Hungviet 07 Nov 2007, 12:05
Sau đây là hướng dẫn cụ thể cho những đơn bảo lãnh bị gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) chiếu theo điều khoản 221(g) của đạo luật Immigration and Nationality Act (gọi tắt là INA).
Văn bản do Bộ Ngoại Giao Kỳ cấp phát chiếu theo chiếu theo điều khoản 221(g) của đạo luật Immigration and Nationality Act (gọi tắt là INA) được nhân viên lãnh sự sử dụng nhiều để yêu cầu người được bảo lãnh bổ sung giấy tờ thiếu sót hay bổ sung thêm chứng từ, hay để báo cho người bảo lãnh biết rằng họ không được cấp visa vì lý do kiểm tra an ninh (security check). Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng dùng điều khoản 221(g) khi có những đơn gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) để duyệt xét lại với đề nghị thu hồi hồ sơ.
Hồ sơ bảo lãnh bị gởi trở lại vì nhiều lý do khác nhau. Khi một hồ sơ bị gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS), điều này có nghĩa là nhân viên lãnh sự từ chối cấp visa cho người được bảo lãnh, nhưng họ lại không có bằng chứng cụ thể để có thể thật sự từ chối đơn xin visa. Do đó, cách tốt nhất là gởi hồ sơ trở lại cho văn phòng Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) nơi đã nhận hồ sơ để nơi đây duyệt xét và thu hồi lại.
Điều gì xảy ra khi hồ sơ bị gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS)?
- Người được bảo lãnh sẽ nhận được thư từ chối chiếu theo điều khoản 221(g). Trong thư từ chối, họ báo cho người được bảo lãnh biết hồ sơ bảo lãnh sẽ được gởi trở lại Hoa Kỳ.
- Nhân viên lãnh sự gởi đơn trở lại Hoa Kỳ với đề nghị duyệt xét lại.
- Khi National Visa Center nhận được hồ sơ gởi trả lại, họ sẽ duyệt xét lại hồ sơ và ghi vào cơ sở dữ liệu quản lý sự gian trá.
- Sau đó, National Visa Center gởi hồ sơ trở lại văn phòng Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) nơi đã nhận và chấp thuận hồ sơ.
- Khi nhận được hồ sơ gởi trả lại, Service Center sẽ gửi thông báo nhận hồ sơ cho người bảo lãnh.
- Service Center sẽ duyệt xét lại hồ sơ và xem những ghi chú của nhân viên lãnh sự trong hồ sơ.
- Service Center sẽ gửi cho người bảo lãnh Notice of Intent to Deny (NOID) hat Notice of Intent to Revoke (NOIR) yêu cầu nộp thêm những chứng từ quan hệ.
- Người bảo lãnh có từ 30 đến 60 ngày kể từ khi nhận được NOID/NOIR (tùy theo Service Center) để trả lời Service Center với những chứng từ quan hệ bổ sung.
- Sau khi nhận được những chứng từ bổ sung, Service Center xét lại hồ sơ và sẽ quyết định tái chấp thuận hồ sơ hay thu hồi lại hồ sơ.
- Nếu Service Center quyết định thu hồi lại hồ sơ, họ sẽ gửi cho người bảo lãnh thư từ chối chính thức. Người bảo lãnh có thể chống án lại quyết định này nếu trong thư ghi như vậy.
- Nếu hồ sơ được tái chấp thuận, Service Center sẽ gửi cho người bảo lãnh thư thông bào hồ sơ được tái chấp thuận.
- Service Center gửi hồ sơ được tái chấp thuận cùng những chứng từ bổ sung cho đại sứ quán hay lãnh sự quán Hoa Kỳ với đề nghị cấp visa.
- Đại sứ quán hay lãnh sự quán sẽ báo ngày phỏng vấn mới cho người được bảo lãnh.
- Sau khi phỏng vấn lại, người được bảo lãnh có thể được cấp visa liền hay bị điều tra và được cấp visa sau đó. Trong trường hợp xấu nhất, người được bảo lãnh bị từ chối visa lần thứ hai chiếu theo điều khoản 221(g) và hồ sơ lại bị gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS).
Với tư cách người bảo lãnh, bạn có thể làm gì liền khi gặp trường hợp trên?
- Trước tiên hết, bạn nên liên hệ với một luật sư nổi tiếng.
- Bạn nên yêu cầu người được bảo lãnh gởi email cho mình thư từ chối với điều khoản 221(g) ghi trong thư.
- Bạn nên liên lạc trực tiếp với đại sứ quán hay lãnh sự quán để xin cho hồ sơ được xét lại bởi cấp cao hơn ở đại sứ quán hay lãnh sự quán trước khi hồ sơ bị gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ.
- Nếu không liên lạc trực tiếp được với đại sứ quán hay lãnh sự quán thì bạn có thể gởi email cho họ.
- Bạn nên liên hệ với người dân cử hay nghị sĩ để nhờ họ can thiệp với đại sứ quán hay lãnh sự quán Hoa Kỳ. Bạn nên ký giấy cho phép họ tham khảo hồ sơ của mình để họ có thể tìm hiểu vấn đề.
- Bạn nên cung cấp cho người dân cử hay nghị sĩ tất cả thông tin về hồ sơ của mình, về cuộc phỏng vấn và về kết quả.
- Nếu người dân cử hay nghị sĩ là một người giỏi, họ không những chỉ gửi thư hay email cho đại sứ quán hay lãnh sự quán, họ còn gọi điện thoại cho đại sứ quán hay lãnh sự quán để yêu cầu xét lại hồ sơ trước khi hồ sơ bị gửi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ.
- Nếu họ can thiệp không thành công, họ sẽ xin số túi ngoại giao (diplomatic pouch number) trong đó có hồ sơ bị gửi trả lại. Với số đó, bạn có thể theo dõi hồ sơ cho đến khi Service Center nhận được nó.
Để theo dõi một hồ sơ bị trả lại với số túi, bạn liên hệ với Diplomatic Pouch Service ở Washington bằng cách gọi điện cho số (202) 663-1588.
Nếu bạn không biết ai là người dân cử hay nghị sĩ đại diện cho bạn, bạn có thể nhấn vào link dưới đây:
- Dân cử (theo tiểu bang): http://www.house.gov/house/MemberWWW_by_State.shtml.
- Nghị sĩ (theo tiểu bang): http://www.senate.gov/general/contact_i ... rs_cfm.cfm.
Nếu hồ sơ bị gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú, bạn phải chờ khá lâu. Túi ngoại giao chứa hồ sơ bị gởi trả lại được gửi từ đại sứ quán này đến đại sứ quán khác trên đường đi để gom nhặt những hồ sơ khác bị trả lại. Có thể hai hay ba tháng sau, khâu quản lý sự gian lận ở National Visa Center mới nhận được hồ sơ bị trả lại. Sau đó, National Visa Center giữ hồ sơ thêm khoảng một tháng trước khi gửi lại cho Service Center nơi đã nhận hồ sơ. Những hồ sơ bị gởi trở lại không được xét ưu tiên. Chúng bị xét theo thứ tự hồ sơ nhận được, nghĩa là sau khi những hồ sơ bảo lãnh mới được xét duyệt.
Với tư cách người bảo lãnh, bạn có thể làm gì trong khi chờ đợi?
- Bạn nên tiếp tục liên lạc với đại sứ quán hay lãnh sự quán để biết nguyên nhân thật liên quan đến việc hồ sơ bị gởi trả lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ.
- Bạn nên duy trì mối quan hệ với người dân cử hay nghị sĩ. Họ có thể giúp bạn tìm hiểu lý do từ chối thật sự.
- Bạn nên tức khắc nộp đơn cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để xin tham chiếu những ghi chú mà nhân viên lãnh sự ghi trong hồ sơ chiếu theo đạo luật Freedom of Information Act. Đạo luật Freedom of Information Act là đạo luật cho phép đương đơn được tham khảo hồ sơ của mình lưu trữ ở nơi các cơ quan chính phủ.
- Bạn cũng nên tức khắc nộp đơn cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa K ỳ(USCIS) để xin tham khảo những ghi chú mà nhân viên lãnh sự ghi trong hồ sơ chiếu theo đạo luật Freedom of Information Act.
- Bạn nên tiếp tục gom góp những chứng từ về quan hệ như thư từ, email, hóa đơn điện thoại, vé máy bay, v.v…
- Bạn nên chuẩn bị cơ hội để bác bỏ những lập luận của nhân viên lãnh sự.
Sau thời gian chờ đợi từ 6 tháng trở đi, nếu Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) không báo cho bạn biết họ đã nhận hồ sơ hay chưa hay không báo cho bạn biết về kết quả duyệt xét lại, bạn hãy liên lạc với Ombudsman của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS). Ombudsman được dịch sang tiếng Việt là nhân viên kiểm tra. Họ không giúp cho hồ sơ của bạn được tái chấp thuận, nhưng họ có thể giúp bạn khi thời gian xử lý hồ sơ lâu hơn hướng dẫn.
Sau đây là địa chỉ của người Ombudsman:
Honorable Prakash Khatri
Ombudsman
Office of the Ombudsman
U.S. Citizenship and Immigration Services
Department of Homeland Security
Washington, DC 20528
Có những sự khác biệt giữa hồ sơ bảo lãnh diện fiancee và hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng bị gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS). Vì đơn bảo lãnh I-129F dùng cho diện fiancee chỉ có hiệu lực 4 tháng, nhiều hồ sơ diện K-1 bị gởi trở lại hết hạn và không được cho cơ hội để bác bỏ những điều đưa ra bởi nhân viên lãnh sự. Người bảo lãnh sẽ nhận được thông báo cho biết hồ sơ diện K-1 đã hết hạn và họ có thể nộp đơn bảo lãnh khác. Đó là lý do tại sao bạn phải xin tham chiếu hồ sơ chiếu theo đạo luật Freedom of Information Act. Điều này rất quan trọng. Bạn cần phải biết lý do chính xác tại sao hồ sơ bảo lãnh của bạn bị gởi trở lại. Nếu bạn chỉ nộp đơn trở lại mà không biết rõ lý do tại sao hồ sơ trước bị gởi trở lại thì đơn mới của bạn có cơ bị từ chối và gởi trở lại lần thứ hai.
Mặc dù hồ sơ diện K-3 cũng có ngày hết hạn, nhưng được xử lý một cách thận trọng hơn. Chưa có người nào bảo lãnh diện K-3 mà không được cho cơ hội để đưa ra những sự trình bày của họ nhằm bác bỏ những kết luận của nhân viên lãnh sự. Tuy nhiên, bạn cũng phải làm đơn xin tham chiếu hồ sơ chiếu theo đạo luật Freedom of Information Act. Không phải Service Center nào cũng cho bạn biết rõ lý do tại sao nhân viên lãnh sự từ chối không cấp visa cho người hôn phối hay Fiancé(e) của bạn. Một vài người chỉ bị yêu cầu cung cấp thêm chứng từ quan hệ.
Khi hồ sơ diện K-1 bị gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ nhiều luật sư chỉ khuyên thân chủ của mình kết hôn và sau đó nộp đơn I-130 bảo lãnh theo diện vợ chồng. Theo luật sư Marc Ellis, luật sư chuyên về hồ sơ bảo lãnh ở Việt Nam, đó không phải là một lời khuyên tốt ngoại trừ nếu người luật sư cũng khuyên thân chủ của mình nên quan tâm đến hồ sơ diện K-1. Nếu Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) gởi thư thông báo họ thu hồi hồ sơ và nếu bạn không trả lời họ để phản đối hay bác bẻ kết luận của nhân viên lãnh sự vì nghĩ rằng mình đã nộp đơn I-130 thì trong hồ sơ của người được bảo lãnh vẫn còn ghi là khai gian.
Mặc dù đơn bảo lãnh I-130 của bạn được chấp thuận, nhưng người hôn phối của bạn sẽ bị cấm vào Mỹ vì vấn đề khai gian chiếu theo điều khoản 212(a)(6)(c)(i) mà nhân viên lãnh sự đã ghi trong hồ sơ ngoại trừ khi người hôn phối của bạn làm đơn xin khoan hồng vì lý do khai gian và đơn xin được chấp thuận
Cho dù người hôn phối của bạn đi phỏng vấn diện vơ chồng và thỏa mãn nhân viên lãnh sự về những chứng từ quan hệ, nhưng vì trong hồ sơ vẫn còn ghi chú khai gian chiếu theo điều khoản 212(a)(6)(c)(i), nhân viên lãnh sự sẽ từ chối không cấp visa và đưa đơn I-601 (đơn xin khoan hồng) cho người hôn phối của bạn.
Do đó, theo luật sư Marc Ellis, khi nhận được thư của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) thông báo thu hồi lại hồ sơ K-1 hay thông báo rằng hồ sơ K-1 đã hết hạn, bạn vẫn phải trả lời họ bằng cách đưa ra những lập luận để bác bẻ những lập luận của nhân viên lãnh sự mặc dù bạn đã nộp đơn I-130 bảo lãnh diện vợ chồng.
Chỉ bằng cách xin tham chiếu hồ sơ bị gởi trở lại, bạn mới biết rõ lý do từ chối visa và lý do hồ sơ bị gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) để còn viết thư bác bẻ những lập luận của nhân viên lãnh sự.
Sau đây là hướng dẫn cụ thể cho những đơn bảo lãnh bị gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) chiếu theo điều khoản 221(g) của đạo luật Immigration and Nationality Act (gọi tắt là INA).
Văn bản do Bộ Ngoại Giao Kỳ cấp phát chiếu theo chiếu theo điều khoản 221(g) của đạo luật Immigration and Nationality Act (gọi tắt là INA) được nhân viên lãnh sự sử dụng nhiều để yêu cầu người được bảo lãnh bổ sung giấy tờ thiếu sót hay bổ sung thêm chứng từ, hay để báo cho người bảo lãnh biết rằng họ không được cấp visa vì lý do kiểm tra an ninh (security check). Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng dùng điều khoản 221(g) khi có những đơn gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) để duyệt xét lại với đề nghị thu hồi hồ sơ.
Hồ sơ bảo lãnh bị gởi trở lại vì nhiều lý do khác nhau. Khi một hồ sơ bị gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS), điều này có nghĩa là nhân viên lãnh sự từ chối cấp visa cho người được bảo lãnh, nhưng họ lại không có bằng chứng cụ thể để có thể thật sự từ chối đơn xin visa. Do đó, cách tốt nhất là gởi hồ sơ trở lại cho văn phòng Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) nơi đã nhận hồ sơ để nơi đây duyệt xét và thu hồi lại.
Điều gì xảy ra khi hồ sơ bị gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS)?
- Người được bảo lãnh sẽ nhận được thư từ chối chiếu theo điều khoản 221(g). Trong thư từ chối, họ báo cho người được bảo lãnh biết hồ sơ bảo lãnh sẽ được gởi trở lại Hoa Kỳ.
- Nhân viên lãnh sự gởi đơn trở lại Hoa Kỳ với đề nghị duyệt xét lại.
- Khi National Visa Center nhận được hồ sơ gởi trả lại, họ sẽ duyệt xét lại hồ sơ và ghi vào cơ sở dữ liệu quản lý sự gian trá.
- Sau đó, National Visa Center gởi hồ sơ trở lại văn phòng Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) nơi đã nhận và chấp thuận hồ sơ.
- Khi nhận được hồ sơ gởi trả lại, Service Center sẽ gửi thông báo nhận hồ sơ cho người bảo lãnh.
- Service Center sẽ duyệt xét lại hồ sơ và xem những ghi chú của nhân viên lãnh sự trong hồ sơ.
- Service Center sẽ gửi cho người bảo lãnh Notice of Intent to Deny (NOID) hat Notice of Intent to Revoke (NOIR) yêu cầu nộp thêm những chứng từ quan hệ.
- Người bảo lãnh có từ 30 đến 60 ngày kể từ khi nhận được NOID/NOIR (tùy theo Service Center) để trả lời Service Center với những chứng từ quan hệ bổ sung.
- Sau khi nhận được những chứng từ bổ sung, Service Center xét lại hồ sơ và sẽ quyết định tái chấp thuận hồ sơ hay thu hồi lại hồ sơ.
- Nếu Service Center quyết định thu hồi lại hồ sơ, họ sẽ gửi cho người bảo lãnh thư từ chối chính thức. Người bảo lãnh có thể chống án lại quyết định này nếu trong thư ghi như vậy.
- Nếu hồ sơ được tái chấp thuận, Service Center sẽ gửi cho người bảo lãnh thư thông bào hồ sơ được tái chấp thuận.
- Service Center gửi hồ sơ được tái chấp thuận cùng những chứng từ bổ sung cho đại sứ quán hay lãnh sự quán Hoa Kỳ với đề nghị cấp visa.
- Đại sứ quán hay lãnh sự quán sẽ báo ngày phỏng vấn mới cho người được bảo lãnh.
- Sau khi phỏng vấn lại, người được bảo lãnh có thể được cấp visa liền hay bị điều tra và được cấp visa sau đó. Trong trường hợp xấu nhất, người được bảo lãnh bị từ chối visa lần thứ hai chiếu theo điều khoản 221(g) và hồ sơ lại bị gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS).
Với tư cách người bảo lãnh, bạn có thể làm gì liền khi gặp trường hợp trên?
- Trước tiên hết, bạn nên liên hệ với một luật sư nổi tiếng.
- Bạn nên yêu cầu người được bảo lãnh gởi email cho mình thư từ chối với điều khoản 221(g) ghi trong thư.
- Bạn nên liên lạc trực tiếp với đại sứ quán hay lãnh sự quán để xin cho hồ sơ được xét lại bởi cấp cao hơn ở đại sứ quán hay lãnh sự quán trước khi hồ sơ bị gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ.
- Nếu không liên lạc trực tiếp được với đại sứ quán hay lãnh sự quán thì bạn có thể gởi email cho họ.
- Bạn nên liên hệ với người dân cử hay nghị sĩ để nhờ họ can thiệp với đại sứ quán hay lãnh sự quán Hoa Kỳ. Bạn nên ký giấy cho phép họ tham khảo hồ sơ của mình để họ có thể tìm hiểu vấn đề.
- Bạn nên cung cấp cho người dân cử hay nghị sĩ tất cả thông tin về hồ sơ của mình, về cuộc phỏng vấn và về kết quả.
- Nếu người dân cử hay nghị sĩ là một người giỏi, họ không những chỉ gửi thư hay email cho đại sứ quán hay lãnh sự quán, họ còn gọi điện thoại cho đại sứ quán hay lãnh sự quán để yêu cầu xét lại hồ sơ trước khi hồ sơ bị gửi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ.
- Nếu họ can thiệp không thành công, họ sẽ xin số túi ngoại giao (diplomatic pouch number) trong đó có hồ sơ bị gửi trả lại. Với số đó, bạn có thể theo dõi hồ sơ cho đến khi Service Center nhận được nó.
Để theo dõi một hồ sơ bị trả lại với số túi, bạn liên hệ với Diplomatic Pouch Service ở Washington bằng cách gọi điện cho số (202) 663-1588.
Nếu bạn không biết ai là người dân cử hay nghị sĩ đại diện cho bạn, bạn có thể nhấn vào link dưới đây:
- Dân cử (theo tiểu bang): http://www.house.gov/house/MemberWWW_by_State.shtml.
- Nghị sĩ (theo tiểu bang): http://www.senate.gov/general/contact_i ... rs_cfm.cfm.
Nếu hồ sơ bị gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú, bạn phải chờ khá lâu. Túi ngoại giao chứa hồ sơ bị gởi trả lại được gửi từ đại sứ quán này đến đại sứ quán khác trên đường đi để gom nhặt những hồ sơ khác bị trả lại. Có thể hai hay ba tháng sau, khâu quản lý sự gian lận ở National Visa Center mới nhận được hồ sơ bị trả lại. Sau đó, National Visa Center giữ hồ sơ thêm khoảng một tháng trước khi gửi lại cho Service Center nơi đã nhận hồ sơ. Những hồ sơ bị gởi trở lại không được xét ưu tiên. Chúng bị xét theo thứ tự hồ sơ nhận được, nghĩa là sau khi những hồ sơ bảo lãnh mới được xét duyệt.
Với tư cách người bảo lãnh, bạn có thể làm gì trong khi chờ đợi?
- Bạn nên tiếp tục liên lạc với đại sứ quán hay lãnh sự quán để biết nguyên nhân thật liên quan đến việc hồ sơ bị gởi trả lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ.
- Bạn nên duy trì mối quan hệ với người dân cử hay nghị sĩ. Họ có thể giúp bạn tìm hiểu lý do từ chối thật sự.
- Bạn nên tức khắc nộp đơn cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để xin tham chiếu những ghi chú mà nhân viên lãnh sự ghi trong hồ sơ chiếu theo đạo luật Freedom of Information Act. Đạo luật Freedom of Information Act là đạo luật cho phép đương đơn được tham khảo hồ sơ của mình lưu trữ ở nơi các cơ quan chính phủ.
- Bạn cũng nên tức khắc nộp đơn cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa K ỳ(USCIS) để xin tham khảo những ghi chú mà nhân viên lãnh sự ghi trong hồ sơ chiếu theo đạo luật Freedom of Information Act.
- Bạn nên tiếp tục gom góp những chứng từ về quan hệ như thư từ, email, hóa đơn điện thoại, vé máy bay, v.v…
- Bạn nên chuẩn bị cơ hội để bác bỏ những lập luận của nhân viên lãnh sự.
Sau thời gian chờ đợi từ 6 tháng trở đi, nếu Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) không báo cho bạn biết họ đã nhận hồ sơ hay chưa hay không báo cho bạn biết về kết quả duyệt xét lại, bạn hãy liên lạc với Ombudsman của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS). Ombudsman được dịch sang tiếng Việt là nhân viên kiểm tra. Họ không giúp cho hồ sơ của bạn được tái chấp thuận, nhưng họ có thể giúp bạn khi thời gian xử lý hồ sơ lâu hơn hướng dẫn.
Sau đây là địa chỉ của người Ombudsman:
Honorable Prakash Khatri
Ombudsman
Office of the Ombudsman
U.S. Citizenship and Immigration Services
Department of Homeland Security
Washington, DC 20528
Có những sự khác biệt giữa hồ sơ bảo lãnh diện fiancee và hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng bị gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS). Vì đơn bảo lãnh I-129F dùng cho diện fiancee chỉ có hiệu lực 4 tháng, nhiều hồ sơ diện K-1 bị gởi trở lại hết hạn và không được cho cơ hội để bác bỏ những điều đưa ra bởi nhân viên lãnh sự. Người bảo lãnh sẽ nhận được thông báo cho biết hồ sơ diện K-1 đã hết hạn và họ có thể nộp đơn bảo lãnh khác. Đó là lý do tại sao bạn phải xin tham chiếu hồ sơ chiếu theo đạo luật Freedom of Information Act. Điều này rất quan trọng. Bạn cần phải biết lý do chính xác tại sao hồ sơ bảo lãnh của bạn bị gởi trở lại. Nếu bạn chỉ nộp đơn trở lại mà không biết rõ lý do tại sao hồ sơ trước bị gởi trở lại thì đơn mới của bạn có cơ bị từ chối và gởi trở lại lần thứ hai.
Mặc dù hồ sơ diện K-3 cũng có ngày hết hạn, nhưng được xử lý một cách thận trọng hơn. Chưa có người nào bảo lãnh diện K-3 mà không được cho cơ hội để đưa ra những sự trình bày của họ nhằm bác bỏ những kết luận của nhân viên lãnh sự. Tuy nhiên, bạn cũng phải làm đơn xin tham chiếu hồ sơ chiếu theo đạo luật Freedom of Information Act. Không phải Service Center nào cũng cho bạn biết rõ lý do tại sao nhân viên lãnh sự từ chối không cấp visa cho người hôn phối hay Fiancé(e) của bạn. Một vài người chỉ bị yêu cầu cung cấp thêm chứng từ quan hệ.
Khi hồ sơ diện K-1 bị gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ nhiều luật sư chỉ khuyên thân chủ của mình kết hôn và sau đó nộp đơn I-130 bảo lãnh theo diện vợ chồng. Theo luật sư Marc Ellis, luật sư chuyên về hồ sơ bảo lãnh ở Việt Nam, đó không phải là một lời khuyên tốt ngoại trừ nếu người luật sư cũng khuyên thân chủ của mình nên quan tâm đến hồ sơ diện K-1. Nếu Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) gởi thư thông báo họ thu hồi hồ sơ và nếu bạn không trả lời họ để phản đối hay bác bẻ kết luận của nhân viên lãnh sự vì nghĩ rằng mình đã nộp đơn I-130 thì trong hồ sơ của người được bảo lãnh vẫn còn ghi là khai gian.
Mặc dù đơn bảo lãnh I-130 của bạn được chấp thuận, nhưng người hôn phối của bạn sẽ bị cấm vào Mỹ vì vấn đề khai gian chiếu theo điều khoản 212(a)(6)(c)(i) mà nhân viên lãnh sự đã ghi trong hồ sơ ngoại trừ khi người hôn phối của bạn làm đơn xin khoan hồng vì lý do khai gian và đơn xin được chấp thuận
Cho dù người hôn phối của bạn đi phỏng vấn diện vơ chồng và thỏa mãn nhân viên lãnh sự về những chứng từ quan hệ, nhưng vì trong hồ sơ vẫn còn ghi chú khai gian chiếu theo điều khoản 212(a)(6)(c)(i), nhân viên lãnh sự sẽ từ chối không cấp visa và đưa đơn I-601 (đơn xin khoan hồng) cho người hôn phối của bạn.
Do đó, theo luật sư Marc Ellis, khi nhận được thư của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) thông báo thu hồi lại hồ sơ K-1 hay thông báo rằng hồ sơ K-1 đã hết hạn, bạn vẫn phải trả lời họ bằng cách đưa ra những lập luận để bác bẻ những lập luận của nhân viên lãnh sự mặc dù bạn đã nộp đơn I-130 bảo lãnh diện vợ chồng.
Chỉ bằng cách xin tham chiếu hồ sơ bị gởi trở lại, bạn mới biết rõ lý do từ chối visa và lý do hồ sơ bị gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) để còn viết thư bác bẻ những lập luận của nhân viên lãnh sự.