Hungviet 24 Mar 2009, 11:34
Khi một hồ sơ bảo lãnh, xin thay đổi tình trạng di trú hay xin nhập tịch bị trì hoãn quá lâu ở Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) do kiểm tra lý lịch ở FBI hay do bất kỳ lý do nào khác hoặc khi môt hồ sơ xin visa bị trì hoãn quá lâu ở Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ do nhân viên lãnh sự nghi ngờ quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh hay do bất kỳ lý do nào khác, bạn với tư cách người bảo lãnh có thể nộp đơn cho Tòa án liên bang để buộc USCIS hay văn phòng lãnh sự Hoa Kỳ ở nước ngoài phải nhanh chóng quyết định về hồ sơ của bạn.
Trong trường hợp đơn xin thay đổi tình trạng di trú, bạn nên chờ ít nhất là một năm rưỡi (1 ½) kể từ lúc nộp đơn I-485 mà không thấy USCIS trả lời cho bạn thì lúc đó, bạn có thể nộp đơn ra Tòa kiện USCIS. Có nhiều hồ sơ bị điều tra lý lịch hay trùng tên được chấp thuận trong thời gian từ 18 đến 30 tháng, do đó nếu bạn chờ được hơn 18 tháng thì bạn tiết kiệm được án phí. Những đơn bị trì hoãn hơn hai năm rưỡi (2 ½) thường không được giải quyết hay ít nhất bị trì hoãn thêm nhiều năm nữa.
Trong trường hợp đơn xin visa của người thân của bạn ở nước ngoài bị nhân viên lãnh sự nghi ngờ quan hệ với bạn, bạn nên chờ ít nhất là ba hay bốn năm kề từ lúc người thân của bạn nhận được giấy xanh. Tuy nhiên, trong trường hợp này, vì người thân của bạn ở nước ngoài, Tòa thường cho rằng họ không có thẩm quyền với văn phòng lãnh sự Hoa Kỳ ở nước ngoài. Tuy nhiên trong vụ Patel kiện Reno (134 F.3d 929), Tòa án Ninth Circuit cho rằng họ có thẩm quyền để ra trát tòa buộc nhân viên lãnh sự phải quyết định về đơn xin visa. Tòa đã ra lệnh cho Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Bombay, Ấn Độ, phải giải quyết đơn xin visa. Mặc dù Tòa công nhận quyết định từ chối hay chấp thuân visa của nhân viên lãnh sự không thể bị duyệt xét lại, nhưng Tòa có thẩm quyền ra trát bắt nhân viên lãnh sự phải quyết định khi nhân viên lãnh sự không quyết định.
Tuy nhiên, trước khi nộp đơn ra ngoài Tòa, có những giai đoạn mà bạn phải làm:
Giai đọạn thứ nhất
Giai đoạn thứ nhất mà bạn phải làm là bạn viết thư cho USCIS hay cho văn phòng lãnh sự Hoa Kỳ để hỏi thông tin về hồ sơ của bạn khi thời gian xử lý đã quá lâu. Bạn nên viết thư hỏi thăm thông tin nhiều lần. Bạn có thể dùng Fax để hỏi thăm thông tin. Đối với những văn phòng địa phương của USCIS, bạn nên viết thư hỏi thăm thông tin ít nhất hai lần trong thời gian một hay hai tháng.
Trong giai đoạn này, bạn cũng có thể nhờ những người dân cử hay nghị sĩ can thiệp hỏi thăm thông tin về hồ sơ giúp bạn.
Giai đoạn thứ hai
Nếu USCIS hay văn phòng lãnh sự Hoa Kỳ không giải quyết thì giai đoạn kế tiếp là viết thư than phiền. Trong thư than phiền này, bạn cho họ 30 ngày để trả lời. Nếu họ không trả lời bạn trong vòng 30 ngày thì bạn sẽ nộp đơn kiện ra Tòa. Bạn có thể vào trang Web http://vietditru.com/bb/viewtopic.php?p ... ght=#33652 để xem mẫu thư than phiền.
Nếu bạn muốn kiện USCIS thì bạn nên gởi đơn than phiền cho những văn phòng sau đây: văn phòng địa phương của USCIS hay USCIS Service Center, Director (Giám đốc) của USCIS, Secretary (thư ký) của Department of Homeland Security (Bộ Nội An), Attorney General of the United States. Nếu Federal Bureau of Investigation (FBI) cũng có một vai trò làm chậm trễ hồ sơ của bạn thì bạn cũng gởi cho họ thư than phiền cho FBI.
Nếu bạn muốn kiện văn phòng lãnh sự Hoa Kỳ ở nước ngoài thì bạn nên gởi đơn cho Director (Giám đốc) của USCIS, Secretary (thư ký) của Department of Homeland Security (Bộ Nội An), và Secretary of State (Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ).
Nếu hơn 30 ngày sau họ vẫn không giải quyết hồ sơ của bạn thì bạn kiện họ ra Toà. Đó là giai đoạn thứ ba.
Giai đoạn thứ ba
Ở giai đoạn này, có những bước sau đây mà bạn nên theo:
1. Bạn liên lạc với Toà án liên bang và hỏi bộ Civil Case Pro Se.
2. Bạn đọc và theo hướng dẫn.
3. Bạn làm đơn kiện trên Microsoft Word. Sauk hi soạn xong, bạn in ra và ký tên.
4. Bạn xin trang bìa của vụ kiện dân sự (Civil Cover Sheet) và điền trang bìa đó.
5. Bạn gọi điện cho Tòa và xin nói chuyện với người lục sự (Clerk). Bạn giải thích trường hợp của bạn và theo lời khuyên của họ.
6. Bạn gửi đơn cho Tòa hay đích thân cầm đơn ra Tòa nộp.
7. Tòa gửi cho bạn hay trao cho bạn trát đòi ra hầu Tòa tùy theo bạn gửi đơn hay đến tận nơi.
8. Bạn sao đơn kiện và trát đòi ra hầu Tòa thành nhiều bản tùy theo số nơi mà bạn gửi. Bạn nhớ sao dư ra một bản để gửi cho biện lý (Attorney) của Tòa nơi bạn cư trú.
9. Bạn ghi số hồ sơ do Tòa cấp lên từng bản sao.
10. Bạn gửi thư bảo đảm có biên nhận hồi âm cho những nơi mà bạn kiện và cho biện lý của Tòa nơi bạn cư trú.
11. Bạn chờ đợi biên nhận hồi âm. Sáu mưới (60) ngày tính từ ngày biện lý (Attorney) của Tòa nơi bạn cư trú nhận được đơn kiện cùng trát đòi hầu Tòa.
12. Bạn nộp biên nhận hồi âm cho Tòa và gửi một bản cho biện lý (Attorney) của Tòa nơi bạn cư ngụ.
13. Kể từ bây giờ trở đi, mỗi lần bạn nộp gì cho Tòa, bạn gửi một bản cho biện lý (Attorney) của Tòa nơi bạn cư ngụ và nộp giấy nhận gửi thư cho Tòa.
14. Khoảng hai (2) tuần trước khi hết hạn để những nơi bạn kiện nộp đơn trả lời của họ cho Tòa và cho cả bạn, bạn gọi điện cho biện lý (Attorney) của Tòa nới bạn cư trú để tự giới thiệu về bạn và nói về trường hợp của bạn.
Giai đoạn này thường khiến USCIS quyết định Nếu USCIS không quyết định thì đơn kiện của bạn sẽ ra trước Tòa. Nếu quyết định thuận lợi cho bạn thì Tòa sẽ ra lệnh USCIS phải quyếr định về đơn xin của bạn.
Chính phủ có thể trả lời bạn bằng Motion of Dismiss (tạm dịch là Kiến nghị gạt bỏ). Trong Motion of Dismiss đó, chính phủ thuyết phục quan tòa rằng trát tòa không thích hợp cho đơn xin. Có một vài quan tòa đồng ý với lý do gạt bỏ đơn kiện, tuy nhiên phần lớn quan tòa đồng ý với những lập luận pháp lý mà bạn sẽ trình bày trong Reply to the Motion of Dismiss (tạm dịch là Trả lời Kiến nghị gạt bỏ) nếu lập luận của bạn rõ rang và từ chối gạt bỏ đơn kiện.
Có nhiều người thành công trong việc tự nộp đơn kiện buộc chính phủ phải quyết định về đơn xin thay đổi tình trạng di trú hay đơn xin nhập tịch của họ. Đơn kiện này có nhiều tên gọi. Tên thông dụng nhất là Writ of Mandamus,
Xin bạn xem mẫu đơn kiện ở trang Web http://vietditru.com/bb/viewtopic.php?p ... ght=#33653.
Khi một hồ sơ bảo lãnh, xin thay đổi tình trạng di trú hay xin nhập tịch bị trì hoãn quá lâu ở Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) do kiểm tra lý lịch ở FBI hay do bất kỳ lý do nào khác hoặc khi môt hồ sơ xin visa bị trì hoãn quá lâu ở Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ do nhân viên lãnh sự nghi ngờ quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh hay do bất kỳ lý do nào khác, bạn với tư cách người bảo lãnh có thể nộp đơn cho Tòa án liên bang để buộc USCIS hay văn phòng lãnh sự Hoa Kỳ ở nước ngoài phải nhanh chóng quyết định về hồ sơ của bạn.
Trong trường hợp đơn xin thay đổi tình trạng di trú, bạn nên chờ ít nhất là một năm rưỡi (1 ½) kể từ lúc nộp đơn I-485 mà không thấy USCIS trả lời cho bạn thì lúc đó, bạn có thể nộp đơn ra Tòa kiện USCIS. Có nhiều hồ sơ bị điều tra lý lịch hay trùng tên được chấp thuận trong thời gian từ 18 đến 30 tháng, do đó nếu bạn chờ được hơn 18 tháng thì bạn tiết kiệm được án phí. Những đơn bị trì hoãn hơn hai năm rưỡi (2 ½) thường không được giải quyết hay ít nhất bị trì hoãn thêm nhiều năm nữa.
Trong trường hợp đơn xin visa của người thân của bạn ở nước ngoài bị nhân viên lãnh sự nghi ngờ quan hệ với bạn, bạn nên chờ ít nhất là ba hay bốn năm kề từ lúc người thân của bạn nhận được giấy xanh. Tuy nhiên, trong trường hợp này, vì người thân của bạn ở nước ngoài, Tòa thường cho rằng họ không có thẩm quyền với văn phòng lãnh sự Hoa Kỳ ở nước ngoài. Tuy nhiên trong vụ Patel kiện Reno (134 F.3d 929), Tòa án Ninth Circuit cho rằng họ có thẩm quyền để ra trát tòa buộc nhân viên lãnh sự phải quyết định về đơn xin visa. Tòa đã ra lệnh cho Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Bombay, Ấn Độ, phải giải quyết đơn xin visa. Mặc dù Tòa công nhận quyết định từ chối hay chấp thuân visa của nhân viên lãnh sự không thể bị duyệt xét lại, nhưng Tòa có thẩm quyền ra trát bắt nhân viên lãnh sự phải quyết định khi nhân viên lãnh sự không quyết định.
Tuy nhiên, trước khi nộp đơn ra ngoài Tòa, có những giai đoạn mà bạn phải làm:
Giai đọạn thứ nhất
Giai đoạn thứ nhất mà bạn phải làm là bạn viết thư cho USCIS hay cho văn phòng lãnh sự Hoa Kỳ để hỏi thông tin về hồ sơ của bạn khi thời gian xử lý đã quá lâu. Bạn nên viết thư hỏi thăm thông tin nhiều lần. Bạn có thể dùng Fax để hỏi thăm thông tin. Đối với những văn phòng địa phương của USCIS, bạn nên viết thư hỏi thăm thông tin ít nhất hai lần trong thời gian một hay hai tháng.
Trong giai đoạn này, bạn cũng có thể nhờ những người dân cử hay nghị sĩ can thiệp hỏi thăm thông tin về hồ sơ giúp bạn.
Giai đoạn thứ hai
Nếu USCIS hay văn phòng lãnh sự Hoa Kỳ không giải quyết thì giai đoạn kế tiếp là viết thư than phiền. Trong thư than phiền này, bạn cho họ 30 ngày để trả lời. Nếu họ không trả lời bạn trong vòng 30 ngày thì bạn sẽ nộp đơn kiện ra Tòa. Bạn có thể vào trang Web http://vietditru.com/bb/viewtopic.php?p ... ght=#33652 để xem mẫu thư than phiền.
Nếu bạn muốn kiện USCIS thì bạn nên gởi đơn than phiền cho những văn phòng sau đây: văn phòng địa phương của USCIS hay USCIS Service Center, Director (Giám đốc) của USCIS, Secretary (thư ký) của Department of Homeland Security (Bộ Nội An), Attorney General of the United States. Nếu Federal Bureau of Investigation (FBI) cũng có một vai trò làm chậm trễ hồ sơ của bạn thì bạn cũng gởi cho họ thư than phiền cho FBI.
Nếu bạn muốn kiện văn phòng lãnh sự Hoa Kỳ ở nước ngoài thì bạn nên gởi đơn cho Director (Giám đốc) của USCIS, Secretary (thư ký) của Department of Homeland Security (Bộ Nội An), và Secretary of State (Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ).
Nếu hơn 30 ngày sau họ vẫn không giải quyết hồ sơ của bạn thì bạn kiện họ ra Toà. Đó là giai đoạn thứ ba.
Giai đoạn thứ ba
Ở giai đoạn này, có những bước sau đây mà bạn nên theo:
1. Bạn liên lạc với Toà án liên bang và hỏi bộ Civil Case Pro Se.
2. Bạn đọc và theo hướng dẫn.
3. Bạn làm đơn kiện trên Microsoft Word. Sauk hi soạn xong, bạn in ra và ký tên.
4. Bạn xin trang bìa của vụ kiện dân sự (Civil Cover Sheet) và điền trang bìa đó.
5. Bạn gọi điện cho Tòa và xin nói chuyện với người lục sự (Clerk). Bạn giải thích trường hợp của bạn và theo lời khuyên của họ.
6. Bạn gửi đơn cho Tòa hay đích thân cầm đơn ra Tòa nộp.
7. Tòa gửi cho bạn hay trao cho bạn trát đòi ra hầu Tòa tùy theo bạn gửi đơn hay đến tận nơi.
8. Bạn sao đơn kiện và trát đòi ra hầu Tòa thành nhiều bản tùy theo số nơi mà bạn gửi. Bạn nhớ sao dư ra một bản để gửi cho biện lý (Attorney) của Tòa nơi bạn cư trú.
9. Bạn ghi số hồ sơ do Tòa cấp lên từng bản sao.
10. Bạn gửi thư bảo đảm có biên nhận hồi âm cho những nơi mà bạn kiện và cho biện lý của Tòa nơi bạn cư trú.
11. Bạn chờ đợi biên nhận hồi âm. Sáu mưới (60) ngày tính từ ngày biện lý (Attorney) của Tòa nơi bạn cư trú nhận được đơn kiện cùng trát đòi hầu Tòa.
12. Bạn nộp biên nhận hồi âm cho Tòa và gửi một bản cho biện lý (Attorney) của Tòa nơi bạn cư ngụ.
13. Kể từ bây giờ trở đi, mỗi lần bạn nộp gì cho Tòa, bạn gửi một bản cho biện lý (Attorney) của Tòa nơi bạn cư ngụ và nộp giấy nhận gửi thư cho Tòa.
14. Khoảng hai (2) tuần trước khi hết hạn để những nơi bạn kiện nộp đơn trả lời của họ cho Tòa và cho cả bạn, bạn gọi điện cho biện lý (Attorney) của Tòa nới bạn cư trú để tự giới thiệu về bạn và nói về trường hợp của bạn.
Giai đoạn này thường khiến USCIS quyết định Nếu USCIS không quyết định thì đơn kiện của bạn sẽ ra trước Tòa. Nếu quyết định thuận lợi cho bạn thì Tòa sẽ ra lệnh USCIS phải quyếr định về đơn xin của bạn.
Chính phủ có thể trả lời bạn bằng Motion of Dismiss (tạm dịch là Kiến nghị gạt bỏ). Trong Motion of Dismiss đó, chính phủ thuyết phục quan tòa rằng trát tòa không thích hợp cho đơn xin. Có một vài quan tòa đồng ý với lý do gạt bỏ đơn kiện, tuy nhiên phần lớn quan tòa đồng ý với những lập luận pháp lý mà bạn sẽ trình bày trong Reply to the Motion of Dismiss (tạm dịch là Trả lời Kiến nghị gạt bỏ) nếu lập luận của bạn rõ rang và từ chối gạt bỏ đơn kiện.
Có nhiều người thành công trong việc tự nộp đơn kiện buộc chính phủ phải quyết định về đơn xin thay đổi tình trạng di trú hay đơn xin nhập tịch của họ. Đơn kiện này có nhiều tên gọi. Tên thông dụng nhất là Writ of Mandamus,
Xin bạn xem mẫu đơn kiện ở trang Web http://vietditru.com/bb/viewtopic.php?p ... ght=#33653.