Tổng hợp các bài của Anh TuVanNguyen

  • Thread starter tuvannguyen
  • Ngày gửi
T

tuvannguyen

Guest
#1
Sống

SỐNG ( Đây là một bài thơ của thiền sư)

Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên theo kịp ánh nắng ban mai
Sống an hòa với những người chung sống
Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống hiên ngang danh lợi xem thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

{sưu tầm}
 

quaidan

Cựu Ban điều hành
#2
Ðề: Sống

Nhân nói về chủ đề "sống", xin gửi đến các bạn một vài cách sống của các vị tiền bối khi xưa:


舟中 CHU TRUNG
一葉扁舟湖海客 Nhất diệp thiên chu hồ hải khách
撐出葦行風搣搣 Xanh xuất vi hành phong thích thích
微茫四顧晚潮生 Vi mang tứ cố vãn triều sinh
江水連天一鷗白 Giang thủy liên thiên nhất âu bạch
玄光 Huyền Quang

GIỮA THUYỀN (1)
Một mảnh thuyền con hồ hải khách
Vượt khỏi bờ lau gió lất phất
Mịt mờ tứ phía ngọn triều dâng
Đáy nước bóng cò trời bát ngát.

(2)

Một mảnh thuyền con khách hải hồ
Vượt bờ lau lách gió lô xô
Mịt mờ bốn phía triều dâng sóng
Đáy nước trời in một cánh cò.

NĐC tạm dịch (18/01/2010)

Huyền Quang (玄光), 1254-1334, tên thật là Lý Đạo Tái (李道載), người hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang. Nay là làng Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Học giỏi, đỗ cả thi hương, thi hội. Ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ (trạng nguyên) khoa thi năm 1272 hay 1274 và được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, tiếp sư Bắc triều, nổi tiếng văn thơ. Sau này từ chức đi tu, theo Trần Nhân Tông lên Trúc Lâm. Là một Thiền sư Việt Nam, tổ thứ ba dòng Trúc Lâm Yên Tử. Ông là một nhà thơ lớn với nhiều bài thơ còn được lưu lại. Cùng với Trúc Lâm Đầu Đà Trần Nhân Tông và Pháp Loa, ông được xem là một Đại thiền sư của Việt Nam và người ta xem ông và hai vị nêu trên ngang hàng với sáu vị tổ của Thiền tông Trung Quốc hoặc 28 vị tổ của Thiền Ấn Độ.
山宇
SƠN VŨ
秋風午夜拂簷椏
Thu phong ngọ dạ phất thiềm nha,
山宇蕭然枕綠蘿
Sơn vũ tiêu nhiên chẩm lục la.
已矣成禪心一片
Dĩ hĩ thành thiền tâm nhất phiến,
蛩聲唧唧為誰多
Cùng thanh tức tức vị thùy đa!
玄光
Huyền Quang

NHÀ GIỮA NÚI (1)
Gió thu khuya vắng thổi đầu song
Nhà núi buồn tênh gối cỏ bồng
Tâm đã nhập cùng thiền một khối
Cớ sao tiếng dế vọng vào phòng?
NĐC tạm dịch (17/01/2010).

(2)

Gió thu khuya vắng thổi qua thềm
Nhà núi buồn tênh gối cỏ mềm
Tâm đã vào thiền thành một khối
Dế vì ai vẫn hát thâu đêm?

NĐC tạm dịch (18/01/2010)


Pháp Loa (法螺), 1284-1330, là Thiền sư Việt Nam thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Sư là môn đệ của Trần Nhân Tông, là Tổ thứ hai của dòng thiền này. Sư là người ấn hành Đại tạng kinh tại Việt Nam khoảng năm 1329. Kinh này đã bị Trương Phụ thời nhà Minh phá huỷ, ngày nay không còn. Sư để lại nhiều tác phẩm Thiền học và luận thuyết về các kinh Nhập Lăng-già, Diệu pháp liên hoa, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Năm 1330, Sư lâm bệnh nặng để lại bài kệ, viên tịch thọ 47 tuổi, được nhập tháp tại Thanh Mai Sơn.

萬緣裁斷一身閒
Vạn duyên tài đoạn nhất thân nhàn
四十餘年夢幻間
Tứ thập dư niên mộng huyễn gian
珍重諸人休借問
Trân trọng chư nhân hưu tá vấn
那邊風月更邇寬
Na biên phong nguyệt cánh nhĩ khoan. .

法螺
Pháp Loa

Muôn duyên đã dứt một thân nhàn
Hơn bốn mươi năm mộng huyễn tan
Từ biệt bạn thôi đừng hỏi nữa
Gió trăng bến ấy cũng thênh thang!

NĐC tạm dịch (23/01/2010)

Trần Nhân Tông (1258-1308) tên thật Trần Khâm, là vị vua thứ ba của nhà Trần, sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông, ở ngôi 15 năm (1278-1293), từng lãnh đạo 2 cuộc chống xâm lược Nguyên Mông (1285 và 1287). Sau khi nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu thiền, và trở thành tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và có đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng hay Trúc Lâm Đầu Đà.

居 塵 樂 道 賦 - Cư trần lạc đạo phú

Kệ Vân:
居 陳 樂 道 且 隨 延
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
饑 則 飧 兮 困 則 眠
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
家 中 有 宝 休 尋 覓
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
對 鏡 無 心 莫 問 禪
Đối kính vô tâm mạc vấn thiền

竹林安子 第一祖 陳仁宗
Trúc lâm yên tử đệ nhất tổ Trần Nhân Tông
Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền
Của báu trong nhà thôi khỏi kiếm
Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.
Thiền sư Thanh Từ dịch

Tạm dịch theo Thất Ngôn:
Vui đạo trên đời hãy tự nhiên
Đói ăn, mệt ngủ cứ theo duyên
Trong nhà có báu ngưng tìm kiếm
Cảnh thấy lòng không chớ hỏi thiền!
(NĐC 23/01/2010)
Tạm dịch theo Lục Bát:
Trên đời vui đạo tự nhiên,
Đói ăn mệt ngủ theo duyên mà làm.
Trong nhà sẵn báu thôi tầm,
Lòng không vướng cảnh, hỏi thiền cần chi!
(NĐC 23/01/2010)



Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士; 1230 - 1291) tên thật là Trần Tung (hay Trần Quốc Tung), hoàng tộc nhà Trần với tước hiệu Hưng Ninh Vương và là một thiền sư Việt Nam. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.


江 湖 自 適
Giang hồ tự thích
小 艇 長 江 蕩 漾 浮
Tiểu đĩnh tràng giang đãng dạng phù
悠 揚 棹 撥 過 灘 頭
Du dương trạo bát quá than đầu
一 聲 何 處 新 來 雁
Nhất thanh hà xứ tân lai nhạn
陟 覺 秋 風 遍 十 洲
Trắc giác thu phong biến thập châu.

Thích giang hồ
Thuyền nhỏ trên sông lướt bấp bênh
Quẫy chèo cỡi sóng vượt qua ghềnh
Vẵng nghe tiếng nhạn nơi nào tới
Trong gió thu về lộng bốn phương.

曉 掛 孤 帆 凌 汗 漫
Hiểu quải cô phàm lăng hãn mạn
晚 橫 短 笛 弄 湮 波
Vãn hoành đoản địch lộng yên ba
謝 三 今 已 無 消 息
Tạ Tam kim dĩ vô tiêu tức
留 得 空 船 閣 淺 沙
Lưu đắc không thuyền các thiển sa

慧 中 上 士
Tuệ Trung Thượng Sỹ

Căng buồm sáng sớm đẫm mồ hôi
Thổi sáo chiều hôm giữa khói trời
Tin tức người xưa nay đã bặt
Thuyền không trên bãi cát chơi vơi.

(NĐC tạm dịch 23/01/2010)
 
T

tuvannguyen

Guest
#4
Mình ơi mình à ( thơ vui)

MÌNH ƠI MÌNH À

“Mình với ta tuy hai mà một
Ta với mình tuy một mà hai”
Nhưng mình có tật nói dai
Nên chi ta cứ cãi hoài không thôi
Ta mình “hai đứa” một đôi
Lâu lâu giận dỗi mỗi nơi một người
Làm lành “hai đứa” lại cười
Xáp vào lại hóa hai người một đôi
Ngọt ngào cất tiếng “Mình ơi!”
Trên đời đẹp nhất là tôi với mình
Đôi khi có chuyện bất bình
Cãi nhau tôi lại với mình giận nhau
Nhưng mà giận chẳng được lâu
Giận nhau hôm trước hôm sau lại hòa
Nhìn mình tôi bật cười xòa
Nhìn tôi mình lại lăn sà vào tôi
Chúng mình như đũa có đôi
Có đôi để gọi “mình ơi, mình à !”
Bây giờ như cặp khỉ già
Nhưng mà vẫn cứ “mình à, mình ơi !”
Khi nào thấy vắng bóng tôi
Thì mình lại gọi: Mình ơi, mình à
Khi nào tôi thấy vắng bà
Thì tôi lại gọi: mình à, mình ơi!
Gọi nhau cho trọn cuộc đời....

Tú Lắc

YAMAHA = Già mà ham
YAMANOHA = Già mà không ham
 

kimtuyet

Thành viên tích cực
#5
Ðề: Mình ơi mình à ( thơ vui)

mù u hai tiếng mù u
vợ chồng gây lộn con ... nhịn thèm
 

linda

Ban điều hành
#6
Ðề: Mình ơi mình à ( thơ vui)

Khi mấy anh vui thì gọi mình ơi, mình à.

Khi mấy anh buồn thì gọi em à, em ơi.

Em đây không phải bà nhà mà là mấy em ở nhà hàng Karaoke:):):)
 

Liệu

Cựu Ban điều hành
#7
Xin phép Anh TuVanNguyen cho Liệu tổng hợp các bài của Anh vào chung 1 topic, để ACE dễ đọc và cảm nhận, thưởng thức.

Cám ơn Anh.