Hai thằng bé nhà này sang Mỹ từ 2-3 tuổi. Ở đây 5 năm, chúng hoàn toàn là Mỹ con. Hỏi Hà nội ở đâu “I don’t know – Chịu”. Nhớ ông bà không, “Who are they? – Biết là ai”. Ninh Bình ở đâu, “God knows – Chúa biết”.
Giơ roi định đánh, chúng cầm điện thoại gọi 911 và dọa lại “Police will arrest you… Cảnh sát đến bắt bố mẹ đi”.
Cô bạn tên Bình tới chơi, mẹ nhắc con “Chào cô Bình đi”. Chúng ngoan ngoãn như cái máy “Chào cô Bình đi” vì hiểu “cô Bình đi” là một cái tên.
Đương nhiên không phải con cháu nào cũng thế, nhưng đó cũng là một thực tế “rơi nước mắt” của nhà HM.
“Cu” và “Lờ”
Mấy tuần nay, dân ta hân hoan vì mấy anh gốc Việt thành đạt nơi xứ người. Anh Quê Choa sướng quá gọi họ là “cu” và “lờ”.
Philipp Roesler là người gốc Việt đầu tiên làm bộ trưởng trong nội các Đức. Tiếp theo, Lê Nam ở Úc được giải thưởng văn học hàng trăm ngàn đô. Gần đây, Lê Bá Hùng ở Mỹ, chỉ huy trưởng tàu khu trục USS Lassen, tàu này thuộc đệ thất hạm đội Hoa Kỳ, đã cập cảng Đà Nẵng.
Có vui không? Quá vui. Họ rất giỏi, đất nào sinh ra cây nấy mà. Nhưng có phải con Lạc cháu Hồng không? Câu này thì phải nghĩ thêm cái đã.
Gọi là con “Lạc” rất đúng vì cả ba đều “lạc”. Anh “Lờ” Roesler “lạc” nước lúc 8 tháng, anh Hùng “lạc” quê hương khi năm tuổi, còn Lê Nam “lạc” khi nào không nhớ.
Nhưng “cháu Hồng” thì nên xem lại chút. Nhiều anh tiếng Việt bập bẹ bằng đứa lên 3. Chả biết ăn rau muống, hỏi Việt Nam nằm ở đâu có khi ú ớ. Giống hai thằng cu nhà này, ngửi mắm tôm là bịt mũi. Về quê thấy chó, chạy theo ôm, để rồi bị cắn và phải tiêm phòng dại.
Có blogger còn đùa là cánh này không qua trường lớp chính trị, không có tổ chức nào giới thiệu, lý lịch có vấn đề, không thuộc lớp đào tạo nguồn. Tư bản có nòi, chả “hồng” mà cũng không “chuyên”, có khi thuộc loại “đen” kịt.
Đi thi để trở thành công dân Mỹ có câu hỏi “cài” rất Mỹ “Quí vị là người Việt, nhưng khi có quốc tịch Mỹ, chiến tranh Mỹ Việt xảy ra, có bắn người Việt không?”. Câu trả lời đúng là “Yes, bắn chứ”, không được do dự.
Là công dân nước người phải theo sứ mệnh của quốc gia đó. Không có chuyện thỏa hiệp vì tình xưa nghĩa cũ, dòng dõi Âu Cơ chi cả. Vì thế, đừng kỳ vọng quá nhiều về “nguồn gốc”.
Đương nhiên, nhiều người vẫn yêu đất nước và muốn đóng góp thực sự. Làm ăn bên nhà dễ hơn bên Tây thì chuyển về hẳn. Hàng năm, người đi xa vẫn gửi 4-5 tỷ đô la về nước giúp đỡ bà con trong nước.
Người đã định cư thì “quay về” cũng khó như lúc “nuốt nước mắt ra đi”. Họa ra, thất thế hay hưu rồi mới hát “lá rụng về cội”.
Trong bối cảnh hiện nay, giá mà Trung tá trẻ Lê Bá Hùng lái thẳng “con” USS Lassen về Hải Phòng để “tị nạn chính trị” thì mới tin là “máu mủ da vàng”. Có tầu chiến với tên lửa Tomahawk thì bố anh nào dám đâm thuyền đánh cá ở biển Đông
Joseph thấp nhưng…rất “cao”
Hãy xem anh Joseph Cao (Cao Quang Ánh), cũng là một “cu” nữa, xử lý (bão lũ và chính trị) kiểu Mỹ, để độc giả đánh giá xem đây là kiểu Việt hay Mỹ nhé.
Năm 1975, “lạc” quê hương khi 8 tuổi, Joseph Cao đến tỵ nạn tại nước Mỹ cùng với mẹ và hai người anh em. Trưởng thành trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, hiểu rõ những bất cập trong xã hội dù rất tiến bộ nơi đây, anh đã giúp cộng đồng nhập cư, nhất là người Việt, làm thế nào tồn tại trên nước Mỹ bằng “tự cung tự cấp”.
Cơn bão Katrina năm 2005 đi qua vùng Luisiana đã làm cho ngôi nhà của Joseph Cao ở New Orleans bị ngập sâu 2.5m. Hàng triệu người bao gồm cả dân Mỹ gốc Việt nơi đây đã rơi vào thảm cảnh trắng tay. Họ tưởng như tuyệt vọng trước cơn thịnh nộ của trời đất.
Thấy Chính phủ Bush quá chậm trễ trong việc cứu trợ, Joseph Cao sát cánh cùng cộng đồng người Việt, vốn cần cù và chịu khó, xây dựng nhà cửa từ đống đổ nát. Anh Cao trở thành anh hùng vì đã hiểu nỗi thống khổ và “bơi lội” cùng đồng loại trong bão lụt. Không thấy anh mở mồm đổ cho “lũ lịch sử” bao giờ dù trận bão Katrina và lũ vỡ đê ở New Orleans đúng là lịch sử.
Quận 2 thuộc bang Luisiana đã bầu anh Cao vào Capitol (cho dù trước đó 75% dân ở đây đã bầu cho Obama), người nghị sỹ duy nhất gốc Việt, niềm tự hào của 1,5 triệu dân ta bên Mỹ. Hiện anh đang ở thủ đô Washington DC để “chiến” với Hạ viện nhằm mang lại quyền lợi cho vùng Luisiana.
Anh Cao thuộc đảng Cộng Hòa của McCain. Bên Dân chủ của Obama đưa ra chương trình cải tổ Y tế (health care bill) nhằm giúp cho người nghèo được hưởng lợi. Theo thống kê của Mỹ, khoảng 47 triệu người Mỹ không đủ tiền mua bảo hiểm, có người nghèo hơn dân Việt nam ta.
Ở Mỹ không bảo hiểm rất sợ, ốm đau vào bệnh viện không ai nhận, trừ phi cấp cứu vì giá đúng là cho các thượng đế (rất cao). Health care bill là lời hứa quan trọng khi tranh cử của Obama trước lúc vào Nhà Trắng.
Tuần trước, khi bỏ phiếu tại Hạ Viện, không ai nghĩ rằng lại có một đảng viên Cộng Hòa lại đồng ý cho dự thảo này. Thật ra chỉ là Voi không ưa Lừa, hai đảng này ít khi đồng thuận.
Nhưng anh Cao lại nghĩ khác. Do vùng New Orleans (trận bão Katrina giết hàng ngàn người) có quá nhiều người nghèo, không đủ tiền mua bảo hiểm, nên anh coi dự thảo Y tế này như một phao cứu sinh cho họ. Thế là “người nhà ta” gật đầu lia lịa “ừ, ừ, yea, yea” với cái bill của đảng Dân chủ.
Phiếu này tương đương với sự phản bội đảng. Nổi điên, Voi (biểu tượng đảng Cộng hòa) sẽ giương vòi ra quấn “bò”. Chả là, có người từng chế giễu, dịch từ “Cao” sang tiếng Mỹ là “cow – con bò”, kẻ gọi lái đi là “trâu”. Anh Cao tức lắm, đôi lúc đăng đàn bị cười vì người ta “Thưa nghị sỹ Joseph Bò”. Anh thỏa thuận, từ nay gọi tắt là Joseph, cái tên gốc Việt cũng dần biến mất tại Capitol.
Sau vụ này, ai cũng thừa nhận, tuy anh hơi lùn nhưng rất “cao” tay ấn, có trí não hết sức thông minh và bản lĩnh sắc bén của một nhà chính trị.
Có thể ”chi bộ” hay “đảng ủy” Quận 2 ở Luisiana của đảng Cộng hòa tẩy chay, nhưng dân nơi đây sẽ bỏ phiếu tiếp “yea” cho anh trong kỳ tới. Dù có bị khai trừ đảng nhưng dân tin yêu vẫn sướng.
So sánh lý tưởng và sự đồng thuận của đảng hay mong ước của dân quan trọng, anh Cao chọn “theo đuôi” quần chúng.
Gọi đó là “thực dụng” kiểu Mỹ chăng? Người Việt ta có dám làm thế không? Joseph Cao về bên ta mà bỏ phiếu kiểu đó, lần sau không được mặt trận giới thiệu, vì không để mục đích của đảng lên trên hết. Đảng viên ta phải biết đồng thuận nên mới có chuyện gần 100% bỏ phiếu mở rộng Hà nội cho dân miền núi thành trí thức thủ đô.
Đi vào công việc cụ thể sẽ thấy ai đó gốc Việt còn là Việt nữa hay không. Joseph Minh, Roesler Việt, David Hùng, Andrew Tuấn Anh hay Michael Đức… dù đầu đen, da vàng, mũi tẹt, mới nghe tưởng Việt, nhưng Tây 100% đó.
Nói chuyện một lúc, các bố ấy lại lôi tự do, nhân quyền, dân chủ ra dạy bảo, như Joseph Cao cùng bà Sanchez hồi tháng 7-2009 kêu gọi Quốc hội Mỹ đưa VN trở lại danh sách CPC, dân mình lại nổi điên.
Thấy người sang… làm ta mừng, nhưng nghĩ kỹ thấy…hụt, một lúc sau kèm chút…ngậm ngùi.
Hiệu Minh.
Copyright (C) – Nguồn “Blog Hiệu Minh” (http://hieuminh.org)
Giơ roi định đánh, chúng cầm điện thoại gọi 911 và dọa lại “Police will arrest you… Cảnh sát đến bắt bố mẹ đi”.
Cô bạn tên Bình tới chơi, mẹ nhắc con “Chào cô Bình đi”. Chúng ngoan ngoãn như cái máy “Chào cô Bình đi” vì hiểu “cô Bình đi” là một cái tên.
Đương nhiên không phải con cháu nào cũng thế, nhưng đó cũng là một thực tế “rơi nước mắt” của nhà HM.
“Cu” và “Lờ”
Mấy tuần nay, dân ta hân hoan vì mấy anh gốc Việt thành đạt nơi xứ người. Anh Quê Choa sướng quá gọi họ là “cu” và “lờ”.
Philipp Roesler là người gốc Việt đầu tiên làm bộ trưởng trong nội các Đức. Tiếp theo, Lê Nam ở Úc được giải thưởng văn học hàng trăm ngàn đô. Gần đây, Lê Bá Hùng ở Mỹ, chỉ huy trưởng tàu khu trục USS Lassen, tàu này thuộc đệ thất hạm đội Hoa Kỳ, đã cập cảng Đà Nẵng.
Có vui không? Quá vui. Họ rất giỏi, đất nào sinh ra cây nấy mà. Nhưng có phải con Lạc cháu Hồng không? Câu này thì phải nghĩ thêm cái đã.
Gọi là con “Lạc” rất đúng vì cả ba đều “lạc”. Anh “Lờ” Roesler “lạc” nước lúc 8 tháng, anh Hùng “lạc” quê hương khi năm tuổi, còn Lê Nam “lạc” khi nào không nhớ.
Nhưng “cháu Hồng” thì nên xem lại chút. Nhiều anh tiếng Việt bập bẹ bằng đứa lên 3. Chả biết ăn rau muống, hỏi Việt Nam nằm ở đâu có khi ú ớ. Giống hai thằng cu nhà này, ngửi mắm tôm là bịt mũi. Về quê thấy chó, chạy theo ôm, để rồi bị cắn và phải tiêm phòng dại.
Có blogger còn đùa là cánh này không qua trường lớp chính trị, không có tổ chức nào giới thiệu, lý lịch có vấn đề, không thuộc lớp đào tạo nguồn. Tư bản có nòi, chả “hồng” mà cũng không “chuyên”, có khi thuộc loại “đen” kịt.
Đi thi để trở thành công dân Mỹ có câu hỏi “cài” rất Mỹ “Quí vị là người Việt, nhưng khi có quốc tịch Mỹ, chiến tranh Mỹ Việt xảy ra, có bắn người Việt không?”. Câu trả lời đúng là “Yes, bắn chứ”, không được do dự.
Là công dân nước người phải theo sứ mệnh của quốc gia đó. Không có chuyện thỏa hiệp vì tình xưa nghĩa cũ, dòng dõi Âu Cơ chi cả. Vì thế, đừng kỳ vọng quá nhiều về “nguồn gốc”.
Đương nhiên, nhiều người vẫn yêu đất nước và muốn đóng góp thực sự. Làm ăn bên nhà dễ hơn bên Tây thì chuyển về hẳn. Hàng năm, người đi xa vẫn gửi 4-5 tỷ đô la về nước giúp đỡ bà con trong nước.
Người đã định cư thì “quay về” cũng khó như lúc “nuốt nước mắt ra đi”. Họa ra, thất thế hay hưu rồi mới hát “lá rụng về cội”.
Trong bối cảnh hiện nay, giá mà Trung tá trẻ Lê Bá Hùng lái thẳng “con” USS Lassen về Hải Phòng để “tị nạn chính trị” thì mới tin là “máu mủ da vàng”. Có tầu chiến với tên lửa Tomahawk thì bố anh nào dám đâm thuyền đánh cá ở biển Đông
Joseph thấp nhưng…rất “cao”
Hãy xem anh Joseph Cao (Cao Quang Ánh), cũng là một “cu” nữa, xử lý (bão lũ và chính trị) kiểu Mỹ, để độc giả đánh giá xem đây là kiểu Việt hay Mỹ nhé.
Năm 1975, “lạc” quê hương khi 8 tuổi, Joseph Cao đến tỵ nạn tại nước Mỹ cùng với mẹ và hai người anh em. Trưởng thành trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, hiểu rõ những bất cập trong xã hội dù rất tiến bộ nơi đây, anh đã giúp cộng đồng nhập cư, nhất là người Việt, làm thế nào tồn tại trên nước Mỹ bằng “tự cung tự cấp”.
Cơn bão Katrina năm 2005 đi qua vùng Luisiana đã làm cho ngôi nhà của Joseph Cao ở New Orleans bị ngập sâu 2.5m. Hàng triệu người bao gồm cả dân Mỹ gốc Việt nơi đây đã rơi vào thảm cảnh trắng tay. Họ tưởng như tuyệt vọng trước cơn thịnh nộ của trời đất.
Thấy Chính phủ Bush quá chậm trễ trong việc cứu trợ, Joseph Cao sát cánh cùng cộng đồng người Việt, vốn cần cù và chịu khó, xây dựng nhà cửa từ đống đổ nát. Anh Cao trở thành anh hùng vì đã hiểu nỗi thống khổ và “bơi lội” cùng đồng loại trong bão lụt. Không thấy anh mở mồm đổ cho “lũ lịch sử” bao giờ dù trận bão Katrina và lũ vỡ đê ở New Orleans đúng là lịch sử.
Quận 2 thuộc bang Luisiana đã bầu anh Cao vào Capitol (cho dù trước đó 75% dân ở đây đã bầu cho Obama), người nghị sỹ duy nhất gốc Việt, niềm tự hào của 1,5 triệu dân ta bên Mỹ. Hiện anh đang ở thủ đô Washington DC để “chiến” với Hạ viện nhằm mang lại quyền lợi cho vùng Luisiana.
Anh Cao thuộc đảng Cộng Hòa của McCain. Bên Dân chủ của Obama đưa ra chương trình cải tổ Y tế (health care bill) nhằm giúp cho người nghèo được hưởng lợi. Theo thống kê của Mỹ, khoảng 47 triệu người Mỹ không đủ tiền mua bảo hiểm, có người nghèo hơn dân Việt nam ta.
Ở Mỹ không bảo hiểm rất sợ, ốm đau vào bệnh viện không ai nhận, trừ phi cấp cứu vì giá đúng là cho các thượng đế (rất cao). Health care bill là lời hứa quan trọng khi tranh cử của Obama trước lúc vào Nhà Trắng.
Tuần trước, khi bỏ phiếu tại Hạ Viện, không ai nghĩ rằng lại có một đảng viên Cộng Hòa lại đồng ý cho dự thảo này. Thật ra chỉ là Voi không ưa Lừa, hai đảng này ít khi đồng thuận.
Nhưng anh Cao lại nghĩ khác. Do vùng New Orleans (trận bão Katrina giết hàng ngàn người) có quá nhiều người nghèo, không đủ tiền mua bảo hiểm, nên anh coi dự thảo Y tế này như một phao cứu sinh cho họ. Thế là “người nhà ta” gật đầu lia lịa “ừ, ừ, yea, yea” với cái bill của đảng Dân chủ.
Phiếu này tương đương với sự phản bội đảng. Nổi điên, Voi (biểu tượng đảng Cộng hòa) sẽ giương vòi ra quấn “bò”. Chả là, có người từng chế giễu, dịch từ “Cao” sang tiếng Mỹ là “cow – con bò”, kẻ gọi lái đi là “trâu”. Anh Cao tức lắm, đôi lúc đăng đàn bị cười vì người ta “Thưa nghị sỹ Joseph Bò”. Anh thỏa thuận, từ nay gọi tắt là Joseph, cái tên gốc Việt cũng dần biến mất tại Capitol.
Sau vụ này, ai cũng thừa nhận, tuy anh hơi lùn nhưng rất “cao” tay ấn, có trí não hết sức thông minh và bản lĩnh sắc bén của một nhà chính trị.
Có thể ”chi bộ” hay “đảng ủy” Quận 2 ở Luisiana của đảng Cộng hòa tẩy chay, nhưng dân nơi đây sẽ bỏ phiếu tiếp “yea” cho anh trong kỳ tới. Dù có bị khai trừ đảng nhưng dân tin yêu vẫn sướng.
So sánh lý tưởng và sự đồng thuận của đảng hay mong ước của dân quan trọng, anh Cao chọn “theo đuôi” quần chúng.
Gọi đó là “thực dụng” kiểu Mỹ chăng? Người Việt ta có dám làm thế không? Joseph Cao về bên ta mà bỏ phiếu kiểu đó, lần sau không được mặt trận giới thiệu, vì không để mục đích của đảng lên trên hết. Đảng viên ta phải biết đồng thuận nên mới có chuyện gần 100% bỏ phiếu mở rộng Hà nội cho dân miền núi thành trí thức thủ đô.
Đi vào công việc cụ thể sẽ thấy ai đó gốc Việt còn là Việt nữa hay không. Joseph Minh, Roesler Việt, David Hùng, Andrew Tuấn Anh hay Michael Đức… dù đầu đen, da vàng, mũi tẹt, mới nghe tưởng Việt, nhưng Tây 100% đó.
Nói chuyện một lúc, các bố ấy lại lôi tự do, nhân quyền, dân chủ ra dạy bảo, như Joseph Cao cùng bà Sanchez hồi tháng 7-2009 kêu gọi Quốc hội Mỹ đưa VN trở lại danh sách CPC, dân mình lại nổi điên.
Thấy người sang… làm ta mừng, nhưng nghĩ kỹ thấy…hụt, một lúc sau kèm chút…ngậm ngùi.
Hiệu Minh.
Copyright (C) – Nguồn “Blog Hiệu Minh” (http://hieuminh.org)
Chỉnh sửa cuối: