TOEFL Versus IELTS

#1
I - Lịch Sử TOEFL

1 - Giới thiệu.
TOEFL viết tắc của chữ Test of English as a Foreign Language™ (bài thi tiếng Anh như một ngoại ngữ) được điều hành và quản lý bởi tổ chức bất vụ lợi ETS (Educational Testing Services) trụ sở chính đặt ở 666 Carter Road Princeton, NJ 08540 USA 1 (609) 921-9000, có lẽ vì con số 666 nên tổ chức này đã không xử dụng địa chỉ trên nữa nên bây giờ địa chỉ liên lạc ghi là ETS Corporate Headquarters - Rosedale Road - Princeton, NJ 08541 USA 1 (609) 921-9000.

2 - Bối Cảnh Lịch Sử.
Có trụ sở tại Washington, DC, Trung tâm ứng dụng Ngôn ngữ học viết tắc CAL ( Center for Applied Linguistics) là một tổ chức phi lợi nhuận đặt trọng tâm về nghiên cứu các mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. Được thành lập vào năm 1959, giám đốc đầu tiên của tổ chức là ông Charles A. Ferguson (1921-1998), người đã quản lý chương trình tương tự ở Trung Đông và giang dạy như một giáo sư tại Đại học Harvard. Ông Ferguson đã hướng dẫn trung tâm phát triển các giải pháp thực tế cho ngôn ngữ, được áp dụng và quan tâm bởi quốc tế và chính phủ Mỹ.

Một trong những công việc đầu tiên của ông Ferguson là soạn 1 bài thi mà bài thi này có khả năng xác địng được trình độ Anh ngữ của những học sinh và nhân viên chính phủ mà Anh ngữ là ngôn ngữ thứ hai (ESL) của họ. Trong 5 năm đầu của trung tâm, ông Ferguson và các đồng sự đã soạn và triển khai bài kiểm tra TOEFL. Vào năm 1964, bài thi TOEFL đầu tiên chính thức được thi tại trung tâm (CAL).

Bắt đầu từ cuối thập niên 1960, việc quản lý TOEFL đã được chuyển giao cho tổ chức Phục Vụ Kiểm Nghiệm Giáo Dục quốc tế ETS. Hội đồng quản trị của ETS và TOEFL gồm có 15 thành viên bao gồm những nhà làm giáo dục, đại diện chính phủ và những người đại diện ngành công nghiệp có liên quan đến giáo dục quốc tế xử lý những vấn đề cụ thể liên quan đến tổ chức này. Một hội đồng giám khảo TOEFL gồm 12 chuyên viên ngôn ngữ, chuyên giải quyết các mối quan tâm về nội dung và phương pháp của bài thi, để giữ cho bài thi được cập nhật và hợp lệ.

3 - Quá trình phát triển của TOEFL
3.1 - Kiểm nghiệm TOEFL trên giấy (TOELF PBT - Paper-based test).
Từ năm 1964 tới 1998 các thí sinh thi TOEFL trên giấy và bài thi được đưa ra như 1 bài thi có tính cách truyền thống. Điểm của bài thi từ 310 tới 677, cách tính điểm dựa trên điểm của trên từng câu hỏi và kiến thức từng phần của thí sinh về Anh ngữ và từ đó cho điểm tổng thể. Cách tính điể này gọi là cách tính điểm riêng biệt (discrete-point testing).

3.2 - Kiểm nghiệm TOEFL trên máy vi tính (TOELF CBT - Computer-based test).
Bắt đầu từ năm 1998, cách tính điểm của bài thi TOEFL trên máy vi tính cũng giống như cách tính của bài thi trên giấy và thêm điểm của phần từ vựng và vài năng khiếu khác của thí sinh. Bài thi TOEFL trên máy vi tính theo mô hình thích ứng (adaptive model). Ví dụ như lúc bắt đầu thi, thí sinh sẽ trả lời 1 câu hỏi ở trình độ trung bình, nếu trả lời đúng thì câu hỏi kế tiếp sẽ khó hơn một chút và điểm theo đó sẽ cao hơn. Ngược lại nếu thí sinh trả lời sai thì câu hỏi tiếp sẽ dễ hơn và điểm cũng ít hơn. Điểm của bài thi từ 0 tới 300.

3.3 - Kiểm nghiệm TOEFL trên mạng (TOELF iBT - Internet-based test).
Kể từ năm 2005 EDS từ từ từng bước huỷ bỏ các bài thi TOEFL trên máy vi tính và thay vào đó là thi TOEFL trên internet. Măm 2005 TOEFL iBT bắt đầu thi ở các nước như: Mỹ, Canada, Pháp, Đức và ý và cho đến ngày nay tất cả các trung tâm thi TOEFL trên thế giới đều thi trên internet, tuy nhiên vẫn còn vài nơi cho phép thi trên giấy. TOEFL iBT được chấp nhận ở hầu hết các trường đại học trên thế giới kể các trường đại học chịu sự quản lý của Hội Đồng Anh, vì vậy bài viết này sẽ đi sâu vào cấu trúc, nội dung và cách tính điểm của TOEFL iBT.

3.3.1 - Cấu trúc của TOEFL iBT
TOEFL iBT gồm có 4 phần: đọc, nghe, nói và viết. Thời gian thi từ 4 giờ tới 6 giờ tuỳ theo mục đích thi của thí sinh. Thông thường mục đích thi của thí sinh là yêu cầu đầu vào của các trường đại học đối với học sinh mới chưa tốt nghiệp đại học là 4 giờ và được nghỉ giải lao 10 phút. Điểm tối đa là 120 điểm chia đều cho 4 phần của bài thi.

- Phần thi đọc (reading)
Trong phần đọc của TOEFL thí sinh sẽ đọc từ 4 -6 các đoạn văn trích từ các bài viết hoặc các bài giảng trong giáo trình giảng dạy của trường, mỗi đoạn văn chứa từ 700 - 750 chữ, rồi sau đó thí sinh lựa chọn các câu trả lời theo lối trắc nghiệm. Thông thường các câu trả lời trắc nghiệm này có 4 câu trả lời thứ tự theo A; B; C; và D, đôi khi sẽ có thêm E và F. Các câu hỏi sẽ thử nghiệm sự thấu hiểu của thí sinh về văn bản, ý tưởng chính, các chi tiết quan trọng, từ vựng, suy luận và phong cách của tác giả. Thời gian thi tuỳ theo số câu hỏi (36 - 70) thí sinh phải trả lời là từ 60 - 100 phút.

Để đạt được điểm cao trong phần thi đọc, thí sinh cần phải có 1 số vốn từ ngữ vào khoảng 5000 từ thông dụng, phải có khả năng đọc nhanh (speed reading), và biết cách đoán từ (word guessing).
* How to Learn Speed Reading ( http://www.wikihow.com/Learn-Speed-Reading)
* Word Guessing Game (http://www.teachingenglish.org.uk/try/activities/word-guessing-games); (http://www.english-zone.com/vocab/vic01.html).
- Phần thi nghe (Listening) 34 - 51 câu hỏi - thời gian từ 60 - 90 phút
Phần nghe bao gồm 2-3 đoạn đối thoại của giáo sư với sinh viên hoặc sinh viên nói chuyện với nhau và 4 - 6 bài giảng của giáo sư. Nội dung của cuộc đối thoại xoay quanh các vấn đề về cuộc sống hàng ngày của sinh viên, hoặc sinh viên trao đổi ý kiến về bài giảng của thầy. Khi thi phần nghe, thí sinh sẽ nghe bằng headphone (loa tai) vì vậy hoàn cảnh chung quanh không ảnh hưởng tới thí sinh. Tuy nhiên, thí sinh cần phải thư giản, chú ý tới âm thanh của bối cảnh xung quanh trong cuộc đối thoại, giọng nói của nguời nói, từ đó hiểu được ý nghĩa của câu nói và cũng đồng thời hiểu được tâm trạng của họ và các chi tiết quan trọng trong cuộc đối thoại, như vậy thí sinh sẽ dễ dàng trả lời đúng các câu hỏi trong phần nghe.
* Sau khi thi đọc và nghe thí sinh sẽ được nghỉ giải lao 10 phút

- Phần thi nói (Speaking) 4 câu hỏi - 20 phút
Phần này thi rất nhanh, thí sinh sẽ đọc 1 đoạn ngắn hay 1 chủ đề quen thuộc đối với thí sinh và thí sinh trả lời bằng cách nói vào mi crô và được ghi âm để giá khảo chấm điểm sau này. Hai câu hỏi sẽ yêu cầu thí sinh cho ý kiến về 1 chủ đề quen thuộc hoặc diễn tả về 1 cái gì đó, hai câu hỏi về nội dung của1 cuộc đối thoại, hoặc tóm tắc ý chính của 1 đoạn văn. Thí sinh không cần phải cố gắng nói như người Mỹ hoặc người Anh, chỉ cần thí sinh phát âm rõ ràng và đúng. Cách hay nhất là uống 1 ngụm nước trước khi nói như vậy sẽ phát âm rõ hơn. Phát âm đúng có nghĩa là thí sinh cần nói đúng ngữ pháp của 1 câu và cũng không nên nuốt từ và đồng thời nói theo cách nối từ như vậy người nghe sẽ nghe được từng từ trong lời nói. Một ví dụ cụ thể phát âm đúng như: "I find out" rất nhiều người sẽ nói là " Ai phai ao", nếu áp dụng cách nối từ và nói là: " "Ai fai đao tì" chữ "t" phát âm nhẹ. Một điểm cuối cùng rất quan trọng là thí sinh không cần phải nói những chữ "nặng nề" (heavy words), chỉ cần nói những từ đơn giản dễ hiểu và những từ thông thường trong sinh hoạt hàng ngày là được rồi.

- Phần thi Viết (writing)
Cuối cùng là phần thi viết, phần này rất quan trọng yêu cầu đầu vào của các trường đại học nổi tiếng là điểm của phần này phải trên 25 điểm. Trong phần thi viết, thí sinh sẽ phải viết 2 bài tiểu luận mà thời gian giới hạn là 50 phút cho 2 bài. Một bài chủ đề về sự lựa chọn cái nào tốt hơn giới hạn ở 200 từ và một bài trình bày quan điểm về một vấn đề, bài viết, hay bài giảng giới hạn ở 300 từ. Rất nhiều thí sinh bị trở ngại ở phần thi này, không phải vì trình độ Anh ngữ của học kém, hay họ lo lắng không biết viết có kịp không. Thật ra mục đích của phần thi viết là đánh giá trình độ tư duy phê phán của thí sinh. Một thí sinh với số vốn từ ngữ khoảng 5000 từ, biết rành ngữ pháp, biết cách viết tiểu luận và dùng từ đơn giản là có thể dễ dàng lấy được điểm cao. Vì vậy, ngoài việc học Anh ngữ hàng ngày, thí sinh cần phải tập viết những bài tiểu luận rồi nhờ thầy cô hay bạn bè nhận xét về bài viết của mình, đồng thời cũng tập thêm cách đánh máy. Thí sinh nào đánh máy được 35 chữ 1 phút và viết được 10 bài tiểu luận là thí sinh đó sẵn sàng để đi thi và chắc chắn thí sinh đó sẽ được điểm cao.


Còn tiếp
 

NguyetHoang

Thành viên tích cực
#2
Ðề: TOEFL Versus IELTS

Chào các bạn,
Mình là một trong số những bạn đã có VISA du học Hoa Kỳ nhờ sự giúp đỡ của chú VHA08. Tính đến tháng 9/ 2013 , mình đã ở Mỹ được gần nủa năm rồi.
Lần này ngồi đọc những bài viết của các bạn, mình lại muốn góp chút ý kiến của mình dựa trên kinh nghiệm của bản thân đã từng làm hồ sơ đi du học.
Chắc hẳn có rất nhiều bạn thắc mắc tại sao lại phải lấy chứng chỉ Anh văn? Đặc biêt là 2 chứng chỉ nói trên TOEFL và IELTS.
Nếu các bạn có tìm hiểu các trường Community College (CC) hoặc University ở Mỹ, các bạn sẽ thấy được rằng:
+ Hầu hết các trường University đều đòi hỏi có 2 chúng chỉ này, có trương đòi thấp, có trường đòi cao ( U of Washington , U of Pittsburgh: Toefl 92, Ielts 7.0).
Uni nhận hết cả 2 bằng, không phân biệt Toefl hay Ielts
+ Các trường CC : Toefl : 68 and more , Ielts : 5.0 and more
- Nếu không có 2 bằng này thì không di Mỹ được sao?
Trả lời: tùy quốc gia. Những nước như Nhật và Hàn , cùng những nước nói Tiếng Anh có VISA F-1 roẹt roẹt. Việt Nam rất tiếc, tiếng Anh không phải ngôn ngữ chính và không phải đồng minh của Mỹ.
- Trình độ tiếng Anh mình khá yếu, sao mình có thể lấy điểm như vậy được?
Trả lời: Bạn có quyết tâm đi du học Mỹ không? Nếu có, vậy tại sao bạn không làm được, không làm được lần 1 đâu có nghĩa bạn không làm được ở những lần khác.
Bạn dự định học ESL và nghĩ không cần thi làm chi cả, qua đó dù gì cũng học. Sai rồi bạn. Bạn đang thuyết phục CO chứng tỏ rằng bạn muốn đi học, bạn muốn du hoc Mỹ để có môi trường học tốt hơn. Vậy tại sao bạn lại không thi lấy 2 chứng chỉ đó để nói với CO rẳng:
+ Nếu không đạt được điểm trường yêu cầu để đi thăng vào ngành : " CO, em đã cố gắng để dự thi và đây là kết quả của em. Vì điểm em chưa đạt nên em sẽ học ESL trước, sau khi hoàn thành cấp độ sao nhất, em sẽ vào ngành. Khả năng tiếng Anh của em sẽ cải thiện nhanh nhất khi em được học tập ở môi trương tiéng Anh". Viet Nam không phải nước nói tiếng Anh , và vì em muốn học cả văn hóa Mỹ nơi em sẽ học tập lâu dài, em chọn học ở đây
Cả DH và CC đều có chương trinh ESL.
+ Đạt đủ điểm : go into academic program => lấy thẳng I-20 major : academic program
Bạn có chứng chỉ TA nói lên rằng : bạn thực sự nghiêm túc để chuẩn bị cho tương lai mình. Muốn chứng tỏ ý định nghiêm túc đó => giấy trắng mực đen là rõ rang nhất.
Kinh nghiệm học: mình mong các bạn đã học và lấy 2 chứng chỉ này cùng vào đây chia sẻ để giúp các bạn đi sau nha.
Mình thi IELTS nên bài viết sau mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm của mình
Mình viết lung tung quá, nhưng ý chính là:
+ Có bằng bao nhiêu điểm cũng được : nghiêm túc
+ Không bằng : " dịch vụ làm cho em phải không?"
Bạn có muốn tạo ấn tượng tốt với CO không?