Có một cây thước kẻ kia, ngày này qua ngày khác chỉ làm mỗi một việc đó là kẻ hàng cho thẳng. Thế thôi ! Ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, cây thước cứ kẻ, kẻ mãi chỉ mỗi một đường thẳng. Công việc dần dần trở nên nhàm chán, tẻ nhạt, u buồn.
Cây thước nghĩ rằng mình chỉ là đồ vô dụng, không làm nên trò trống cơm cháo gì, không làm được gì khác ngoài việc kẻ thẳng hàng.
Cây thước vẫn thường xuyên buồn bã than thân trách phận :
- Mình thật là đồ vô dụng ! Vô tích sự ! Chẳng có ích gì cho cuộc đời cả. Buồn quá đi thôi !!!
Cuộc đời cây thước cứ thế mà trôi qua trong tẻ nhạt, chán nản, u buồn.
Một hôm, có mấy vị kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng đến ngồi quanh bàn nói chuyện với nhau. Cây thước kẻ nằm trên bàn lắng tai nghe ngóng rất rõ ràng từng lời nói một.
Sau câu chuyện, cây thước kẻ mới vỡ lẽ ra: Từ những đường kẻ thẳng thớm ngay ngắn do dùng chính mình mà vị kiến trúc tài ba đã vẽ nên những bức họa đồ. Từ bức họa đồ đó, người ta đã xây dựng nên những tòa nhà thật vững chắc và xinh đẹp.
Biết được như vậy rồi, cây thước kẻ thấy rất vui mừng và tự hào vì mình tuy chỉ làm mỗi một việc tưởng chừng như tẻ nhạt, đơn điệu, nhàm chán nhưng đó lại là công việc hữu ích cho cuộc đời. Từ đó, cây thước kẻ càng ngày càng cố gắng hết sức để kẻ hàng cho thật thẳng, cho thật ngay, cho thật đẹp.
Con người cũng vậy, nhiều lúc trong cuộc đời, chúng ta làm chỉ làm mỗi một công việc lặp đi lặp lại mãi gây nên tâm trạng đơn điệu, tẻ nhạt, buồn chán và tưởng chừng như là vô ích như cứ nhìn cây thước kẻ mà xem và ngẫm nghĩ lại, suy tư lại cho cuộc đời của chúng ta.
Không có công việc vô ích, chỉ là không biết đặt công việc cho đúng nơi, đúng lúc mà thôi !
Cây thước chỉ có (việc) kẻ hàng
Năm qua tháng lại sầu ngày buồn đêm
Tưởng rằng mình chỉ (là) “đồ chêm”
Ai ngờ nhờ đó ấm êm cuộc đời !!!
* Đồ chêm: Đồ bỏ đi, không dùng làm gì cả, chỉ dùng để chêm giúp cho những thứ khác được tốt hơn, cứng cáp hơn.
Cây thước nghĩ rằng mình chỉ là đồ vô dụng, không làm nên trò trống cơm cháo gì, không làm được gì khác ngoài việc kẻ thẳng hàng.
Cây thước vẫn thường xuyên buồn bã than thân trách phận :
- Mình thật là đồ vô dụng ! Vô tích sự ! Chẳng có ích gì cho cuộc đời cả. Buồn quá đi thôi !!!
Cuộc đời cây thước cứ thế mà trôi qua trong tẻ nhạt, chán nản, u buồn.
Một hôm, có mấy vị kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng đến ngồi quanh bàn nói chuyện với nhau. Cây thước kẻ nằm trên bàn lắng tai nghe ngóng rất rõ ràng từng lời nói một.
Sau câu chuyện, cây thước kẻ mới vỡ lẽ ra: Từ những đường kẻ thẳng thớm ngay ngắn do dùng chính mình mà vị kiến trúc tài ba đã vẽ nên những bức họa đồ. Từ bức họa đồ đó, người ta đã xây dựng nên những tòa nhà thật vững chắc và xinh đẹp.
Biết được như vậy rồi, cây thước kẻ thấy rất vui mừng và tự hào vì mình tuy chỉ làm mỗi một việc tưởng chừng như tẻ nhạt, đơn điệu, nhàm chán nhưng đó lại là công việc hữu ích cho cuộc đời. Từ đó, cây thước kẻ càng ngày càng cố gắng hết sức để kẻ hàng cho thật thẳng, cho thật ngay, cho thật đẹp.
Con người cũng vậy, nhiều lúc trong cuộc đời, chúng ta làm chỉ làm mỗi một công việc lặp đi lặp lại mãi gây nên tâm trạng đơn điệu, tẻ nhạt, buồn chán và tưởng chừng như là vô ích như cứ nhìn cây thước kẻ mà xem và ngẫm nghĩ lại, suy tư lại cho cuộc đời của chúng ta.
Không có công việc vô ích, chỉ là không biết đặt công việc cho đúng nơi, đúng lúc mà thôi !
Cây thước chỉ có (việc) kẻ hàng
Năm qua tháng lại sầu ngày buồn đêm
Tưởng rằng mình chỉ (là) “đồ chêm”
Ai ngờ nhờ đó ấm êm cuộc đời !!!
* Đồ chêm: Đồ bỏ đi, không dùng làm gì cả, chỉ dùng để chêm giúp cho những thứ khác được tốt hơn, cứng cáp hơn.