìm lại những ký ức ngọt ngào, những kỷ niệm ấm áp đến từng phút giây... Cũng mùa mưa năm ngoái, Ar bay sang đây, tôi bay vào Sài Gòn. Chúng tôi gặp nhau. Ar nhìn dáng vẻ tiều tụy, đôi môi sưng tím của tôi khi lỡ cặp với một cậu trai trẻ vũ phu, Ar bảo: “Lấy chồng đi. Kiếm người lớn tuổi. Trẻ tuổi không hợp với em đâu”. Chúng tôi đã ôm nhau như những người bạn. Lúc xoay người, anh khẽ hôn vào má tôi: “Bảo trọng nhé”... Tôi vẫn chờ tình yêu gõ cửa lần nữa. Biết đâu đó ở Sài Gòn này, phải-không-tôi?


Nguyễn Vân Anh
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#34
Chờ duyên

PN - An biết mình không ngán đàn ông, vì với Kha, An vẫn thấy tim mình rung lên dịu dàng lắm...


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
An đã từng là người có chồng. Có yêu thương hẹn hò nồng thắm hẳn hoi. Có cưới xin tiệc tùng nhạc sống vang trời. Rồi về với nhau. Cũng như muôn vạn cặp vợ chồng khác, cũng cãi vã, cũng dịu êm, lạnh lùng, rồi nồng ấm. Và cứ thế. Để một sớm kia thức giấc dậy, An cứ cảm giác người nằm cạnh mình xa lạ quá. An đưa tay qua, sờ thử vào khuôn mặt ấy, sao bỗng nhiên không tìm thấy một nét thân quen nào. Nhớ lời người bạn nói “tình yêu lạ lắm, tự nhiên một sáng thức dậy, thấy hết yêu thôi, chẳng lý do gì”. An nghĩ, chắc giờ nó đang đúng với mình.

Chưa bao giờ An có ý nghĩ ra đi như lúc này, đi đâu chưa kịp hình dung. Chỉ cần xuống xe ở một nơi xa lạ nào đó, là đủ. Ý nghĩ đó cứ quay đi quẩn lại trong đầu, thôi thúc An phải đi. Một ba lô con con, vài bộ quần áo, một miền đất xa lạ chỉ có một mình. Cái hình ảnh mình đơn độc khi vừa xuống xe chấp chới trong đầu An, thôi thúc. An mang suy nghĩ ấy ra hét vào mặt chồng khi cả hai đang có trận cãi nhau chí tử. Chưa kịp nghe hết điều An nói, chồng An lao tới, tát thẳng tay vào mặt An, hai tiếng “đồ khốn”. Nhẹ hẫng.

An đi thật. Đi luôn.

Cái quán tạp hóa nơi thị trấn nhỏ này lúc nào cũng đông khách. An vốn hoạt bát, và dễ nhìn. Hôm qua thím Tư hàng xóm nói vọng sang “lấy chồng đi An, tính ở vậy miết sao, thằng Kha lui tới lâu rồi đó, nó là một đứa được, chưa vợ con”. An dạ nhẹ rồi lãng đi. Lấy chồng nữa ư? Sao nghe lạ lùng như thím Tư vừa nói chuyện ai, chứ chẳng phải nói chuyện mình.

An biết mình không ngán đàn ông, vì với Kha, An vẫn thấy tim mình rung lên dịu dàng lắm. An biết mình không ngán hôn nhân, vì chắc chắn sẽ có vui buồn đan xen nhau, ngọt ngào, và cáu gắt đan xen nhau, An hiểu. Nhưng cái cảm giác mình sẽ ở chung nhà hết đời này với một người xa lạ nào đó, đến cái nắm tay rồi cũng hóa ơ hờ, An sợ. Một nỗi sợ không thể lý giải. Thà một mình vậy. An sợ trong mình lại xuất hiện ý nghĩ ra đi.

“Lấy chồng đi, để già như thím, lủi thủi lắm”, thím Tư hàng xóm mỗi ngày lại nhắc điệp khúc ấy. Lần nào An cũng lảng đi “còn chờ duyên thím ơi”, An nói vui.

Ừ, thì chờ duyên.


Ai Nhân
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#35
Trái tim cỏ cháy

PN - Có lúc chị thấy mình chẳng khác nào hòn đá lăn, ngang qua bờ rêu cũng không gợn một cảm xúc. Trái tim cỏ cháy.


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.
Buổi đi tiệm mua mấy trái mướp nấu canh cho con bé Nhiên, bụng chị Ngồng đã lùm lùm.

Chị vừa quẹo qua hàng cây so đũa, khách là mấy bà chị em bạn trong xóm mắt tròn dẹt.
- Ủa, con Ngồng có bầu!
- Ghê vậy? Với ai vậy?
- Tuổi này còn sinh với đẻ. Của đáng tội.
- Ôi dào ơi, tưởng thế nào.

Chị Ngồng không kịp nghe những lời đàm tiếu. Chân chị bước thoăn thoắt trên lối mòn mùa khô cỏ cháy rạt trụi. Tay xoa xoa lên bụng, khẽ mỉm cười. Nụ cười của tuổi bốn hai mà chị ngỡ là niềm vui của năm hai mươi bốn. Năm đó, chị mang bầu con bé Nhiên. Năm đó, đi qua bờ ruộng xanh mơn mởn lúa đang thì con gái, có anh Đại nắm tay. Anh Đại còn đòi bế chị qua khúc đường trũng nước mưa, sợ chị té. Còn chị bẽn lẽn sợ chòm xóm thấy cười cho. “Anh bế con anh nữa mà!” - anh Đại cười trêu. Năm đó, mặt chị phơn phớt hồng.

Bây giờ, mắt chị đã có chân chim. Da mặt cũng sạm đi. Tóc không dài nữa. Nhiều chiều ngồi ngoài hiên nhà, con bé Nhiên còn mân mê nhổ tóc bạc cho chị. Nói mẹ đừng để già nhanh nữa, mẹ mới bốn hai mà. Chị cười, nghĩ bốn hai thì tóc cũng phải bạc mấy phần rồi. Quanh năm sống ở đồng nắng cháy, làm sao mà được như đàn bà con gái thị thành môi son má phấn.
- Hồi đó mẹ cũng đẹp lắm nghe con! Chị nói vui. Nhiên gật.
- Mẹ con là đẹp nhất xứ Vĩnh An rồi.

Buổi chiều lóa nắng.
Xứ Vĩnh An quanh năm chim trời cá nước, mùa ngầu đỏ phù sa mùa đồng khô nắng khát. Người ta cần mồ hôi rơi để làm ra hạt gạo. Có người đàn bà nào ở xứ này mà không mang dáng vẻ lam lũ, tảo tần. Đẹp hay không cũng chỉ là để lâu lâu mang ra làm thước đo đánh giá hạnh phúc của người này người kia. “Con nhỏ cũng được người mà sao khổ quá!”. “Coi thím Sang kìa, nhìn bả cũng bình thường mà chồng cưng thấy phát sợ”.

Chị Ngồng mấy mươi năm dãi dầu nắng mưa thì nhan sắc mấy cũng phai đi rồi. Cái nhan sắc mặn mà của gái một con cũng từng làm khổ chị. Chỉ cần có người đàn ông nào đó trong làng tình cờ giúp chị đẩy xe lúa, vác bao gạo, lợp giùm chỗ nhà dột là đã bị thiên hạ dòm ngó, xì xầm. Chị có hai con mắt chỉ biết mở ra sống vì bé Nhiên. Nhưng nhà chị nhìn đâu cũng có những đôi mắt người. Vằn sọc soi mói, và ghen tuông. Đến mức chị cũng chẳng còn dám để ai thêm giúp đỡ điều gì nữa. Đôi vai ngày tháng cứ gồng hết từ việc cưa cây, đào mương, vác lúa.

Nhiên bao nhiêu tuổi là bấy nhiêu năm tháng chị lùi lũi sống như vậy giữa cánh đồng. Môi má thôi hồng kể từ ngày anh Đại bỏ đi. Anh Đại nói vì con bé Nhiên, anh có thể làm tất cả. Và điều anh đã làm là bỏ đi theo người đàn bà khác, khi con bé chỉ mới chào đời. Có cho chị thêm thời gian sống trở lại từ năm hai mươi bốn đến năm bốn mươi hai tuổi một lần nữa, chị cũng không trả lời được câu hỏi vì sao. Câu hỏi đeo bám chị suốt những ngày ngực còn chảy sữa, lúc thôi nôi, lúc con bé Nhiên hai tuổi bị sốt phát ban phải nằm viện cả tuần liền, lúc chị làm lụng như trâu để có tiền cho con từng năm tháng đến trường, lúc để con bé một thân một mình lên thành phố thi đại học.

Anh Đại đã ở đâu?
Ở trong những lời truyền tai nhau của người làng mỗi khi nhắc đến chị.
“Tội nghiệp con nhỏ. Đẹp người đẹp nết mà thằng chồng không ra gì”.
“Phải chi có thằng Đại, hai mẹ con nhà nó đỡ khổ”.
“Ủa, thằng Đại nó về à?”.

Câu hỏi cuối là khi làng thấy chị Ngồng mang bụng lùm lùm đi chợ.
- Ba mày về hả Nhiên?
Không hỏi được chị Ngồng, người ta hỏi con bé Nhiên khi nó quảy ba lô về quê thăm mẹ. Nhiên học năm cuối Đại học Sư phạm. Tội nghiệp con bé chỉ biết lắc đầu và cắm mặt đi. Từ bé đến lớn, Nhiên còn chưa có dịp gặp Ba, chỉ thấy được trong bức ảnh cưới ba đứng cạnh Mẹ. Nước da đen giòn. Đầu trọc. Mẹ thì đẹp thật dịu dàng.

Người ta hay nói ai có khuôn mặt phu thê mới phải duyên phải số, mới có thể ăn đời ở kiếp. Mà Nhiên thấy hai khuôn mặt trong bức ảnh cưới khác nhau một trời một vực. Hồi Nhiên mười lăm tuổi, có ông thợ ống nước mấy lần mẹ thuê sửa ống nước nhà bị hư rồi cứ thế tìm tới hoài. Có hôm mẹ Nhiên đi xóm, ông thợ cứ ngồi đồng không chịu về. Nhiên không biết nói chuyện gì đành nói “chú đợi mẹ con, con phải học bài”. Ông thợ ngồi đốt thuốc. Đợi. Chị Ngồng về mồ hôi ướt đẫm lưng áo vì cái nắng tháng Tư, chưng hửng:
- Ủa, nhà nà y đâu hư ống nước?
- À, tui sửa cho nhà người ta, tiện đi ngang ghé thăm Ngồng.

Ông thợ gãi gãi đầu, bối rối như kiểu Nhiên thấy thằng Gà Cồ bứt bông phượng làm bướm rồi dúi vào tay Nhiên. “À, tui thấy bông đẹp tiện tay làm bướm phượng cho Nhiên ép vào lưu bút”.
Tự dưng Nhiên đâm lo. Cứ ông thợ ống nước đến chơi nhà là Nhiên vừa học bài vừa nhìn như thám tử âm thầm dò xét mọi nhất cử nhất động của hai người. Có lần chị Ngồng nằm ôm Nhiên, hỏi vu vơ: “Mẹ lấy chồng nữa, con cho không Nhiên? Chắc không ha!”. Nhiên nghe rồi nằm quay lưng về phía mẹ. “Mẹ mà lấy chồng, con bỏ nhà đi tu”. Nhiên nói rồi co người lại, nhắm mắt. Từ đó những đêm nằm ôm Nhiên ngủ, chị Ngồng không bao giờ nhắc chuyện lấy chồng nữa. Ông thợ ống nước dạo đó cũng thôi sửa ống nước ở nhà.

Nhiên học Đại học, vài tháng mới tranh thủ về thăm nhà. Chuyện của hai mẹ con xoay quanh chuyện học hành của Nhiên. Lần nào Nhiên về chị Ngồng cũng tất tả đùm túm đi chợ mua đồ làm sẵn thức ăn, gói cho Nhiên mang theo. Chiều ba giờ Chủ nhật, xe chạy chuyến cuối lên thành phố, hai mẹ con đứng lúp xúp dưới bóng cây so đũa đợi. Không biết đã bao nhiêu lần như thế rồi. Nhiên lên xe ngoảnh lại, thấy Mẹ đứng ngóng theo từ tít đằng xa, nhìn cho đến khi chiếc xe đò cọc cạch rẽ qua khúc quanh.

Chị Ngồng không thấy Nhiên chảy nước mắt.
Nhiên không thấy mẹ chảy nước mắt.
Cây so đũa những chiều gió rụng bông lả tả. Như cái ngày chị bụng thè lè chạy bời bời trên những lối mòn đi kiếm anh Đại. Mà người đã đi, thì biền biệt như chim trời.

Hồi này, chị Ngồng ít giao du với chòm xóm nhưng hay cười một mình. Chị lục trong chiếc rương cũ quần áo của con bé Nhiên hồi hai mươi năm trước. Chị mang ra cắt sửa lại hết những bộ nào phù hợp cho bé trai. Chị lôi chiếc xe nôi bám bụi ra cọ rửa. Chị dọn lại một góc nhà, mua tã sữa, đồ chơi nhiều sắc màu. Chị âm thầm chuẩn bị hết cho một cuộc vượt cạn.

Hai tháng nữa Nhiên thi tốt nghiệp. Cũng tầm đó là chị sinh. Suốt nửa năm Nhiên không về nhà thăm chị, từ khi câu hỏi đầu tiên: “Mẹ mày có chửa với ai vậy con?”. Người ta quan tâm thì ít mà thăm dò thì nhiều. Trời ơi rủi đâu đứa con trong bụng là con của chồng mình. Ờ mà biết đâu là của mấy thằng thợ hồ. Hơi đâu mà lo. Có khi của thằng Đại cũng nên. Đời cứ tự tìm những câu trả lời rồi tự đời phủ nhận hết.

Rốt cuộc vẫn phải là câu: “Mẹ mày có chửa với ai vậy con?”. Suốt nửa năm Nhiên khóc cạn sức lực rồi vùi đầu vào làm thêm như điên, học như điên. Bạn thành phố tưởng Nhiên thất tình. Tháng thứ bảy Nhiên về, nhào vào lòng Mẹ khóc một trận như mưa rồi áp tai lên bụng mẹ, gọi em trai bằng em Cún. Chị Ngồng cười mà nước mắt chảy dài.

Hai mươi năm trước, chị thấy đời như không còn gì ngoài con bé Nhiên đang còn ẵm ngửa trên tay. Hai mươi năm sau, chị cần thêm một lần nữa được ẵm ngửa một sinh linh. Chăm bú, nâng niu, dỗ ngủ, ủi an, cạnh bên, yêu thương, hy vọng. Chị không cần gì ngoài thêm một sự sống, trong ngôi nhà đã đằng đẵng bao năm, ngày cũng như đêm thở ra chỉ nghe tiếng của mình. Nhiên có khi là lấy chồng thành phố chứ nào chọn được đường về. Thuyền theo lái như năm xưa chị bỏ nghề may trên thị trấn để về đồng theo anh Đại.

Có những lựa chọn là mất mát. Có những hy sinh là sai lầm. Ngày áo hoa rượu hồng có ai biết được khi nào mắt cay. Lòng chị như giếng khơi bao năm không ai thả xuống một sợi dây gàu. Dòng nước sâu lấp lánh bóng trăng dưới lòng giếng sâu cô đơn như vũ trụ. Hai mươi năm yêu thương không ngã giá. Hai mươi năm đời như một chuyến xe trôi.

Đời thấy cái bụng chị lùm lùm, buông lời cay nghiệt. Nhưng không thấy cuộc đời chị chìm đi trong nỗi cô đơn căm căm những khi như tượng đá nhìn mưa gió sấm chớp ngoài trời. Những khi nằm ôm lấy mình trong đêm nghe tiếng ếch nhái ễnh ương não nuột ngoài đồng. Những khi nhìn vào gương thấy khuôn mặt mình cằn đi không có sức sống. Những khi ngồi vót đũa tre gia công từng sáng từng chiều mà ước cuộc đời cho mình một kiếp khác. Có lúc chị thấy mình chẳng khác nào hòn đá lăn, ngang qua bờ rêu cũng không gợn một cảm xúc. Trái tim cỏ cháy.

Buổi đi tiệm mua mướp nấu canh tôm cho con bé Nhiên, là lúc chị Ngồng thấy mình như được tái sinh.


Tiểu Quyên
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#36
Mảnh sân trong ký ức

PN - Trong ký ức bộn bề của mỗi người có lẽ vẫn xanh xanh một mảnh sân nhỏ ở quê nhà. Như mảnh sân của ta, vỏn vẹn gần 10m2, theo năm tháng đã lên rêu, đôi chỗ mấp mô, nứt nẻ. Bao quanh sân là cây cỏ ba vun gốc, là hoa lá mẹ ươm trồng. Nơi đó in dấu bàn chân ta chập chững bước đầu đời, lớn dần với những bước chân sáo hồn nhiên rồi hớn hở tung bay trong ngày chào tạm biệt cha mẹ rời quê đi học.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Mảnh sân đã lưu giữ bao kỷ niệm tuổi thơ của ta với bạn bè cùng xóm qua những trò chơi dân gian mộc mạc. Nhiều lần vấp té để sẹo đến bây giờ, để cả trong lòng ta những thân thương, luyến nhớ. Cô bạn nhà bên giờ đã theo chồng xa tận nơi nào. Anh bạn “thanh mai trúc mã” sau bao năm lưu lạc, đã trở về quê không nguyên vẹn hình hài nên cả nụ cười dành cho người cũ cũng khuất góc.

Tuổi hoa niên tươi đẹp cũng gắn liền với mảnh sân, với ánh mắt rụt rè của cậu bạn cùng lớp suốt năm cuối cấp dường như luôn âm thầm để lại ngoài cánh cổng, những đóa hoa nằm kín đáo mà hữu ý ở góc sân. Những bâng khuâng đầu đời khép lại khi cánh phượng cuối cùng ép vào trang lưu bút. Ngày chia tay, cậu bạn đâu biết ta tần ngần đứng mãi trước sân nhà, ngóng chờ…

Sau này tình cờ biết được, “người đàn ông của ta” cũng từng có mảnh sân như thế. Nên không phải ngẫu nhiên mà mỗi dịp cùng ta về thăm ba mẹ, anh cứ đi vơ vẩn quanh 10m2, thả những nghĩ suy theo khói thuốc. Mẹ anh đã bán nhà ra phố từ lâu, nên mảnh sân của anh vĩnh viễn không còn. Hai vợ chồng nhiều đêm nằm háo hức vẽ vời một khoảng sân bình yên trước ngôi nhà trong dự tính, có cây cỏ cho chồng, có lá hoa cho vợ, có một chiếc xích đu cho con…

Thế nhưng gần 20 năm ở thành phố, hơn nửa đời người mới có chỗ chui vào chui ra mà mỗi tháng không phải trả tiền thuê, là mừng lắm, không dám đòi hỏi một cái sân cho đúng nghĩa là sân. Đi làm về phải chạy thẳng xe vào trong nhà vì bên ngoài là lối đi chung, cũng không còn thời gian mơ về một khoảng riêng nho nhỏ. Chỉ đôi lần thoáng thấy sau bờ tường nhà ai một mảng xanh mát mắt, mới chợt thèm được ngã êm vào vùng ký ức lên rêu…

Thái An
 
Chỉnh sửa cuối:
Status
Không mở trả lời sau này.