Luật về Ăn cắp, ăn trộm và ăn cướp
Luật pháp của Mỹ rất là phức tạp. Mỗi tiểu bang luật lệ khác nhau, rồi mỗi quận hạt trong cùng 1 tiểu bang lại có luật khác nhau. Người Việt Nam khi vào “Shopping Mỹ” bị choáng ngợt vì hàng hoá trưng bày thoải mái, không thấy ai canh chừng, nhiều người tay chân táy máy, ‘chôm’ một món hàng nào đó bỏ vào túi hiên ngang đi ra ngoài. May mắn không bị bắt thì không có chuyện gì xảy ra, nếu chẳng may, thì hậu quả về sau không thể ngờ đựợc.
Mục đích tôi viết bài này không phải tôi muốn chứng tỏ mình hiểu biết luật pháp Hoa Kỳ như một luật sư (Vì tôi không phải là luật sư), trong thời gian 3 năm vừa qua, có 4 du học sinh Việt và 2 ngừoi Việt mới tới Mỹ định cư nhờ tôi giúp vì bị bắt ăn cắp vặt ở shopping Mỹ. Trong bài này tôi chỉ nói tới: Ăn cắp (Shoplifting hay larceny) chứ không nói nhiều về ăn trộm (Burglary) và ăn cứơp (Robbery)
I - Định nghĩa
II – Liên luỵ
Năm 2008, tôi và 1 nhân viên vào Home Depot mua vật liệu xây dựng, tới hàng thiếc, vì sợ bị đứt tay, tôi mới gỡ đôi găng tay gần đó, lựa hàng xong bỏ lên xe, đôi găng tay thì nhét sau túi, có ý định sẽ trả tiền. Tới quầy tính tiền, chỉ còn 1 chiếc, chiếc kia không biết rớt ở đâu, bỏ chiếc còn lại gần quầy tính tiền. Tính tiền xong ra tới cửa thì nhân viên an ninh giữ lại và đưa tôi vào trong phòng. Họ có ý định kết tội và giao tôi cho cảnh sát địa phương Có giải thích như thế nào họ cũng không chấp nhận. Cuối cùng tôi nổi nóng, cho người quản lý biết tồi tệ lắm thì cảnh sát sẽ nhốt tôi vài tiếng rồi thả ra, nhưng công trình của tôi bị đình trệ, thì số tiền tôi thiếu Home Depot tôi sẽ quỵt luôn. Home Depot cấm tôi 1 năm không đựoc vào chi nhánh này.
Một người quen dẫn con vào Target, thằng bé thích 1 món đồ chơi, nhưng mẹ nhất định không cho. Thằng nhỏ lén mẹ ‘chôm’ món đồ chơi bỏ vào túi quần. Sau khi mua sắm xong, tính tiền và ra tới cửa bị nhân viên an ninh chận lại. Ngừơi mẹ phải làm community work 180 tiếng và phải học lớp “Parent counseling”.
Hai ngừoi Việt vào Macys mua sắm, một ngừơi đổi giá, ngừoi kia thì không mua gì hết. Tính tiền xong ra tới cửa bị bắt. Cả hai ra toà bị xử cảnh cáo. Vài năm sau 1 trong hai ngừơi, thi quốc tịch đậu và chờ tuyên thệ, chờ hoài không thấy giấy tờ gởi về, hỏi ra mới biết sở di trú không cho tuyên thệ quốc tịch vì đã từng phạm án.
Rất nhiều du học sinh Việt bị bắt tội ăn cắp vặt, về Việt Nam thăm gia đình, bị lãnh sự quán từ chối cấp visa. Có nhiều em đựoc trường cho học bổng, “vào shopping mua đồ quên trả tiền?” bị trường lấy lại học bổng, tồi tệ hơn nữa về Việt Nam trong khi toà chưa xử án, xin trở lại Mỹ LSQ không cấp visa, bị toà xử vắng mặt và ra lệnh tầm nã (Warrant for Arrest or Capias Order), vĩnh viễn không trở vào Mỹ đựoc nữa, việc học dở dang, tương lai bị huỷ.
III – Lời khuyên
Ăn cắp vặt, thông thừơng chỉ là khinh tội (Misdemeanor), thường lần đầu phạm tội toà sẽ cảnh cáo hay phạt tiền. Nếu các bạn hay các em học sinh có “lỡ dại hay vô tình” thì có thể tự mình hay nhờ luật sư xin toà xoá án dùm. Các bạn đừng coi thường chuyện cỏn con này. Tuy nó nhỏ nhưng hậu quả về sau thì không biết được.
Luật pháp của Mỹ rất là phức tạp. Mỗi tiểu bang luật lệ khác nhau, rồi mỗi quận hạt trong cùng 1 tiểu bang lại có luật khác nhau. Người Việt Nam khi vào “Shopping Mỹ” bị choáng ngợt vì hàng hoá trưng bày thoải mái, không thấy ai canh chừng, nhiều người tay chân táy máy, ‘chôm’ một món hàng nào đó bỏ vào túi hiên ngang đi ra ngoài. May mắn không bị bắt thì không có chuyện gì xảy ra, nếu chẳng may, thì hậu quả về sau không thể ngờ đựợc.
Mục đích tôi viết bài này không phải tôi muốn chứng tỏ mình hiểu biết luật pháp Hoa Kỳ như một luật sư (Vì tôi không phải là luật sư), trong thời gian 3 năm vừa qua, có 4 du học sinh Việt và 2 ngừoi Việt mới tới Mỹ định cư nhờ tôi giúp vì bị bắt ăn cắp vặt ở shopping Mỹ. Trong bài này tôi chỉ nói tới: Ăn cắp (Shoplifting hay larceny) chứ không nói nhiều về ăn trộm (Burglary) và ăn cứơp (Robbery)
I - Định nghĩa
- 1 – Burglary – Là thuật ngữ để chỉ hành động trái phép vào cơ sở hay nhà của ngừoi khác với ý đồ lấy tài sản của ngừoi khác. Hành đông bẻ khoá, hay mở khoá (Breaking in hay Breaking and entering từ chuyên môn gọi là forcible entering) vào nhà của ngừoi khác cho dù không lấy vật gì thì đựoc xem như là ăn trộm (Burglary), nếu cửa không khoá (Non-forcible), nhưng vào nhà và lấy bất cứ vật gì mang ra khỏi nhà cũng bị xem như là ăn trộm.
- 2 - Theft (Trộm cắp) là thuật ngữ chung để chỉ những hàng động và kẻ gian không nhất thiết phải xâm nhập cơ sở hay gia cư của ngừoi khác cố ý, để tứơc đoạt tài sản của ngừoi khác. Tài sản này bao gồm: Tài sản hữu hình (Tangible properties) và tài sản vô hình (Trí tuệ, không gian) (intangible properties).
- 3 – Robbery – Hành động dùng vũ lực hay lời nói để hăm doạ ngừoi khác và tứoc đoạt tài sản của ngừoi ta đựoc xem như là ăn cướp. Giựt đồ có vũ khí (Mugging), tống tiền (Extortion), bản quyền (Piracy) sẽ bị kết tội ăn cứơp.
- 4 – Larceny (Ăn cắp). Lấy hoặc dời vật sở hữu của ngừoi khác với ý định làm của riêng mình là hành vi ăn cắp. Larceny chia ra làm 3 loại:
- A – Petit Larceny (Ăn cắp vặt) Tuỳ theo tiểu bang, tính theo giá trị của nó. Ví dụ như: California giá trị từ $50 USD trở xuống là Petit larceny, New York là $1000, Virginia $200, Texas $20
- B – Grand Larceny (Ăn cắp lớn) Tuỳ theo luật của tiểu bang qui định giá trị vật lấy cắp từ bao nhiêu trở lên sẽ bị kết tội ‘Grand Larceny’
- C – Aggravated Larceny – Có tiểu bang từ $750 USD, có tiểu bang trên $20,000 USD
- A – Petit Larceny (Ăn cắp vặt) Tuỳ theo tiểu bang, tính theo giá trị của nó. Ví dụ như: California giá trị từ $50 USD trở xuống là Petit larceny, New York là $1000, Virginia $200, Texas $20
II – Liên luỵ
Năm 2008, tôi và 1 nhân viên vào Home Depot mua vật liệu xây dựng, tới hàng thiếc, vì sợ bị đứt tay, tôi mới gỡ đôi găng tay gần đó, lựa hàng xong bỏ lên xe, đôi găng tay thì nhét sau túi, có ý định sẽ trả tiền. Tới quầy tính tiền, chỉ còn 1 chiếc, chiếc kia không biết rớt ở đâu, bỏ chiếc còn lại gần quầy tính tiền. Tính tiền xong ra tới cửa thì nhân viên an ninh giữ lại và đưa tôi vào trong phòng. Họ có ý định kết tội và giao tôi cho cảnh sát địa phương Có giải thích như thế nào họ cũng không chấp nhận. Cuối cùng tôi nổi nóng, cho người quản lý biết tồi tệ lắm thì cảnh sát sẽ nhốt tôi vài tiếng rồi thả ra, nhưng công trình của tôi bị đình trệ, thì số tiền tôi thiếu Home Depot tôi sẽ quỵt luôn. Home Depot cấm tôi 1 năm không đựoc vào chi nhánh này.
Một người quen dẫn con vào Target, thằng bé thích 1 món đồ chơi, nhưng mẹ nhất định không cho. Thằng nhỏ lén mẹ ‘chôm’ món đồ chơi bỏ vào túi quần. Sau khi mua sắm xong, tính tiền và ra tới cửa bị nhân viên an ninh chận lại. Ngừơi mẹ phải làm community work 180 tiếng và phải học lớp “Parent counseling”.
Hai ngừoi Việt vào Macys mua sắm, một ngừơi đổi giá, ngừoi kia thì không mua gì hết. Tính tiền xong ra tới cửa bị bắt. Cả hai ra toà bị xử cảnh cáo. Vài năm sau 1 trong hai ngừơi, thi quốc tịch đậu và chờ tuyên thệ, chờ hoài không thấy giấy tờ gởi về, hỏi ra mới biết sở di trú không cho tuyên thệ quốc tịch vì đã từng phạm án.
Rất nhiều du học sinh Việt bị bắt tội ăn cắp vặt, về Việt Nam thăm gia đình, bị lãnh sự quán từ chối cấp visa. Có nhiều em đựoc trường cho học bổng, “vào shopping mua đồ quên trả tiền?” bị trường lấy lại học bổng, tồi tệ hơn nữa về Việt Nam trong khi toà chưa xử án, xin trở lại Mỹ LSQ không cấp visa, bị toà xử vắng mặt và ra lệnh tầm nã (Warrant for Arrest or Capias Order), vĩnh viễn không trở vào Mỹ đựoc nữa, việc học dở dang, tương lai bị huỷ.
III – Lời khuyên
Ăn cắp vặt, thông thừơng chỉ là khinh tội (Misdemeanor), thường lần đầu phạm tội toà sẽ cảnh cáo hay phạt tiền. Nếu các bạn hay các em học sinh có “lỡ dại hay vô tình” thì có thể tự mình hay nhờ luật sư xin toà xoá án dùm. Các bạn đừng coi thường chuyện cỏn con này. Tuy nó nhỏ nhưng hậu quả về sau thì không biết được.