Tôi được nghe kể lại một câu chuyện có thật: Một phụ nữ chuyển dạ sinh trong một thang máy ở bệnh viện. Khi cô ta than phiền về địa điểm này, y tá đã nói: “Ồ! như vầy cũng chưa tệ lắm đâu; năm ngoái có một bà đã sinh con ngay ở bãi cỏ trước bệnh viện nữa đấy!”
Người phụ nữ nằm trên sàn trả lời: “Đúng! Người đó cũng chính là tôi”.
Có người đã nói: “Nếu không gặp vận rủi, tôi sẽ chẳng biết là mình may mắn cỡ nào”. Mặt khác, không phải “chuyện xui rủi” nào cũng bị coi là điều xấu! Như ai đó đã phát biểu: “Khi cuộc đời tặng bạn một cú đá, hãy để nó đá bạn văng về phía trước”.
Trong thập niên 1920, Ernest Hemingway đã học được đôi điều về “chuyện xui rủi” và cú đá của cuộc đời. Tai họa xảy đến khi ông đang ra sức gầy dựng tiếng tăm như một văn sĩ. Ông làm mất chiếc cặp chứa toàn bộ bản thảo của mình – nhiều câu chuyện ông đã trau chuốt tỉ mĩ với ý định sẽ xuất bản thành một tập sách. Theo Denis Waitley trong quyển “Những Đế Chế Trí Tuệ” (1995), anh chàng Hemingway tuyệt vọng đến mức không còn nghĩ đến việc viết lại tác phẩm đó nữa. Hàng tháng trời lao tâm khổ tứ đã bị lãng phí.
Khi kể khổ hoàn cảnh đáng thương của mình cho Ezra Pound, một người bạn cũng là nhà thơ, Hemmingway không những không tìm được lời an ủi lại còn được Pound “mắng” cho rằng đấy quả là một vận may! Pound cam đoan với Hemingway rằng khi viết lại truyện, ông sẽ quên đi những đoạn dở và chỉ có những phần hay nhất được tái hiện. Pound khuyến khích nhà văn nhiều cảm hứng này nên khởi sự lại từ đầu với niềm lạc quan và tin tưởng. Hemingway nghe theo bạn và đã viết lại các câu chuyện, cuối cùng đã trở thành một gương mặt quan trọng trong nền văn học Mỹ.
Đừng cầu nguyện để gặp ít khó khăn hơn; mà hãy cầu cho có thêm nhiều kỹ năng.
Đừng cầu xin các thử thách bé đi; mà hãy cầu xin trí tuệ cao hơn.
Đừng tìm kiếm lối thoát dễ dàng; hãy tìm kiếm kết quả tốt nhất có thể.
Khi đời tặng bạn một cú đá, hãy để nó đá bạn văng về phía trước.
Người phụ nữ nằm trên sàn trả lời: “Đúng! Người đó cũng chính là tôi”.
Có người đã nói: “Nếu không gặp vận rủi, tôi sẽ chẳng biết là mình may mắn cỡ nào”. Mặt khác, không phải “chuyện xui rủi” nào cũng bị coi là điều xấu! Như ai đó đã phát biểu: “Khi cuộc đời tặng bạn một cú đá, hãy để nó đá bạn văng về phía trước”.
Trong thập niên 1920, Ernest Hemingway đã học được đôi điều về “chuyện xui rủi” và cú đá của cuộc đời. Tai họa xảy đến khi ông đang ra sức gầy dựng tiếng tăm như một văn sĩ. Ông làm mất chiếc cặp chứa toàn bộ bản thảo của mình – nhiều câu chuyện ông đã trau chuốt tỉ mĩ với ý định sẽ xuất bản thành một tập sách. Theo Denis Waitley trong quyển “Những Đế Chế Trí Tuệ” (1995), anh chàng Hemingway tuyệt vọng đến mức không còn nghĩ đến việc viết lại tác phẩm đó nữa. Hàng tháng trời lao tâm khổ tứ đã bị lãng phí.
Khi kể khổ hoàn cảnh đáng thương của mình cho Ezra Pound, một người bạn cũng là nhà thơ, Hemmingway không những không tìm được lời an ủi lại còn được Pound “mắng” cho rằng đấy quả là một vận may! Pound cam đoan với Hemingway rằng khi viết lại truyện, ông sẽ quên đi những đoạn dở và chỉ có những phần hay nhất được tái hiện. Pound khuyến khích nhà văn nhiều cảm hứng này nên khởi sự lại từ đầu với niềm lạc quan và tin tưởng. Hemingway nghe theo bạn và đã viết lại các câu chuyện, cuối cùng đã trở thành một gương mặt quan trọng trong nền văn học Mỹ.
Đừng cầu nguyện để gặp ít khó khăn hơn; mà hãy cầu cho có thêm nhiều kỹ năng.
Đừng cầu xin các thử thách bé đi; mà hãy cầu xin trí tuệ cao hơn.
Đừng tìm kiếm lối thoát dễ dàng; hãy tìm kiếm kết quả tốt nhất có thể.
Khi đời tặng bạn một cú đá, hãy để nó đá bạn văng về phía trước.
(Theo Sự màu nhiệm của lòng quan tâm – Steve Goodier