Tác giả: BS Hồ Hải
Copyright (C) – Nguồn “Blog BS Hồ Hải”
Lâu nay có rất nhiều bàn cãi và tham luận về cải cách giáo dục bậc đại học Việt Nam. Có những con số, những chỉ tiêu đã đưa ra rất hùng hồn. Thế nhưng dường như một triết lý giáo dục bậc đại học cho Việt Nam vẫn chưa có gì mới? Quanh đi, quẩn lại cũng là rượu cũ, nhưng đựng trong cái bình mới được bao bì bằng những ngôn từ rổn rảng hơn là một sự thay đổi thực sự. Trong một số bài viết của tôi cũng đã nói lên một số bất cập về giáo dục Việt Nam không do chương trình giảng dạy mà do quản lý giáo dục và tư duy giáo dục chưa đủ tầm với thời đại.
Khoảng gần vài thập niên trở lại đây, cả thế giới giật mình, khi đặt câu hỏi tại sao nước Mỹ chỉ lập quốc chưa đầy 3 thế kỷ, nhưng có một nền giáo dục đại học thâm niên cao và là mẫu mực cho giáo dục toàn cầu noi theo? Theo đó, có quá nhiều bảng đánh giá giáo dục toàn cầu, ở nhiều quốc gia khác nhau xếp hạng top 100 các trường đại học, thì nước Mỹ luôn chiếm gần phân nữa vị trí đầu bảng. Một số tác giả dưới góc nhìn khắc khe cho rằng mô hình đại học Mỹ là mô hình thị trường hóa. Nhưng nếu có cái nhìn khách quan, chúng ta sẽ thấy mục đích giáo dục Mỹ lấy người học làm trung tâm. Chúng ta sẽ thấy những thành quả đạt được là kết quả của những mục tiêu của tư duy giáo dục đại học Mỹ giải quyết mục đích gần như hoàn hảo. Vậy hãy thử nhìn nền tảng tư duy giáo dục bậc đại học của Mỹ như thế nào? Nó có là kim chỉ nam cho mọi nền giáo dục toàn cầu không?
Điều không ai chối cãi đầu tiên ở giáo dục bậc đại học Mỹ là Tự do học thuật(Academic Freedom). Tự do học thuật ở đây không mơ hồ mà được viết thành văn bản, thành luật pháp rõ ràng. Vì nhu cầu bức thiết để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các nhà giáo dục Mỹ thực hiện đúng mục tiêu làm ra những khối óc có tư duy độc lập, chứ không phải tạo ra những bộ nhai lại những gì các nhà giáo dục đã đúc khuôn và mớm sẵn. Để đổi lấy quyền tự do học thuật cho triết lý nền tảng giáo dục Mỹ ngày hôm nay, không đơn giản chỉ một sớm, một chiều như người ta nghĩ. Mà đó là một cuộc trả giá với hàng loạt các giáo sư, các nhà học thuật phải mất việc. Để rồi cuối cùng Hiệp hội giáo sư đại học Mỹ(American Associaton of University Professors) ra đời, soạn thảo văn bản về tuyên ngôn của AAUP về vấn đề này. Trình lên tòa án liên bang để thảo thành dự luật giáo dục cho tư duy tân tiến này. Liệu Việt Nam có nên áp dụng hình thức này để củng cố giáo dục Việt Nam hiện nay không?
Săn tìm tài năng là tư duy giáo dục rất hiện đại của nền giáo dục Mỹ. Nước Mỹ là nước đa chủng tộc, đa văn hóa. Người Mỹ hiểu được trong sinh học, qui luật di truyền của Menden, khi 2 giòng trong một loài khác nhau lấy nhau sẽ sinh ra một giòng giống mới mạnh hơn về sức khỏe và siêu việt hơn về trí tuệ. Trong thực tế cuộc sống cũng thế, người được tiếp cận nhiều nền văn hóa khác nhau sẽ dễ hòa nhập với cộng đồng thế giới và dễ thành đạt. Nên trong tư duy giáo dục của nước Mỹ chủ trương không phân biệt màu da, chủng tộc có các nền văn hóa khác nhau. Nên một trường ở Mỹ nổi tiếng là trường có nhiều sinh viên trên thế giới về học. Sự tiến bộ nhanh chóng về khoa học kỹ thuật của đất nước non trẻ này hầu như là thành quả của các nhân tài tụ về từ các quốc gia khác. Ngày nay ai cũng còn nhớ sự tiếc nuối của nước Pháp khi từ chối những yêu cầu của bà Marie Curie, đã để nhà khoa học người Pháp gốc Ba lan với 2 tấm bằng Nobel Vậy lý và Hóa học này đã giới thiệu đất nước Mỹ kính trọng và nâng niu nhân tài như thế nào, khi họ giúp bà xây dựng những ước mơ khoa học? Họ săn tìm tài năng từ khi còn trên ghế nhà trường phổ thông trên khắp thế giới, để không ngần ngại cho học bổng và mang về đào tạo tại nước Mỹ, để sử dụng sau này nếu những tài năng đó hữu dụng. Vì thế, gần đây các trường phổ thông Mỹ đã "được" ông TT Obama cảnh báo về giáo dục trung học của nước Mỹ cần đổi mới để đáp ứng với đòi hỏi của bậc đào tạo đại học của nước Mỹ.
Đại học tự quản, đây cũng là vấn đề mà có sự đấu tranh không khoan nhượng giữa chính phủ và các nhà quản lý ở các trường đại học. Họ đã phải trải qua một thế kỷ để giải quyết vấn đề tự quản từ khi Dartmouth College phản đối với chính quyền tiểu bang New Hampshire chiếm quyền bổ nhiệm lại một vị giám đốc của trường đã bị phế truất do hội đồng nhà trường. Và điều này được thẩm phán John Marshall công nhận năm 1819. Từ một đại học tư Dartmouth đã làm một cuộc cách mạng trong đại học tự quản trên toàn nước Mỹ, cả công lẫn tư. Mặc dù đại học công lập vẫn được hỗ trợ tài chính từ chính quyền. Sự tự quản đã góp phần không nhỏ cho tự do học thuật và sự phát triễn, hoàn thiện giáo dục bậc đại học tốt như ngày nay. Chính quyền chỉ đưa ra những yêu cầu và mục đích cho nền giáo dục. Các đại học có mục tiêu riêng, trên nền chung các tiêu chuẩn đã được các tổ chưc độc lập theo dõi và kiểm tra, mà bất kỳ nền giáo dục nào trên thế giới cũng thèm thuồng noi theo.
Quản lý và kiểm tra, các đại học dù tư hay công lập đều phải tự quản lý. Chính phủ chỉ quản lý về mặt vĩ mô. Công việc đánh giá ở mỗi đại học đã có các tổ chức độc lập theo từng vùng, tiểu bang, ví dụ như: College Board, North Central Association of Colleges and Schools, Southern Association of Colleges and Schools, etc... Tiêu chuẩn đánh giá cho những đại học đều rất cụ thể. Vấn đề đặt ra là mỗi trường đại học có cần thiết phải có một trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đại học như ta hiện nay hay không? Có lẽ vấn đề này tôi sẽ nói sâu hơn trong một bài viết khác để nhìn rõ hơn. Nhưng thông qua sự kiểm soát và đánh giá chất lượng để quản lý từng đại học cụ thể, chặt chẽ và khoa học, mà không quan liêu ôm đồm chỉ trên giấy. Và cái đích cuối cùng của việc quản lý và kiểm tra giáo dục đại học Mỹ là đại học nghiên cứu.
Công bằng cạnh tranh, mặc dù các đại học công lập được sự hỗ trợ về tài chính của chính phủ. Trong khi đó các đại học tư thục tự lo thu chi và cân đối chính sách tài chính, lương cho nhân viên và học bổng cho sinh viên. Nhưng mọi đại học đều được đối xử công bằng về mọi vấn đề. Sự công bằng trong cạnh tranh thể hiện ở mọi khía cạnh từ đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo, tiêu chuẩn tuyển sinh, etc... để mục đích cuối cùng các đại học Mỹ đạt được là những đại học nghiên cứu, dù lớn, dù nhỏ qui mô có khác nhau. Nhưng chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tế.
Điểm cuối cùng trong tư duy giáo dục của Mỹ là sự đóng góp của cá nhân và xã hội. Giáo dục bậc đại học Mỹ với tư duy nền giáo dục là của chung toàn xã hội và giúp mọi người dân có thể tiếp cận với nền giáo dục bậc cao. Họ đã tạo ra một quần thể đại học hơn 4.000 trường, chiếm hơn 1/2 số trường đại học trong tổng số hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới. Tư nhân có, công lập có. Giá cả đắc thì có hệ thống trường tư. Rẻ thì có hệ thống trường công. Nhưng không vì đắc hay rẻ mà chất lượng lại kém hơn. Giáo dục bậc đại học ở hệ cử nhân hầu như chất lượng gần bằng nhau. Chỉ khác nhau chủ yếu ở bậc sau cử nhân về điều kiện nghiên cứu. Tất cả các trường bậc đại học đều thu tiền. Các trường công ngân quỹ nhà nước rót vào. Các trường tư tự kinh doanh thu phí và cân đối ngân sách. Ngoài ra họ cũng được các tổ chức, tư nhân hay cựu sinh viên thành đạt đóng góp vào. Tất cả có nhiệm vụ phục vụ cho mục tiêu tạo điều kiện mọi công dân Mỹ có khả năng đều được tiếp cận bậc đại học. Nên nếu sinh viên có cha mẹ thu nhập thấp sẽ được học miễn phí bậc đại học. Thu nhập thấp là bao nhiêu? Trước 2007, con số 60.000USD/năm là thấp. Nhưng từ 2008 trở đi, 100.000USD/năm là thấp. Họ biết cân bằng lấy tiền người giàu để phân bổ cho người nghèo được học. Họ không cào bằng và chỉ cho học bổng cho những cá nhân xuất sắc.
Người Mỹ là thế, còn ta thì sao? Với 87 triệu dân và hơn 450 trường đại học trên tổng số 8.000 trường đại học của hơn 200 quốc gia và gần 6 tỷ dân trên toàn thế giới. Trong 8.000 trường đó Mỹ đã chiếm hơn 4.000. Con số gần 4.000 trường còn lại, nếu làm một con số so sánh thì số lượng trường đại học ở nước ta không phải là ít. Nhưng mỗi năm với hơn 220.000 sinh viên ra lò. Lại có đến khoảng 60% trong số đó không có việc làm, phải làm trái nghề(theo tin Tiêu Điểm lúc 21h đêm 02/3/2010 trên VTV1). Như vậy, chúng ta có cần xây thêm trường mới? Hay chúng ta phải làm tốt hơn cho các trường đã có sẵn, với một tư duy giáo dục mới, để chất lượng các trường đại học của ta từ là đại học từ chương như lâu nay trở thành là đại học nghiên cứu. Hay là cứ xây trường mới để rồi với tư duy giáo dục cũ, rồi trường mới vẫn là đại học từ chương. Rồi sinh viên ra trường vẫn không đáp ứng được nhu cầu thực tế, vẫn phải thất nghiệp, vẫn phải làm trái nghề. Và chất xám mãi muôn đời bị hoang phí?
Nếu đem so sánh tư duy giáo dục bậc đại học Mỹ với tư duy giáo dục đại học Việt Nam và thành quả của nó, thì đó là một sự so sánh khập khiểng. Mục đích bài viết này không gì khác, ngoài việc nhìn người để tự hiểu, biết về ta. Hòng tìm ra đường đi cho ta minh triết hơn, đúng đắn hơn. Không nhất thiết phải copy và paste toàn bộ. Nhưng phải biết trả lại những cái gì là qui lật, là tự nhiên, để giáo dục nước nhà đứng thẳng, mà không phải lom khom mãi như hơn nữa thế kỷ qua.
Nước Việt có thiếu tài năng không? Tôi cho là không. Trí thức Việt và dân Việt có yêu nước không? Tôi cho là quá yêu nước nữa là đằng khác. Trí thức Việt cần gì để xây dựng nước Việt? Tôi cho rằng cần được lắng nghe, tôn trọng và một môi trường làm việc tốt. Nếu chúng ta biết tôn trọng và nâng niu tài năng thì chuyện Việt nam sẽ là nước dẫn đầu khu vực là chuyện chỉ trong thời gian ngắn. Nước Mỹ sinh sau đẻ muộn, chỉ cần 2 thế kỷ sau sinh, họ đã vươn mình đứng dậy thành cường quốc số 1 thế giới. Họ làm được sao ta không làm được? Câu hỏi này xin dành phần cho các vị đang lèo lái đất nước.
Mời các bạn nào hiểu biết rộng về phần này cứ tham luận. Cảm ơn tài liệu em Nguyễn Tấn Đại thuộc Agence Universitaire de la Francophonie đã cung cấp tài liệu dịch thuật, để có ý tưởng cho bài viết này.
Asia Clinic, 16h07 ngày 02/3/2010
Copyright (C) – Nguồn “Blog BS Hồ Hải”
Lâu nay có rất nhiều bàn cãi và tham luận về cải cách giáo dục bậc đại học Việt Nam. Có những con số, những chỉ tiêu đã đưa ra rất hùng hồn. Thế nhưng dường như một triết lý giáo dục bậc đại học cho Việt Nam vẫn chưa có gì mới? Quanh đi, quẩn lại cũng là rượu cũ, nhưng đựng trong cái bình mới được bao bì bằng những ngôn từ rổn rảng hơn là một sự thay đổi thực sự. Trong một số bài viết của tôi cũng đã nói lên một số bất cập về giáo dục Việt Nam không do chương trình giảng dạy mà do quản lý giáo dục và tư duy giáo dục chưa đủ tầm với thời đại.
Khoảng gần vài thập niên trở lại đây, cả thế giới giật mình, khi đặt câu hỏi tại sao nước Mỹ chỉ lập quốc chưa đầy 3 thế kỷ, nhưng có một nền giáo dục đại học thâm niên cao và là mẫu mực cho giáo dục toàn cầu noi theo? Theo đó, có quá nhiều bảng đánh giá giáo dục toàn cầu, ở nhiều quốc gia khác nhau xếp hạng top 100 các trường đại học, thì nước Mỹ luôn chiếm gần phân nữa vị trí đầu bảng. Một số tác giả dưới góc nhìn khắc khe cho rằng mô hình đại học Mỹ là mô hình thị trường hóa. Nhưng nếu có cái nhìn khách quan, chúng ta sẽ thấy mục đích giáo dục Mỹ lấy người học làm trung tâm. Chúng ta sẽ thấy những thành quả đạt được là kết quả của những mục tiêu của tư duy giáo dục đại học Mỹ giải quyết mục đích gần như hoàn hảo. Vậy hãy thử nhìn nền tảng tư duy giáo dục bậc đại học của Mỹ như thế nào? Nó có là kim chỉ nam cho mọi nền giáo dục toàn cầu không?
Điều không ai chối cãi đầu tiên ở giáo dục bậc đại học Mỹ là Tự do học thuật(Academic Freedom). Tự do học thuật ở đây không mơ hồ mà được viết thành văn bản, thành luật pháp rõ ràng. Vì nhu cầu bức thiết để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các nhà giáo dục Mỹ thực hiện đúng mục tiêu làm ra những khối óc có tư duy độc lập, chứ không phải tạo ra những bộ nhai lại những gì các nhà giáo dục đã đúc khuôn và mớm sẵn. Để đổi lấy quyền tự do học thuật cho triết lý nền tảng giáo dục Mỹ ngày hôm nay, không đơn giản chỉ một sớm, một chiều như người ta nghĩ. Mà đó là một cuộc trả giá với hàng loạt các giáo sư, các nhà học thuật phải mất việc. Để rồi cuối cùng Hiệp hội giáo sư đại học Mỹ(American Associaton of University Professors) ra đời, soạn thảo văn bản về tuyên ngôn của AAUP về vấn đề này. Trình lên tòa án liên bang để thảo thành dự luật giáo dục cho tư duy tân tiến này. Liệu Việt Nam có nên áp dụng hình thức này để củng cố giáo dục Việt Nam hiện nay không?
Săn tìm tài năng là tư duy giáo dục rất hiện đại của nền giáo dục Mỹ. Nước Mỹ là nước đa chủng tộc, đa văn hóa. Người Mỹ hiểu được trong sinh học, qui luật di truyền của Menden, khi 2 giòng trong một loài khác nhau lấy nhau sẽ sinh ra một giòng giống mới mạnh hơn về sức khỏe và siêu việt hơn về trí tuệ. Trong thực tế cuộc sống cũng thế, người được tiếp cận nhiều nền văn hóa khác nhau sẽ dễ hòa nhập với cộng đồng thế giới và dễ thành đạt. Nên trong tư duy giáo dục của nước Mỹ chủ trương không phân biệt màu da, chủng tộc có các nền văn hóa khác nhau. Nên một trường ở Mỹ nổi tiếng là trường có nhiều sinh viên trên thế giới về học. Sự tiến bộ nhanh chóng về khoa học kỹ thuật của đất nước non trẻ này hầu như là thành quả của các nhân tài tụ về từ các quốc gia khác. Ngày nay ai cũng còn nhớ sự tiếc nuối của nước Pháp khi từ chối những yêu cầu của bà Marie Curie, đã để nhà khoa học người Pháp gốc Ba lan với 2 tấm bằng Nobel Vậy lý và Hóa học này đã giới thiệu đất nước Mỹ kính trọng và nâng niu nhân tài như thế nào, khi họ giúp bà xây dựng những ước mơ khoa học? Họ săn tìm tài năng từ khi còn trên ghế nhà trường phổ thông trên khắp thế giới, để không ngần ngại cho học bổng và mang về đào tạo tại nước Mỹ, để sử dụng sau này nếu những tài năng đó hữu dụng. Vì thế, gần đây các trường phổ thông Mỹ đã "được" ông TT Obama cảnh báo về giáo dục trung học của nước Mỹ cần đổi mới để đáp ứng với đòi hỏi của bậc đào tạo đại học của nước Mỹ.
Đại học tự quản, đây cũng là vấn đề mà có sự đấu tranh không khoan nhượng giữa chính phủ và các nhà quản lý ở các trường đại học. Họ đã phải trải qua một thế kỷ để giải quyết vấn đề tự quản từ khi Dartmouth College phản đối với chính quyền tiểu bang New Hampshire chiếm quyền bổ nhiệm lại một vị giám đốc của trường đã bị phế truất do hội đồng nhà trường. Và điều này được thẩm phán John Marshall công nhận năm 1819. Từ một đại học tư Dartmouth đã làm một cuộc cách mạng trong đại học tự quản trên toàn nước Mỹ, cả công lẫn tư. Mặc dù đại học công lập vẫn được hỗ trợ tài chính từ chính quyền. Sự tự quản đã góp phần không nhỏ cho tự do học thuật và sự phát triễn, hoàn thiện giáo dục bậc đại học tốt như ngày nay. Chính quyền chỉ đưa ra những yêu cầu và mục đích cho nền giáo dục. Các đại học có mục tiêu riêng, trên nền chung các tiêu chuẩn đã được các tổ chưc độc lập theo dõi và kiểm tra, mà bất kỳ nền giáo dục nào trên thế giới cũng thèm thuồng noi theo.
Quản lý và kiểm tra, các đại học dù tư hay công lập đều phải tự quản lý. Chính phủ chỉ quản lý về mặt vĩ mô. Công việc đánh giá ở mỗi đại học đã có các tổ chức độc lập theo từng vùng, tiểu bang, ví dụ như: College Board, North Central Association of Colleges and Schools, Southern Association of Colleges and Schools, etc... Tiêu chuẩn đánh giá cho những đại học đều rất cụ thể. Vấn đề đặt ra là mỗi trường đại học có cần thiết phải có một trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đại học như ta hiện nay hay không? Có lẽ vấn đề này tôi sẽ nói sâu hơn trong một bài viết khác để nhìn rõ hơn. Nhưng thông qua sự kiểm soát và đánh giá chất lượng để quản lý từng đại học cụ thể, chặt chẽ và khoa học, mà không quan liêu ôm đồm chỉ trên giấy. Và cái đích cuối cùng của việc quản lý và kiểm tra giáo dục đại học Mỹ là đại học nghiên cứu.
Công bằng cạnh tranh, mặc dù các đại học công lập được sự hỗ trợ về tài chính của chính phủ. Trong khi đó các đại học tư thục tự lo thu chi và cân đối chính sách tài chính, lương cho nhân viên và học bổng cho sinh viên. Nhưng mọi đại học đều được đối xử công bằng về mọi vấn đề. Sự công bằng trong cạnh tranh thể hiện ở mọi khía cạnh từ đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo, tiêu chuẩn tuyển sinh, etc... để mục đích cuối cùng các đại học Mỹ đạt được là những đại học nghiên cứu, dù lớn, dù nhỏ qui mô có khác nhau. Nhưng chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tế.
Điểm cuối cùng trong tư duy giáo dục của Mỹ là sự đóng góp của cá nhân và xã hội. Giáo dục bậc đại học Mỹ với tư duy nền giáo dục là của chung toàn xã hội và giúp mọi người dân có thể tiếp cận với nền giáo dục bậc cao. Họ đã tạo ra một quần thể đại học hơn 4.000 trường, chiếm hơn 1/2 số trường đại học trong tổng số hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới. Tư nhân có, công lập có. Giá cả đắc thì có hệ thống trường tư. Rẻ thì có hệ thống trường công. Nhưng không vì đắc hay rẻ mà chất lượng lại kém hơn. Giáo dục bậc đại học ở hệ cử nhân hầu như chất lượng gần bằng nhau. Chỉ khác nhau chủ yếu ở bậc sau cử nhân về điều kiện nghiên cứu. Tất cả các trường bậc đại học đều thu tiền. Các trường công ngân quỹ nhà nước rót vào. Các trường tư tự kinh doanh thu phí và cân đối ngân sách. Ngoài ra họ cũng được các tổ chức, tư nhân hay cựu sinh viên thành đạt đóng góp vào. Tất cả có nhiệm vụ phục vụ cho mục tiêu tạo điều kiện mọi công dân Mỹ có khả năng đều được tiếp cận bậc đại học. Nên nếu sinh viên có cha mẹ thu nhập thấp sẽ được học miễn phí bậc đại học. Thu nhập thấp là bao nhiêu? Trước 2007, con số 60.000USD/năm là thấp. Nhưng từ 2008 trở đi, 100.000USD/năm là thấp. Họ biết cân bằng lấy tiền người giàu để phân bổ cho người nghèo được học. Họ không cào bằng và chỉ cho học bổng cho những cá nhân xuất sắc.
Người Mỹ là thế, còn ta thì sao? Với 87 triệu dân và hơn 450 trường đại học trên tổng số 8.000 trường đại học của hơn 200 quốc gia và gần 6 tỷ dân trên toàn thế giới. Trong 8.000 trường đó Mỹ đã chiếm hơn 4.000. Con số gần 4.000 trường còn lại, nếu làm một con số so sánh thì số lượng trường đại học ở nước ta không phải là ít. Nhưng mỗi năm với hơn 220.000 sinh viên ra lò. Lại có đến khoảng 60% trong số đó không có việc làm, phải làm trái nghề(theo tin Tiêu Điểm lúc 21h đêm 02/3/2010 trên VTV1). Như vậy, chúng ta có cần xây thêm trường mới? Hay chúng ta phải làm tốt hơn cho các trường đã có sẵn, với một tư duy giáo dục mới, để chất lượng các trường đại học của ta từ là đại học từ chương như lâu nay trở thành là đại học nghiên cứu. Hay là cứ xây trường mới để rồi với tư duy giáo dục cũ, rồi trường mới vẫn là đại học từ chương. Rồi sinh viên ra trường vẫn không đáp ứng được nhu cầu thực tế, vẫn phải thất nghiệp, vẫn phải làm trái nghề. Và chất xám mãi muôn đời bị hoang phí?
Nếu đem so sánh tư duy giáo dục bậc đại học Mỹ với tư duy giáo dục đại học Việt Nam và thành quả của nó, thì đó là một sự so sánh khập khiểng. Mục đích bài viết này không gì khác, ngoài việc nhìn người để tự hiểu, biết về ta. Hòng tìm ra đường đi cho ta minh triết hơn, đúng đắn hơn. Không nhất thiết phải copy và paste toàn bộ. Nhưng phải biết trả lại những cái gì là qui lật, là tự nhiên, để giáo dục nước nhà đứng thẳng, mà không phải lom khom mãi như hơn nữa thế kỷ qua.
Nước Việt có thiếu tài năng không? Tôi cho là không. Trí thức Việt và dân Việt có yêu nước không? Tôi cho là quá yêu nước nữa là đằng khác. Trí thức Việt cần gì để xây dựng nước Việt? Tôi cho rằng cần được lắng nghe, tôn trọng và một môi trường làm việc tốt. Nếu chúng ta biết tôn trọng và nâng niu tài năng thì chuyện Việt nam sẽ là nước dẫn đầu khu vực là chuyện chỉ trong thời gian ngắn. Nước Mỹ sinh sau đẻ muộn, chỉ cần 2 thế kỷ sau sinh, họ đã vươn mình đứng dậy thành cường quốc số 1 thế giới. Họ làm được sao ta không làm được? Câu hỏi này xin dành phần cho các vị đang lèo lái đất nước.
Mời các bạn nào hiểu biết rộng về phần này cứ tham luận. Cảm ơn tài liệu em Nguyễn Tấn Đại thuộc Agence Universitaire de la Francophonie đã cung cấp tài liệu dịch thuật, để có ý tưởng cho bài viết này.
Asia Clinic, 16h07 ngày 02/3/2010