WESTMINSTER - “Đi học đại học được trả tiền” (Go to college. We'll pay for it), đó là khẩu hiệu hành động của icanaffordcollege.com.
Giáo dục, việc làm, và doanh nghiệp luôn luôn là những giá trị cốt lõi của người Việt Nam cũng như người gốc Á Châu nói chung. Tuy nhiên, ông Ronald Wong và cô Kelly Yang thuộc Imprenta Communications Group, giới thiệu chương trình trợ cấp tài chánh, “có thể giúp để trả lệ phí học đại học cộng đồng, trong khi suy thoái kinh tế đã đánh vào các cộng đồng gốc Á Châu này, tạo nhiều khó khăn đặc biệt cho họ, ngoài những rào cản khác như ngôn ngữ tiếng Anh hoặc có thể không quen thuộc với việc xin hỗ trợ tài chánh”.
Một cuộc họp báo mở rộng tóm tắt về các loại trợ cấp tài chánh sẵn có tại các trường đại học cộng đồng California, áp dụng cho sinh viên gốc Á Châu Thái Bình Dương, đã diễn ra tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt từ 11 giờ sáng ngày 12-1-2010, thu hút giới báo chí và một số học sinh, sinh viên, phụ huynh, cùng quan tâm đến tham dự.
Các diễn giả trong buổi họp báo có chủ tịch Ronald Wong (Imprenta Communications Group), giáo sư Phạm Thị Huê (cố vấn sinh viên) và chuyên gia Vincent Ngô (văn phòng trợ cấp tài chánh), của đại học Orange Coast College.
Các phụ huynh, học sinh, sinh viên như em Quân Nguyễn từ Việt Nam qua một tháng, hay anh Jimmy Lê vừa muốn đi làm toàn thời gian vừa đi học cũng toàn thời gian, chị Nhàn Nguyễn ở Brea, có con em đang mới bước vào trung học đều được chuyên gia Vincent Ngô giải đáp thắc mắc tại chỗ, đều có các chương trình trợ cấp tài chánh phù hợp cho mỗi trường hợp.
Chuyên gia tài chánh Vincent Ngô cho biết, mỗi trường đại học đều có văn phòng trợ cấp tài chánh giúp đỡ cho sinh viên. Có nhiều loại trợ cấp tài chánh, học bổng, như có thể nộp đơn với liên bang FAFSA, tiểu bang California (Cal Grant), tiền vay đi học (student loan), fee waiver (giảm học phí trường đại học), học bổng đại học (scholarship), làm việc tại trường (work sudy)à căn cứ trên lợi tức khai thuế thu nhập năm qua, hay học lực tại trường cùng các hoạt động cộng đồng... Ở California, chuyên gia Vincent Ngô cũng đặc biệt nhắc nhở hạn chót nộp đơn xin học bổng Cal Grant là ngày 2-3-2011, cho biết thêm Cal Grant B là 1.551 Mỹ kim, nếu học trường tư có thể lên tới 9 ngàn Mỹ kim, và có thể nộp đơn online trên trang mạng đánh máy chữ rõ ràng, thay vì đơn viết tay có khi cần qua máy scan đọc chữ.
Cố vấn sinh viên giáo sư Phạm Thị Huê qua kinh nghiệm cho biết, đa số mọi người chỉ tiếc bị trễ hạn nộp đơn, chứ không hối tiếc đã nộp đơn xin trợ cấp tài chánh, và giáo sư cũng sẽ có buổi nói về trợ cấp tài chánh trong chương trình “trường học, trường đời” của đài Little Saigon TV.
* Tổng quát về chiến dịch
“I Can Afford College” là một chiến dịch vận động khắp tiểu bang California, một sáng kiến liên quan đến ý thức về trợ cấp tài chánh được bảo trợ bởi hệ thống Đại Học Cộng Đồng California. Chiến dịch này hiện giúp sinh viên hiện đang theo học và sinh viên tương lai tại các đại học cộng đồng hiểu biết rằng, trợ giúp tài chánh có sẵn quanh năm tại các đại học cộng đồng, nhằm giúp sinh viên trả học phí, mua sách vở, học cụ, và đôi khi trả tiền thuê nhà.
Trọng tâm của chiến dịch là trang mạng icanaffordcollege.com bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha. Trang mạng này cung cấp cho các sinh viên nói trên những tin tức cốt yếu về trợ cấp tài chánh, và nối liền họ với các chuyên gia tại đại học địa phương, để có thể được giúp đỡ trực tiếp về thủ tục đệ đơn xin tài trợ. Tin tức và đơn xin tài trợ với đầy đủ chi tiết trên mạng, giúp sinh viên nộp đơn ngay trên mạng để được cứu xét tài trợ từ liên bang, tiểu bang và đại học cộng đồng. Sinh viên không có internet có thể gọi 1-800-987-ICAN (4226) để được liên lạc với phòng trợ cấp tài chánh thuộc đại học cộng đồng địa phương mình ở.
* Hệ Thống Đại Học Cộng Đồng California
Hệ thống đại học cộng đồng California cung cấp giáo huấn về những kỹ năng căn bản, huấn nghệ qua chương trình các lớp học có cấp chứng chỉ, bằng cấp hai năm đại học, và sửa soạn cho sinh viên chuyển lên đại học bốn năm hoặc lớn hơn. Gần 3 triệu sinh viên theo học tại 112 đại học cộng đồng khắp tiểu bang. Đây là hệ thống đại học lớn nhất thế giới. Là nguồn cung cấp huấn nghệ lớn nhất tiểu bang, đại học cộng đồng đóng vai trò thiết yếu trong sự phục hồi kinh tế California, qua việc tái huấn nghệ cho người thất nghiệp để làm việc trong các kỹ nghệ phát triển mạnh, như chăm sóc sức khỏe và kỹ thuật “sạch” và “xanh” (green technology). Khoảng 24% sinh viên đại học cộng đồng ở toàn quốc theo học tại California. Năm 2007, 55% các bằng cử nhân từ hệ thống đại học California State University (CSU) và 30% từ hệ thống University of California (UC), được trao cho sinh viên chuyển đến từ hệ thống đại học cộng đồng. Lợi tức suốt đời làm việc của sinh viên tốt nghiệp đại học cộng đồng tính theo trung bình là 1,6 triệu Mỹ kim, hơn với người chỉ có bằng trung học thôi khoảng 400.000 Mỹ kim.
* Giúp đỡ tài chánh
Đại học cộng đồng California hiện đang trợ cấp tài chánh cho 900 ngàn sinh viên với tổng số khoảng 1,6 tỷ Mỹ kim hàng năm. Có nhiều loại trợ cấp tài chánh như miễn học phí, tài trợ, học bổng và chương trình vừa học vừa làm việc, (mà sinh viên không phải hoàn trả), và tiền vay đi học (phải hoàn trả) sau khi tốt nghiệp. Nghiên cứu mới cho thấy, nhiều sinh viên không nghĩ rằng mình có thể xin giúp đỡ tài chánh, và do đó không nộp đơn xin, đi tới tình trạng hàng triệu bạc không ai dùng tới. Mọi sinh viên cần giúp đỡ tài chánh để đi học đều được khuyến khích nộp đơn xin trợ cấp. Sinh viên đi học toàn thời gian có thể xin nhiều trợ cấp hơn và cũng dễ hoàn tất học trình của mình hơn. Các chuyên viên về trợ cấp tài chánh đều có mặt tại 112 địa điểm đại học cộng đồng và sẵn sàng giúp đỡ từng sinh viên điền đơn xin trợ cấp.
Sinh viên theo học đại học cộng đồng tại California
2009-2010:
Tổng số sinh viên dựa theo sắc dân:
Người Mỹ gốc Phi Châu: 195.510.
Người Mỹ gốc Da Đỏ/gốc Alaska: 17.878.
Người Mỹ gốc Á: 307.880.
Người gốc Phi Luật Tân: 80.273.
Người gốc Hispanic: 821.060.
Người gốc Pacific Islander: 17.779.
Gốc hai sắc dân hoặc nhiều hơn: 35.318.
Không rõ sắc dân: 420.036.
Người da trắng: 864.448
Tổng số: 2.760.182.
2008-2009:
Số sinh viên nhận tài trợ theo sắc dân:
Người Mỹ gốc Phi Châu: 130.705 hay 14,64%.
Người Mỹ gốc Á: 98.422 hay 11,02%.
Người gốc Phi Luật Tân: 25.208 hay 2,82%.
Người gốc Hispanic: 317.461 hay 35,55%.
Người Mỹ bản xứ: 10.017 hay 1,12%.
Người gốc Pacific Islander: 8.496 hay 0,95%.
Gốc hai sắc dân hoặc nhiều hơn: 1.763 hay 0,20%.
Người da trắng: 217.729 hay 24,39%.
Không rõ sắc dân: 83.074 hay 9,30%.
Tổng số: 892.875 hay 100%.
Tài liệu về niên khóa 2009-2010 sẽ được công bố vào khóa học đầu năm 2011.
Theo: Quốc Hương - Nguồn: ViendongDaily
Giáo dục, việc làm, và doanh nghiệp luôn luôn là những giá trị cốt lõi của người Việt Nam cũng như người gốc Á Châu nói chung. Tuy nhiên, ông Ronald Wong và cô Kelly Yang thuộc Imprenta Communications Group, giới thiệu chương trình trợ cấp tài chánh, “có thể giúp để trả lệ phí học đại học cộng đồng, trong khi suy thoái kinh tế đã đánh vào các cộng đồng gốc Á Châu này, tạo nhiều khó khăn đặc biệt cho họ, ngoài những rào cản khác như ngôn ngữ tiếng Anh hoặc có thể không quen thuộc với việc xin hỗ trợ tài chánh”.
Một cuộc họp báo mở rộng tóm tắt về các loại trợ cấp tài chánh sẵn có tại các trường đại học cộng đồng California, áp dụng cho sinh viên gốc Á Châu Thái Bình Dương, đã diễn ra tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt từ 11 giờ sáng ngày 12-1-2010, thu hút giới báo chí và một số học sinh, sinh viên, phụ huynh, cùng quan tâm đến tham dự.
Các diễn giả trong buổi họp báo có chủ tịch Ronald Wong (Imprenta Communications Group), giáo sư Phạm Thị Huê (cố vấn sinh viên) và chuyên gia Vincent Ngô (văn phòng trợ cấp tài chánh), của đại học Orange Coast College.
Các phụ huynh, học sinh, sinh viên như em Quân Nguyễn từ Việt Nam qua một tháng, hay anh Jimmy Lê vừa muốn đi làm toàn thời gian vừa đi học cũng toàn thời gian, chị Nhàn Nguyễn ở Brea, có con em đang mới bước vào trung học đều được chuyên gia Vincent Ngô giải đáp thắc mắc tại chỗ, đều có các chương trình trợ cấp tài chánh phù hợp cho mỗi trường hợp.
Chuyên gia tài chánh Vincent Ngô cho biết, mỗi trường đại học đều có văn phòng trợ cấp tài chánh giúp đỡ cho sinh viên. Có nhiều loại trợ cấp tài chánh, học bổng, như có thể nộp đơn với liên bang FAFSA, tiểu bang California (Cal Grant), tiền vay đi học (student loan), fee waiver (giảm học phí trường đại học), học bổng đại học (scholarship), làm việc tại trường (work sudy)à căn cứ trên lợi tức khai thuế thu nhập năm qua, hay học lực tại trường cùng các hoạt động cộng đồng... Ở California, chuyên gia Vincent Ngô cũng đặc biệt nhắc nhở hạn chót nộp đơn xin học bổng Cal Grant là ngày 2-3-2011, cho biết thêm Cal Grant B là 1.551 Mỹ kim, nếu học trường tư có thể lên tới 9 ngàn Mỹ kim, và có thể nộp đơn online trên trang mạng đánh máy chữ rõ ràng, thay vì đơn viết tay có khi cần qua máy scan đọc chữ.
Cố vấn sinh viên giáo sư Phạm Thị Huê qua kinh nghiệm cho biết, đa số mọi người chỉ tiếc bị trễ hạn nộp đơn, chứ không hối tiếc đã nộp đơn xin trợ cấp tài chánh, và giáo sư cũng sẽ có buổi nói về trợ cấp tài chánh trong chương trình “trường học, trường đời” của đài Little Saigon TV.
* Tổng quát về chiến dịch
“I Can Afford College” là một chiến dịch vận động khắp tiểu bang California, một sáng kiến liên quan đến ý thức về trợ cấp tài chánh được bảo trợ bởi hệ thống Đại Học Cộng Đồng California. Chiến dịch này hiện giúp sinh viên hiện đang theo học và sinh viên tương lai tại các đại học cộng đồng hiểu biết rằng, trợ giúp tài chánh có sẵn quanh năm tại các đại học cộng đồng, nhằm giúp sinh viên trả học phí, mua sách vở, học cụ, và đôi khi trả tiền thuê nhà.
Trọng tâm của chiến dịch là trang mạng icanaffordcollege.com bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha. Trang mạng này cung cấp cho các sinh viên nói trên những tin tức cốt yếu về trợ cấp tài chánh, và nối liền họ với các chuyên gia tại đại học địa phương, để có thể được giúp đỡ trực tiếp về thủ tục đệ đơn xin tài trợ. Tin tức và đơn xin tài trợ với đầy đủ chi tiết trên mạng, giúp sinh viên nộp đơn ngay trên mạng để được cứu xét tài trợ từ liên bang, tiểu bang và đại học cộng đồng. Sinh viên không có internet có thể gọi 1-800-987-ICAN (4226) để được liên lạc với phòng trợ cấp tài chánh thuộc đại học cộng đồng địa phương mình ở.
* Hệ Thống Đại Học Cộng Đồng California
Hệ thống đại học cộng đồng California cung cấp giáo huấn về những kỹ năng căn bản, huấn nghệ qua chương trình các lớp học có cấp chứng chỉ, bằng cấp hai năm đại học, và sửa soạn cho sinh viên chuyển lên đại học bốn năm hoặc lớn hơn. Gần 3 triệu sinh viên theo học tại 112 đại học cộng đồng khắp tiểu bang. Đây là hệ thống đại học lớn nhất thế giới. Là nguồn cung cấp huấn nghệ lớn nhất tiểu bang, đại học cộng đồng đóng vai trò thiết yếu trong sự phục hồi kinh tế California, qua việc tái huấn nghệ cho người thất nghiệp để làm việc trong các kỹ nghệ phát triển mạnh, như chăm sóc sức khỏe và kỹ thuật “sạch” và “xanh” (green technology). Khoảng 24% sinh viên đại học cộng đồng ở toàn quốc theo học tại California. Năm 2007, 55% các bằng cử nhân từ hệ thống đại học California State University (CSU) và 30% từ hệ thống University of California (UC), được trao cho sinh viên chuyển đến từ hệ thống đại học cộng đồng. Lợi tức suốt đời làm việc của sinh viên tốt nghiệp đại học cộng đồng tính theo trung bình là 1,6 triệu Mỹ kim, hơn với người chỉ có bằng trung học thôi khoảng 400.000 Mỹ kim.
* Giúp đỡ tài chánh
Đại học cộng đồng California hiện đang trợ cấp tài chánh cho 900 ngàn sinh viên với tổng số khoảng 1,6 tỷ Mỹ kim hàng năm. Có nhiều loại trợ cấp tài chánh như miễn học phí, tài trợ, học bổng và chương trình vừa học vừa làm việc, (mà sinh viên không phải hoàn trả), và tiền vay đi học (phải hoàn trả) sau khi tốt nghiệp. Nghiên cứu mới cho thấy, nhiều sinh viên không nghĩ rằng mình có thể xin giúp đỡ tài chánh, và do đó không nộp đơn xin, đi tới tình trạng hàng triệu bạc không ai dùng tới. Mọi sinh viên cần giúp đỡ tài chánh để đi học đều được khuyến khích nộp đơn xin trợ cấp. Sinh viên đi học toàn thời gian có thể xin nhiều trợ cấp hơn và cũng dễ hoàn tất học trình của mình hơn. Các chuyên viên về trợ cấp tài chánh đều có mặt tại 112 địa điểm đại học cộng đồng và sẵn sàng giúp đỡ từng sinh viên điền đơn xin trợ cấp.
Sinh viên theo học đại học cộng đồng tại California
2009-2010:
Tổng số sinh viên dựa theo sắc dân:
Người Mỹ gốc Phi Châu: 195.510.
Người Mỹ gốc Da Đỏ/gốc Alaska: 17.878.
Người Mỹ gốc Á: 307.880.
Người gốc Phi Luật Tân: 80.273.
Người gốc Hispanic: 821.060.
Người gốc Pacific Islander: 17.779.
Gốc hai sắc dân hoặc nhiều hơn: 35.318.
Không rõ sắc dân: 420.036.
Người da trắng: 864.448
Tổng số: 2.760.182.
2008-2009:
Số sinh viên nhận tài trợ theo sắc dân:
Người Mỹ gốc Phi Châu: 130.705 hay 14,64%.
Người Mỹ gốc Á: 98.422 hay 11,02%.
Người gốc Phi Luật Tân: 25.208 hay 2,82%.
Người gốc Hispanic: 317.461 hay 35,55%.
Người Mỹ bản xứ: 10.017 hay 1,12%.
Người gốc Pacific Islander: 8.496 hay 0,95%.
Gốc hai sắc dân hoặc nhiều hơn: 1.763 hay 0,20%.
Người da trắng: 217.729 hay 24,39%.
Không rõ sắc dân: 83.074 hay 9,30%.
Tổng số: 892.875 hay 100%.
Tài liệu về niên khóa 2009-2010 sẽ được công bố vào khóa học đầu năm 2011.
Theo: Quốc Hương - Nguồn: ViendongDaily