Giữ lại ngày ưu tiên cũ theo đạo luật cspa (phần ii)

Status
Không mở trả lời sau này.

Thành

Thích đủ thứ ...
#1
Hungviet 16 Apr 2008, 11:08
Tôi viết bài này theo bài của luật sư Carl Shusterman đăng trong năm 2006 sau vụ Garcia đã nói qua trong bài nhan đề là CSPA - Những điều vui mới cho trẻ đi kèm đăng ở trang http://vietditru.com/bb/viewtopic.php?p=10031#10031.

Ngày 6 tháng 8 năm 2002, Tổng thống Busk ký tên phê chuẩn Đạo luật Child Status Protection Act (CSPA). Kể từ đó, Đạo luật CSPA đã giúp ích cho nhiều trẻ nếu không có đạo luật đó sẽ quá tuổi khi qua 21 tuổi tại vì Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chậm chạp trong việc giải quyết đơn bảo lãnh.

Nhưng chuyện gì xảy ra cho những trẻ quá tuổi mặc dù đã áp dụng Đạo luật CSPA?

Đạo luật CSPA dự phòng biện pháp sửa chữa cho những trẻ đó, nhưng USCIS đã không giải thích ý nghĩa của một điều luật quan trọng trong vòng 4 năm qua. Bây giờ, trong một quyết định chưa từng có, Board of Immigration Appeals (BIA) đã giải thích đạo luật này một cách sẽ có lợi cho hàng ngàn trẻ mà cha mẹ phải đợi nhiều năm trước khi chúng có visa di dân.

Đạo luật CSPA bổ sung Điều 203(h)(3) của Đạo luật Immigration and Nationality Act (INA) và qui định như sau:

“RETENTION OF PRIORITY DATE - If the age of an alien is determined…to be 21 years of age or older…, the alien's petition shall automatically be converted to the appropriate category and the alien shall retain the original priority date issued upon receipt of the original petition.”

Điều 203(h)(3) đó tạm dịch như sau:

“GIỮ LẠI NGÀY ƯU TIÊN - Nếu tuổi của một trẻ tính ra…trên 21 tuổi …, đơn xin bảo lãnh của trẻ sẽ tự động chuyển qua diện thích hợp và trẻ sẽ giữ lại ngày ưu tiên gốc được cấp khi [USCIS] nhận được đơn bảo lãnh lúc đầu.”

Ngày 16 tháng 6 năm 2006, trong vụ cô Maria Garcia, BIA đã đưa ra hướng dẫn liên quan đến ý nghĩa của điều luật này.

Maria và gia đình của cô là công dân của nước Mexio. Bác của Maria (là chị của mẹ cô) là một công dân Mỹ nộp đơn năm 1983 để bảo lãnh cho mẹ cô và toàn thể gia đình theo diện F4. Lúc đó, Maria mới được 9 tuổi. Do thời gian chờ đợi lâu trong diện này, ngày ưu tiên của Maria đến lượt được giải quyết trong tháng 6 năm 1996, lúc cô 22 tuổi. Do đó, cô quá tuổi để được cấp visa cùng với những thành viên khác trong gia đình. Mẹ cô, khi trở thành thường trú hợp pháp, đã nộp đơn để bảo lãnh cô theo diện F2B category (con trưởng thành còn độc thân của thường trú nhân). Diện F2B cũng phải chờ nhiều năm.

Khi Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) tìm cách trục xuất Maria về lại Mexico, luật sư của cô, ông Lawrence Rushton, đã lập luận rằng Maria đáng lẽ phải được phép điều chỉnh tình trạng chiếu theo Đạo luật CSPA.

Quan tòa về di trú không đồng ý với lập luận của luật sư Rushton và khẳng định là cô phải bị trục xuất.

Quyết định của quan tòa về di trú đã bị hủy bởi BIA.

BIA nghiên cứu ngôn từ của Điều 203(h)(3) của Đạo luật INA, và khẳng định rằng diện thích hợp (appropriate category) nêu trong điều luật là diện F2B vì Maria, 32 tuổi, vẫn còn là con độc thân của thường trú nhân. BIA cũng khẳng định rằng luật cho phép Maria được giữ lại ngày ưu tiên năm 1983 khi bác của cô là công dân Mỹ nộp đơn bảo lãnh cho mẹ cô và toàn thể gia đình. Vì điều luật này cho phép Maria được xin điều chỉnh tình trạng chiếu theo điều 245(i), BIA gửi trả lại hồ sơ cho quan tòa về di trú để xét đơn xin điều chỉnh tình trạng của Maria chiếu theo Đạo luật CSPA.

Chúng ta hy vọng rằng BIA sẽ xem quyết định quan trọng này như một quyết định lần đầu tiên xảy ra và rằng USCIS sẽ ra một thư báo đồng ý rằng sự giải thích của BIA là đúng. Nếu USCIS hay Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, là cơ quan chỉ đạo National Visa Center, đồng ý với giải thích của BIA thì có thể các bạn không cần phải nộp đơn để bảo lãnh cho con quá tuổi của các bạn theo diện F2B và xin giữ lại ngày ưu tiên gốc, chúng sẽ được tự động chuyển qua diện F2B và được tự động giữ lại ngày ưu tiên gốc. Trong lúc chờ phản ứng của USCIS hay Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đối với giải thích của BIA, các bạn có thể phải làm đơn bảo lãnh cho con quá tuổi của các bạn theo diện F2B và xin cho chúng được giữ lại ngày ưu tiên gốc trong hồ sơ bảo lãnh của các bạn. Trong đơn xin giữ lại ngày ưu tiên, các bạn nhớ nêu lên vụ cô Maria Garcia. Tôi không hiểu tại sao hơn một năm nay, USCIS hay Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không lên tiếng về giải thích của BIA đối với Điều 203(h)(3) của Đạo luật INA.
 
Status
Không mở trả lời sau này.