Ông ấy là cha tôi

#1
Lá thư dưới đây là của một người nào đó để lại trong khu điều trị ngoại trú của một bệnh viện lớn. Mặc dù, không biết tác giả của bức thư là ai nhưng nội dung bức thư có liên quan đến tất cả những ai làm trong ngành y tế. Do đó, tôi muốn đăng tải nội dung bức thư này lên các phương tiện thông tin để cho mọi người cùng đọc. Lá thư ấy viết thế này:

“Kính gửi đến tất cả bác sĩ, nhân viên của bệnh viện.

Khi quý vị cầm bảng theo dõi tình trạng bệnh tật và ghi lại chiếc thẻ bảo hiểm y tế, tôi hy vọng quý vị sẽ nhớ đến những gì tôi sắp nói dưới đây.

Ngày hôm qua, tôi đã ở lại cả ngày trong bệnh viện của quý vị cùng với bố mẹ tôi. Chúng tôi chẳng biết nên phải làm gì, đi đâu trong cái bệnh viện này vì chúng tôi chưa hề đến đây lần nào cả, cũng như chúng tôi chưa một lần đọc sách hay học về những gì mà quý vị đã từng được học, được biết trong ngành y học.

Tôi đã quan sát cả ngày hôm qua khi cha tôi được quý vị chẩn đoán, rồi được phát một tờ phiếu ghi thông tin cá nhân, một tờ phiếu ghi số của ca bệnh, và sau cùng được chuyển sang phần điều trị “từ thiện” vì cha tôi không có thẻ bảo hiểm y tế.

Tôi cũng nhìn thấy một người đàn ông ốm yếu đứng xếp hàng phía sau chúng tôi. Ông ta đã chờ đợi ròng rã năm tiếng đồng hồ mới được vào khám và lết qua hết một dãy hệ thống phòng ban lằng nhằng để khám tim, khám phổi, khám tai mũi, siêu âm… rồi đến lượt giáp mặt với những y tá mặt mày cau có, và đối xử với ông ta như thể ông ta chẳng có một chút nhân phẩm hay tư cách gì cả. Tôi thật sự sững sờ khi thấy các nhân viên ở đây gần như thẳng thừng nạt nộ và gạt phắt đi khi bệnh nhân đưa nhầm mẫu đơn hay viết sai một thông tin nào đó, hay vô tư bình phẩm các ca bệnh trước những bệnh nhân đang đứng chờ đợi, hoặc hồn nhiên bảo rằng đã đến giờ ăn trưa và bảo các bệnh nhân ráng chờ đến giờ làm việc buổi chiều.

Bố tôi là một bệnh nhân không có bảo hiểm y tế, hồ sơ bệnh tình của bố tôi cũng để lẫn lộn trong đống hồ sơ nằm trên bàn làm việc, và bố tôi cũng bị các nhân viên y tế hỏi như kiểu tra hỏi. Có thể dưới con mắt của quý vị, bố tôi là một con bệnh tội nghiệp, yếu ớt, đang cần sự giúp đỡ và tùy thuộc vào khả năng điều trị của quý vị.

Thật ra, không hẳn là như thế! Các vị có biết không, người đàn ông tầm thường kia đã có hơn 40 năm lao động lành nghề trong một xưởng gỗ công nghiệp, có một người vợ tuyệt vời, nuôi bốn đứa con trưởng thành và có năm đứa cháu nội ngoại ngoan ngoãn. Ông luôn là người chồng, người cha, người ông đáng kính đối với tất thảy vợ, con và cháu của mình. Người đàn ông này có tất cả những phẩm chất mà một người cha cần có - bản lĩnh và cứng rắn, nhưng cũng rất dịu dàng, có phần hơi chân chất của một người đàn ông chỉ biết làm để cho vợ con được sống đầy đủ và ấm no, đồng thời được bạn bè, người cùng độ tuổi nể trọng, yêu quý.

Người đàn ông đó chính là cha tôi và là người đã nuôi nấng, dạy dỗ tôi hằng ngày. Người đã cho tôi những lời khuyên khôn ngoan, những lời an ủi chân thành mỗi khi tôi gặp khó khăn, trắc trở trên đường đời. Sau đó, người đã dựng vợ gả chồng cho tôi, rồi tiếp tục trông hộ các con tôi từ khi chúng mới sinh ra. Người mà cứ mỗi tháng đã đưa hết số lương bổng của mình cho vợ con, chứ chẳng hề dành lại một phần nhỏ nào dù chỉ bằng 1/100 số tiền người đã làm ra - để mua một tấm thẻ bảo hiểm y tế phòng khi ngã bệnh.

Giờ đây, chúng tôi được biết chẳng bao lâu nữa căn bệnh ung thư sẽ mang người đàn ông mà chúng tôi thương yêu nhất ra đi mãi mãi. Các vị đừng cho rằng đây chỉ là một trò kể lể của một người con đang đau khổ tuyệt vọng vì sắp mất đi người thân. Nhưng nếu có như vậy thì tôi cũng không phản đối. Tuy nhiên, tôi buộc mọi người không được bỏ qua những gì tôi vừa trình bày trên. Không bao giờ được làm ngơ trước những con người đang mang trong mình một mầm mống bệnh tật nào đó. Cũng không bao giờ được làm ngơ trước một tấm phiếu ghi số của bất cứ bệnh nhân nào vì đằng sau mỗi tấm phiếu là tượng trưng cho một con người có đầy đủ các trạng thái cảm xúc tình cảm, quá trình lao động đầy trách nhiệm và một cuộc đời trải nghiệm vô số những vị đắng cay ngọt bùi. Do thế, từ bất cứ góc độ nào đi nữa, các vị cũng không được làm ngơ, bởi vì quý vị là các con người hiện thân cho sự sống, cứu vớt sự sống.

Tôi mong sao các vị sẽ đón tiếp bệnh nhân mới trước quầy với một nụ cười hay một lời thăm hỏi tử tế, vì bệnh nhân đó có thể là cha, là chồng, là vợ, là mẹ, là con của một ai đó, hay chỉ đơn giản là bệnh nhân - cũng là một con người - giống như chính các vị vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

chieugio

Thành viên mới
#2
Ðề: Ông ấy là cha tôi

Lương y là từ mẫu hay là mẹ ghẻ?

Cụm từ “lương y như từ mẫu” nên hiểu thế nào cho đúng nghĩa nhất, một câu hỏi mà người ta thường phải nói “chệch chuẩn” sang một cụm từ khác không lấy gì làm vẻ vang.

Còn rất nhiều người trông chờ sự sống ở những người khoác áo blue trắng. Và chúng tôi, những người dân đen chỉ biết chúi mình trên đồng ruộng, trên những chặng đường gian lao để kiếm sống sẽ không bao giờ quên công ơn đó. Chúng tôi chỉ biết thể hiện lòng cảm tạ của mình đến các anh ở con em chúng tôi, rằng: Hãy theo gót chân các anh, để xây dựng cái nghề cao quý đó. “Lương y như từ mẫu”... đừng để chúng tôi phải hỏi nhau rằng: Lương y có là từ mẫu không, hay phải nói “chệch chuẩn” sang một cụm từ khác và không lấy gì làm tự hào cho lắm nếu không muốn nói là hổ thẹn với lương tâm mình.

Trong thời gian gần đây, dư luận rất chú ý đến vấn đề “Ngành y có tắc trách?” đăng trên một số báo. Tôi cũng là một trong những người rất quan tâm đến vấn đề này. Tôi muốn biết tường minh cụm từ “lương y như từ mẫu” nên hiểu thế nào cho đúng nghĩa nhất, một câu hỏi mà người ta thường phải nói “chệch chuẩn” sang một cụm từ khác không lấy gì làm vẻ vang.

Bắt đầu là từ câu chuyện khi tôi 18 tuổi. Tôi có cậu bạn thân học rất giỏi. Ước mơ của bạn là sau này được cầm súng bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Nhưng đến ngày gần thi, bố bạn đột ngột qua đời mà nguyên nhân do sự chậm trễ của bác sĩ. Nỗi đau ấy đã thay đổi quyết định của bạn. Bạn quyết định thi Y. “Tớ không dám hứa trở thành bác sĩ giỏi, nhưng tớ hứa sẽ là một bác sĩ tốt. Vì linh hồn bố tớ, vì sự sống của người bệnh”, bạn tôi nói.

Tôi nắm tay, chúc cho bạn hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của một người khoác áo blue trắng. Một ngày, tôi gặp bạn sau một ca trực, khuôn mặt bạn bơ phờ, đôi mắt của bạn sưng húp. Tôi lo lắng hỏi bạn bị làm sao. Bạn bảo: Tối qua thức trắng đêm vì một ca bị tai nạn, tớ đã nỗ lực hết mình mà không thể cứu nổi, thấy mình bất tài và vô dụng quá”. Bạn khóc. Tôi động viên bạn: “Còn rất nhiều người bệnh chờ bạn phía trước, hãy làm hết mình vì sự sống con người.

Bệnh nhân đó không thể cứu được chứ không phải mình không làm hết sức mình. Đừng buồn, hãy cố gắng lên!”. Bạn nắm chặt tay tôi, nước mắt vẫn chảy. Nỗi đau của một người bác sĩ, giọt nước mắt của một người khoác áo blue trắng làm tôi không thể không khóc theo, bởi giọt nước mắt ấy là niềm hi vọng cho bao sự sống.

Đợt sốt xuất huyết vừa rồi, tôi có người thân nằm ở bệnh viện X.P, nằm ở phòng 5, khoa nội II, tầng 2. Đó là một căn phòng cạnh buồng vệ sinh. Suy nghĩ của tôi khi lần đầu tiên đặt chân vào buồng bệnh là nằm buồng này không ốm thì cũng ốm, mà người bị ốm thì càng thêm nặng. Tôi hiểu, bệnh viện quá tải nên không thể làm gì hơn được và cũng không có quyền gì để trách vì “cha chung không ai khóc”.

Khi đó, tôi chỉ thấy thương những người đang nằm trong căn buồng này cùng với một điều ước nhỏ nhoi “không ngửi mùi khai nồng của nhà vệ sinh bốc lên mỗi lần mở cửa”. Hàng ngày, đúng quy định, bác sĩ đến tiêm thuốc và không bao giờ “cố ý thiên vị” những ca bệnh có dấu hiệu suy giảm mạnh. Vào viện, tôi và gia đình luôn nghĩ rằng, nếu tình hình bệnh nhân xấu đi thì bác sĩ sẽ báo cho người nhà biết. Vì thế, chúng tôi cứ yên tâm chăm sóc người bệnh, mà có “lẽo đẽo” theo bác sĩ hỏi thì cũng bị bác sĩ quát vì tội “làm phiền”.

Khi người thân của tôi chảy máu răng, chảy máu mũi, tôi đi hỏi bác sĩ, hỏi đến ba lần và thậm chí phải “xẵng giọng” mới được gọi lên nói chuyện. Kết luận của bác sĩ là tình trạng đang dần nguy kịch, sáng mai 6h sẽ cho xét nghiệm tiểu cầu và nếu hạ quá sẽ cho truyền tiểu cầu. Đến 6 giờ sáng, tôi chờ không thấy, chạy đi hỏi thì họ bảo đang phải làm cho bệnh nhân khác. Đến 8 giờ, người thân tôi mới được lấy máu xét nghiệm. Cũng không biết do không may mắn hay sao mà trong khi ai cũng có kết quả xét nghiệm, riêng người thân của tôi thì không. Đến 10 giờ sáng, bác sĩ vào lấy máu lần hai với câu trả lời: Kết quả hồi sáng bị thất lạc (!?)

Thú thật, khi đấy, tôi không thể lý giải nổi tại sao. Tôi làm ở một cơ quan nhà nước với một nguyên tắc: Không được thất lạc một công văn, tờ trình, nếu không sẽ bị kỷ luật. Còn ở đây, liên quan đến tính mạng con người mà sao lại để thất lạc? Mạng người cũng chỉ như quả bóng, không bằng một tờ công văn hay sao? Tôi không thể có câu trả lời vì “không ai hơi sức đâu đi lý giải việc này”.

Đến 6 giờ chiều, chúng tôi nhận được kết quả và… quyết định chuyển viện vì tình hình đã nguy kịch. Sau đợt này, người ta bảo tôi rằng tại gia đình tôi không đưa “phong bì” sớm. Tôi thì luôn nghĩ: vào viện thì mạng sống do bác sĩ quyết định và là trách nhiệm của bác sĩ, còn cảm ơn thì sẽ đền đáp sau, không ai quên ơn ân nhân của mình. Nhưng sau đợt này, tôi đã bắt đầu thẩm thấu dần khái niệm “vào viện việc đầu tiên là… tiền đâu”.

Lần khác, tôi lại phải đưa người thân vào bệnh viện BM, Khoa hồi sức cấp cứu. Người ta lại bảo tôi “việc đầu tiên là…”, tôi chạy đi tìm bác sĩ. Lần này, tôi bị bác sĩ mắng và bảo với tôi rằng, đây là trách nhiệm của bác sĩ, cứu người là nhiệm vụ của những người khoác áo blue trắng. Họ mắng mà tôi sung sướng, hạnh phúc vì niềm tin ở “lương y như từ mẫu” lại bừng cháy trong tôi. Tôi hiểu, những người bác sĩ chân chính, việc đầu tiên của họ chính là lương tâm. Niềm tin của tôi được phần nào củng cố. Tôi lại hi vọng, lại ao ước Việt Nam có nhiều thầy thuốc như Hải Thượng Lãn Ông (danh y Lê Hữu Trác).

Hôm nay, lần lượt đọc lại trên các trang báo về vấn đề “bác sĩ có tắc trách?”, trong bài báo “Bệnh viện Xanh Pôn vẫn chưa trả lời” (đăng trên báo Lao động số 273 ra ngày 1/12/2009), có viết: “Bà Ý Nhi – Giám đốc BV Xanh Pôn - cho biết, bệnh nhân được chẩn đoán là mắc sốt xuất huyết dengue độ 2, tiểu cầu giảm có chỉ định truyền tiểu cầu, khi truyền tiểu cầu đã bị sốc phản vệ, kíp trực đã cấp cứu và xử lý theo đúng quy định…”. Thế nào là đúng quy định?

Đúng quy định là đến giờ lên tiêm thuốc cho bệnh nhân xong rồi về? Bệnh nhân đến lúc nguy kịch thì mới “hạ màn” để cấp cứu và khi cảm thấy bệnh nhân không sống được thì “bóp bóng” để thể hiện cái lương tâm của bác sĩ? Là vào viện phải có tiền mới cho nhập viện còn không thì thôi?... Hàng loạt câu hỏi đặt ra trong đầu tôi từ cái quy định của lời bà Giám đốc trên. Tôi không thể giải thích, tôi không thể hiểu. Có lẽ quy định của bệnh viện nó mang màu khác biệt, nó mang nét đặc trưng riêng mà chỉ người trong nghề mới hiểu được. Có lẽ quy định của bệnh viện thời nay khác với cái khẩu hiệu “lương y như từ mẫu” từ ngàn xưa?

Tôi chợt chạnh buồn. Có người bảo với tôi rằng “vì miếng cơm manh áo” nên họ phải thế. Tôi chợt hỏi, nếu thực sự vì miếng cơm manh áo, tại sao họ không chọn con đường kinh doanh, làm kinh tế hay một nghề nào khác, mà lại phải “kiếm chác” trên sự sống những người bệnh? Lại một khoảng không sau dấu chấm hỏi của tôi.

Đọc bài báo “Sở Y tế Hà Nội phân bua: "Không đá bóng trách nhiệm” (đăng trên báo Kinh tế nông thôn, số ra ngày 1/12/2009), tôi lại cảm thấy đau lòng. Trái bóng ở đây không phải chỉ người bệnh lăn đi lăn lại từ phòng này sang phòng khác, viện này qua viện khác nữa mà còn là cái bóng trách nhiệm của những người “lương y như từ mẫu”. Những người nhà bệnh nhân xấu số đang gắn cho người đã mất với cụm từ “âu cũng là cái số” để lấy lại niềm tin, lấy lại thăng bằng vì cái chết thương tâm mà đáng ra chưa đáng chết của người thân mình. Còn những người bác sĩ, họ làm gì, nghĩ gì sau những cái chết “tức tưởi” ấy?

Còn rất nhiều người trông chờ sự sống ở những người khoác áo blue trắng. Và chúng tôi, những người “dân đen” không bao giờ quên công ơn đó. Chúng tôi chỉ biết chúi mình trên đồng ruộng, trên những chặng đường gian lao để kiếm sống. Chúng tôi không thể đến tận nhà để cảm ơn bác sĩ, chúng tôi chỉ biết thể hiện lòng cảm tạ của mình đến các anh ở con em chúng tôi, rằng: Hãy theo gót chân các anh. “Lương y như từ mẫu”, hãy nối tiếp các anh xây dựng cái nghề đầy vẻ vang và cao quý ấy. Đừng để chúng tôi phải hỏi nhau rằng: Lương y có là từ mẫu không, hay phải nói “chệch chuẩn” sang một cụm từ khác và không lấy gì làm tự hào cho lắm nếu không muốn nói là hổ thẹn với lương tâm mình.

Gửi những người blue trắng cả sự biết ơn sâu sắc và cả những trăn trở của lòng mình.
Nguồn : http://tuanvietnam.net
 
Chỉnh sửa cuối:

orion_tuan

Thành viên tích cực
#3
Ðề: Ông ấy là cha tôi

Cuộc sống này người ta quá coi trọng đồng tiền và họ là ngươi vô tình vô lương tâm. Họ vô tình bởi xã hội nhựng họ cũng có tội. Cái tội là điều tốt không học lại đi học điều xấu.
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn mới là con cháu người Việt.
 

chieugio

Thành viên mới
#4
Ðề: Ông ấy là cha tôi

Oh yes....Bác nói chí lý thiệt
Vô tình dến mức độ tàn nhẩn , Tàn nhẩn đên mức nói cũng vô tiền.
Chung quy cũng là < Tại >
Tại thời ,tại thê' ,tại Thiên............Tại NAY mọi thứ đong đo bằng Tiền