Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Christmas hay Xmas (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Emmanuel, nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta") là một ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Giê-su chào đời tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của Israel (lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6).
Một số nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12. Theo Công giáo Rôma, lễ chính thức là ngày 25 tháng 12 còn gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là "lễ vọng". Dù vậy, lễ đêm 24 tháng 12 thường thu hút tín đồ tham dự nhiều hơn. Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ (Đấng chịu sức dầu) là tước vị của Đức Giêsu. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ). Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Giêsu.
Biểu tượng Giáng sinh và ý nghĩa
Vòng lá mùa vọng
Vòng lá mùa vọng (Advent wreath) là một vòng tròn thường được kết bằng những cây lá thường xanh (Evergreen) cùng 4 cây nến lớn được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy. Tục lệ trang trí Vòng lá mùa vọng được khởi xướng từ những tín hữu Lutherans ở Đức vào thế kỉ 16 để nói lên sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối. Vòng lá dạng tròn nói lên sự trường tồn và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên niềm hi vọng trông chờ Đấng Cứu Thế đến cứu con người và biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng.
Một vòng lá mùa vọng truyền thống sẽ có 4 cây nến với hai màu Hồng và Tím theo tỉ lệ: 3 tím - 1 hồng. Trong lịch sử Thiên Chúa Giáo, Tím là màu của các nghi thức, lễ tế cho các ngày Chủ Nhật thứ 1, 2 và 4 trong tháng 12; vì màu tím có liên quan tới hoàng tộc, ví Thiên Chúa như "Hoàng tử của Hoà Bình" (The Prince of Peace). Còn Hồng là màu của ngày Chủ Nhật thứ 3, còn được gọi là ngày Chúa Nhật Vui Mừng (Gaudete Sunday). Lý do là màu hồng biểu tượng cho niềm hân hoan, vui sướng, và cũng có thể liên quan tới màu của buổi rạng đông. Nhưng nếu nghĩ một cách đơn giản hơn, ta có thể nói rằng, Vòng lá mùa vọng tượng trưng cho hy vọng, bình yên, tình yêu và hạnh phúc. Vòng lá mùa vọng là một trong những hình ảnh đặc trưng nhất của dịp Giáng Sinh, bên cạnh thiệp Giáng Sinh, những đôi tất treo bên lò sưởi, hoa Trạng Nguyên Poinsettias, cây thông Giáng Sinh, kẹo bạc hà ba toong... và tất nhiên, Ông già Noel.
Thiệp Giáng sinh
Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole, một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ Horsley, một họa sỹ ở London, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kì người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.
Ngôi sao Giáng sinh
Các ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ mầu sắc trong mùa Giáng sinh, các nhà thờ đều có treo vô số ngôi sao 5 cánh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.
Ngôi sao trong lễ Giáng Sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ . Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía Đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua. Từ đó ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được hang đá thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời.
Ngôi sao trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng Sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường giáo trong đêm Giáng Sinh để nhớ đến sự tích trên. Ngôi sao tượng trưng cho sự xuất hiện của Chúa Giê-su và ánh sáng ngôi sao của Chúa sẽ xóa tan bóng tối đêm đông lạnh giá, thắp lên một mùa xuân mới ấm áp và hạnh phúc cho muôn dân.
Quà Giáng sinh
Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn. Đối với một số người, những món quà Giáng Sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giê-su, món quà mà Thiên chúa đã ban tặng cho con người.
Khi Chúa Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba vị vua phương Đông đã mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, trầm hương và mộc dược. Vàng tượng trưng Chúa Giêsu là vua (tức con Chúa Cha - Vua Nước Trời), trầm hương tượng trưng Giê-su là Thiên Chúa và mộc dược biểu hiện hình ảnh Giê-su bị đóng đinh trên cây thánh giá hay nói rõ hơn là sự chịu chết của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại.
Những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Giê-su hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.
Ông già Nô-en thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc tất. Ngoài ra ngày nay ở Việt Nam thì giáng sinh cũng là dịp để các bạn trẻ có cơ hội gửi cho nhau những món quà, những bó hoa tươi và lời chúc tốt đẹp đến người thân và bạn bè.
Giáng Sinh ở Việt Nam
Ngày nay, ở Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Trong những ngày này, cây thông Nô-en được trang trí ở nhiều nơi bằng cây thật (thường là thông ba lá hoặc thông mã vĩ) hay thông nhân tạo làm bằng nhựa, không phải cây thông như ở các nước phương tây thường là họ Bách tán. Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây...
Lễ Giáng sinh ở Việt Nam là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhộn nhịp, những đôi tình nhân âu yếm tặng quà cho nhau, trẻ em háo hức chờ sự xuất hiện của Santa, gia đình bè bạn rủ nhau hội hè, yến tiệc, hát karaoke. Người Việt Nam rất thích thú các ca khúc Giáng sinh, đặc biệt là Feliz Navidad.
Một số nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12. Theo Công giáo Rôma, lễ chính thức là ngày 25 tháng 12 còn gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là "lễ vọng". Dù vậy, lễ đêm 24 tháng 12 thường thu hút tín đồ tham dự nhiều hơn. Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ (Đấng chịu sức dầu) là tước vị của Đức Giêsu. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ). Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Giêsu.
Biểu tượng Giáng sinh và ý nghĩa
Vòng lá mùa vọng
Vòng lá mùa vọng (Advent wreath) là một vòng tròn thường được kết bằng những cây lá thường xanh (Evergreen) cùng 4 cây nến lớn được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy. Tục lệ trang trí Vòng lá mùa vọng được khởi xướng từ những tín hữu Lutherans ở Đức vào thế kỉ 16 để nói lên sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối. Vòng lá dạng tròn nói lên sự trường tồn và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên niềm hi vọng trông chờ Đấng Cứu Thế đến cứu con người và biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng.
Một vòng lá mùa vọng truyền thống sẽ có 4 cây nến với hai màu Hồng và Tím theo tỉ lệ: 3 tím - 1 hồng. Trong lịch sử Thiên Chúa Giáo, Tím là màu của các nghi thức, lễ tế cho các ngày Chủ Nhật thứ 1, 2 và 4 trong tháng 12; vì màu tím có liên quan tới hoàng tộc, ví Thiên Chúa như "Hoàng tử của Hoà Bình" (The Prince of Peace). Còn Hồng là màu của ngày Chủ Nhật thứ 3, còn được gọi là ngày Chúa Nhật Vui Mừng (Gaudete Sunday). Lý do là màu hồng biểu tượng cho niềm hân hoan, vui sướng, và cũng có thể liên quan tới màu của buổi rạng đông. Nhưng nếu nghĩ một cách đơn giản hơn, ta có thể nói rằng, Vòng lá mùa vọng tượng trưng cho hy vọng, bình yên, tình yêu và hạnh phúc. Vòng lá mùa vọng là một trong những hình ảnh đặc trưng nhất của dịp Giáng Sinh, bên cạnh thiệp Giáng Sinh, những đôi tất treo bên lò sưởi, hoa Trạng Nguyên Poinsettias, cây thông Giáng Sinh, kẹo bạc hà ba toong... và tất nhiên, Ông già Noel.
Thiệp Giáng sinh
Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole, một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ Horsley, một họa sỹ ở London, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kì người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.
Ngôi sao Giáng sinh
Các ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ mầu sắc trong mùa Giáng sinh, các nhà thờ đều có treo vô số ngôi sao 5 cánh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.
Ngôi sao trong lễ Giáng Sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ . Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía Đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua. Từ đó ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được hang đá thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời.
Ngôi sao trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng Sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường giáo trong đêm Giáng Sinh để nhớ đến sự tích trên. Ngôi sao tượng trưng cho sự xuất hiện của Chúa Giê-su và ánh sáng ngôi sao của Chúa sẽ xóa tan bóng tối đêm đông lạnh giá, thắp lên một mùa xuân mới ấm áp và hạnh phúc cho muôn dân.
Quà Giáng sinh
Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn. Đối với một số người, những món quà Giáng Sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giê-su, món quà mà Thiên chúa đã ban tặng cho con người.
Khi Chúa Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba vị vua phương Đông đã mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, trầm hương và mộc dược. Vàng tượng trưng Chúa Giêsu là vua (tức con Chúa Cha - Vua Nước Trời), trầm hương tượng trưng Giê-su là Thiên Chúa và mộc dược biểu hiện hình ảnh Giê-su bị đóng đinh trên cây thánh giá hay nói rõ hơn là sự chịu chết của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại.
Những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Giê-su hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.
Ông già Nô-en thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc tất. Ngoài ra ngày nay ở Việt Nam thì giáng sinh cũng là dịp để các bạn trẻ có cơ hội gửi cho nhau những món quà, những bó hoa tươi và lời chúc tốt đẹp đến người thân và bạn bè.
Giáng Sinh ở Việt Nam
Ngày nay, ở Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Trong những ngày này, cây thông Nô-en được trang trí ở nhiều nơi bằng cây thật (thường là thông ba lá hoặc thông mã vĩ) hay thông nhân tạo làm bằng nhựa, không phải cây thông như ở các nước phương tây thường là họ Bách tán. Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây...
Lễ Giáng sinh ở Việt Nam là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhộn nhịp, những đôi tình nhân âu yếm tặng quà cho nhau, trẻ em háo hức chờ sự xuất hiện của Santa, gia đình bè bạn rủ nhau hội hè, yến tiệc, hát karaoke. Người Việt Nam rất thích thú các ca khúc Giáng sinh, đặc biệt là Feliz Navidad.
(Sưu tầm)
Chỉnh sửa cuối: