Gánh Nặng Trợ Cấp – “Federal Means-Tested Public Benefits”

#1
Gánh Nặng Trợ Cấp – “Federal Means-Tested Public Benefits”

Sau hơn 10 năm dài chờ đợi, chị An (x) cùng 3 đứa con nhỏ lên đường tới Mỹ định cư. Chồng chị phải ở lại Việt Nam điều trị bịnh, và sẽ sum họp sau cùng gia đình. Mấy ngày đầu quê hương mới, chị thấy cái gì cũng lạ, tình người thật là ấm cúng. Người thân quen, mỗi người dúi vào tay chị tí tiền gọi là mua quà cho các cháu. Ôi nước Mỹ quả là thiên đường. Có lẽ vì không quen với khí hậu quá lạnh của nước Mỹ, vài ngày sau đứa con nhỏ lên cơn sốt, chị bàn với người anh, cũng là người bảo trợ, đưa cháu đi bác sĩ. Người anh gạt ra, còn nói thêm rằng: “Con nít bị ốm là bình thường, cho nó viên thuốc cảm là xong, đi bác sĩ làm gì cho tốn tiền.” Bịnh của đứa bé ngày càng nặng, chị không nhịn được, bồng con tới bác sĩ, rồi đứa bé đuợc gởi tới bệnh viện nhi đồng điều trị. Vài tuần sau, người anh đưa cho chị xem cái hóa đơn gần $20 ngàn đô từ bệnh viện. Sau một hồi sỉ vả chị thậm tệ, đủ điều. Nào là cô không trả số tiền này thì tôi phải trả; nào là tôi đã ký thỏa thuân với sở di trú Mỹ, v.v. Chân ướt chân ráo, tiếng anh tiếng em đâu có biết gì, vì thương con chị đành cắn răng chịu đựng.

Cơ duyên đưa đẩy, chị tìm được tới tôi – tôi hướng dẫn và giải thích cho chị biết những quyền lợi và phúc lợi của những người di dân có con nhỏ, tôi khuyên chị nên nhờ người nhà dẫn tới bộ xã hội địa phương xin trợ cấp, chị trình bày với người anh và chị dâu ^%^)&@*_)()@*)*@)*_)$@(*)$(@+ và bốn mẹ con bị người bảo lãnh đuổi ra khỏi nhà, chỉ vì người bảo lãnh sợ bị liên lụy vì hiểu sai “Federal Means-Tested Public Benefits”. Câu chuyện của gia đình chị An(x) và hàng trăm câu chuyện tương tự của những gia đình Việt tới Mỹ định cư sau này, người thân trở thành thù hận nhau chỉ vì cái gọi là “Gánh năng trợ cấp công cộng”. Thành viên XNC có ít nhất là 3 người, bị người thân cấm hay hăm dọa xé đơn bảo trợ tài chính, chỉ vì có ý định/xin trợ cấp xã hội.
Bài viết này nhằm giúp các bạn, người bảo lãnh và người được bảo trợ hiểu rõ hơn về “Gánh nặng trợ cấp”

I – Federal Means Tested Public Benefit là gì?

Theo giải thích của USCIS các khoản trợ cấp dưới đây được xem là thuộc “Federal Means Tested Public Benefit”:
  • Food stamps (Phiếu thực phầm)
  • Supplemental Security Income (SSI) – (Lợi tức an sinh bổ sung)
  • Medicaid (Bảo hiểm y tế)
  • Temporary Assistance for Needy Families (TANF) –(Trợ cấp tạm thời cho những gia đình túng quẩn)
  • State Child Health Insurance Program (CHIP) – (Bảo hiểu y tế cho trẻ em của tiểu bang)
Và những khoản trợ cấp sau đây không thuộc “Federal Means Tested Public Benefit”:
  • Emergency Medicaid –(Bảo hiểm y tế khẩn cấp)
  • School lunches (Ăn trửa ở trường)
  • Immunizations and treatment for communicable diseases (Chích ngừa và chữa trị những bịnh truyền nhiễm)
  • Student assistance to attend colleges and institutions of higher learning – Hổ trợ tài chính bậc cao đẳng và đại học)
  • Some kinds of foster care or adoption assistance – (Trợ cấp cho cha mẹ nuôi và con nuôi)
  • Job training programs (Các chương trình huấn nghệ
  • Head start – (Chương trình mầm non)
  • Short-term, non-cash emergency relief – (Trơ cấp ngắn hạn và khẩn cấp không phải là tiền mặt)
Và phần hỏi đáp của USCIS về mục này cũng có nói:
Can the applicant use government assistance or public benefits?
If the sponsored immigrant uses federal means tested public benefits, the sponsor must repay the cost of the benefits.

Nếu người được bảo trợ xử dụng các trợ cấp công công thì người bảo lãnh sẽ phải hoàn lại số tiền của khoản trợ cấp đó.

Có lẽ từ câu hỏi và trả lời này trên website của USCIS, đã khiến các bạn hiểu SAI, gây nên cảnh gia đình bất hòa. Trước khi đặng lại bản chính cách giải thích và định nghĩa của Bộ Tư Pháp và Sở Di Trú Hoa Kỳ về vấn đề các khoản trợ cấp nào được xem là “Gánh Năng Công Cộng”, tôi xin thích theo sư hiểu biết của mình về cái gọi là “Federal Means Tested Public Benefit”. Nó chỉ là môt phương pháp để sở di trú và bộ ngoại giao Mỹ, xác định ai là người gánh năng và có thể sẽ trở thành gánh năng công cộng, có cho người này nhập cư hay không.

Gánh năng công cộng theo chuyển dịch của Bộ Tư Pháp và Sở Di Trú Hoa Kỳ từ tiếng Anh là “PUBLIC CHARGE”, và sau đây là bản chuyển dịch qua tiếng Việt của cơ quan này.

U.S. Department of Justice
IMMIGRATION AND NATURALIZATION SERCICE (5/29/1999)

QUESTIONS AND ANSWERS – Vietnamese – Public Charge


GÁNH NẶNG CÔNG CÔNG – Câu Hỏi (CH) và Trả Lời (TL)
TỔNG QUÁT


CH1: Tại sao Bộ Tư Pháp (DOJ) và Sở Di Trú và Nhập Tịch (INS) ban hành sự hướng dẫn tại địa phương và luật lệ dự thảo liên quan đến gánh nặng công cộng, và những văn kiện này gây ảnh hưởng gì?

TL1: DOJ va2 INS ban hành sự hướng dẫn và luật lệ dự thảo này nhằm giảm thiểu sự hiểu lầm của công chúng về ý nghĩa danh từ “gánh nặng công cộng” hiện không được định nghĩa trong luật di trú, và sự liên hệ của nó đối với việc nhận trợ cấp công cộng của liên bang, tiểu bang hoặc địa phương. Khi định nghĩa danh từ “gánh nặng công cộng”, DOJ muốn giảm thiểu những hậu quả tiêu cực về y tế công cộng do sự hiểu lầm hiện nay và cũng để cung cấp cho ngoại nhân sự hướng dẫn rõ ràng hơn đối với những loại trợ cấp công cộng, loại nào đucợ xác định, loại nào không được xác định, là gánh nặng công cộng. Sự hướng dẫn định nghĩa danh từ “gánh nặng công cộng” và đưa ra những ví dụ về loại rợ cấp nào được, loại trợ cấp nào không, được viên chức INS cứu xét về gánh nặng công cộng. Nó cũng tóm lược luật hiện hữu, liên quan đến gánh nặng công cộng và giải thích việc INS sẽ hành xử những điều khoản này như thế nào.

CH2: Theo luật di trú “Gánh nặng công cộng” là gì?

TL2: Một ngoại nhân, vào bất cứ lúc nào trở thành “gánh nặng công cộng” thì sẽ không đucợ xét cho nhập cảnh Hoa Kỳ, và không được cứu xét điều chỉnh quy chế để trở thành thường trú hợp pháp. Một ngoại nhân trở thành ganh nặng công cộng cũng có thể bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ, dú rằng điều này rất ít xảy ra. Những điều khoản này nằm trong luật di trú trên 100 năm nay, và cuộc cải cách luật di trú và an sinh mới đây đã không thay đổi gì nhiều. Cả INS (bên HOa Kỳ) và bộ ngoại giao (ở ngoại quốc) có quyền xác định về “gánh nặng công cộng”

CH3: Danh từ “gánh nặng công cộng” được định nghĩa như thế nào, và khi nào sự định nghĩa này được áp dụng?

TL3: Sở INS công bố sự hướng dẫn và dự thảo quy luật, lần đầu tiên định nghĩa danh từ “gánh nặng công cộng”. Từ ngữ “gánh nặng công cộng” có nghĩa là một ngoại nhân đã trở thành (nhằm mục đích trục xuất) hoặc có thể trở thành (nhằm mục đích nhập cảnh/điều chỉnh) lệ thuộc vào chính quyền để sinh sống. Định nghĩa này có hiệu lục ngay lập tức. Như được thảo luận dưới đây, INS và Bộ Ngoại Giao sẽ xem xét việc nhận trợ cấp tiền mặc nhằm mục đích bảo quản lợi tức và nhập viện lâu dài do chính phủ đài thọ, để xác định yếu tố lệ thuộc vào chính phủ sinh sống

CH4:Theo quy luật “gánh nặng công cộng”, sở INS và Bộ Ngoại Giao làm sao quyết định người nào cho nhập cảnh hoặc đủ điều kiện điều chỉnh quy chế?

TL4: Trục xuất vì lý do gánh nặng công cộng rất hiếm xảy ra vì những tiêu chuẩn (duyệt xét) rất chặt chẽ. Theo Luật Di Trú và Quốc Tịch, một ngoại nhân có thể bị trục xuất nếu đương sự trở thành gánh nặng công cộng trong vòng 5 năm sau ngày vào Hoa Kỳ vì những lý do không đucợ khẳng định là đã phát sinh từ khi nhập cảnh. Chỉ nhận trợ cấp công cộng không thôi trong vòng 5 năm nhập cảnh không đủ yếu tố để trục xuất một ngoại nhân vì lý do gánh nặng công cộng. Một ngoại nhân chỉ có thể bị trục xuất nếu (1) tiểu bang hoặc một thể nhân nào khác của chính phủ cho trợ cấp đòi phải bồi hoàn nơi ngoại nhân hoặc một người nào khác có trách nhiệm (thí dụ người bảo lãnh trong Đơn Khai Hữu Thệ Bảo Trợ -( Affidavit of Support/đơn bảo trợ tài chính); (2) những viên chức hữu trách của chương trình (trợ cấp công cộng) ra lệnh bồi hoàn tiền; và (3) ngoại nhân hoặc một người nào khác có trách nhiệm, thí dụ người bảo lãnh của ngoại nhân, đã không bồi hoàn tiền. Cơ quan cho trợ cấp phải đòi bồi hoàn trong vòng 5 năm kể từ khi ngoại nhân nhập cảnh Hoa Kỳ, có án lệnh chung thẩm, đã làm đủ mọi cách thu hồi tiền theo án lệnh mà vẫn không có kết quả. Ngay cả trường hợp hội đủ các điều kiện trên đây, ngoiạ nhân đucợ phép chứng minh là những lý do đương sự trở thành gánh năng công cộng đã xảy ra sau khi đương sự nhập cảnh Hoa Kỳ. Nếu chứng minh đuợc thì đương sự không có thể bị trục xuất vì lý do gánh năng công cộng.

CH6: Những loại trợ cấp nào đucợ cứu xét khi quyết định ai là, hoặc có thể là gánh nặng công cộng?

TL6: Không phải tất cả trợ cấp do công quỹ đài thọ đều đucợ xác định khi quyết định ai LÀ hoặc CÓ THỂ LÀ gánh nặng công cộng. Cách hướng dẫn của INS và dự thảo quy luật minh định loại trợ cấp nào có thể hoặc không có thể được cưu xét khi xác định ai là gánh nặng công cộng. Muốn quyết định ngoại nhân nào đã trở thành hoặc có thể trở thành gánh nặng công cộng, INS và Bộ Ngoại Giao phải xem xét nếu đương sự đã trở thành và có thể trở thành người lệ thuộc CHÍNH và chính phủ để sinh sống hoặc là (1) nhận trợ cấp tiền mặt nhằm bảo quản lợi tức, hoặc (2) đã nhập viện để điều trị lâu dài do chính phủ đài thọ (chứkhông phải bị cầm tù vì phạm pháp). Điều trị ngắn hạn nhằm mục đích hồi phục sức khỏe thì không được coi là gánh nặng công cộng.
Những trợ cấp được coi là trợ cấp tiền mặt nhằm bảo quản lợi tức gồm có:
  1. Lợi tức an sinh bổ sung (SSI)
  2. Trợ cấp tạm thời cho gia đình túng quẩn (TANF), nhưng không kể trợ cấp tiền mặt bổ sung, không kể từ ngữ “trợ cấp” trong chương trình TANF hoặc bất cứ trợ cấp hoặc dịch vụ không có tiền mặt nào do chương trình TANF cấp;
  3. Những chương trình trợ cấp tiền mặt nhằm bảo quản lợi tức (thường được gọi là “Trợ Cấp Tổng Quát” của tiểu bang hoặc dưới một tên gọi nào khác).
    Ngoài ra, những chi phí nhập viện lâu dài có thể do Medicaid hoặc chương trình nào khác đài tho, có thể được coi xét để quyết định yếu tố gánh nặng công cộng, nhưng KHÔNG đương nhiên xếp những người này vào loại gánh nặng công cộng. Như đã giải nghĩa ở trên, sự khỏa sát toàn bộ hoàn cảnh đuợc áp dụng để xác định cho việc nhập cảnh và điều chỉnh quy chế. Về việc trục xuất, tất cả các thủ tục mô tả trên được áp dụng.

CH7: Có những khoản rợ cấp nào mà ngoại nhân có thể nhận được một cách hợp pháp mà không phải lo lắng cơ quan INS và Bộ Ngoại Giao coi họ như gánh nặng công cộng không?

TL7: CO. Không phải tất cả những trợ cấp công cộng đều được INS hoặc Bộ Ngoại Giao coi xét khi quyết định một người là hoặc có thể rở thành gánh nặng công cộng. Tiêu điểm của gánh nặng công cộng là khoản trợ cấp tiền mặtđược xử dụng để bảo quản lợi tức và nhập viện lâu dài mà chính phủ phải đài thọ Thí dụ những trợ cấp KHÔNG được coi là gánh nặng công cộng gồm:
  • Medicaid (Emergency medicaid) và bảo hiểm y tế khác và những dịch vụ ý tế (kể cả trợ cấp để tiêm chích ngừa bệnh (chích ngừa) và thhử nghiệm và điều trị những triệu chứng binh hay lây. xử dụng y viện, săn sóc hộ sản, vân vân....) ngoài việc nhập dưỡng bịnh lâu dài.
  • Chương trình bảo hiểm sức khỏe thiếu nhi (CHIP)
  • Những chươn trình dinh dưỡng kể cả tem thực phẩm (Food stamp), Chương Trình DInh Dưỡng Bổ Sung Đặc Biệt cho Pahí Nữ, Trẻ Sơ Sinh va Thiếu Niên (WIC), chương trình quốc gia cung cấp bữa điểm tâm và bữa trưa tại học đường, và những chương trình trợ cấp thực phẩm bổ sung và khẩn cấp. (Emergency Food Stamp)
  • Trợ cấp mướn nhà ở (Rental assistant, housing program, section 8, low income housing etc.)
  • Dịch vụ trông trẻ (Babysit)
  • Trợ cấp năng lượng, như Chương Trình Trợ Cấp Năng Lương Tại Gia CHo Gia Đình Lợi Tức Thấp (LIHEAP)
  • Trợ cấp khẩn cấp về thiên tai
  • Trợ cấp cha mẹ nuôi và con nuôi (Foster care)
  • Trợ cấp giáo dục kể cả những trợ cấp theo Luật Head Start (giáo dục mầm non), và trợ cấp tiểu học, trung học và cao học (nguyên văn là higher education, ý muốn nói tơi community college và undergradute – cao đẳng và cử nhân)
  • Những chương trình huấn nghệ
  • Những chương trình, những dịch vụ trong công đồng trợ cấp hiện vật (thì dụ nhà ăn công cộng, chương trình dạy cách đối phó và ngần ngừa khủng hoảng và nhà trú thần ngắn hạn.
Nên nhớ là không phải tất cả ngoại nhân có đủ điều kiện để nhận tất cả các trợ cấp mô tả trên.

CH8:INS và Bộ Ngoại Giao có xét đến tất cả các loại trợ cấp tiền mặt trong khi quyết định ai là gánh nặng công cộng hay không?

TL8: Không. INS và Bộ Ngoại chỉ xét đến những trợ cấp tiền mặt nhằm mục đích bảo quản lợi tức là gánh nặng công cộng. Có những chương trình trợ cấp tiền mặt cho những mục đích đặc biệt như: Chương Trình Trợ Cấp Năng Lương Tại Gia CHo Gia Đình Lợi Tức Thấp (LIHEAP); trợ cấp chuyên chở hoặc giữ trẻ, cho tiền mặt dưới dạng TANF hoặc trợ cấp Nguyên Khoản coi sóc và phát triên thiếu nhi (CCDBG - The Child Care and Development Block Grant), và tiền cho khẩn cấp một lần dưới dạng TANF nhằm tránh nhu cầu trợ cấp tiền mặt tiếp diễn. Nhưng trợ cấp tiền mặt cho những mục tiêu đặc biệt này không nhằm bảo quản lợi tức do đó không đucợ coi là gánh nặng công cộng ( Trường hợp của NĐ – California và gia đình NH ở Texas.

CH9:Thông thường, trợ cấp tem thực phẩm được phát ra dưới dạng những phiếu bằng giấy hoặc bằng thẻ điện tử để xử dụng mua thực phẩm tại một số tiệm chỉ định, tuy nhiên, tại một số cùng, Tem Thực Phẩm đuợc phát ra bằng tiền mặt, những trợ cấp này có thể đucợ coi là gánh nặng công cộng không?

TL9: KHÔNG. Trợ cấp tem thực phẩm sẽ không được coi như gánh nặng công cộng, dù cấp phát bằng cách nào bởi vì đó không phải để bảo quản lợi tức.

CH10: Những trợ cấp y tế và ghi danh vào những chương trình bảo hiểm sức khỏe như Medicaid va CHIP có đucợ coi như gánh nặng công cộng không?

TL10: KHÔNG. trừ trường hợp ngoại nhận lệ thuộc CHÍNH vào chính phủ để sinh sống như việc nhập viện điều trị lâu dài để chính phủ phải đài thọ. Nói riêng, INS và Bộ Ngoại Giao sẽ không coi việc tham gia vào chương trình Medicaid hay CHIP hoặc những chương trình tương tự do tiểu bang đải thọ là gánh nặng công cộng.

Đánh máy: vha08 nguồn www.doj.ins.gov
 
Chỉnh sửa cuối:
#2
Ðề: Gánh Nặng Trợ Cấp – “Federal Means-Tested Public Benefits”

Phần kế tiếp sẽ nói tới nhận trợ cấp tiền mặt như thế nào sẽ bị xem như là hoặc KHÔNG xem như là gánh nặng công cộng, và các quy định của một số các tiểu bang về "Means Tested".

Cả một quy luật dài lê thê của sở di trú về "Federal Means Tested Public Benefits" hay "Public Charge", tóm gọn lại chỉ có 3 điểm chính

1 - Tất cả những ai, nhận trợ cấp tiền mặt quá 6 tháng và nguồn tiền mặt này là số tiền duy nhất để cả gia đình dựa vào sinh sống, thì được sở di trú xem như là gánh năng cộng cộng - Dễ hiểu 1 chút là vi phạm thỏa thuận đã ký kết với USCIS trong đơn "Affidavit of Support" (AOS)

2 - Những người bị bịnh kinh niên từ Việt Nam, cần phải điều trị lâu dài, và đã khai gian dối để nhận Medicaid là gánh nặng công cộng

3 - Chỉ có những cơ quan ĐÃ cấp trợ cấp TIỀN MẶT (Thông thường là tiểu bang), hoặc SSA mới có quyền đòi lại số tiền đã cấp. Tuy nhiên nếu đương đơn khai thật trong lúc xin trợ cấp, và đuợc phê chuẩn, rất hiếm khi tiểu bang được tòa phê chuẩn cho đòi lại số tiền. Ngoại trừ khai gian
 
#3
Đơn Khai Hữu Thệ Bảo Trợ - Affidavit of Support (Đơn bảo trợ tài chính)

Đơn Khai Hữu Thệ Bảo Trợ - Affidavit of Support (Đơn bảo trợ tài chính)

CH12: Đơn bảo trợ hữu thệ là gì, và ai cần phải có đơn đó?

TL12: Đạo luật Trách Nhiệm Cá Nhân và Hòa Hợp Cơ Hội Làm Việc và đạo luật Cải Cách Di Trú Bất Hợp Pháp và Trách Nhiệm Dân Nhập Cư năm 1996 (IIRIRA - The Illegal Immigration Reform and Immigrant Responsibility Act of 1996) phần 213A, thiết lập một đòi hỏi mới đối với tất cả những dân nhập cư dưới hình thức gia đình bảo trợ và nhập cư dưới hình thức làm việc, và những người nhập cư để làm việc cho thân nhân gần hoặc cho một hãng sở mà trong đó thân nhân có quốc tịch Hoa Kỳ hoặc có quy chế thường trú hợp pháp làm chủ 5 phần trăm hay nhiều hơn tài sản của hãng. Môt ngoại nhân xin chiuế khán hoặc điều chỉnh quy chế thuộc một trong những loại này, nộp đon vào hoặc sau ngày 19/12/1997, phải có Đon Khai Hữu Thệ Bảo Trợ [Affidavit of Support (AOS)], INS mẫu I-864 của người bảo trợ đủ điều kiện, nếu không đương sự sẽ không đủ điều kiện để nhập cảnh vì bị coi là gánh nặng công cộng. Đơn AOS là một sự hứa hẹn pháp lý mà người bảo trợ sẽ giúp đỡ và hổ trợ cho người nhập cứ, NẾU CẦN. Đơn AOS phải được người bảo trợ ký tên và hội đủ một số điều kiện pháp định. Người bảo trợ phải chứng minh được rằng, đương sự có thể duy trì lợi tức đồng niên cho người nhập cư ở mức không thấp hơn là 125% mức nghèo đói do liên bang xác định, nếu thân nhân lập đơn xin chiếu khán không có đủ tiền bảo trợ cho ngoại nhân thì một người khác có thể ký tên vào đơn AOS với tư cách là “người đồng bảo trợ” xác định là đương sự bằng lòng hổ trợ cho người nhập cư trong tương lai, nếu cần.. Theo đon AOS, nghĩa vụ của người bảo trợ chỉ chấm dứt khi người di dân đã nhập tịch, đã làm việc hoặc đã có được 40 tam cá nguyệt làm việc (tín chỉ làm việc), hoặc rời Hoa Kỳ vĩnh viễn hoặc quá cố. Người bảo trợ và đồng bảo trợ (nếu có) cũng phải đồng ý bồi hoàn cho chính phủ nếu người di dân có nhận được một số trợ cấp trong thời gian đó và nếu chính phủ đòi người bảo trợ phải bồi hoàn.

Trước khi đạo luật IIRIRA ban hành, ngoại nhân đôi khi đực bảo trợ bằng đơn INS I-134, nhưng đơn bảo trợ này bị tòa án coi là không thực thi được. Đơn I-134 có thể vẫn được xử dụng cho trường hợp ngoiạ nhân không buộc phải xử dụng Đơn Bảo Trợ mới như cho sinh viên, cam kết viên, hoặc người di dân dưới nhiều dạng khác.

CH13: Đơn Khai Hữu Thệ Bảo Trợ có thể giúp ngoại nhân chứng minh cho INS và Bộ Ngoại Giao là đương sự khó có thể trở thành gánh nặng công cộng đuợc không?

TL13: CÓ. Bởi vì nhiều ngoại nhân xin chiếu khán di dân hoặc diều chỉnh quy chế sau ngày 19/12/1997 đều có đơn bảo trợ, do đó INS và Bộ Ngoại Giao sẽ căn cứ vào đó để quyết định xem ngoại nhân có thể trở thành gánh nặng công cộng trong tương lai không. Dẫu rằng một số loại di dân phải có đơn AOS để thuyết phục chính phủ rằng họ sẽ không trở nên lệ thuộc vào chính phủ để sinh sống trong tương lai, INS và Bộ Ngoại Giao vẫn có thể từ khước chongoại nhân nhập cảnh hoặc diều chỉnh quy chế dựa vào toàn bộ hoàn cảnh căn cứ vào những yếu tố khác như tuổi tác, sức khỏe, việc làm và sức học như đã mô tả ở trên.

CH14: Nếu những thường trú nhân hợp pháp muốn bảo trợ thân nhân vào Hoa Kỳ, ý muốn đó có bất thành không, nếu như họ đang nhận trợ cấp hay đã nhận trợ cấp trước đây?

TL14: Người bảo trợ thì không bị kiểm tra về gánh nặng công cộng theo luật di trú; vần đề ở đây là ngoại nhân đucợ bảo trợ liệu có thể trở thành gánh nặng công cộng hay không. Người bảo trợ phải trải qua một cuộc trắc nghiệm khác: họ phải chứng minh được rằng di dân mà họ bảo trợ phải có một lợi tức đồng niên không dưới 125% mức nghèo đói do liên bang xác định.

CH15: Tại sao Đơn Hữu Thệ Bảo Trợ mới của INS đặt câu hỏi cho người đứng bảo trợ hoặc thành viên trong gia đình để xem họ có nhận trợ cấp trong 3 năm qua hay không?

TL15: Mục đcih1 của câu hỏi này là để bảo đảm cho viên chức INS hoặc Bộ Ngaoị Giao có đủ yếu tố liên hệ đến việc trắc nghiệm 125% mô tả ở trên. Bất cứ trợ cấp tiền mặt nào mà người đứng bảo trợ nhận như, SSI, hoặc tiền mặt TANF, không đucợ cộng vào mức 125% giới hạn lợi tức, nhưng tiên rợ cấp đó không gây ảnh hưởng xấu cho người đứng bảo trợ nếu như đương sự thỏa mãn đucợ việc trắc nghiệm 125% bằng những khoản lợi tức khác. Việc nhận những trợ cấp khác (như tem thực phẩm, medicaid, hoặc CHIP) không gây ảnh hưởng xấu cho người đứng bảo trợ.

CH16: CHuyện gì xảy ra nếu người bảo trợ sau khi ký tên trong Đơn khai bảo trợ qua đời?

TL16: Nghĩa vụ bảo trợ ngoại nhân chấm dứt sau khi người bảo trợ chết đi, nhưng di sản vẫn có nghĩa vụ bồi hoàn khoản tiền thiếu tích lũy cho tới khi người bảo trợ chết đi (?). Nếu có 2 người bảo trợ mà một người chết đi, người bảo trợ còn sống vẫn có trách nhiệm bồi hoàn theo đơn khai bảo trợ.
Trong mục đích trục xuất, nếu người bảo trợ chết đi, mà không có người đồng bảo trợ còn sồng (?) thì không có vần đề pháp lý phải bồi hoàn tiền trợ cấp theo đơn bảo trợ. Điều này có nghĩa là ở vòng đầu của trắc nghiệm trục xuất sẽ không đủ yếu tố để trục xuất, do đó ngoại nhân đuợc bảo trợ sẽ không bị trục xuất chiếu theo đơn bảo trợ.

CH17: Có những loại ngoại nhân nào không đuợc xếp vào loại gánh nặng công cộng không?

TL17: Có. Những người tị nạn và những người trú ẩn ? (tạm trú như du học sinh, du khách, thương khách) không bị cứu xét vào loại gánh nặng công cộng khi cho nhập cảnh hoặc điều chỉnh quy chế. Di dân Mỹ Á (Con lai) cũng đucợ miễn chấp yếu tố gánh nặng công cộng trong giai đoạn đầu nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Ngoài ra một số luật có những điều khoản miện chấp về gánh nặng công cộng cho những ngoại nhân đủ điều kiện điều chỉnh quy chế, kể cả luật điều chỉnh cho người Cuba, Nicaragua, và trợ giúp Trung Mỹ (NACARA) và luật di trú công bằng cho người tị nạn Haiti (HRIFA)

CH18: Nếu có một ngoại nhân đã nhận trợ cấp tiền mặt trước đây, nhưng nay đã ngừng thì INS hoặc Bộ Ngoại Giao có coi đương sự có thề trở thành gành nặng công cộng không?

TL18: Nhận trợ cấp tiền mặt trong quá khứ không đương nhiên xếp ngoại nhân vào loại không cho nhập cảnh vì có thể trở thành gánh nặng công cộng. Đó là môt yếu tố trắc nghiệm toàn bộ hoàn cảnh để quyết định xem ngoại nhân có thể trở thành gánh nặng công cộng trong tương lai hay không. Thí dụ ngoại nhân nhận trợ cấp trong quá khứ trong thời gian thất nghiệp, nhưng bây giờ đã có việc và tự nuôi thân thì có lẽ là đương sự sẽ không bị cấm nhập cảnh vì lý do gánh nặng công cộng. Thời gian nhận trợ cấp càng lâu thì điểm xấu càng bớt đi. Khoảng thời gian nhận trợ cấp và số tiền trợ cấp sẽ là những yếu tố xét đơn.

CH19: Nếu ngoại nhân trong quá khứ đã nhận trợ cấp, nay đương sự có phải bồi hoàn lại tiền trợ cấp để tránh cho INS và Bộ Ngoại Giao không cho phép nhập cảnh vì lý do gánh nặng công cộng, hoặc đương sự không đủ điều kiện để điều chỉnh quy chế để trở thành thường trú hợp pháp không?

TL19: KHÔNG. INS và Bộ Ngoại Giao không có quyền yêu cầu ngoại nhân bồi hoàn trợ cấp khi cấp chiếu khán, cho nhập cảnh hay điều chỉnh quy chế.

CH20: Ai quyết định việc ngoại nhân phải bồi hoàn trợ cấp mà đương sự đã nhận trước đây?
TL20: Những điều kiện và thủ tục liên quan đến việc đòi hỏi bồi hoàn tiền trợ cấp được quy định bằng những luật lệ đặc biệt do những đạo luật thiết lập và được cơ quan cho trợ cấp uqnả lý, chứ không phải INS hoặc Bộ Ngoại Giao. Những luật lệ về gánh nặng công cộng trong luật di trú không thay đổi những đòi hỏi của chương trình này.

CH21: Nếu một thành viên trong gia đình ngoại nhân đang hoặc đã nhận trợ cấp, nhưng chính ngoại nhân thì không, INS hoặc Bộ Ngoại Giao có xếp ngoại nhân này vào loại gánh nặng công cộng không?

TL21: Nói chung thì không. Luật tồng quát là một thành viên trong gia đình ngoại nhân nhận trợ cấp sẽ không ảnh hưởng cho việc ngoại nhân đứng đơn xin INS hoặc Bộ Ngoaị Giao cho nhập cảnh hoặc xin INS cho điều chỉnh quy chế khi những cơ quan này xét đến vấn đề gánh nặng công cộng. Chỉ có trường hợp luật tổng quát này không áp dụng là nếu cả gia đình sống nhờ vào tiền trợ cấp của thành viên đó để sinh sống. Nói riêng, bố mẹ của ngoại nhân không phải bận tâm đến việc INS hay Bộ Ngoại Giao sẽ coi họ là gánh nặng công cộng, nếu họ đăng ký cho con cái vào những chương trình dành cho con cái, ngoại trừ trợ cấp tiền mặt của những chương trình này được xử dụng làm phương tiện độc nhất sinh sống cho gia đình. Điều này đúng dù con cái có quốc tịch Mỹ hay không.

Nếu bố mẹ đăng ký vào chuơng trình TANF để xin trợ cấp tiền mặt cho “đứa con mà thôi” thì INS hoặc Bộ ngoại Giao có thể dùng điều này để xét về gánh nặng công cộng của bố mẹ, NẾU tiền mặt này là nguồn tài trợ độc nhất cho gia đình. Tuy nhiên, nếu có những nguồn tài trợ khác cho gia đình hoặc là bố mẹ đi làm thì trợ cấp tiền mặt này không phải là nguồn tài trợ độc nhất cho gia đình.


Đánh máy vha08 - Nguyên văn bản tiếng Việt
 
#4
Ðề: Gánh Nặng Trợ Cấp – “Federal Means-Tested Public Benefits”

(Các bạn là những người bảo lãnh và những người được bảo trợ, cho nên có lẽ các bạn chỉ hiểu theo từng trường hợp của riêng mình. Tôi xin mạn phép được giải thích và đưa thêm vài trường hợp để các bạn hiểu rõ hơn, vì đây là nguyên văn bản tiếng Việt do Bộ Tư Pháp và Sở Di Trú Hoa Kỳ ban hành, cho nên có lẽ một số các bạn vẫn còn chưa hiểu lắm.

1 – Mỗi người chỉ có thể đạt tối đa 4 tín chỉ lao động một năm, 40 tín chỉ sẽ mất 10 năm, và không phải ai cũng có thể lấy quốc tịch Mỹ sau 5 năm, cho nên trách nhiệm tài chính của người bảo lãnh có thể kéo dài nhiều năm. Trách nhiệm tài chính ở đây không có nghĩa là bạn phải nuôi người được bảo trợ. Và các bạn cũng không cần phải lo sợ người được bảo trợ nhận trợ cấp, rồi các bạn phải hoàn trả lại số tiền mà họ đã nhận. Nhân viên của các cơ quan cấp trợ cấp họ kiểm tra rất kỹ trướck hi đi đến quyết định cấp trợ cấp cho đương đơn. Đương nhiên đương đơn phải hội đủ các điều kiện thì mới được hưởng trợ cấp (tiền mặt). Một điều rất quan là luật của mỗi tiểu bang khác nhau, và không nhất thiết phải theo luật của liên bang. Ví dụ như tiểu bang Washington, chỉ cần gia đình có con nhỏ và có mặt hợp pháp ở tiểu bang, đăng ký ghi danh chương trình “WORK FIRST” thì xem như đủ điều kiện để nhận trợ cấp tiền mặt tạm thời (TANF) và các chương trình trợ cấp khác như food stamp, housing, work training v.v. Tiểu bang Washington, Illinois và nhiều tiểu bang khác không báo cáo người nhận trợ cấp tới sở di trú hay bất cứ một cơ quan nào của chính phủ liên bang.

2 – Các bạn nào đuợc bảo lãnh theo diên hôn thê, hôn nhân (cho dù là giả) và bị ngược đãi, thi có thể xin trợ cấp tiền mặt và các trợ cấp khác nếu hội đủ điều kiện mà không lo sợ gì hết.

3 – Gia đình nào có con dưới tuổi thành niên (18 hay 19 tùy tiểu bang) thì trẻ em này được hưởng tất cả những trợ cấp dành cho trẻ em như: Medicaid, food stamp – Bang WA thì cho luôn cả cha mẹ nếu hội đủ điều kiện.

4 – Bang Washington và California, bất cứ ai được Sở An Sinh và Xã Hội, chấp thuận trả tiền chăm sóc cho người cao niên đang hưởng SSA hay SSI, thì người này có thể xin medicaid. (Tôi đã giúp cho nhiều người đủ tiêu chuẩn cho trường hợp này ở WA & CA)

Tôi mong các bạn, những người bảo lãnh và những người được bảo trợ, hãy tìm hiểu quyền lợi của mình, đừng nghe thông tin một chiều, hay những thông tin kém trung thực, để khiến gia đình bất hòa, thậm chí có thề người thân trở thành kẻ thù.
 
#5
USCIS Public Charge

Q. What publicly funded benefits may be considered for public charge purposes?

A. Cash assistance for income maintenance and institutionalization for long-term care at government expense may be considered for public charge purposes. However, receipt of such benefits must still be considered in the context of the totality of the circumstances before a person will be deemed inadmissible on public charge grounds.


Public benefits that are received by one member of a family are also not attributed to other family members for public charge purposes unless the cash benefits amount to the sole support of the family.

Acceptance of the following types of assistance may lead to the determination that the individual is likely to become a public charge:

Supplemental Security Income (SSI) under Title XVI of Social Security Act

Temporary Assistance for Needy Families (TANF) cash assistance (part A of Title IV of the Social Security Act--the successor to the AFDC program) (Note: Non cash benefits under TANF such as subsidized child care or transit subsidies cannot be considered and non-recurrent cash payments for crisis situations cannot be considered for evidence of public charge)
State and local cash assistance programs that provide benefits for income maintenance (often called "General Assistance" programs)
Programs (including Medicaid) supporting individuals who are institutionalized for long-term care (e.g., in a nursing home or mental health institution). (Note: costs of incarceration for prison are not considered for public charge determinations)

This is not an exhaustive list of the types of cash benefits that could lead to a determination that a person is likely to become primarily dependent on the government for subsistence, and thus, a public charge. Receipt of any such cash benefits not listed above will continue to be assessed under the “totality of the circumstances” analysis described above.


Q. What publicly funded benefits may not be considered for public charge purposes?
A. Non-cash benefits (other than institutionalization for long-term care) are generally not taken into account for purposes of a public charge determination.


Special-purpose cash assistance is also generally not taken into account for purposes of public charge determination.

  • Non-cash or special-purpose cash benefits are generally supplemental in nature and do not make a person primarily dependent on the government for subsistence. Therefore, past, current, or future receipt of these benefits do not impact a public charge determination. Non-cash or special purpose cash benefits that are not considered for public charge purposes include:
  • Medicaid and other health insurance and health services (including public assistance for immunizations and for testing and treatment of symptoms of communicable diseases; use of health clinics, short-term rehabilitation services, and emergency medical services) other than support for long-term institutional care
  • Children's Health Insurance Program (CHIP)
    Nutrition programs, including Food Stamps, the Special Supplemental Nutrition Program for Women, Infants and Children (WIC), the National School Lunch and School Breakfast Program, and other supplementary and emergency food assistance programs
  • Housing benefits
  • Child care services
  • Energy assistance, such as the Low Income Home Energy Assistance Program (LIHEAP)
  • Emergency disaster relief
  • Foster care and adoption assistance
  • Educational assistance (such as attending public school), including benefits under the Head Start Act and aid for elementary, secondary, or higher education
  • Job training programs
  • In-kind, community-based programs, services, or assistance (such as soup kitchens, crisis counseling and intervention, and short-term shelter)
State and local programs that are similar to the federal programs listed above are also generally not considered for public charge purposes. Please be aware that states may adopt different names for the same or similar publicly funded programs. It is the underlying nature of the program, not the name adopted in a particular state, which determines whether or not it should be considered for public charge purposes. In California, for example, Medicaid is called "Medi-Cal" and CHIP is called "Healthy Families." These benefits are not considered for public charge purposes.

In addition, and consistent with existing practice, cash payments that have been earned, such as Title II Social Security benefits, government pensions, and veterans' benefits, among other forms of earned benefits, do not support a public charge determination. Unemployment compensation is also not considered for public charge purposes.

USCIS - Public Charge - Xem thêm chi tiết

Nếu đọc xong tài liệu này mà thân nhân các bạn vẫn còn khăng khăng ^&^()@ thì "Bó tay"