T
11) Tự tin
Đối với một số người thì tự tin là một việc đến rất tự nhiên và dễ dàng nhưng với rất nhiều người khác thì đó dường như là điều không thể. Tuy nhiên thật may mắn vì tự tin là một kĩ năng chúng ta có thể học được. Dĩ nhiên nó sẽ mất thời gian để học tập và thực hành nhưng ai dám phủ nhận một điều là không đáng để làm thế ?
“Việc kiểm soát guồng máy suy nghĩ là hoàn toàn có thể và bởi vì không có điều gì xảy ra ở bên ngoài trí óc của chúng ta, không gì có thể làm tổn thương và đem lại cho chúng ta sự dễ chịu ngoại trừ trí óc. Tầm quan trọng nhất của việc có thể kiểm soát điều gì xảy ra trong bộ não bí ẩn là hiển nhiên. Nếu như thiếu sức mạnh để ra lệnh cho bộ não về nhiệm vụ của chúng và đảm bảo sự quản lí thì cuộc sống thật sự là không thể.” (Arnold Bennet)
Việc sử dụng sự tự ám thị, bằng cách lặp đi lặp lại những suy nghĩ tích cực và dễ chịu có thể dẫn đến các kết quả tích cực. Hãy hình dung trong đầu bạn càng sinh động càng tốt một khung cảnh mà ở đó bạn cảm thấy mình có thể họat động thành công nhất. Hình dung khung cảnh này lại nhiều lần cho đến khi sự tự tin xâm chiếm hoàn toàn tâm trí của bạn. Việc này sẽ xua tan mọi sự hồ nghi về bản thân vì bạn sẽ không có không gian để suy nghĩ về cả hai vấn đề cùng một lúc. Bất cứ khi nào trong đầu bạn xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, hãy thay thế chúng bằng những suy nghĩ dễ chịu ngay lập tức.
Sự khẳng định là một biện pháp tương tự có thể mang lại những hiệu quả đáng ngạc nhiên. Đó là việc lập đi lặp lại những từ ngữ tích cực về bản thân bạn và có liên quan tới những việc bạn mong muốn thực hiện. Những từ ngữ này có thể khiến đầu óc bạn tràn đầy những suy nghĩ tự tin có hiệu quả trực tiếp tới hành động của bạn. Ví dụ như khi bạn phải trình bày một bài thuyết trình, bạn có thể khẳng định những câu như: “Mình có thể làm mọi thứ một cách từ từ, chắc chắn. Mình hoàn toàn thoải mái bằng cách thư giãn và thở sâu. Mình cảm thấy tự tin về điều này. Mình có thể kiểm soát được bản thân. Mọi người cũng giống mình cả thôi. Mình cảm thấy rất tốt và hoàn toàn thoái mái với những người ngồi dưới kia. Mình phải tập trung vào họ chứ không phải vào bản thân. Họ ở đây bởi vì họ muốn vậy”
“Chúng ta có thể làm được mọi thứ bởi vì chúng ta nghĩ mình có thể làm được” (Vergil)
12) Thư giãn
“Một tâm hồn bình yên có thể giải quyết mọi thứ”
Tại nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, bạn hãy tạo ra một nơi hoàn toàn yên tĩnh trong tâm trí mình để tìm kiếm cảm giác thanh thản. Hãy hình dung nó với các chi tiết sống động nhất. Có thể đó là một căn phòng với tiếng nhạc êm dịu, một hồ câu cá yên tĩnh hay một nơi thanh bình ở trong rừng hoặc một khu vườn nhỏ với hoa, cây cối, chim chóc, thác nước… Những nơi như vậy không phải là khó tìm lắm, bạn hãy loại bỏ mọi suy nghĩ trong đầu và chỉ nghĩ đến việc mình đang ở đâu mà thôi.
Cùng với lúc đó hãy thực hiện một số biện pháp thư giãn cơ thể như căng các cơ, thở sâu, không suy nghĩ gì hết và thả lỏng. Đừng có cố gắng mà hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên, điều này sẽ khiến bạn không thể cảm thấy stress hay lo lắng bởi vì các cơ của bạn đang được thư giãn. Việc thực hiện điều này thường xuyên có thể khiến bạn có những giấc ngủ ngắn tuyệt vời - một cách cực kì hiệu quả để thư giãn và cảm thấy sảng khoái hơn.
Khi thực hiện nhiệm vụ nào đó, có thể bạn sẽ thấy các cơ trở nên căng hơn, thường là ở giữa cánh tay, vai hay chân. Bạn hãy chủ ý để các cơ này thư giãn khi bạn cảm thấy chúng bị căng. Thở chậm và sâu bất kì khi nào bạn có thể.
Chúng ta rất dễ bị bỏ lỡ không tận hưởng cuộc sống nếu như lúc nào chúng ta cũng quay cuồng cố gắng làm mọi thứ xung quanh cho đến khi kiệt sức mà thôi. Do đó hãy loại bỏ những gì không cần thiết và hãy nhớ thở chậm và sâu trong các tình huống khó khăn. Đồng thời hãy có những thú vui thư giãn như nghe nhạc hay đi bộ.
13) Mục đích
“Người nào sống không có mục đích giống như con tàu không có bánh lái vậy” (Thomas Carlyle).
Tính trung bình chúng ta chỉ mất một phần tương đối nhỏ trong cuộc sống để làm việc do đó đừng để điều này thống trị hoàn toàn cuộc sống của bạn. Nếu như bạn quá mệt mỏi và không có thời gian để thư giãn vào buổi tối thì nhịp sống hàng ngày của bạn đang thiếu cân bằng và bạn nên điều chỉnh chúng. Có thể công việc của bạn là quá khó hay không thích hợp hoặc bạn không biết cách tận dụng thời gian trong suốt cả ngày của mình. Điều nên làm là phải có sự cân bằng thời gian giữa lao động và giải trí. Các công việc hàng ngày nên được vạch kế hoạch kĩ càng và sau đó phải làm theo đúng kế hoạch.
Bận rộn sẽ khiến cho bạn ít khi phải lo lắng bởi vì chúng ta không thể cùng một lúc nghĩ về hai việc khác nhau được. Chúng ta có thể tận dụng những lúc không phải làm việc để cải thiện kiến thức về cuộc sống và mọi thứ xung quanh, để tận hưởng sở thích riêng , để cảm thấy thoải mái và hài lòng.
Có thể sẽ không có nhiều thời gian để vận động đặc biệt khi bạn vẫn còn độc thân nhưng trong một tuần làm việc bận rộn, chẳng nhẽ bạn lại không có vài giờ đồng hồ để làm những gì mình thích hay là đi thư giãn với bạn bè ? Hãy hăng hái lên và nghĩ rằng các nỗ lực của bạn là đáng giá và dành cho một nhiệm vụ cực kì quan trọng và đó là tài sản quý giá nhất của bạn.
Phần lớn chúng ta chỉ sử dụng một phần nhỏ năng lực của mình nhưng thật ra chúng ta có thể làm nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ. Tìm hiểu những cái mới khiến chúng ta có mục đích sống và cảm giác hoàn thành. Hãy đọc những quyển sách không hư cấu để tăng tri thức của bạn về cuộc sống và học hỏi những kĩ năng mới hay cải thiện những kĩ năng bạn đang có. Hãy làm một điều gì đó khác hẳn những gì hàng ngày bạn đang làm.Trong công việc kinh doanh, hãy khởi đầu từ những gì nhỏ nhất và hoàn thành chúng. Điều này sẽ khiến bạn không có cảm giác chán nản ngay từ đầu và có cảm giác cực kì mãn nguyện khi hoàn thành công việc.
Nếu như bạn bị stress quá nhiều trong công việc kinh doanh, hãy dành một ngày trong tuần, một giờ trong ngày để nghỉ ngơi và thư giãn. Bạn có thể đi dạo trong công viên, nghe những bản nhạc yêu thích, đọc tiểu thuyết, làm vườn hay xem ti vi.Tránh việc đọc những tin tức hay xem các trò giải trí mang tính bạo lực. làm gì cũng được nhưng miễn là bạn đừng nên ngồi một chỗ và rầu rĩ là được.
14) Quá khứ
“Chúng ta không nên nghĩ về quá khứ trừ khi nó đem lại những bài học có ích từ những sai lầm hoặc những kinh nghiệm quý giá” (George Washington).
Việc lo lắng về những gì đã xảy ra rồi là một việc hoàn toàn vô ích và lãng phí thời gian bởi vì thực ra lúc đó bạn chẳng thể làm được gì nữa. Hãy coi đó như là một kinh nghiệm khiến bạn trở nên khôn khoan và hoàn thiện hơn. Hãy nhìn lại những gì đã xảy ra (ở mức độ vừa đủ để bạn có kết luận nên làm gì và không làm gì trong tương lai nếu như điều tương tự xảy ra). Sau đó hãy quên chúng hoàn toàn.
“Chúng ta không thể thay đổi những gì xảy ra nhưng tương lai nằm trong tay chúng ta” (Hugh White)
15) Đánh giá
“Chúng ta hiếm khi nghĩ về những gì chúng ta đang có mà chỉ nghĩ về những gì chúng ta thiếu” (Arthur Schopenauer)
Chúng ta sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn nếu như chúng ta không còn phải lo lắng đến việc cố gắng để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Luôn tham vọng nhiều hơn nữa là sự tự chuốc lấy thất bại bởi vì nó khiến chúng ta lúc nào cũng hi vọng và mong chờ hạnh phúc sẽ đến với mình nhưng khi không được như vậy chúng ta cảm thấy thất vọng tràn trề. Như vậy đánh giá như nào là quan trọng? Đủ chứ không phải là hơn !
“Hãy nghĩ tới những gì bạn đang có chứ không phải những gì bạn thiếu. Đối với những gì bạn có, hãy chọn ra những điều tốt nhất và hãy suy nghĩ xem bạn sẽ hăng hái như nào để tìm kiếm chúng nếu như bạn không có chúng?”(Marcus Aurelius).
Có rất nhiều thứ trong cuộc sống để đánh giá, đó là chính bản thân cuộc sống và những điều tự nhiên xung quanh nó. Chúng ta chỉ việc nhìn xung quanh và có đánh giá đúng về chúng mà thôi. Khi bạn đi dạo,chẳng nhẽ bạn không thấy rằng có rất nhiều thứ cho bạn nhìn, nghe và ngửi ? Có rất nhiều thứ cho bạn đánh giá và cảm thấy dễ chịu ? Cây cối và hoa lá, một chú chó nhỏ dễ thương, một đứa trẻ đáng háo hức chơi đùa, những đám mây trên bầu trời…
“Người giàu có nhất là người có những thú vui đơn giản nhất”
16) Lòng tốt
“Đối xử tốt với người khác có nghiã là bạn đối xử tốt với chính mình”(Benjamin Franklin)
Nhiều triết gia và nhà tâm lí học đã tuyên bố rằng có một mối liên hệ quan trọng giữa cảm giác của chúng ta với người khác và cảm xúc của chúng ta. Bằng cách nghĩ đến người khác, chúng ta sẽ không nghĩ đến bản thân và những gì gây lo lắng cho chúng ta nữa. Đó là một điều kì diệu.
“Hàng ngày hãy cư xử tốt. Mỗi một hành động tốt sẽ đem đến nụ cười và sự vui vẻ cho người khác “ (Mohammed).
Giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi sự trả ơn chính là hành động thật sự của lòng tốt. Không chỉ giúp đỡ người khác mà còn chúng ta còn giúp đỡ chính bản thân mình vì lòng tốt sẽ khiến chúng đỡ stress và cảm thấy tốt hơn.
“Nếu như bạn cho vay tiền chắc chắn bạn sẽ không biết chính xác bao giờ mình được hoàn trả nhưng nếu bạn ban tặng lòng tốt, bạn sẽ nhận lại gấp trăm lần như thế” (Saskya Pandita).
17) Nỗi sợ hãi
“Những người lúc nào cũng chỉ biết lo lắng rằng mọi chuyện tồi tệ sẽ xảy ra thì chắng làm được gì’’- Michel de Montaigne (1553 –1592)
Cảm giác sợ hãi làm xáo trộn tâm hồn chúng ta, khiến chúng ta có cảm giác vô dụng, chán nản, mệt mỏi, chán chường. Nó không phải là nguồn gốc của rắc rối nhưng nó là nỗi sợ hãi về những rắc rối có thể xảy ra.
“Những khó khăn hay thậm chí là cái chết không phải là điều sợ hãi nhất mà chính là nỗi sợ hãi về những điều đó’’- Epictetus (55-135)
Chính những lời bình phẩm từ đồng nghiệp hay bạn bè bạn chứng tỏ họ đố kỵ và thiếu tự tin. Họ thậm chí còn hạ nhục người khác để làm vui. Bạn có thể thông cảm, bỏ qua cho họ và vui vẻ trở lại. Ngoài ra, nếu chúng ta biết được họ đã phí thời gian như thế nào để ngồi bình luận chúng ta thì chúng ta càng không nên suy nghĩ quá nhiều về nó.
Sự thiếu tự tin thể hiện một cách rõ ràng nhất trong phản ứng của chúng ta đối với những lời bình phẩm của đồng nghiệp về công việc, sở thích hay thời trang. Họ có thể gây áp lực, làm ta không thoải mái nhưng điều quan trọng là ở chúng ta, ta nên sống sao cho thoải mái nhất. Có đôi khi ta cảm thấy buồn phiền khi một ai đó bình phẩm về mình nhưng cũng có thể ta lại tự hào về bản thân mình, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta.
Bạn có thể loại bỏ cảm giác lo sợ thất bại bằng cách đừng làm gì cả nhưng bạn sẽ chẳng làm được gì hết.
“Để không bị chỉ trích thì hãy đừng làm gì cả, đừng nói gì cả và cũng sẽ chẳng có gì cả’’- Elbert Hubbard (1859-1915)
18)Trách nhiệm
“Tôi làm chủ số phận và tâm hồn của tôi’’- William Henley (1849-1903)
Cuộc sống chỉ thực sự ý nghĩa khi ta sống hết mình. Chúng ta nên đề ra những kế hoạch nhỏ hay lớn rồi thực hiện chúng. Chính những kế hoạch cùng lòng quyết tâm quyết định số phận và đây là trách nhiệm của chúng ta. Khi mọi việc không thành công ta không nên đổ lỗi cho bất kỳ ai bởi nếu ta không thừa nhận khuyết điểm thì sẽ không bao giờ thành công được. Nên xem xét lại hành vi của mình rồi hãy quyết định mọi việc.
“Hãy để con người ấy cải tạo cả thế giới nhưng trước hết họ hãy cải tạo bản thân mình’’- Socrates (trước Công Nguyên)
“Đừng buồn khi bạn không thể chuyển biến người khác như bạn mong muốn bởi chính bạn còn không thể chuyển biến bản thân mình’’- Thomas Kempis (1380-1471)
Chúng ta nên cố gắng đạt được những gì mình muốn, hoàn thành nhiệm vụ và bổn phận của mình. Hãy sống tốt và chân thành. “Dù làm hay không chúng ta đều có trách nhiệm với công việc’’ - Moliere (1622-1673)
Hãy độc lập và làm những gì bạn cho là đúng. Đồng thời có trách nhiệm với việc làm của mình. Tự tin vào bản thân, tưởng tượng như bạn cũng có thể chỉ đạo mọi việc và bạn muốn thay đổi những gì ?
“Chỉ có bản thân bạn mới đem lại cho bạn những gì bạn muốn’’- Ralph Waldo Emerson (1803-1882)
19) Những giá trị
“Cuộc sống giản dị mà thanh thản còn hơn là cuộc sống xa hoa mà xô bồ’’- Aesop (trước Công Nguyên)
Sống ở trên đời chúng ta luôn mơ ước một cuộc sống tốt đẹp hơn và ý thức vươn tới nó lúc nào cũng rất mạnh mẽ. Mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân hay cho gia đình là hoàn toàn chính đáng nhưng chúng ta cần phải biết cân bằng giữa ước mơ và hiện thực. Đâu là động lực, mục tiêu, thời gian nghỉ ngơi cho chúng ta? Rồi những áp lực, căng thẳng, mệt mỏi của hiện tại, tương lai hay sắp tới?
“Giá trị của một vật hay thậm chí là giá trị của cuộc sống đều do đánh đổi, ngay lúc đó hoặc sau này, mà có’’- Henry Thoreau (1817-1862)
Cộng tác và quảng cáo đều nhằm mục tiêu kiếm tiền. Quảng cáo là phương thức truyền đạt thông tin một chiều có sức hấp dẫn ta mua hàng dù ta có cần hay là không cần. Những điều tốt đẹp của cuộc sống là chính bản thân cuộc sống, sự tự do, tình bạn và thiên nhiên. Tất cả những gì chúng ta có được rồi chúng ta cũng phải bỏ lại phía sau.
“Đừng quá tự mãn với những gì mình đạt được đồng thời cũng đừng ghen tỵ với thành công của người khác. Những người thường hay ghen tỵ với người khác không bao gìơ có thể sống thoải mái.
Những ham muốn tầm thường luôn tìm cơ hội len lỏi vào đầu óc chúng ta. Nếu bạn muốn sống một cuộc sống yên bình việc đầu tiên là gạt bỏ những suy nghĩ tầm thường đó’’ - Đức Phật (trước Công Nguyên)
Chúng ta ngày càng lầm tưởng về các giá trị vật chất, như thành công, mà quên mất các giá trị đích thực của cuộc sống.
“Những người không biết quý trọng những gì mình đang có sẽ không bao giờ hạnh phúc dù họ có là vua của muôn loài’’- Epicurus ( trước Công Nguyên)
Tiền rất quan trọng song không nên quá đề cao vai trò của nó. Tiêu tiền đúng mức ta sẽ không bao giờ phải quá lo lắng về nó, bởi vậy nên “Chi tiêu hợp lý bởi chỉ một kẽ nứt nhỏ thôi cũng có thể làm chìm cả con thuyền lớn’’- Ben Franklin (1706-1790)
20) Sự căng thẳng
“Đây là căn bệnh kỳ lạ gây ra cảm giác căng thẳng và mâu thuẫn của cuộc sống hiện đại’’ - Matthew Arnold (1822-1888)
Căng thẳng là căn bệnh thường gặp hiện nay bởi hầu hết chúng ta đều phải đi nhiều nơi, làm việc với cường độ cao mà không được nghỉ ngơi. Để tránh tình trạng này chúng ta có thể điều chỉnh lại công việc hay các kế hoạch của mình. Nếu được hãy loại bỏ những công việc không cần thiết, làm như vậy có thể giảm bớt căng thẳng. Hãy sống thật thoải mái như thế sẽ tốt cho sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và tận hưởng được cuộc sống.
Hãy làm vui lòng mọi người bằng cách giúp đỡ, sống chan hoà và luôn luôn mỉm cười. Như thế sẽ thoải mái hơn rất nhiều khi cứ phải cố gắng gây ấn tượng với người khác hay cố tỏ ra là một người hoàn hảo. Thật là tuỵêt vời khi quan tâm, giúp đỡ mọi người, đặc biệt là khi nó hoàn toàn xuất phát từ chính đáy lòng bạn và không hề vụ lợi.
Bạn có thể giảm căng thẳng bằng cách tưởng tượng như là mình đang ở một nơi yên bình, thoáng đãng, êm dịu và hoàn toàn thanh thản. Mường tượng về nó thật sống động và duy trì cảm giác này. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng trí tưởng tưởng của mình để giảm căng thẳng theo nhiều cách ví dụ như: nằm trong bồn tắm hay tắm dưới vòi hoa sen để cho mọi buồn phiền, căng thẳng và lo âu trôi theo dòng nước tan biến đi.
Khi cảm thấy lo lắng, căng thẳng ngay lập tức ban hãy cố gắng thả lỏng cơ thể, suy nghĩ về những việc nhẹ nhàng, đơn giản, những việc riêng hay như những ưu điểm của mình,những niềm vui. Hãy quan tâm đến mọi người và tận hưởng cuộc sống. Quan sát, lắng nghe và cảm nhận thiên nhiên muôn mầu, vô tận quanh bạn.
sưu tầm internet
Đối với một số người thì tự tin là một việc đến rất tự nhiên và dễ dàng nhưng với rất nhiều người khác thì đó dường như là điều không thể. Tuy nhiên thật may mắn vì tự tin là một kĩ năng chúng ta có thể học được. Dĩ nhiên nó sẽ mất thời gian để học tập và thực hành nhưng ai dám phủ nhận một điều là không đáng để làm thế ?
“Việc kiểm soát guồng máy suy nghĩ là hoàn toàn có thể và bởi vì không có điều gì xảy ra ở bên ngoài trí óc của chúng ta, không gì có thể làm tổn thương và đem lại cho chúng ta sự dễ chịu ngoại trừ trí óc. Tầm quan trọng nhất của việc có thể kiểm soát điều gì xảy ra trong bộ não bí ẩn là hiển nhiên. Nếu như thiếu sức mạnh để ra lệnh cho bộ não về nhiệm vụ của chúng và đảm bảo sự quản lí thì cuộc sống thật sự là không thể.” (Arnold Bennet)
Việc sử dụng sự tự ám thị, bằng cách lặp đi lặp lại những suy nghĩ tích cực và dễ chịu có thể dẫn đến các kết quả tích cực. Hãy hình dung trong đầu bạn càng sinh động càng tốt một khung cảnh mà ở đó bạn cảm thấy mình có thể họat động thành công nhất. Hình dung khung cảnh này lại nhiều lần cho đến khi sự tự tin xâm chiếm hoàn toàn tâm trí của bạn. Việc này sẽ xua tan mọi sự hồ nghi về bản thân vì bạn sẽ không có không gian để suy nghĩ về cả hai vấn đề cùng một lúc. Bất cứ khi nào trong đầu bạn xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, hãy thay thế chúng bằng những suy nghĩ dễ chịu ngay lập tức.
Sự khẳng định là một biện pháp tương tự có thể mang lại những hiệu quả đáng ngạc nhiên. Đó là việc lập đi lặp lại những từ ngữ tích cực về bản thân bạn và có liên quan tới những việc bạn mong muốn thực hiện. Những từ ngữ này có thể khiến đầu óc bạn tràn đầy những suy nghĩ tự tin có hiệu quả trực tiếp tới hành động của bạn. Ví dụ như khi bạn phải trình bày một bài thuyết trình, bạn có thể khẳng định những câu như: “Mình có thể làm mọi thứ một cách từ từ, chắc chắn. Mình hoàn toàn thoải mái bằng cách thư giãn và thở sâu. Mình cảm thấy tự tin về điều này. Mình có thể kiểm soát được bản thân. Mọi người cũng giống mình cả thôi. Mình cảm thấy rất tốt và hoàn toàn thoái mái với những người ngồi dưới kia. Mình phải tập trung vào họ chứ không phải vào bản thân. Họ ở đây bởi vì họ muốn vậy”
“Chúng ta có thể làm được mọi thứ bởi vì chúng ta nghĩ mình có thể làm được” (Vergil)
12) Thư giãn
“Một tâm hồn bình yên có thể giải quyết mọi thứ”
Tại nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, bạn hãy tạo ra một nơi hoàn toàn yên tĩnh trong tâm trí mình để tìm kiếm cảm giác thanh thản. Hãy hình dung nó với các chi tiết sống động nhất. Có thể đó là một căn phòng với tiếng nhạc êm dịu, một hồ câu cá yên tĩnh hay một nơi thanh bình ở trong rừng hoặc một khu vườn nhỏ với hoa, cây cối, chim chóc, thác nước… Những nơi như vậy không phải là khó tìm lắm, bạn hãy loại bỏ mọi suy nghĩ trong đầu và chỉ nghĩ đến việc mình đang ở đâu mà thôi.
Cùng với lúc đó hãy thực hiện một số biện pháp thư giãn cơ thể như căng các cơ, thở sâu, không suy nghĩ gì hết và thả lỏng. Đừng có cố gắng mà hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên, điều này sẽ khiến bạn không thể cảm thấy stress hay lo lắng bởi vì các cơ của bạn đang được thư giãn. Việc thực hiện điều này thường xuyên có thể khiến bạn có những giấc ngủ ngắn tuyệt vời - một cách cực kì hiệu quả để thư giãn và cảm thấy sảng khoái hơn.
Khi thực hiện nhiệm vụ nào đó, có thể bạn sẽ thấy các cơ trở nên căng hơn, thường là ở giữa cánh tay, vai hay chân. Bạn hãy chủ ý để các cơ này thư giãn khi bạn cảm thấy chúng bị căng. Thở chậm và sâu bất kì khi nào bạn có thể.
Chúng ta rất dễ bị bỏ lỡ không tận hưởng cuộc sống nếu như lúc nào chúng ta cũng quay cuồng cố gắng làm mọi thứ xung quanh cho đến khi kiệt sức mà thôi. Do đó hãy loại bỏ những gì không cần thiết và hãy nhớ thở chậm và sâu trong các tình huống khó khăn. Đồng thời hãy có những thú vui thư giãn như nghe nhạc hay đi bộ.
13) Mục đích
“Người nào sống không có mục đích giống như con tàu không có bánh lái vậy” (Thomas Carlyle).
Tính trung bình chúng ta chỉ mất một phần tương đối nhỏ trong cuộc sống để làm việc do đó đừng để điều này thống trị hoàn toàn cuộc sống của bạn. Nếu như bạn quá mệt mỏi và không có thời gian để thư giãn vào buổi tối thì nhịp sống hàng ngày của bạn đang thiếu cân bằng và bạn nên điều chỉnh chúng. Có thể công việc của bạn là quá khó hay không thích hợp hoặc bạn không biết cách tận dụng thời gian trong suốt cả ngày của mình. Điều nên làm là phải có sự cân bằng thời gian giữa lao động và giải trí. Các công việc hàng ngày nên được vạch kế hoạch kĩ càng và sau đó phải làm theo đúng kế hoạch.
Bận rộn sẽ khiến cho bạn ít khi phải lo lắng bởi vì chúng ta không thể cùng một lúc nghĩ về hai việc khác nhau được. Chúng ta có thể tận dụng những lúc không phải làm việc để cải thiện kiến thức về cuộc sống và mọi thứ xung quanh, để tận hưởng sở thích riêng , để cảm thấy thoải mái và hài lòng.
Có thể sẽ không có nhiều thời gian để vận động đặc biệt khi bạn vẫn còn độc thân nhưng trong một tuần làm việc bận rộn, chẳng nhẽ bạn lại không có vài giờ đồng hồ để làm những gì mình thích hay là đi thư giãn với bạn bè ? Hãy hăng hái lên và nghĩ rằng các nỗ lực của bạn là đáng giá và dành cho một nhiệm vụ cực kì quan trọng và đó là tài sản quý giá nhất của bạn.
Phần lớn chúng ta chỉ sử dụng một phần nhỏ năng lực của mình nhưng thật ra chúng ta có thể làm nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ. Tìm hiểu những cái mới khiến chúng ta có mục đích sống và cảm giác hoàn thành. Hãy đọc những quyển sách không hư cấu để tăng tri thức của bạn về cuộc sống và học hỏi những kĩ năng mới hay cải thiện những kĩ năng bạn đang có. Hãy làm một điều gì đó khác hẳn những gì hàng ngày bạn đang làm.Trong công việc kinh doanh, hãy khởi đầu từ những gì nhỏ nhất và hoàn thành chúng. Điều này sẽ khiến bạn không có cảm giác chán nản ngay từ đầu và có cảm giác cực kì mãn nguyện khi hoàn thành công việc.
Nếu như bạn bị stress quá nhiều trong công việc kinh doanh, hãy dành một ngày trong tuần, một giờ trong ngày để nghỉ ngơi và thư giãn. Bạn có thể đi dạo trong công viên, nghe những bản nhạc yêu thích, đọc tiểu thuyết, làm vườn hay xem ti vi.Tránh việc đọc những tin tức hay xem các trò giải trí mang tính bạo lực. làm gì cũng được nhưng miễn là bạn đừng nên ngồi một chỗ và rầu rĩ là được.
14) Quá khứ
“Chúng ta không nên nghĩ về quá khứ trừ khi nó đem lại những bài học có ích từ những sai lầm hoặc những kinh nghiệm quý giá” (George Washington).
Việc lo lắng về những gì đã xảy ra rồi là một việc hoàn toàn vô ích và lãng phí thời gian bởi vì thực ra lúc đó bạn chẳng thể làm được gì nữa. Hãy coi đó như là một kinh nghiệm khiến bạn trở nên khôn khoan và hoàn thiện hơn. Hãy nhìn lại những gì đã xảy ra (ở mức độ vừa đủ để bạn có kết luận nên làm gì và không làm gì trong tương lai nếu như điều tương tự xảy ra). Sau đó hãy quên chúng hoàn toàn.
“Chúng ta không thể thay đổi những gì xảy ra nhưng tương lai nằm trong tay chúng ta” (Hugh White)
15) Đánh giá
“Chúng ta hiếm khi nghĩ về những gì chúng ta đang có mà chỉ nghĩ về những gì chúng ta thiếu” (Arthur Schopenauer)
Chúng ta sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn nếu như chúng ta không còn phải lo lắng đến việc cố gắng để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Luôn tham vọng nhiều hơn nữa là sự tự chuốc lấy thất bại bởi vì nó khiến chúng ta lúc nào cũng hi vọng và mong chờ hạnh phúc sẽ đến với mình nhưng khi không được như vậy chúng ta cảm thấy thất vọng tràn trề. Như vậy đánh giá như nào là quan trọng? Đủ chứ không phải là hơn !
“Hãy nghĩ tới những gì bạn đang có chứ không phải những gì bạn thiếu. Đối với những gì bạn có, hãy chọn ra những điều tốt nhất và hãy suy nghĩ xem bạn sẽ hăng hái như nào để tìm kiếm chúng nếu như bạn không có chúng?”(Marcus Aurelius).
Có rất nhiều thứ trong cuộc sống để đánh giá, đó là chính bản thân cuộc sống và những điều tự nhiên xung quanh nó. Chúng ta chỉ việc nhìn xung quanh và có đánh giá đúng về chúng mà thôi. Khi bạn đi dạo,chẳng nhẽ bạn không thấy rằng có rất nhiều thứ cho bạn nhìn, nghe và ngửi ? Có rất nhiều thứ cho bạn đánh giá và cảm thấy dễ chịu ? Cây cối và hoa lá, một chú chó nhỏ dễ thương, một đứa trẻ đáng háo hức chơi đùa, những đám mây trên bầu trời…
“Người giàu có nhất là người có những thú vui đơn giản nhất”
16) Lòng tốt
“Đối xử tốt với người khác có nghiã là bạn đối xử tốt với chính mình”(Benjamin Franklin)
Nhiều triết gia và nhà tâm lí học đã tuyên bố rằng có một mối liên hệ quan trọng giữa cảm giác của chúng ta với người khác và cảm xúc của chúng ta. Bằng cách nghĩ đến người khác, chúng ta sẽ không nghĩ đến bản thân và những gì gây lo lắng cho chúng ta nữa. Đó là một điều kì diệu.
“Hàng ngày hãy cư xử tốt. Mỗi một hành động tốt sẽ đem đến nụ cười và sự vui vẻ cho người khác “ (Mohammed).
Giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi sự trả ơn chính là hành động thật sự của lòng tốt. Không chỉ giúp đỡ người khác mà còn chúng ta còn giúp đỡ chính bản thân mình vì lòng tốt sẽ khiến chúng đỡ stress và cảm thấy tốt hơn.
“Nếu như bạn cho vay tiền chắc chắn bạn sẽ không biết chính xác bao giờ mình được hoàn trả nhưng nếu bạn ban tặng lòng tốt, bạn sẽ nhận lại gấp trăm lần như thế” (Saskya Pandita).
17) Nỗi sợ hãi
“Những người lúc nào cũng chỉ biết lo lắng rằng mọi chuyện tồi tệ sẽ xảy ra thì chắng làm được gì’’- Michel de Montaigne (1553 –1592)
Cảm giác sợ hãi làm xáo trộn tâm hồn chúng ta, khiến chúng ta có cảm giác vô dụng, chán nản, mệt mỏi, chán chường. Nó không phải là nguồn gốc của rắc rối nhưng nó là nỗi sợ hãi về những rắc rối có thể xảy ra.
“Những khó khăn hay thậm chí là cái chết không phải là điều sợ hãi nhất mà chính là nỗi sợ hãi về những điều đó’’- Epictetus (55-135)
Chính những lời bình phẩm từ đồng nghiệp hay bạn bè bạn chứng tỏ họ đố kỵ và thiếu tự tin. Họ thậm chí còn hạ nhục người khác để làm vui. Bạn có thể thông cảm, bỏ qua cho họ và vui vẻ trở lại. Ngoài ra, nếu chúng ta biết được họ đã phí thời gian như thế nào để ngồi bình luận chúng ta thì chúng ta càng không nên suy nghĩ quá nhiều về nó.
Sự thiếu tự tin thể hiện một cách rõ ràng nhất trong phản ứng của chúng ta đối với những lời bình phẩm của đồng nghiệp về công việc, sở thích hay thời trang. Họ có thể gây áp lực, làm ta không thoải mái nhưng điều quan trọng là ở chúng ta, ta nên sống sao cho thoải mái nhất. Có đôi khi ta cảm thấy buồn phiền khi một ai đó bình phẩm về mình nhưng cũng có thể ta lại tự hào về bản thân mình, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta.
Bạn có thể loại bỏ cảm giác lo sợ thất bại bằng cách đừng làm gì cả nhưng bạn sẽ chẳng làm được gì hết.
“Để không bị chỉ trích thì hãy đừng làm gì cả, đừng nói gì cả và cũng sẽ chẳng có gì cả’’- Elbert Hubbard (1859-1915)
18)Trách nhiệm
“Tôi làm chủ số phận và tâm hồn của tôi’’- William Henley (1849-1903)
Cuộc sống chỉ thực sự ý nghĩa khi ta sống hết mình. Chúng ta nên đề ra những kế hoạch nhỏ hay lớn rồi thực hiện chúng. Chính những kế hoạch cùng lòng quyết tâm quyết định số phận và đây là trách nhiệm của chúng ta. Khi mọi việc không thành công ta không nên đổ lỗi cho bất kỳ ai bởi nếu ta không thừa nhận khuyết điểm thì sẽ không bao giờ thành công được. Nên xem xét lại hành vi của mình rồi hãy quyết định mọi việc.
“Hãy để con người ấy cải tạo cả thế giới nhưng trước hết họ hãy cải tạo bản thân mình’’- Socrates (trước Công Nguyên)
“Đừng buồn khi bạn không thể chuyển biến người khác như bạn mong muốn bởi chính bạn còn không thể chuyển biến bản thân mình’’- Thomas Kempis (1380-1471)
Chúng ta nên cố gắng đạt được những gì mình muốn, hoàn thành nhiệm vụ và bổn phận của mình. Hãy sống tốt và chân thành. “Dù làm hay không chúng ta đều có trách nhiệm với công việc’’ - Moliere (1622-1673)
Hãy độc lập và làm những gì bạn cho là đúng. Đồng thời có trách nhiệm với việc làm của mình. Tự tin vào bản thân, tưởng tượng như bạn cũng có thể chỉ đạo mọi việc và bạn muốn thay đổi những gì ?
“Chỉ có bản thân bạn mới đem lại cho bạn những gì bạn muốn’’- Ralph Waldo Emerson (1803-1882)
19) Những giá trị
“Cuộc sống giản dị mà thanh thản còn hơn là cuộc sống xa hoa mà xô bồ’’- Aesop (trước Công Nguyên)
Sống ở trên đời chúng ta luôn mơ ước một cuộc sống tốt đẹp hơn và ý thức vươn tới nó lúc nào cũng rất mạnh mẽ. Mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân hay cho gia đình là hoàn toàn chính đáng nhưng chúng ta cần phải biết cân bằng giữa ước mơ và hiện thực. Đâu là động lực, mục tiêu, thời gian nghỉ ngơi cho chúng ta? Rồi những áp lực, căng thẳng, mệt mỏi của hiện tại, tương lai hay sắp tới?
“Giá trị của một vật hay thậm chí là giá trị của cuộc sống đều do đánh đổi, ngay lúc đó hoặc sau này, mà có’’- Henry Thoreau (1817-1862)
Cộng tác và quảng cáo đều nhằm mục tiêu kiếm tiền. Quảng cáo là phương thức truyền đạt thông tin một chiều có sức hấp dẫn ta mua hàng dù ta có cần hay là không cần. Những điều tốt đẹp của cuộc sống là chính bản thân cuộc sống, sự tự do, tình bạn và thiên nhiên. Tất cả những gì chúng ta có được rồi chúng ta cũng phải bỏ lại phía sau.
“Đừng quá tự mãn với những gì mình đạt được đồng thời cũng đừng ghen tỵ với thành công của người khác. Những người thường hay ghen tỵ với người khác không bao gìơ có thể sống thoải mái.
Những ham muốn tầm thường luôn tìm cơ hội len lỏi vào đầu óc chúng ta. Nếu bạn muốn sống một cuộc sống yên bình việc đầu tiên là gạt bỏ những suy nghĩ tầm thường đó’’ - Đức Phật (trước Công Nguyên)
Chúng ta ngày càng lầm tưởng về các giá trị vật chất, như thành công, mà quên mất các giá trị đích thực của cuộc sống.
“Những người không biết quý trọng những gì mình đang có sẽ không bao giờ hạnh phúc dù họ có là vua của muôn loài’’- Epicurus ( trước Công Nguyên)
Tiền rất quan trọng song không nên quá đề cao vai trò của nó. Tiêu tiền đúng mức ta sẽ không bao giờ phải quá lo lắng về nó, bởi vậy nên “Chi tiêu hợp lý bởi chỉ một kẽ nứt nhỏ thôi cũng có thể làm chìm cả con thuyền lớn’’- Ben Franklin (1706-1790)
20) Sự căng thẳng
“Đây là căn bệnh kỳ lạ gây ra cảm giác căng thẳng và mâu thuẫn của cuộc sống hiện đại’’ - Matthew Arnold (1822-1888)
Căng thẳng là căn bệnh thường gặp hiện nay bởi hầu hết chúng ta đều phải đi nhiều nơi, làm việc với cường độ cao mà không được nghỉ ngơi. Để tránh tình trạng này chúng ta có thể điều chỉnh lại công việc hay các kế hoạch của mình. Nếu được hãy loại bỏ những công việc không cần thiết, làm như vậy có thể giảm bớt căng thẳng. Hãy sống thật thoải mái như thế sẽ tốt cho sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và tận hưởng được cuộc sống.
Hãy làm vui lòng mọi người bằng cách giúp đỡ, sống chan hoà và luôn luôn mỉm cười. Như thế sẽ thoải mái hơn rất nhiều khi cứ phải cố gắng gây ấn tượng với người khác hay cố tỏ ra là một người hoàn hảo. Thật là tuỵêt vời khi quan tâm, giúp đỡ mọi người, đặc biệt là khi nó hoàn toàn xuất phát từ chính đáy lòng bạn và không hề vụ lợi.
Bạn có thể giảm căng thẳng bằng cách tưởng tượng như là mình đang ở một nơi yên bình, thoáng đãng, êm dịu và hoàn toàn thanh thản. Mường tượng về nó thật sống động và duy trì cảm giác này. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng trí tưởng tưởng của mình để giảm căng thẳng theo nhiều cách ví dụ như: nằm trong bồn tắm hay tắm dưới vòi hoa sen để cho mọi buồn phiền, căng thẳng và lo âu trôi theo dòng nước tan biến đi.
Khi cảm thấy lo lắng, căng thẳng ngay lập tức ban hãy cố gắng thả lỏng cơ thể, suy nghĩ về những việc nhẹ nhàng, đơn giản, những việc riêng hay như những ưu điểm của mình,những niềm vui. Hãy quan tâm đến mọi người và tận hưởng cuộc sống. Quan sát, lắng nghe và cảm nhận thiên nhiên muôn mầu, vô tận quanh bạn.
sưu tầm internet