Hungviet 14 Apr 2008, 15:37
Ngày 5 tháng 2 năm 2006, văn phòng của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) ở Los Angeles chấp nhận đơn của một thân chủ của văn phòng luật sư Reeves & Associates xin giữ lại ngày ưu tiên được sử dụng trước đó trong đơn xin visa di dân của người mẹ. Quyết định của văn phòng USCIS ở Los Angeles dựa trên Điều 3 của Đạo luật CSPA sau khi xét bảng tóm tắt do văn phòng luật sư Reeves & Associates nộp để kiện cho thân chủ của mình. Văn phòng luật sư Reeves & Associates lập luận rằng Điều 3 của Đạo luật CSPA cho phép thân chủ của họ được giữ lại ngày ưu tiên mà người mẹ đã sử dụng để xin visa di dân trong đơn bảo lãnh diện di dân của mình. Trong trường hợp này, người con đã quá 21 tuổi và quá tuổi để đi theo mẹ trước khi đơn xin thường trú của người mẹ được chấp thuận. Đạo luật CSPA bắt buộc cha mẹ phải di dân hay điều chỉnh tình trạng để trở thành thường trú nhân ngày 6 tháng 8 năm 2002 hay sau ngày 6 tháng 8 năm 2002 đề người con có thể giữ lại ngày ưu tiên của cha mẹ.
Quyết định của văn phòng USCIS ở Los Angeles đi theo sau hai quyết định mới của Board of Immigration Appeals (BIA) và của một tòa án liên bang. Hai nơi này đã mở rộng phúc lợi về di trú (immigration benefits) chiếu theo Đạo luật CSPA cho con trưởng thành của những người di dân. Nếu không có những phúc lợi này thì những ngườì con trưởng thành đó sẽ phải chờ đợi nhiều năm để có visa di dân.
Quốc Hội Hoa Kỳ đã ban hàn Đạo luật CSPA để tránh tình trạng phân ly giữa cha mẹ và con cái và để giảm thời gian chờ đợi visa di dân của những người con quá 21 tuổi của di dân. Những người con sanh ở nước ngoài có thể theo cha mẹ di dân qua Mỹ nếu cha mẹ được bảo lãnh di dân theo diện gia đình. Tuy nhiên, thời gian giải quyết hồ sơ bảo lãnh diện gia đình phải mất nhiều năm chờ đợi. Trong thời gian này, nhiều người con quá 21 tuổi và mất quyền di dân theo gia đình vì chỉ tiêu visa giới hạn. Thời gian chờ đợi hồ sơ được giải quyết có thể từ vài năm cho đến hơn 20 năm tùy theo quốc gia.
Sau khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật CSPA, nhiều người con trưởng thành còn độc thân của di dân được phép vào Mỹ dựa vào đơn bảo lãnh di dân của cha mẹ mặc dù họ quá 21 tuổi trước khi hồ sơ đến lượt được giải quyết. Chiếu theo Điều 3 của Đạo luật CSPA, con trưởng thành còn độc thân của những người di dân có tên đi kèm theo trong đơn bảo lãnh của cha mẹ sẽ được xếp vào diện di dân khác khi quá 21 tuổi. Tuy nhiên, họ có thể giữ lại ngày ưu tiên, hay ngày nộp đơn, trong hồ sơ của cha mẹ họ và có thể làm đơn xin visa trong diện di dân khác dựa vào ngày ưu tiên của cha mẹ.
Trong vụ Garcia, BIA xác nhận rằng con đi kèm trong đơn bảo lãnh di dân được chấp thuận của cha mẹ nộp trước ngày Đạo luật CSPA có hiệu lực, tức ngày 6 tháng 8 năm 2002, có thể giữ lại ngày ưu tiên trong đơn bảo lãnh của cha mẹ và có thể dùng ngày ưu tiên đó để làm đơn xin visa diện F2B với tư cách con còn độc thân của thường trú nhân, nếu chưa có quyết định chung cuộc về đơn xin hưởng qui chế thường trú nhân của người con đi kèm trước khi Đạo luật CSPA có hiệu lực.
Trong một vụ khác, Rodriguez c. Gonzales, hồ sơ số CV 04-8671 DSF (AJWx) (C.D. Cal. May 31, 2006), quan tòa của một tòa án liên bang ở Los Angeles nới rộng Đạo luật CSPA cho một người con đi kèm trong đơn bảo lãnh di dân được chấp thuận trước ngày có hiệu lực của Đạo luật CSPA. Người này không kịp nộp đơn xin hưởng qui chế thường trú nhân trước khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật CSPA bởi vì hồ sơ chưa đến lượt được giải quyết lúc đó. Trong vụ này, tòa án liên bang quyết định rằng Đạo luật CSPA áp dụng cho con đi kèm trong đơn bảo lãnh di dân được chấp thuận trước ngày 6 tháng 8 năm 2002, nếu chưa có quyết định cuối cùng về đơn xin visa di dân hay về đơn xin điều chỉnh tình trạng để trở thành thường trú của người con đi kèm này. Tòa án này cũng cho rằng ngôn từ của Đạo luật CSPA không bắt buộc một đơn xin thường trú phải nộp trước ngày 6 tháng 8 năm 2002. Việc áp dụng Đạo luật CSPA một cách rộng lớn cho những người con đi kèm trong đơn bảo lãnh di dân được chấp thuận mà hồ sơ chưa đến lượt được giải quyết ngày Đạo luật CSPA có hiệu lực phù hợp với ý định của Quốc Hội Hoa Kỳ nhằm khuyến khích sự đoàn tụ gia đình và giúp đỡ trẻ quá tuổi trong những diện di dân mất cơ hội di dân cùng gia đình vì sự chậm trễ của chính phủ trong việc giải quyết những hồ sơ di dân.
Những quyết định mới này của văn phòng USCIS ở Los Angeles, của BIA, và của tòa án liên bang mở rộng Đạo luật phúc lợi của Đạo luật CSPA cho những người con có tên đi kèm trong những đơn bảo lãnh di dân đã được chấp thuận nộp trước ngày 6 tháng 8 năm 2002. Văn phòng luật sư Reeves & Associates đang kiện tòa án lien bang trong một vụ khác về việc đơn xin giữ lại ngày ưu tiên trong đơn bảo lãnh diện di dân của người mẹ chiếu theo Đạo luật CSPA bị từ chối. Văn phòng luật sư Reeves & Associates khuyến khích tất cả những người có tên đi kèm trong đơn bảo lãnh diện di dân nộp trước ngày 6 tháng 8 năm 2002 liên lạc với luật sư của họ để xem có thể hưởng Đạo luật CSPA hay không.
Phần thứ hai của bài Giữ lại ngày ưu tiên cũ chiếu theo Đạo luật CSPA sẽ đăng trong nay mai.
Ngày 5 tháng 2 năm 2006, văn phòng của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) ở Los Angeles chấp nhận đơn của một thân chủ của văn phòng luật sư Reeves & Associates xin giữ lại ngày ưu tiên được sử dụng trước đó trong đơn xin visa di dân của người mẹ. Quyết định của văn phòng USCIS ở Los Angeles dựa trên Điều 3 của Đạo luật CSPA sau khi xét bảng tóm tắt do văn phòng luật sư Reeves & Associates nộp để kiện cho thân chủ của mình. Văn phòng luật sư Reeves & Associates lập luận rằng Điều 3 của Đạo luật CSPA cho phép thân chủ của họ được giữ lại ngày ưu tiên mà người mẹ đã sử dụng để xin visa di dân trong đơn bảo lãnh diện di dân của mình. Trong trường hợp này, người con đã quá 21 tuổi và quá tuổi để đi theo mẹ trước khi đơn xin thường trú của người mẹ được chấp thuận. Đạo luật CSPA bắt buộc cha mẹ phải di dân hay điều chỉnh tình trạng để trở thành thường trú nhân ngày 6 tháng 8 năm 2002 hay sau ngày 6 tháng 8 năm 2002 đề người con có thể giữ lại ngày ưu tiên của cha mẹ.
Quyết định của văn phòng USCIS ở Los Angeles đi theo sau hai quyết định mới của Board of Immigration Appeals (BIA) và của một tòa án liên bang. Hai nơi này đã mở rộng phúc lợi về di trú (immigration benefits) chiếu theo Đạo luật CSPA cho con trưởng thành của những người di dân. Nếu không có những phúc lợi này thì những ngườì con trưởng thành đó sẽ phải chờ đợi nhiều năm để có visa di dân.
Quốc Hội Hoa Kỳ đã ban hàn Đạo luật CSPA để tránh tình trạng phân ly giữa cha mẹ và con cái và để giảm thời gian chờ đợi visa di dân của những người con quá 21 tuổi của di dân. Những người con sanh ở nước ngoài có thể theo cha mẹ di dân qua Mỹ nếu cha mẹ được bảo lãnh di dân theo diện gia đình. Tuy nhiên, thời gian giải quyết hồ sơ bảo lãnh diện gia đình phải mất nhiều năm chờ đợi. Trong thời gian này, nhiều người con quá 21 tuổi và mất quyền di dân theo gia đình vì chỉ tiêu visa giới hạn. Thời gian chờ đợi hồ sơ được giải quyết có thể từ vài năm cho đến hơn 20 năm tùy theo quốc gia.
Sau khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật CSPA, nhiều người con trưởng thành còn độc thân của di dân được phép vào Mỹ dựa vào đơn bảo lãnh di dân của cha mẹ mặc dù họ quá 21 tuổi trước khi hồ sơ đến lượt được giải quyết. Chiếu theo Điều 3 của Đạo luật CSPA, con trưởng thành còn độc thân của những người di dân có tên đi kèm theo trong đơn bảo lãnh của cha mẹ sẽ được xếp vào diện di dân khác khi quá 21 tuổi. Tuy nhiên, họ có thể giữ lại ngày ưu tiên, hay ngày nộp đơn, trong hồ sơ của cha mẹ họ và có thể làm đơn xin visa trong diện di dân khác dựa vào ngày ưu tiên của cha mẹ.
Trong vụ Garcia, BIA xác nhận rằng con đi kèm trong đơn bảo lãnh di dân được chấp thuận của cha mẹ nộp trước ngày Đạo luật CSPA có hiệu lực, tức ngày 6 tháng 8 năm 2002, có thể giữ lại ngày ưu tiên trong đơn bảo lãnh của cha mẹ và có thể dùng ngày ưu tiên đó để làm đơn xin visa diện F2B với tư cách con còn độc thân của thường trú nhân, nếu chưa có quyết định chung cuộc về đơn xin hưởng qui chế thường trú nhân của người con đi kèm trước khi Đạo luật CSPA có hiệu lực.
Trong một vụ khác, Rodriguez c. Gonzales, hồ sơ số CV 04-8671 DSF (AJWx) (C.D. Cal. May 31, 2006), quan tòa của một tòa án liên bang ở Los Angeles nới rộng Đạo luật CSPA cho một người con đi kèm trong đơn bảo lãnh di dân được chấp thuận trước ngày có hiệu lực của Đạo luật CSPA. Người này không kịp nộp đơn xin hưởng qui chế thường trú nhân trước khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật CSPA bởi vì hồ sơ chưa đến lượt được giải quyết lúc đó. Trong vụ này, tòa án liên bang quyết định rằng Đạo luật CSPA áp dụng cho con đi kèm trong đơn bảo lãnh di dân được chấp thuận trước ngày 6 tháng 8 năm 2002, nếu chưa có quyết định cuối cùng về đơn xin visa di dân hay về đơn xin điều chỉnh tình trạng để trở thành thường trú của người con đi kèm này. Tòa án này cũng cho rằng ngôn từ của Đạo luật CSPA không bắt buộc một đơn xin thường trú phải nộp trước ngày 6 tháng 8 năm 2002. Việc áp dụng Đạo luật CSPA một cách rộng lớn cho những người con đi kèm trong đơn bảo lãnh di dân được chấp thuận mà hồ sơ chưa đến lượt được giải quyết ngày Đạo luật CSPA có hiệu lực phù hợp với ý định của Quốc Hội Hoa Kỳ nhằm khuyến khích sự đoàn tụ gia đình và giúp đỡ trẻ quá tuổi trong những diện di dân mất cơ hội di dân cùng gia đình vì sự chậm trễ của chính phủ trong việc giải quyết những hồ sơ di dân.
Những quyết định mới này của văn phòng USCIS ở Los Angeles, của BIA, và của tòa án liên bang mở rộng Đạo luật phúc lợi của Đạo luật CSPA cho những người con có tên đi kèm trong những đơn bảo lãnh di dân đã được chấp thuận nộp trước ngày 6 tháng 8 năm 2002. Văn phòng luật sư Reeves & Associates đang kiện tòa án lien bang trong một vụ khác về việc đơn xin giữ lại ngày ưu tiên trong đơn bảo lãnh diện di dân của người mẹ chiếu theo Đạo luật CSPA bị từ chối. Văn phòng luật sư Reeves & Associates khuyến khích tất cả những người có tên đi kèm trong đơn bảo lãnh diện di dân nộp trước ngày 6 tháng 8 năm 2002 liên lạc với luật sư của họ để xem có thể hưởng Đạo luật CSPA hay không.
Phần thứ hai của bài Giữ lại ngày ưu tiên cũ chiếu theo Đạo luật CSPA sẽ đăng trong nay mai.