Với mức giá đưa ra thấp hơn so với các sản phẩm chính hãng 10-20%, ổ cứng renew được đóng bọc, có nhãn mác như mới, nhưng thật sự chúng chỉ là những ổ cứng cũ đã qua sử dụng và có tuổi thọ rất kém.
Đường rạch nhỏ thường thấy trên các mạc dán của nhà sản xuất ổ cứng chính hãng
Bảo hành không quá một năm
Anh Đặng Minh Đức, nhà ở quận Phú Nhuận, TP.HCM, vừa sắm một ổ cứng Western 250GB tại một cửa hàng trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1 với giá thấp hơn nhiều cửa hàng khác, nhưng đổi lại chủ cửa hàng cho biết sản phẩm này chỉ được bảo hành 12 tháng thay vì 36 tháng như thông thường.
Anh Đức đồng ý mua vì nghĩ rằng sản phẩm mới cũng dùng khá tốt đến vài năm. Không ngờ dùng được khoảng ba tháng ổ cứng gặp vấn đề nên anh đem đi bảo hành.
Tình cờ gặp người bạn làm kỹ thuật viên lâu năm, anh Đức mới biết được sản phẩm mình mua là hàng đã được sửa chữa và làm mới, còn gọi là hàng renew. Người bạn này cho biết anh Đức có thể đem ổ cứng đi bảo hành nhưng sản phẩm đổi lại vẫn là hàng renew. Và dĩ nhiên, những rủi ro hỏng hóc như lần trước dễ dàng xảy ra khi đã lỡ mua nhầm loại hàng này.
Chủ một cửa hàng máy tính tại Thủ Đức, TP.HCM cho biết cũng thường xuyên nhận đổi bảo hành ổ cứng tại đại lý chính hãng cho nhiều khách hàng. Anh cũng gặp không ít trường hợp sản phẩm được khách đem tới đều là hàng renew, không thể bảo hành chính hãng.
Khảo sát trên thị trường dễ thấy nhiều cửa hàng đăng tin rao bán ổ cứng có mức giá chênh lệch khá cao dù cùng thương hiệu và dung lượng. Điển hình như loại ổ cứng 80GB Sata Seagate chính hãng giá khoảng 620.000đ thì các cửa hàng có hàng tương tự chỉ với 520.000đ.
Nhưng thay vì được bảo hành 3-5 năm như hàng chính hãng, các sản phẩm có giá rẻ hơn chỉ được hỗ trợ hỏng hóc kỹ thuật trong thời gian một năm.
Mạc dán trên ổ cứng Western chính hãng (trái) và hàng renew
Được làm lại từ linh kiện cũ
Nhiều người thường gọi loại hàng này là “hàng giả”, nhưng thật sự những ổ cứng dạng này chính là ổ cứng thật với linh kiện chính đều được sản xuất từ chính hãng. Chúng chỉ là ổ cứng cũ đã được sửa chữa và “tút” lại như mới để cho ra thị trường.
Các loại ổ cứng renew có mặt trên thị trường Việt Nam thường là những thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng như Seagate, Samsung, Western. Thông thường, những sản phẩm dạng này thường được các công ty nhỏ trong nước đặt hàng từ Trung Quốc. Đối tác Trung Quốc là nơi thu gom sẵn các nguồn ổ cứng cũ (trong đó có khá nhiều ổ cứng cũ là rác thải được nhập về từ chính Việt Nam).
Sau đó, các công ty chuyên tái chế hàng cũ sẽ tổng hợp sửa chữa, sơn lại lớp vỏ đen, mài bóng các mặt thiếc và đóng mạc dỏm. Cuối cùng hàng được nhập trở lại Việt Nam theo đường cửa khẩu tại Hà Nội.
Ngoài ra, một số đơn vị trong nước cũng trực tiếp thực hiện renew lại ổ cứng cũ. Theo anh Trần Đức Thuận, một người chuyên thu mua linh kiện vi tính cũ tại TP.HCM: “Khá nhiều đầu nậu trong nước thường đến các khu vực bãi rác vi tính, chợ biên giới để thu gom nguồn ổ cứng cũ, sau đó tự tạo ra các sản phẩm ổ cứng renew để đưa ra thị trường”.
Không như các sản phẩm khác, các loại ổ cứng renew có mặt rộng rãi trên thị trường giống như hàng chính hãng. Tuy nhiên, nó chỉ được chính công ty phân phối nguồn hàng này bảo hành mà không có sự hỗ trợ từ các nhà phân phối chính hãng có thương hiệu tương ứng.
Cũng cần đề cập đến loại hàng đã qua sửa chữa (repaired) do chính hãng sản xuất phân phối ra thị trường. Các loại sản phẩm này thường gặp lỗi trong quá trình sản xuất nên đã được sửa chữa, và khi đưa ra thị trường hãng thường ghi chú rõ đây là sản phẩm đã được sửa chữa và có những đặc điểm, ký hiệu riêng. Loại hàng này cũng không được nhà phân phối chính hãng bảo hành. Nhiều cửa hàng cũng lợi dụng các nguồn hàng repaired của chính hãng này để kiếm lợi.
Họ thường dùng các thủ thuật che giấu để người tiêu dùng không biết đây là sản phẩm đã qua sửa chữa. Ngoài ra, chất lượng loại ổ cứng repaired của hãng luôn hơn hẳn các hàng renew, nên các cửa hàng tiêu thụ nguồn hàng cũng dễ dàng tạo uy tín với khách hàng với thời hạn bảo hành ngắn 12 tháng.
Ổ cứng Seagate được đóng lại mạc giả (trái) không có thông số seri
Lợi nhuận béo bở
Nếu như bán các sản phẩm mới chính hãng các chủ cửa hàng chỉ lời khoảng vài USD/ ổ cứng, thì việc đầu tư vào hàng cũ để “tút” lại thành hàng mới sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận rất lớn. Theo ước tính của anh Nguyễn Long, chủ một cửa hàng phân phối linh kiện vi tính tại quận 11, TP.HCM, kinh doanh loại sản phẩm renew có thể đạt mức lời trên 50%.
Anh Long phân tích do nguồn linh kiện sử dụng để tạo ra sản phẩm phần lớn là hàng thuộc dạng ve chai. Với thị trường hiện tại, một ổ cứng dạng này được rao bán chỉ 15.000-20.000đ. Các chi phí nặng chủ yếu thuộc vào khâu chỉnh sửa, sơn phết và in mác.
Ngoài ra, các đầu nậu cũng phải trừ một khoản chi phí để dùng cho việc đổi bảo hành cho khách, vì sản phẩm dạng này thì tỉ lệ hỏng hóc và phải đổi trả hàng cho người mua rất cao. Song song đó, nếu các chủ hàng chỉ đầu tư sửa chữa ổ cứng cũ để đưa ra thị trường với dạng hàng second-hand thì mức lợi nhuận không cao và tỉ lệ bán ra cũng khá thấp.
Ổ cứng đã được Hãng Seagate sửa chữa có dòng chữ “Repaired HDD”
Tuổi thọ kém và gặp nhiều lỗi
Theo nhận định của anh Nguyễn Long, các loại ổ cứng renew có chất lượng rất kém bởi chúng được tạo ra từ những linh kiện cũ đã được sử dụng ít nhất… hai năm. Anh Long cho rằng các loại ổ cứng này thông thường chỉ có thể “sống” được 5-6 tháng. Do được hỗ trợ bảo hành 12 tháng một đổi một nên những sản phẩm này dễ dàng tiêu thụ.
Các lỗi dễ xảy ra trong quá trình sử dụng là tốc độ đọc chậm hơn hẳn so với các ổ cứng mới 100% của hãng, thường xuyên xảy ra hiện tượng bị lỗi “sector” (phân vùng nhỏ nhất trên ổ cứng dạng đĩa quay HDD). Bên cạnh đó, bộ phận cơ của ổ cứng cũng dễ bị hỏng vì đã phải hoạt động qua thời gian dài trước đó. Ngoài ra, dùng ổ cứng loại này có nguy cơ xảy ra cháy nổ chip dẫn đến việc bị từ chối nếu đem đi bảo hành. Trên hết những điều này là nguy cơ dữ liệu của người sử dụng dễ dàng bị mất trắng.
=============================
Nhận dạng ổ cứng renew và repaired
Anh Nguyễn Đăng Đức, giám đốc Công ty cứu dữ liệu Đất Việt tại quận Bình Thạnh, cho biết dù kỹ xảo tái chế hàng đã qua sử dụng của ổ cứng renew khá kỹ lưỡng nhưng nếu nắm rõ một vài đặc điểm nhỏ, người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận ra những sản phẩm dạng này. Do được cấu thành từ những nguồn linh kiện, ổ cứng cũ nên hàng dạng này luôn sơn lại lớp vỏ đen để che lấp những vết xước.
Nhưng dù có kỹ lưỡng đến mức nào nếu bạn nhìn kỹ vẫn thấy được những vết xước do quá trình sử dụng trước đó để lại. Ngoài ra, điểm quan trọng nhất để có thể nhận ra các loại ổ cứng renew là ở mạc giấy dán ở mặt trên. Thông thường, với các sản phẩm chính hãng, lớp giấy mạc được tạo bằng chất liệu láng bóng rất chắc chắn và khó bị bóc, trong khi các hàng renew được thay thế bằng lớp giấy mỏng, nhám, dễ bám bẩn. Loại mạc giả cũng dễ rách khi bóc ra.
Ngoài ra, các thông tin về series, ngày sản xuất, code… được in trên mạc giả đều không tồn tại nếu bạn thử tra cứu thông tin theo những số liệu trên tại trang chủ của chính hãng. Thậm chí có nhiều sản phẩm được dán mạc giả mất cả những thông tin quan trọng như số series. Trong số đó cũng có thể thấy mạc dán trên ổ cứng Western chính hãng thường có đường rạch nhỏ khoảng 0,5cm, đề phòng các đầu nậu gỡ lớp mạc này và tráo qua ổ cứng khác.
Với loại ổ cứng repaired, các hãng thường in kèm dòng chữ “Repaired HDD”. Điển hình như loại ổ cứng Seagate đã qua sửa chữa của chính hãng thường có viền xanh và dòng chữ trên được in ở góc phải phía trên của mạc giấy trắng. Nhiều cửa hàng phân phối loại hàng này muốn bán được giá thường dùng các mạc mã vạch dán phủ lên các dòng chữ này.
Bên cạnh đó, nếu hạn chế mua các loại ổ cứng được quảng cáo là mới 100% nhưng chỉ được bảo hành trong 12 tháng, bạn cũng có thể loại trừ việc mua nhầm phải hàng renew.
Theo E-chip - Website tin học
Đường rạch nhỏ thường thấy trên các mạc dán của nhà sản xuất ổ cứng chính hãng
Bảo hành không quá một năm
Anh Đặng Minh Đức, nhà ở quận Phú Nhuận, TP.HCM, vừa sắm một ổ cứng Western 250GB tại một cửa hàng trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1 với giá thấp hơn nhiều cửa hàng khác, nhưng đổi lại chủ cửa hàng cho biết sản phẩm này chỉ được bảo hành 12 tháng thay vì 36 tháng như thông thường.
Anh Đức đồng ý mua vì nghĩ rằng sản phẩm mới cũng dùng khá tốt đến vài năm. Không ngờ dùng được khoảng ba tháng ổ cứng gặp vấn đề nên anh đem đi bảo hành.
Tình cờ gặp người bạn làm kỹ thuật viên lâu năm, anh Đức mới biết được sản phẩm mình mua là hàng đã được sửa chữa và làm mới, còn gọi là hàng renew. Người bạn này cho biết anh Đức có thể đem ổ cứng đi bảo hành nhưng sản phẩm đổi lại vẫn là hàng renew. Và dĩ nhiên, những rủi ro hỏng hóc như lần trước dễ dàng xảy ra khi đã lỡ mua nhầm loại hàng này.
Chủ một cửa hàng máy tính tại Thủ Đức, TP.HCM cho biết cũng thường xuyên nhận đổi bảo hành ổ cứng tại đại lý chính hãng cho nhiều khách hàng. Anh cũng gặp không ít trường hợp sản phẩm được khách đem tới đều là hàng renew, không thể bảo hành chính hãng.
Khảo sát trên thị trường dễ thấy nhiều cửa hàng đăng tin rao bán ổ cứng có mức giá chênh lệch khá cao dù cùng thương hiệu và dung lượng. Điển hình như loại ổ cứng 80GB Sata Seagate chính hãng giá khoảng 620.000đ thì các cửa hàng có hàng tương tự chỉ với 520.000đ.
Nhưng thay vì được bảo hành 3-5 năm như hàng chính hãng, các sản phẩm có giá rẻ hơn chỉ được hỗ trợ hỏng hóc kỹ thuật trong thời gian một năm.
Mạc dán trên ổ cứng Western chính hãng (trái) và hàng renew
Được làm lại từ linh kiện cũ
Nhiều người thường gọi loại hàng này là “hàng giả”, nhưng thật sự những ổ cứng dạng này chính là ổ cứng thật với linh kiện chính đều được sản xuất từ chính hãng. Chúng chỉ là ổ cứng cũ đã được sửa chữa và “tút” lại như mới để cho ra thị trường.
Các loại ổ cứng renew có mặt trên thị trường Việt Nam thường là những thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng như Seagate, Samsung, Western. Thông thường, những sản phẩm dạng này thường được các công ty nhỏ trong nước đặt hàng từ Trung Quốc. Đối tác Trung Quốc là nơi thu gom sẵn các nguồn ổ cứng cũ (trong đó có khá nhiều ổ cứng cũ là rác thải được nhập về từ chính Việt Nam).
Sau đó, các công ty chuyên tái chế hàng cũ sẽ tổng hợp sửa chữa, sơn lại lớp vỏ đen, mài bóng các mặt thiếc và đóng mạc dỏm. Cuối cùng hàng được nhập trở lại Việt Nam theo đường cửa khẩu tại Hà Nội.
Ngoài ra, một số đơn vị trong nước cũng trực tiếp thực hiện renew lại ổ cứng cũ. Theo anh Trần Đức Thuận, một người chuyên thu mua linh kiện vi tính cũ tại TP.HCM: “Khá nhiều đầu nậu trong nước thường đến các khu vực bãi rác vi tính, chợ biên giới để thu gom nguồn ổ cứng cũ, sau đó tự tạo ra các sản phẩm ổ cứng renew để đưa ra thị trường”.
Không như các sản phẩm khác, các loại ổ cứng renew có mặt rộng rãi trên thị trường giống như hàng chính hãng. Tuy nhiên, nó chỉ được chính công ty phân phối nguồn hàng này bảo hành mà không có sự hỗ trợ từ các nhà phân phối chính hãng có thương hiệu tương ứng.
Cũng cần đề cập đến loại hàng đã qua sửa chữa (repaired) do chính hãng sản xuất phân phối ra thị trường. Các loại sản phẩm này thường gặp lỗi trong quá trình sản xuất nên đã được sửa chữa, và khi đưa ra thị trường hãng thường ghi chú rõ đây là sản phẩm đã được sửa chữa và có những đặc điểm, ký hiệu riêng. Loại hàng này cũng không được nhà phân phối chính hãng bảo hành. Nhiều cửa hàng cũng lợi dụng các nguồn hàng repaired của chính hãng này để kiếm lợi.
Họ thường dùng các thủ thuật che giấu để người tiêu dùng không biết đây là sản phẩm đã qua sửa chữa. Ngoài ra, chất lượng loại ổ cứng repaired của hãng luôn hơn hẳn các hàng renew, nên các cửa hàng tiêu thụ nguồn hàng cũng dễ dàng tạo uy tín với khách hàng với thời hạn bảo hành ngắn 12 tháng.
Ổ cứng Seagate được đóng lại mạc giả (trái) không có thông số seri
Lợi nhuận béo bở
Nếu như bán các sản phẩm mới chính hãng các chủ cửa hàng chỉ lời khoảng vài USD/ ổ cứng, thì việc đầu tư vào hàng cũ để “tút” lại thành hàng mới sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận rất lớn. Theo ước tính của anh Nguyễn Long, chủ một cửa hàng phân phối linh kiện vi tính tại quận 11, TP.HCM, kinh doanh loại sản phẩm renew có thể đạt mức lời trên 50%.
Anh Long phân tích do nguồn linh kiện sử dụng để tạo ra sản phẩm phần lớn là hàng thuộc dạng ve chai. Với thị trường hiện tại, một ổ cứng dạng này được rao bán chỉ 15.000-20.000đ. Các chi phí nặng chủ yếu thuộc vào khâu chỉnh sửa, sơn phết và in mác.
Ngoài ra, các đầu nậu cũng phải trừ một khoản chi phí để dùng cho việc đổi bảo hành cho khách, vì sản phẩm dạng này thì tỉ lệ hỏng hóc và phải đổi trả hàng cho người mua rất cao. Song song đó, nếu các chủ hàng chỉ đầu tư sửa chữa ổ cứng cũ để đưa ra thị trường với dạng hàng second-hand thì mức lợi nhuận không cao và tỉ lệ bán ra cũng khá thấp.
Ổ cứng đã được Hãng Seagate sửa chữa có dòng chữ “Repaired HDD”
Tuổi thọ kém và gặp nhiều lỗi
Theo nhận định của anh Nguyễn Long, các loại ổ cứng renew có chất lượng rất kém bởi chúng được tạo ra từ những linh kiện cũ đã được sử dụng ít nhất… hai năm. Anh Long cho rằng các loại ổ cứng này thông thường chỉ có thể “sống” được 5-6 tháng. Do được hỗ trợ bảo hành 12 tháng một đổi một nên những sản phẩm này dễ dàng tiêu thụ.
Các lỗi dễ xảy ra trong quá trình sử dụng là tốc độ đọc chậm hơn hẳn so với các ổ cứng mới 100% của hãng, thường xuyên xảy ra hiện tượng bị lỗi “sector” (phân vùng nhỏ nhất trên ổ cứng dạng đĩa quay HDD). Bên cạnh đó, bộ phận cơ của ổ cứng cũng dễ bị hỏng vì đã phải hoạt động qua thời gian dài trước đó. Ngoài ra, dùng ổ cứng loại này có nguy cơ xảy ra cháy nổ chip dẫn đến việc bị từ chối nếu đem đi bảo hành. Trên hết những điều này là nguy cơ dữ liệu của người sử dụng dễ dàng bị mất trắng.
=============================
Nhận dạng ổ cứng renew và repaired
Anh Nguyễn Đăng Đức, giám đốc Công ty cứu dữ liệu Đất Việt tại quận Bình Thạnh, cho biết dù kỹ xảo tái chế hàng đã qua sử dụng của ổ cứng renew khá kỹ lưỡng nhưng nếu nắm rõ một vài đặc điểm nhỏ, người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận ra những sản phẩm dạng này. Do được cấu thành từ những nguồn linh kiện, ổ cứng cũ nên hàng dạng này luôn sơn lại lớp vỏ đen để che lấp những vết xước.
Nhưng dù có kỹ lưỡng đến mức nào nếu bạn nhìn kỹ vẫn thấy được những vết xước do quá trình sử dụng trước đó để lại. Ngoài ra, điểm quan trọng nhất để có thể nhận ra các loại ổ cứng renew là ở mạc giấy dán ở mặt trên. Thông thường, với các sản phẩm chính hãng, lớp giấy mạc được tạo bằng chất liệu láng bóng rất chắc chắn và khó bị bóc, trong khi các hàng renew được thay thế bằng lớp giấy mỏng, nhám, dễ bám bẩn. Loại mạc giả cũng dễ rách khi bóc ra.
Ngoài ra, các thông tin về series, ngày sản xuất, code… được in trên mạc giả đều không tồn tại nếu bạn thử tra cứu thông tin theo những số liệu trên tại trang chủ của chính hãng. Thậm chí có nhiều sản phẩm được dán mạc giả mất cả những thông tin quan trọng như số series. Trong số đó cũng có thể thấy mạc dán trên ổ cứng Western chính hãng thường có đường rạch nhỏ khoảng 0,5cm, đề phòng các đầu nậu gỡ lớp mạc này và tráo qua ổ cứng khác.
Với loại ổ cứng repaired, các hãng thường in kèm dòng chữ “Repaired HDD”. Điển hình như loại ổ cứng Seagate đã qua sửa chữa của chính hãng thường có viền xanh và dòng chữ trên được in ở góc phải phía trên của mạc giấy trắng. Nhiều cửa hàng phân phối loại hàng này muốn bán được giá thường dùng các mạc mã vạch dán phủ lên các dòng chữ này.
Bên cạnh đó, nếu hạn chế mua các loại ổ cứng được quảng cáo là mới 100% nhưng chỉ được bảo hành trong 12 tháng, bạn cũng có thể loại trừ việc mua nhầm phải hàng renew.
Theo E-chip - Website tin học