Đừng bao giờ đếm các ân huệ mình được hưởng.
Phải làm sao cho những ân huệ đó có giá trị.
Phải làm sao cho những ân huệ đó có giá trị.
Hôm đó là ngày 14 tháng 4 năm 1912, một màu đen tang tóc bao phủ lấy mặt biển lạnh giá. Con tàu Titanic vĩ đại nhất thế giới đã tông vào tảng băng trôi trong vùng biển băng giá Đại Tây Dương. Vài giờ sau đó, nó đã chìm vào lòng biển sâu.
Trên chiếc xuồng cứu hộ còn một chỗ dành sẵn cho một người phụ nữ. Vừa định ngồi xuống thì bà này chợt hỏi là có thể chờ bà quay vào thư viện lấy một thứ đồ dùng được không. Người ta cho bà ba phút.
Bà ta chạy ngang qua hành lang của con tàu đang nghiêng dần. Khi băng qua phòng khách, bà nhìn thấy một xâu chuỗi ngọc ai đó đánh rơi trên sàn tàu trong cơn vội vã. Một tài sản lớn đang nằm ngay tầm tay.
Nhưng bà đã bỏ qua xâu chuỗi, chạy thẳng đến thư viện, chộp lấy một cuốn kinh thánh và nhanh chóng quay trở lại xuồng cứu hộ.
Có thể vào một lúc khác, hẳn bà ta sẽ không do dự cầm ngay xâu chuỗi. Nhưng ở ranh giới giữa sự sống và cái chết, những thứ giá trị đột nhiên trở nên tầm thường và có những thứ tầm thường bỗng trở nên vô cùng quý giá.
Đáng buồn rằng phải đến khi xảy ra tai nạn, đứng kề bên ranh giới của cái chết người ta mới chịu thay đổi thứ tự ưu tiên của mọi vật. Nhưng sẽ là một tai họa lớn hơn nếu chúng ta không bao giờ khám phá được thứ gì thật sự có giá trị.
(Sự giàu có tâm hồn – Steve Goodier)