Giữ lại ngày ưu tiên cũ theo đạo luật cspa (phần i)

Status
Không mở trả lời sau này.

Thành

Thích đủ thứ ...
#1
Hungviet 11 Apr 2008, 20:59
Tôi viết bài này theo bài báo của luật sư Eugene Palacios đăng trong năm 2005.

Vì ngôn từ dùng trong Đoạn 3 của Điều 3 của Đạo luật Child Status Protection Act (CSPA) rất phức tạp, sự phiên dịch còn lệ thuộc vào thảo luận giữa Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) và Bộ Ngoại Giao (DOS). Cho đến bây giờ, cả hai cơ quan này chưa đưa ra hướng dẫn hay thủ tục nào cho việc thi hành điều khoản luật đó.

Đoạn 3 của Điều 3 của Đạo luật CSPA đưa ra Điều 203(h)(3) của Đạo luật Immigration and Nationality Act (INA) nói rõ như sau :

«(3) Giữ lại ngày ưu tiên – Khi tuổi của một người chiếu theo đoạn (1) trên 21 tuổi nhằm mục đích của những đoạn (a)(2)(A) và (d), đơn của người đó sẽ tự động chuyển qua diện thích đáng và người đó sẽ được giữ lại ngày ưu tiên gốc được cấp khi [USCIS] nhận được hồ sơ lúc ban đầu.»

Điều 203(h)(3) nhắc đến Điều 203(a)(2)(A) và Điều 203(d) của Đạo luật INA. Điều 203(a)(2)(A) liên quan đến những trẻ dưới 21 tuổi của thường trú nhân được bảo lãnh theo diện F2A (con dưới 21 tuổi của thường trú nhân) trong khi Điều 203(d) liên quan đến con đi theo của những người được bảo lãnh diện gia đình hay diện việc làm.

Điều 203(h)(3) gồm có hai phần. Phần đầu tiên của Điều 203(h)(3) cho phép giữ lại ngày ưu tiên cũ trong trường hợp trẻ quá 21 tuổi chiếu theo Đạo luật CSPA khi hồ sơ đến lượt được giải quyết và đơn của trẻ đó chuyển từ diện F2A qua diện F2B (con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân).

Thí dụ : Bà Kim, thường trú nhân, nộp đơn ngày 1 tháng 3 năm 2001 để bảo lãnh cho con gái tên Anh, đúng 20 tuổi lúc đó. Đơn được chấp thuận ngày 1 tháng 8 năm 2001 (sau 6 tháng). Khi hồ sơ đến lượt được giải quyết vào ngày 1 tháng 5 năm 2005, Anh được 24 tuổi và 2 tháng. Tuổi của Anh theo Đạo luật CSPA sẽ được tính như sau: 24 tuổi và 2 tháng trừ 6 tháng = 23 tuổi và 8 tháng. Điều này có nghĩa là Anh sẽ không còn được xem là con theo diện F2A. Tuy nhiên, chiếu theo Điều 203(h)(3), tuy hồ sơ của Anh chuyển từ diện F2A qua diện F2B, Anh được phép giữ lại ngày ưu tiên gốc được cấp khi [USCIS] nhận được đơn bảo lãnh diện F2A lúc ban đầu.

Phần thứ hai của Điều 203(h)(3) dễ gây bàn cãi hơn bởi vì những ẩn ý rộng lớn của nó. Theo điều này, trẻ đi kèm quá 21 tuổi chiếu theo Đạo luật CSPA khi hồ sơ của cha mẹ đến lượt được giải quyết được phép giữ lại ngày ưu tiên gốc được cấp khi [USCIS] nhận được đơn bảo lãnh diện gia đình hay diện việc làm. Việc được giữ lại ngày ưu tiên gốc được cấp khi [USCIS] nhận được hồ sơ bảo lãnh diện gia đình hay diện việc làm lúc ban đầu sẽ cho phép trẻ di dân vào Mỹ nhanh hơn. Thí dụ: Bà Lan, một y tá ở TPHCM được bảo lãnh diện việc làm vào ngày 1 tháng 6 năm 2004. Đơn bảo lãnh được chấp thuận ngày 1 tháng 1 năm 2005. Con trai của bà Lan tên Vinh đúng 22 tuổi vào ngày 15 tháng 6 năm 2005, cùng ngày hồ sơ của bà Lan đến lượt được giải quyết. Chiếu theo Đạo luật CSPA, tuổi của Vinh được tính như sau: 22 tuổi trừ 7 tháng = 21 tuổi và 5 tháng. Điều này có nghĩa là Vinh sẽ không được đi theo mẹ tại vì Vinh đã 21 tuổi ở thời điểm hồ sơ của bà Lan đến lượt được giải quyết. Tuy nhiên, chiếu theo Điều 203(h)(3), bà Lan, khi trở thành thường trú nhân, có thể nộp đơn bảo lãnh cho Vinh theo diện F2B và Vinh sẽ được phép giữ lại ngày ưu tiên gốc của đơn bảo lãnh diện visa lúc ban đầu, có nghĩa là ngày 1 tháng 6 năm 2004.

Tương tự như vậy, trong trường hợp một người con của người được bảo lãnh theo diện F4 quá 21 tuổi khi hồ sơ của cha mẹ đến lượt được giải quyết, cha mẹ khi trở thành thường trú nhân có thể bảo lãnh cho con theo diện F2B và người con sẽ được giữ lại ngày ưu tiên gốc được cấp khi [USCIS] nhận được đơn bảo lãnh diện F4 lúc ban đầu.

Nếu bạn đọc kỹ Điều 203(h)(3), Điều này làm cho bạn thấy rằng suggests người son sẽ có thể tự động chuyển qua diện F2B và giữ lại ngày ưu tiên gốc của đơn bảo lãnh diện gia đình hay diện việc làm lúc ban đầu. Ngay điều khoản này không cần người ta nộp đơn bảo lãnh diện F2B. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, cho đến bây giờ, chúng ta vẫn chưa có hướng dẫn nào về việc thi hành điều khoản này của Đạo luật CSPA. Trong khi chờ cho đến khi có hướng dẫn như vậy, cha mẹ nào bảo lãnh cho con theo diện F2B nên viện dẫn ngôn ngữ có lợi của Điều Section 203(h)(3) cho phép ít nhất giữ lại ngày ưu tiên gốc của đơn bảo lãnh diện gia đình hay việc làm lúc ban đầu. Nếu USCIS từ chối không chấp nhận sự phiên dịch này, cha mẹ sẽ có lý do để kiện vấn đề này ra trước tòa án lien bang.
 
Status
Không mở trả lời sau này.