Một chiếc xe cảnh sát dừng lại trước nhà một bà cụ. Chồng bà từ trên xe bước xuống. Nhân viên cảnh sát lịch sự giải thích rằng “cụ ông” bị lạc trong công viên và không thể tìm được đường về nhà.
“Sao lại có chuyện đó được?” bà cụ nói. “Ông đi tới công viên đó suốt ba mươi năm rồi mà! Làm sao lại lạc đường được?”
Ghé sát tai bà để viên cảnh sát không nghe thấy, ông cụ thì thầm: “Tôi đâu có đi lạc – tại tôi thấy mệt quá nên không muốn đi bộ về nhà thôi”.
Thân thể chúng ta sẽ trở nên lười biếng hơn khi chúng ta lớn tuổi. Một ông cụ có lần bình luận: “Tôi đã đến cái tuổi mà những cái răng còn lại trong miệng và lục phủ ngũ tạng trong người đã hết hạn bảo hành rồi”.
Nhưng tôi thấy thích tinh thần của cụ Charles Marowitz: “Tuổi già giống như leo núi vậy,” ông nói, “Càng leo lên cao, bạn càng mệt và hụt hơi nhưng tầm nhìn của bạn rộng hơn nhiều”.
Trên đỉnh núi, người ta nhìn thấy thế giới rõ hơn. Từ bên trên ta có thể thấy những khác biệt chia rẽ con người. Ta có thể thấy rõ hơn những tổn thương nhỏ nhặt và sự mong manh của con người.
Trên đỉnh núi, người ta nhìn xa hơn về quá khứ và vì vậy có thể hiểu rõ hơn về tương lai.
Trên đỉnh núi, người ta có thể nhìn xuống những đám mây đen buồn thảm, tuyệt vọng và sợ hãi và nhận ra rằng chúng không đến nỗi quá lớn hoặc ghê gớm như ta thường vẫn nghĩ. Và cũng thấy rõ là cho dù chúng có u ám đến mấy, chúng rồi cũng sẽ bay đi.
George Bernard Shaw nói: “Một vài ông, bà cụ ở tuổi bảy mươi xem ra tinh thần lại trẻ trung hơn đa số các chàng, nàng ở tuổi mười bảy”. Tôi cho rằng có lẽ đó là do nhãn quan của họ rộng lớn hơn.
Phải mất cả đời người mới leo được lên đỉnh núi, nhưng với tôi, quang cảnh trông thấy cũng xứng đáng cho chuyến đi dài này.
“Sao lại có chuyện đó được?” bà cụ nói. “Ông đi tới công viên đó suốt ba mươi năm rồi mà! Làm sao lại lạc đường được?”
Ghé sát tai bà để viên cảnh sát không nghe thấy, ông cụ thì thầm: “Tôi đâu có đi lạc – tại tôi thấy mệt quá nên không muốn đi bộ về nhà thôi”.
Thân thể chúng ta sẽ trở nên lười biếng hơn khi chúng ta lớn tuổi. Một ông cụ có lần bình luận: “Tôi đã đến cái tuổi mà những cái răng còn lại trong miệng và lục phủ ngũ tạng trong người đã hết hạn bảo hành rồi”.
Nhưng tôi thấy thích tinh thần của cụ Charles Marowitz: “Tuổi già giống như leo núi vậy,” ông nói, “Càng leo lên cao, bạn càng mệt và hụt hơi nhưng tầm nhìn của bạn rộng hơn nhiều”.
Trên đỉnh núi, người ta nhìn thấy thế giới rõ hơn. Từ bên trên ta có thể thấy những khác biệt chia rẽ con người. Ta có thể thấy rõ hơn những tổn thương nhỏ nhặt và sự mong manh của con người.
Trên đỉnh núi, người ta nhìn xa hơn về quá khứ và vì vậy có thể hiểu rõ hơn về tương lai.
Trên đỉnh núi, người ta có thể nhìn xuống những đám mây đen buồn thảm, tuyệt vọng và sợ hãi và nhận ra rằng chúng không đến nỗi quá lớn hoặc ghê gớm như ta thường vẫn nghĩ. Và cũng thấy rõ là cho dù chúng có u ám đến mấy, chúng rồi cũng sẽ bay đi.
George Bernard Shaw nói: “Một vài ông, bà cụ ở tuổi bảy mươi xem ra tinh thần lại trẻ trung hơn đa số các chàng, nàng ở tuổi mười bảy”. Tôi cho rằng có lẽ đó là do nhãn quan của họ rộng lớn hơn.
Phải mất cả đời người mới leo được lên đỉnh núi, nhưng với tôi, quang cảnh trông thấy cũng xứng đáng cho chuyến đi dài này.