Ký Ức
Tỉnh giấc nửa đêm vì tiếng chuông điện thoại, tôi không khỏi khó chịu bởi sự quấy rầy không đúng lúc của ai đó. Hóa ra là bố tôi, ông cụ sống tại trại dưỡng lão ở Nam Georgia. Giọng ông nài nỉ khẩn khoản: “Có việc gấp bố muốn nhờ con. Ngày mai con xuống Miami làm giúp bố việc này nhé!”. Rồi ông dặn tôi kỹ lưỡng những việc phải làm, trước khi gác máy ông còn cẩn thận nói thêm: “Chúng ta không còn nhiều thời gian nữa, con tranh thủ đi liền nhé. Nhớ viết cho thật tình tứ, nét chữ khỏe, thẳng và hơi tròn”.
Sáng hôm sau, tôi gọi điện đến công ty xin nghỉ rồi vội vã lái xe vượt hơn trăm dặm để thực thi cái việc mà bản thân tôi cũng chỉ hiểu mù mờ. Nhưng tôi tin bố, mọi việc ông làm đều trong sáng, thiết thực và có ý nghĩa. Một tháng sau lên thăm bố, tôi mới được ông kể tường tận về câu chuyện.
Ở trại dưỡng lão nơi bố tôi đang sống có bà cụ Maria nhiều năm liền không có người thân thăm viếng. Gần đây cụ lú lẫn và yếu lắm, ngày lên thiên đàng chắc cũng không còn xa... Trong những ngày cuối đời này, ký ức tươi đẹp thuở xa xưa bỗng tìm về và sống lại trong trí óc nửa tỉnh nửa mê của cụ. Cụ hay lôi ra một xấp thư và những tấm thiệp đã ố vàng theo năm tháng khoe với mọi người: “Của Paul gửi đấy, anh ấy tình cảm và chu đáo lắm!”. Cụ hỏi ngày tháng rồi lẩm bẩm một mình: “Sắp đến Lễ Valentine rồi sao chưa thấy gì nhỉ, thường thì Paul vẫn hay gửi thiệp cho mình trước lễ khoảng hai ba ngày mà!”
Sáng ngày Lễ Tình Yêu, sau bữa điểm tâm, các cụ tụ tập đông đủ tại phòng sinh hoạt chung của trại. Một nhân viên bưu điện xuất hiện với bó hoa đỏ thắm trên tay, anh đưa mắt nhìn khắp các cụ rồi hỏi lớn: “Ai là cụ Maria, xin mời nhận hoa và thiệp!”. Bà cụ hồ hởi hẳn lên, gương mặt bừng sáng, rướn người trên xe lăn ôm bó hoa vào lòng, rồi run run cầm tấm thiệp lật qua lật lại. Cụ xúc động cất giọng thều thào: “Ðúng là dấu bưu cục Miami. Tôi đã bảo mà, tôi đã bảo mà, anh Paul chẳng bao giờ quên đâu!”. Cụ nhờ cô điều dưỡng đọc lớn nội dung cánh thiệp như thể muốn mọi người cùng chia sẻ với mình: “Maria của anh! Nhân Ngày Lễ Tình Yêu, anh gửi tới em niềm thương nhớ vô bờ. Trong lòng anh, em mãi mãi là người yêu thủy chung và xinh đẹp nhất trên đời!”
Sáng hôm sau, tôi gọi điện đến công ty xin nghỉ rồi vội vã lái xe vượt hơn trăm dặm để thực thi cái việc mà bản thân tôi cũng chỉ hiểu mù mờ. Nhưng tôi tin bố, mọi việc ông làm đều trong sáng, thiết thực và có ý nghĩa. Một tháng sau lên thăm bố, tôi mới được ông kể tường tận về câu chuyện.
Ở trại dưỡng lão nơi bố tôi đang sống có bà cụ Maria nhiều năm liền không có người thân thăm viếng. Gần đây cụ lú lẫn và yếu lắm, ngày lên thiên đàng chắc cũng không còn xa... Trong những ngày cuối đời này, ký ức tươi đẹp thuở xa xưa bỗng tìm về và sống lại trong trí óc nửa tỉnh nửa mê của cụ. Cụ hay lôi ra một xấp thư và những tấm thiệp đã ố vàng theo năm tháng khoe với mọi người: “Của Paul gửi đấy, anh ấy tình cảm và chu đáo lắm!”. Cụ hỏi ngày tháng rồi lẩm bẩm một mình: “Sắp đến Lễ Valentine rồi sao chưa thấy gì nhỉ, thường thì Paul vẫn hay gửi thiệp cho mình trước lễ khoảng hai ba ngày mà!”
Sáng ngày Lễ Tình Yêu, sau bữa điểm tâm, các cụ tụ tập đông đủ tại phòng sinh hoạt chung của trại. Một nhân viên bưu điện xuất hiện với bó hoa đỏ thắm trên tay, anh đưa mắt nhìn khắp các cụ rồi hỏi lớn: “Ai là cụ Maria, xin mời nhận hoa và thiệp!”. Bà cụ hồ hởi hẳn lên, gương mặt bừng sáng, rướn người trên xe lăn ôm bó hoa vào lòng, rồi run run cầm tấm thiệp lật qua lật lại. Cụ xúc động cất giọng thều thào: “Ðúng là dấu bưu cục Miami. Tôi đã bảo mà, tôi đã bảo mà, anh Paul chẳng bao giờ quên đâu!”. Cụ nhờ cô điều dưỡng đọc lớn nội dung cánh thiệp như thể muốn mọi người cùng chia sẻ với mình: “Maria của anh! Nhân Ngày Lễ Tình Yêu, anh gửi tới em niềm thương nhớ vô bờ. Trong lòng anh, em mãi mãi là người yêu thủy chung và xinh đẹp nhất trên đời!”
Tối hôm ấy cụ Maria trút hơi thở cuối cùng. Những người kề cận lúc cụ lâm chung nói rằng cụ ra đi rất thanh thản, trên khuôn mặt nhăn nheo còn vương vất một nụ cười mãn nguyện, tay vẫn ôm ghì lấy tấm thiệp và bó hoa tươi.
Người ta tìm thấy trong mớ giấy tờ của cụ một mảnh báo cũ từ năm mươi năm trước, viết về một con tàu đánh cá mất tích ngoài khơi Florida giữa cơn giông bão. Trong số sáu người vĩnh viễn không trở về có một chàng trai mang tên Paul!
(KT - Cuộc Sống Diệu Kỳ)