Hungviet 18 Mar 2009, 15:47
Bạn phải phân biệt từ chối (Denial) và thu hồi (Revocation). Đơn bảo lãnh bị từ chối nếu Sở Nhập tịch và Di trú không chấp thuận đơn bảo lãnh vì lý do người bảo lãnh không đủ điều kiện hay thiếu chứng từ. Sự từ chối này có thể là qua phỏng vấn hay không qua phỏng vấn với USCIS. Đơn bảo lãnh bị thu hồi trong trường hợp USCIS hủy bỏ một đơn bảo lãnh đã được chấp thuận sau khi nhận được sự kiện mới. Thu hồi thường xảy ra sau khi người được bảo lãnh phỏng vấn không thành công ở Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại nước ngoài.
Nếu USCIS từ chối hồi đơn bảo lãnh I-129F, họ sẽ thông báo cho người bảo lãnh lý do từ chối và quyền kháng cáo. Người bảo lãnh phải điền đơn kháng cáo trên mẫu I-290B. Người bảo lãnh có 30 ngày để kháng cáo kể từ ngày USCIS ra quyết định hay 33 ngày kể từ ngày người bảo lãnh nhận được quyết định bằng đường bưu điện.
Trong trường hợp đơn I-129F bị gửi trở lại cho USCIS, vì chỉ có hiệu lực 4 tháng kể từ ngáy USCIS chấp thuận do đó đơn I-129F sẽ hết hiệu lực khi Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ gửi trở lại cho USCIS. Khi đơn I-129F đã hết hiệu lực thì USCIS không tái xét duyệt hồ sơ. Ngoài ra, đơn I-129F bị gửi trở lại cho USCIS bởi Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ không thể bị thu hồi vì không có điều luât nào về việc thu hồi đơn I-129F đã được chấp thuận.
Mẫu đơn I-290B phải nộp cho văn phòng USCIS nơi đã xét đơn bảo lãnh I-129F. Nơi đây sẽ chuyển hồ sơ của người bảo lãnh cho Administrative Appeals Office, viết tắt là AAO (tạm dịch là Văn phòng kháng cáo hành chánh).
Trái với thủ tục ở Board of Immigration Appeals, viết tắt là BIA (tạm dịch là Hội đồng kháng cáo về di trú) không xét những chứng từ mới mà người bảo lãnh nộp để kháng cáo, ở AAO, họ cho phép người bảo lãnh nộp những chứng từ mới.
Bạn phải phân biệt từ chối (Denial) và thu hồi (Revocation). Đơn bảo lãnh bị từ chối nếu Sở Nhập tịch và Di trú không chấp thuận đơn bảo lãnh vì lý do người bảo lãnh không đủ điều kiện hay thiếu chứng từ. Sự từ chối này có thể là qua phỏng vấn hay không qua phỏng vấn với USCIS. Đơn bảo lãnh bị thu hồi trong trường hợp USCIS hủy bỏ một đơn bảo lãnh đã được chấp thuận sau khi nhận được sự kiện mới. Thu hồi thường xảy ra sau khi người được bảo lãnh phỏng vấn không thành công ở Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại nước ngoài.
Nếu USCIS từ chối hồi đơn bảo lãnh I-129F, họ sẽ thông báo cho người bảo lãnh lý do từ chối và quyền kháng cáo. Người bảo lãnh phải điền đơn kháng cáo trên mẫu I-290B. Người bảo lãnh có 30 ngày để kháng cáo kể từ ngày USCIS ra quyết định hay 33 ngày kể từ ngày người bảo lãnh nhận được quyết định bằng đường bưu điện.
Trong trường hợp đơn I-129F bị gửi trở lại cho USCIS, vì chỉ có hiệu lực 4 tháng kể từ ngáy USCIS chấp thuận do đó đơn I-129F sẽ hết hiệu lực khi Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ gửi trở lại cho USCIS. Khi đơn I-129F đã hết hiệu lực thì USCIS không tái xét duyệt hồ sơ. Ngoài ra, đơn I-129F bị gửi trở lại cho USCIS bởi Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ không thể bị thu hồi vì không có điều luât nào về việc thu hồi đơn I-129F đã được chấp thuận.
Mẫu đơn I-290B phải nộp cho văn phòng USCIS nơi đã xét đơn bảo lãnh I-129F. Nơi đây sẽ chuyển hồ sơ của người bảo lãnh cho Administrative Appeals Office, viết tắt là AAO (tạm dịch là Văn phòng kháng cáo hành chánh).
Trái với thủ tục ở Board of Immigration Appeals, viết tắt là BIA (tạm dịch là Hội đồng kháng cáo về di trú) không xét những chứng từ mới mà người bảo lãnh nộp để kháng cáo, ở AAO, họ cho phép người bảo lãnh nộp những chứng từ mới.