T
Bí ẩn hạnh phúc
Khánh Nam.Tri thức trẻ
Các chuyên gia tâm lý có thể giúp điều trị có hiệu quả bệnh trầm cảm, bệnh tâm thần phân liệt và chứng nghiện rượu. Nhưng liệu họ có thể giúp con người tìm thấy hạnh phúc?
- Ngày nay con người mong muốn cái gì đó nhiều hơn thay vì chỉ rũ bỏ bệnh tật. Họ muốn mang lại cho cuộc sống của mình ý nghĩa nào đó. Suốt nhiều năm, các nghiên cứu đã chứng minh rằng, không có cách nào thay đổi cảm giác hạnh phúc mình. Các nhà khoa học đã tuyên bố rằng, mỗi cá thể có năng lực cảm nhận hạnh phúc hạn chế và không thay đổi. Tự nhiên bạn có thể là người lạc quan hoặc bi quan. Thậm chí nếu như ai đó muốn gia tăng cảm giác hạnh phúc của mình, mọi nỗ lực cũng kết thúc dã tràng. Nhiều người cho rằng, hạnh phúc không hề tồn tại, một số chỉ làm ra vẻ hạnh phúc. Những quan điểm như thế là nội dung nền văn hóa của chúng ta, chúng gắn liền với nhiều vấn đề, trong đó có lý thuyết về tội lỗi nguyên thủy. Đã đến lúc cần phải thay đổi cách nhìn và phát hiện những tình cảm tích cực.
Giáo sư có nhất trí với quan điểm của số đông cho rằng, mọi người sống tốt chỉ vì họ muốn chuộc lại những tội lỗi đã gây ra trong quá khứ?
- Nói như thế chủ yếu là những người có cái nhìn nông cạn, họ không nhận ra rằng, bằng việc làm tốt, con người tìm kiếm giá trị mới. Nhiều người cho rằng, lòng tốt xuất phát từ những động cơ mờ ám. Trong trường hợp trong sáng nhất, đó là sức mạnh xui khiến chúng ta làm việc tốt, giống như sự cần thiết hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, tôi không thể tìm ra chứng cứ khẳng định, “lòng tốt xuất phát từ những động cơ mờ ám”. Tôi cho rằng quá trình tiến hóa đã hỗ trợ cả những đặc tính cũng như quan điểm sống xấu và tốt, cả sự cộng tác, hào hiệp, lòng tốt, đạo đức, cũng như sự lưu manh, ích kỷ và chủ nghĩa khủng bố.
Tâm lý học tích cực dựa trên nền tảng gì?
- Dòng tâm lý học tích cực phát triển dựa trên ba nội dung và ba giai đoạn. Đầu tiên là phát hiện trong mình những mặt mạnh và những tình cảm tích cực, thứ hai áp dụng chúng vào cuộc sống và cuối cùng: Xây dựng chúng dựa vào sự trợ giúp của những nhân tố tích cực như tinh thần dân chủ, gia đình, tự do ngôn luận. Điều đó củng cố lòng tin, mang lại hy vọng và trở thành chỗ dựa – mỗi khi chúng ta gặp khó khăn trong cuộc sống.
Liệu thời buổi khó khăn có tạo thuạn lợi cho nỗ lực tự tìm kiếm và gây dựng lòng trắc ẩn?
- Lấy Mỹ làm thí dụ. Sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, Tâm lý học tích cực đã trở nên cần thiết hơn so với trước đó. Mọi người mong muốn không chỉ rũ bỏ cảm giác đau buồn và cảm thấy hài lòng, mà còn tìm kiếm ý nghĩa và mục đích cuộc sống. Vì thế những bác sĩ tâm lý trị liệu xuất sắc nhất tận dụng cơ hội này để giúp mọi người tìm lại những mặt mạnh của mình và lòng trắc ẩn, bởi chính nhờ chúng, chúng ta không rơi vào tình trạng rối loạn tâm lý trong những thời điểm đổ vỡ và khủng hoảng. Lòng trắc ẩn bảo vệ chúng ta, chúng đóng vai trò không khác gì cái mộc.
Thỉnh thoảng chính biến cố, chứ không phải những thuận lợi mang lại hạnh phúc. Người ta sẽ cảm thấy hạnh phúc khi trúng vé số trong lúc đang túng tiền.
- Nhưng đó chỉ là hạnh phúc chốc lát. Một khi chúng ta bị mất việc hoặc không cho tăng lương đúng kỳ hạn, chúng ta cảm thấy buồn, song tâm trạng u sầu cũng không kéo dài lâu hơn vài tháng. Hạnh phúc lâu dài không lệ thuộc vào biến cố. Cần phải tự tìm kiếm. Một khi chúng ta khám phá ra những mặt mạnh của mình và học cách tận dụng chúng, chúng ta sẽ có cảm giác, mình làm chủ cuộc sống bản thân. Khi ấy quan điểm của chúng ta cũng thay đổi. Nhiều người muốn thay đổi nơi làm việc hoặc toàn bộ cuộc sống. Họ cảm thấy như bị mắc bẫy. Tôi nói với họ, không cần thiết phải thay đổi việc làm. Chỉ cần phát hiện ra những mặt mạnh của mình, tận dụng chúng và dựa vào chúng để thay đổi quan điểm của mình với công việc.
Trong cuốn sách mới xuất bản của mình, giáo sư nói về lòng tin và tín ngưỡng. Chúng đóng vai trò thế nào trong cảm nhận hạnh phúc?
- Thứ nhất, các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, so với người vô thần, những người có tín ngưỡng sâu sắc ít bị trầm cảm hơn, cảm thấy hạnh phúc và lạc quan hơn với thực tại.
- Thứ hai, những tín đồ tôn giáo biết cách vươn tới hạnh phúc bằng con đường đích thực: Họ có cảm giác, cuộc sống của họ có ý nghĩa. Tận dụng những mặt mạnh của mình phục vụ mục đích cao nhất bằng cách vượt qua chính mình. Điều đó mang lại cho họ cảm giác hài lòng.
Liệu những người vô thần khao khát cuộc sống có ý nghĩa hơn, có thể có Thượng Đế của riêng mình?
- Bản thân tôi là một người như thế. Tôi đã đi đến kết luận rằng, thực tế vốn tồn tại con đường có thể dẫn đến “Thượng Đế”; rằng có cái gì đó nằm ngoài con người mang lại ý nghĩa cho con người. Chúng ta có thể lựa chọn cuộc sống trên con đường dẫn đến “thượng đế”, đó là cuộc sống có ý nghĩa và thiêng liêng. Đó là bộ môn Thần học tôi có thể chấp nhận. Thần học hạnh phúc.
GS. Martin Seligman, chuyên gia Tâm lý học Mỹ nổi tiếng, hiện giảng dạy tại Khoa Tâm lý học, Đại học Pensylvania. Là cha đẻ dòng Tâm lý học tích cực và Lý thuyết Sự bất lực học được. Hiện ông đang nghiên cứu cảm giác hạnh phúc. GS. Seligman đã xuất bản hai cuốn sách được xếp loại “Sách Tâm lý học bán chạy nhât”: “Có thể học được lạc quan” và “Bạn có thể và không thể thay đổi cái gì”.
TRÒ CHUYỆN VỚI GS MARTIN SELIGMAN, CHA ĐẺ TÂM LÝ HỌC TÍCH CỰC, TÁC GIẢ CUỐN SÁCH “HẠNH PHÚC THỰC SỰ”
(Theo N and P số 32/09)
Khánh Nam.Tri thức trẻ
Các chuyên gia tâm lý có thể giúp điều trị có hiệu quả bệnh trầm cảm, bệnh tâm thần phân liệt và chứng nghiện rượu. Nhưng liệu họ có thể giúp con người tìm thấy hạnh phúc?
- Ngày nay con người mong muốn cái gì đó nhiều hơn thay vì chỉ rũ bỏ bệnh tật. Họ muốn mang lại cho cuộc sống của mình ý nghĩa nào đó. Suốt nhiều năm, các nghiên cứu đã chứng minh rằng, không có cách nào thay đổi cảm giác hạnh phúc mình. Các nhà khoa học đã tuyên bố rằng, mỗi cá thể có năng lực cảm nhận hạnh phúc hạn chế và không thay đổi. Tự nhiên bạn có thể là người lạc quan hoặc bi quan. Thậm chí nếu như ai đó muốn gia tăng cảm giác hạnh phúc của mình, mọi nỗ lực cũng kết thúc dã tràng. Nhiều người cho rằng, hạnh phúc không hề tồn tại, một số chỉ làm ra vẻ hạnh phúc. Những quan điểm như thế là nội dung nền văn hóa của chúng ta, chúng gắn liền với nhiều vấn đề, trong đó có lý thuyết về tội lỗi nguyên thủy. Đã đến lúc cần phải thay đổi cách nhìn và phát hiện những tình cảm tích cực.
Giáo sư có nhất trí với quan điểm của số đông cho rằng, mọi người sống tốt chỉ vì họ muốn chuộc lại những tội lỗi đã gây ra trong quá khứ?
- Nói như thế chủ yếu là những người có cái nhìn nông cạn, họ không nhận ra rằng, bằng việc làm tốt, con người tìm kiếm giá trị mới. Nhiều người cho rằng, lòng tốt xuất phát từ những động cơ mờ ám. Trong trường hợp trong sáng nhất, đó là sức mạnh xui khiến chúng ta làm việc tốt, giống như sự cần thiết hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, tôi không thể tìm ra chứng cứ khẳng định, “lòng tốt xuất phát từ những động cơ mờ ám”. Tôi cho rằng quá trình tiến hóa đã hỗ trợ cả những đặc tính cũng như quan điểm sống xấu và tốt, cả sự cộng tác, hào hiệp, lòng tốt, đạo đức, cũng như sự lưu manh, ích kỷ và chủ nghĩa khủng bố.
Tâm lý học tích cực dựa trên nền tảng gì?
- Dòng tâm lý học tích cực phát triển dựa trên ba nội dung và ba giai đoạn. Đầu tiên là phát hiện trong mình những mặt mạnh và những tình cảm tích cực, thứ hai áp dụng chúng vào cuộc sống và cuối cùng: Xây dựng chúng dựa vào sự trợ giúp của những nhân tố tích cực như tinh thần dân chủ, gia đình, tự do ngôn luận. Điều đó củng cố lòng tin, mang lại hy vọng và trở thành chỗ dựa – mỗi khi chúng ta gặp khó khăn trong cuộc sống.
Liệu thời buổi khó khăn có tạo thuạn lợi cho nỗ lực tự tìm kiếm và gây dựng lòng trắc ẩn?
- Lấy Mỹ làm thí dụ. Sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, Tâm lý học tích cực đã trở nên cần thiết hơn so với trước đó. Mọi người mong muốn không chỉ rũ bỏ cảm giác đau buồn và cảm thấy hài lòng, mà còn tìm kiếm ý nghĩa và mục đích cuộc sống. Vì thế những bác sĩ tâm lý trị liệu xuất sắc nhất tận dụng cơ hội này để giúp mọi người tìm lại những mặt mạnh của mình và lòng trắc ẩn, bởi chính nhờ chúng, chúng ta không rơi vào tình trạng rối loạn tâm lý trong những thời điểm đổ vỡ và khủng hoảng. Lòng trắc ẩn bảo vệ chúng ta, chúng đóng vai trò không khác gì cái mộc.
Thỉnh thoảng chính biến cố, chứ không phải những thuận lợi mang lại hạnh phúc. Người ta sẽ cảm thấy hạnh phúc khi trúng vé số trong lúc đang túng tiền.
- Nhưng đó chỉ là hạnh phúc chốc lát. Một khi chúng ta bị mất việc hoặc không cho tăng lương đúng kỳ hạn, chúng ta cảm thấy buồn, song tâm trạng u sầu cũng không kéo dài lâu hơn vài tháng. Hạnh phúc lâu dài không lệ thuộc vào biến cố. Cần phải tự tìm kiếm. Một khi chúng ta khám phá ra những mặt mạnh của mình và học cách tận dụng chúng, chúng ta sẽ có cảm giác, mình làm chủ cuộc sống bản thân. Khi ấy quan điểm của chúng ta cũng thay đổi. Nhiều người muốn thay đổi nơi làm việc hoặc toàn bộ cuộc sống. Họ cảm thấy như bị mắc bẫy. Tôi nói với họ, không cần thiết phải thay đổi việc làm. Chỉ cần phát hiện ra những mặt mạnh của mình, tận dụng chúng và dựa vào chúng để thay đổi quan điểm của mình với công việc.
Trong cuốn sách mới xuất bản của mình, giáo sư nói về lòng tin và tín ngưỡng. Chúng đóng vai trò thế nào trong cảm nhận hạnh phúc?
- Thứ nhất, các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, so với người vô thần, những người có tín ngưỡng sâu sắc ít bị trầm cảm hơn, cảm thấy hạnh phúc và lạc quan hơn với thực tại.
- Thứ hai, những tín đồ tôn giáo biết cách vươn tới hạnh phúc bằng con đường đích thực: Họ có cảm giác, cuộc sống của họ có ý nghĩa. Tận dụng những mặt mạnh của mình phục vụ mục đích cao nhất bằng cách vượt qua chính mình. Điều đó mang lại cho họ cảm giác hài lòng.
Liệu những người vô thần khao khát cuộc sống có ý nghĩa hơn, có thể có Thượng Đế của riêng mình?
- Bản thân tôi là một người như thế. Tôi đã đi đến kết luận rằng, thực tế vốn tồn tại con đường có thể dẫn đến “Thượng Đế”; rằng có cái gì đó nằm ngoài con người mang lại ý nghĩa cho con người. Chúng ta có thể lựa chọn cuộc sống trên con đường dẫn đến “thượng đế”, đó là cuộc sống có ý nghĩa và thiêng liêng. Đó là bộ môn Thần học tôi có thể chấp nhận. Thần học hạnh phúc.
GS. Martin Seligman, chuyên gia Tâm lý học Mỹ nổi tiếng, hiện giảng dạy tại Khoa Tâm lý học, Đại học Pensylvania. Là cha đẻ dòng Tâm lý học tích cực và Lý thuyết Sự bất lực học được. Hiện ông đang nghiên cứu cảm giác hạnh phúc. GS. Seligman đã xuất bản hai cuốn sách được xếp loại “Sách Tâm lý học bán chạy nhât”: “Có thể học được lạc quan” và “Bạn có thể và không thể thay đổi cái gì”.
TRÒ CHUYỆN VỚI GS MARTIN SELIGMAN, CHA ĐẺ TÂM LÝ HỌC TÍCH CỰC, TÁC GIẢ CUỐN SÁCH “HẠNH PHÚC THỰC SỰ”
(Theo N and P số 32/09)