Ðề: Nền giáo dục Mỹ
Hệ Thống Giáo Dục/ Trường Công Ở Mỹ
Từ sơ sinh: Chăm sóc & hướng dẫn được cung cấp cho những trường hợp đặc biệt cần giúp đỡ
Từ cỡ 15 tháng tuổi - ngày cuối cùng của 2 tuổi: Được cung cấp miễn phí cho những trường hợp chậm nói, chậm phát triển sau khi hồ sơ đã được thẩm định; học tại nhà có người tới dạy, hoặc chở con em tới trung tâm dạy .
1. Mẫu Giáo Nhỏ (Pre-K): Từ 3 tuổi - ngày cuối cùng của 4 tuổi
- Chậm phát triển : Học tiếp chương trình biên soạn riêng; phải học ở trường Mẫu Giáo; có xe bus đưa đón tận nhà miễn phí nếu muốn .
- Phát triển bình thường : chỉ miễn phí cho gđ có lợi tức thấp . Lợi tức cao muốn học phải trả tiền .
2. Mẫu Giáo Lớn (Kindergarten): Từ 5 tuổi - 6 tuổi: Con em lứa tuổi này theo luật phải được đến trường; hoàn toàn miễn phí cho mọi lợi tức .
3. Phổ Thông Cơ Sở Cấp I, II (Elementary School): Từ 6 tuổi - 14 tuổi
Tùy theo trường địa phương lớn nhỏ; nếu nhỏ thì phải chuyển trường khi học xong lớp cuối .
Đa số chia thành 2 cấp:
- Cấp I: Lớp 1-5
- Cấp II: Lớp 5-8
Học sinh tùy theo độ tuổi sẽ được xếp lớp tương ứng .
4. Phổ Thông Trung Học (High School; Đậu = High School Diploma): Từ 14/15 tuổi - 18 tuổi
Lớp 9-12.
Cách sắp xếp chương trình học có hơi khác với VN. Họ "khoán" trong vòng 4 năm học sinh phải đậu những lớp họ yêu cầu, không phải từng năm một .
Thí dụ :
- Phần Anh Văn : cần xxx điểm từ những lớp sau
a. Lớp AV1
b. Lớp AV2
c. Lớp AV3
- Phần Toán : cần yyy điểm từ những lớp sau
a. Lớp T1
b. Lớp T2
c. Lớp T3
d. Lớp T4
- Phần Khoa Học :
a. Lớp KH1
b. Lớp SV1
c. Lớp VL1
.....
.....
Tùy cách sắp xếp lớp học sao cho thích hợp, để môn dễ và môn khó được chia đều trong 4 năm . Không cần phần nào xong trước xong sau; tuy nhiên, những môn học như Anh Văn, Toán ... thì phải đi từ trình độ lớp dễ đến lớp khó theo thứ tự . Học sinh đạt đủ yêu cầu của từng phần là đủ điểm ra trường .
Các bậc lớp 9, 10, 11 hay 12 chỉ là những "cái mã" bề ngoài. Học sinh lớp 9 học chung học sinh lớp 12 do đó là chuyện bình thường , vì họ phải luân phiên học theo phần .
Mấy em hoặc mấy bậc phụ huynh có con em rơi vào khoảng này không cần phải băn khoăn giữa lớp 9 hay lớp 10, hoặc học xong 11 có nên học lại 11 hay không ...
Ở PTTH này, người hướng dẫn của trường sẽ sắp xếp lớp thích hợp cho mấy em theo từng năm, từng học kỳ .
Nếu bị rớt lớp nào, học sinh phải học hè hoặc học thêm ngoài giờ trong mùa học ở "trường bổ túc văn hóa" (dành cho người lớn đi học PTTH) để đủ điểm ra trường .
Nếu đủ 18 tuổi, niên học kết thúc mà vẫn chưa hoàn thành những tín chỉ thì coi như không tốt nghiệp PTTH được . Rơi vào trường hợp này thì nên hỏi trường để tiếp tục học ở trường người lớn nếu muốn lấy bằng PTTH. Nếu thấy có khả năng học cao hơn (đậu bằng ĐH sau này), không cần thiết phải hoàn tất PTTH .
5. ĐH 2 năm (Đậu = Associate Degree): Trên 18 tuổi, ai cũng vào học được
Không biết vùng khác sao, chứ vùng Little SG, Nam California, không cần bằng PTTH. Ai trên 18 đều xin học được hết .
Khi vào học phải làm 1 bài test để họ kiểm tra trình độ Anh ngữ và Toán của mình để giúp mình lấy lớp thích hợp .
Chương trình học được chia theo trình tự như ở PTTH; tuy nhiên, mình phải tự xếp lớp cho mình . Người hướng dẫn của trường sẽ giúp mình ý kiến khi mình hỏi họ .
Phải cư ngụ tại tiểu bang của trường 1 năm mới được học phí của địa phương, còn không sẽ mắc hơn rất nhiều .
Có thể xin trợ cấp, vay tiền nếu có lợi tức thấp .
Có thể học để lấy chứng chỉ ra hành nghề, hoặc bằng cấp ĐH 2 năm, hoặc chỉ học những lớp cần & đủ điểm để chuyển lên ĐH 4 năm, hoặc nếu giỏi có thể xin vào trường chuyên ngành như Dược, Nha, Nhãn, Y ....
Có thể kéo dài bao lâu tùy ý, không giới hạn tuổi như ở PTTH.
Thầy & trò ở VN, qua Mỹ học chung lớp không có gì lạ .
6. ĐH 4 năm (Đậu = Bachelor Degree = Tiến Sĩ): Phải đủ điều kiện cần mới được nhập học; thí dụ như học giỏi được chuyển từ PTTH lên, hoặc chuyển tiếp từ ĐH 2 năm, hoặc có tín chỉ / bằng cấp tương đương .
Cách thức học tương tự như ĐH 2 năm nhưng khó hơn, đi sâu hơn .
Học xong có thể đi làm, hoặc xin vào trường chuyên ngành, hoặc đi dạy (cần thêm 1 số tín chỉ dạy học) từ PTTH đổ xuống, hoặc học thêm ra Thạc Sĩ.
7. Thêm khoảng 2 năm nữa (Đậu = Master Degree = Thạc Sĩ):
Tương tự như ĐH 4 năm nhưng khó hơn, đi sâu hơn, trình độ cao hơn.
Học xong có thể đi làm, hoặc xin vào trường chuyên ngành, hoặc đi dạy (cần thêm 1 số tín chỉ dạy học) từ ĐH 2 năm đổ xuống, hoặc học thêm ra Bác Sĩ.
Đa số những lớp trong chương trình học tập trung vô ngành học, ít cần những lớp kiến thức chung như Sinh, Sử, Địa ...
Có thể học chung trường ĐH 4 năm nếu trường có chương trình dạy (đa số là có).
Học ra bằng Thạc Sĩ nhưng chưa có kinh nghiệm thực tập thì xin việc hơi gay .
8. Không biết trên Thạc Sĩ rồi tới bằng gì , mình gọi đại bằng Bác Sĩ. Đậu = Doctor of Philosophy
Mình không rành chương trình học này, nghĩ đại khái là học chuyên tâm về ngành đã chọn, thường bao gồm thực hành, nghiên cứu & sáng chế .
Học xong có thể đi làm, hoặc xin vào trường chuyên ngành, hoặc đi dạy (cần thêm 1 số tín chỉ dạy học) từ ĐH 4 năm đổ xuống.
Chưa có kinh nghiệm thực tập thì xin việc hơi gian nan .