Kiểu gõ dấu VNI
Khi viết bài các bạn chú ý, ở dưới cùng trang web có thanh tùy chọn cách gõ dấu, các bạn có thể chọn nút auto như hình dưới nhé, bấm phím F8 để thấy thanh menu như trong hình dưới, có thể chọn vào nút Tự động:
Kiểu gõ dấu tiếng Việt VNI là kiểu phổ biến ở các tỉnh phía Nam, và thường hay bị nhầm lẫn với phông chữ VNI. Thực tế là phông chữ VNI (trong bảng mã VNI for Windonws) và kiểu gõ VNI là hai khái niệm khác nhau, nhưng do có cùng nhóm tác giả và cùng có chữ VNI mới gây ra sự nhầm lẫn này.
Kiểu gõ này có quy tắc bỏ dấu như sau: thay thế một dấu tiếng Việt (không có sẵn từ bàn phím) bằng một con số từ hàng phím số phía trên (bàn phím số nhỏ bên tay phải thường không có hiệu lực.
Cách gõ: gõ chữ mang dấu trước, liền sau đó là con số được quy ước thay thế cho dấu tiếng Việt.
Các dấu quy ước:
Hệ dấu thanh: gồm năm thanh điệu ngang, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng, được thay thế bằng các con số từ 1 đến 5, không theo thứ tự cao độ của dấu thanh như trong từ điển mà là theo thứ tự phổ biến của từng loại dấu.
* Dấu sắc = 1
* Dấu huyền = 2
* Dấu hỏi = 3
* Dấu ngã = 4
* Dấu nặng = 5
Hệ dấu âm: gồm các dấu mũ (â, ê, ô), dấu móc hay dấu râu (ơ, ư), dấu trăng (ă) và dấu gạch ngang (đ), cũng theo thứ tự phổ biến của từng loại dấu.
* Dấu mũ = 6
* Dấu móc (râu) = 7
* Dấu trăng = 8
* Dấu gạch ngang = 9
Ví dụ: quy ước dấu '_' thay cho phím khoảng trắng (space)
Để viết "tôi đi học" thì gõ: T O 6 I _ D 9 I _ H O 5 C
Nếu bộ gõ cho phép bỏ dấu ở sau cùng, việc bỏ dấu sẽ thuận tiện hơn. Ví dụ với "lòng rộn ràng như hoa nở" sẽ gõ là:
L O N G 2 _ R O N 6 5 _ R A N G 2 _ N H U 7 _ H O A _ N O 7 3
Trường hợp bộ gõ "thông minh", có thể tiết kiệm hơn nữa với chữ 'ƯƠ', chỉ cần bỏ một lần dấu (số 7) thay vì phải gõ hai lần, như "đến trường" sẽ gõ là:
D E N 9 1 _ T R U O N G 7 2
Khi gõ lộn dấu, hoặc bỏ dấu ngoài ý muốn, có thể xoá dấu đó bằng cách gõ tiếp một lần nữa kí tự thay thế dấu. Ví dụ với "máy bay VAM1" thì gõ:
M A Y 1 _ B A Y _ (shift)V (shift)A (shift)M 1 1
Ưu điểm: kiểu gõ này có thể gõ xen kẽ tiếng Việt và tiếng nước ngoài dễ dàng mà không phải thêm các động tác xoá dấu ngoài ý muốn.
Nhược điểm:
* Để gõ kiểu này phải học thuộc lòng thêm 9 kí hiệu thay thế các loại dấu.
* Gõ mỏi tay hơn do phải liên tục nhấn các phím số phía trên, các ngón tay phải di chuyển nhiều hơn (ai dùng bàn phím AZERTY của châu Âu càng mỏi hơn do số thuộc chức năng thứ hai, tức phải nhấn kèm thêm phím Shift thì tín hiệu nhập vào mới được hiểu là số).
Có thể có nhiều ưu điểm nhược điểm khác nữa, do sự hiểu biết của người viết có giới hạn.
Khi viết bài các bạn chú ý, ở dưới cùng trang web có thanh tùy chọn cách gõ dấu, các bạn có thể chọn nút auto như hình dưới nhé, bấm phím F8 để thấy thanh menu như trong hình dưới, có thể chọn vào nút Tự động:
Kiểu gõ dấu tiếng Việt VNI là kiểu phổ biến ở các tỉnh phía Nam, và thường hay bị nhầm lẫn với phông chữ VNI. Thực tế là phông chữ VNI (trong bảng mã VNI for Windonws) và kiểu gõ VNI là hai khái niệm khác nhau, nhưng do có cùng nhóm tác giả và cùng có chữ VNI mới gây ra sự nhầm lẫn này.
Kiểu gõ này có quy tắc bỏ dấu như sau: thay thế một dấu tiếng Việt (không có sẵn từ bàn phím) bằng một con số từ hàng phím số phía trên (bàn phím số nhỏ bên tay phải thường không có hiệu lực.
Cách gõ: gõ chữ mang dấu trước, liền sau đó là con số được quy ước thay thế cho dấu tiếng Việt.
Các dấu quy ước:
Hệ dấu thanh: gồm năm thanh điệu ngang, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng, được thay thế bằng các con số từ 1 đến 5, không theo thứ tự cao độ của dấu thanh như trong từ điển mà là theo thứ tự phổ biến của từng loại dấu.
* Dấu sắc = 1
* Dấu huyền = 2
* Dấu hỏi = 3
* Dấu ngã = 4
* Dấu nặng = 5
Hệ dấu âm: gồm các dấu mũ (â, ê, ô), dấu móc hay dấu râu (ơ, ư), dấu trăng (ă) và dấu gạch ngang (đ), cũng theo thứ tự phổ biến của từng loại dấu.
* Dấu mũ = 6
* Dấu móc (râu) = 7
* Dấu trăng = 8
* Dấu gạch ngang = 9
Ví dụ: quy ước dấu '_' thay cho phím khoảng trắng (space)
Để viết "tôi đi học" thì gõ: T O 6 I _ D 9 I _ H O 5 C
Nếu bộ gõ cho phép bỏ dấu ở sau cùng, việc bỏ dấu sẽ thuận tiện hơn. Ví dụ với "lòng rộn ràng như hoa nở" sẽ gõ là:
L O N G 2 _ R O N 6 5 _ R A N G 2 _ N H U 7 _ H O A _ N O 7 3
Trường hợp bộ gõ "thông minh", có thể tiết kiệm hơn nữa với chữ 'ƯƠ', chỉ cần bỏ một lần dấu (số 7) thay vì phải gõ hai lần, như "đến trường" sẽ gõ là:
D E N 9 1 _ T R U O N G 7 2
Khi gõ lộn dấu, hoặc bỏ dấu ngoài ý muốn, có thể xoá dấu đó bằng cách gõ tiếp một lần nữa kí tự thay thế dấu. Ví dụ với "máy bay VAM1" thì gõ:
M A Y 1 _ B A Y _ (shift)V (shift)A (shift)M 1 1
Ưu điểm: kiểu gõ này có thể gõ xen kẽ tiếng Việt và tiếng nước ngoài dễ dàng mà không phải thêm các động tác xoá dấu ngoài ý muốn.
Nhược điểm:
* Để gõ kiểu này phải học thuộc lòng thêm 9 kí hiệu thay thế các loại dấu.
* Gõ mỏi tay hơn do phải liên tục nhấn các phím số phía trên, các ngón tay phải di chuyển nhiều hơn (ai dùng bàn phím AZERTY của châu Âu càng mỏi hơn do số thuộc chức năng thứ hai, tức phải nhấn kèm thêm phím Shift thì tín hiệu nhập vào mới được hiểu là số).
Có thể có nhiều ưu điểm nhược điểm khác nữa, do sự hiểu biết của người viết có giới hạn.
Chỉnh sửa cuối: