Văn hóa xếp hàng kg phải chuyện nhỏ

Asm

Giám đốc nhà máy pháo
#1
Cái này dân ta hơi kém cho nên hay bị nhắc nhở khi ở nước ngoài , bản thân tớ cũng bị khi đứng trước McDonald tại phi trường Dallas, câu chuyện làm mình vừa quê và nhớ hoài.

Với quyết tâm khi đặt chân đến Mỹ phải thưởng thức ngay món này , cho nên tớ băm bổ chạy đến ngay McDonald mà không để ý hai bên xung quanh . Thực ra mục đích là nhìn xem nó có bán những món gì và giá cả ra sao , đang giương mục kỉnh để đánh vần :9::9: thì một giọng rất khó chịu đằng sau ? kiểu " mày có mua kg ? mua thì xếp hàng, kg thì biến :13::13:" của chú Mẽo đứng sau . Hehe vì mải ngắm món lạ tớ đã lấn sang phần cha con nó đang xếp hàng và đương nhiên trò này là trò chen ngang của ta. làm tớ phải xin lỗi rối rít và nại ní dzo anh thông cảm mắt em kém kg nhìn rõa :9::9: và chuồn êm. hehe quê thì quê chứ tớ đập được 2 nhát Big Mac ,Mỹ nhìn tớ xơi nà né mắt nun hehehe

Ta thì chuyên đời, đang xếp hàng có một chú đứng gần lân la trò chuyện xong chen phắt vào hàng, trò này xưa òi nhưng giờ vẫn còn.
đi chùa ngày tết tới màn Sư Cụ phát lì xì hai bác sồn sồn chen văng con bé 5 tuổi con nhà mình ra để quay vào lấy lì xì lần hai.:13: chả lẽ Tết và ở Chùa mà mình sài tiền Đan mạch , chứ mà ở ngoài " đập phát chết luôn ":36::36: ôi xếp hàng , chuyện còn dài , mời các bác xem chơi,


(TNTT&GT) Xếp hàng - chuyện tưởng như nhỏ lại không nhỏ chút nào, nhất là khi nó ảnh hưởng đến trật tự, ý thức và văn hóa của con người trong xã hội.

Tôi lớn lên ở miền Bắc những năm sau kháng chiến chống Pháp và những năm kháng chiến chống Mỹ, chuyện xếp hàng với tôi đã thành “chuyện hàng ngày ở Thủ đô". Không chỉ người Hà Nội những năm tháng ấy biết xếp hàng, người miền Bắc đều quen với chuyện này. Thôi thì tất tần tật những nhu yếu phẩm, từ gạo, thịt, đường, sữa… mua ở mậu dịch quốc doanh tới những món như vé tàu, xe cũng phải xếp hàng rồng rắn, nhiều khi mất vài ba tiếng đồng hồ là thường (mà xếp hàng từ 1 hay 2 giờ sáng cơ). Đến một món không thuộc danh mục “nhu yếu phẩm” là… bia hơi, cũng phải xếp hàng một cách kiên nhẫn mới tới lượt mình mua được vài vại bia (hồi đó giá đồng hạng là 3 hào/vại 0,5 lít).
Ngày đó, đã hình thành, không ai gọi là “văn hóa xếp hàng” mà một cái gì kiểu như “kỹ năng xếp hàng”. Nhiều người chuyên đi xếp hàng đã học được những “kỹ năng” rất lạ như xếp hàng… cục gạch, rồi xếp hàng… bị cói hay một loại túi rẻ tiền nào đó dùng đựng hàng. Ấy gọi là “của xếp hàng thay người”, dĩ nhiên đây là những “của” rất ít giá trị, vì người xếp hàng có thể đặt “đại diện” cho mình ở hàng này rồi chạy sang đặt tiếp “đại diện” hàng khác. Mỗi ngày phải xếp hàng mua được mấy thứ mới bõ công. Hồi ấy chưa có “văn hóa túi ny-lông” như bây giờ, nên rổ rá bị cói, thậm chí cục gạch hay hòn đá… đều có thể là “đại diện” hay “người phát ngôn thầm lặng” cho chủ nhân xếp hàng.

Tôi vẫn còn nhớ ngày ấy, thầy má tôi mỗi khi đi xếp hàng mua nhu yếu phẩm đều đi từ lúc gà mới gáy sang canh, và mãi tới trưa tròn bóng mới trở về nhà, trên tay lủng củng đủ thứ vừa mua được. Vâng, những thứ bây giờ chỉ “ới” một tiếng là có người mang đến tận nhà. Chính những ngày khổ sở ấy đã hình thành tại ít nhất là nửa nước ta thói quen xếp hàng, nên sau này khi không còn cảnh phải xếp hàng mua nhu yếu phẩm hay những thứ khác nữa, người ta đâm… quên, và coi chuyện xếp hàng là một “đặc sản” thời bao cấp, sẽ không còn trở lại trong thời kinh tế thị trường.

Nhưng, bây giờ vẫn có chỗ có nơi cần xếp hàng chứ! Khi “cung” không kịp với “cầu” thì tất phải xếp hàng chờ tới lượt. Nhiều người do “không quen” với thói quen văn minh này đã “chen ngang” hay làm nhiều hành động không đẹp giữa đám đông. Tôi đã có dịp đi một số nước, cả Liên Xô (cũ) và châu Âu, ở những nơi tôi đến, dù là Moscow hay Paris, Brussels, Rotterdam hay Barcelona… ở đâu cũng có hiện tượng xếp hàng. Và ở đâu, tôi cũng thấy những dòng người bình thản xếp hàng chờ tới lượt mình. Không có chuyện chen lấn, xô đẩy hay “cử đại diện” là bao bì túi xách “thay mặt” mình xếp hàng. Có thể có người nói: Liên Xô thời bao cấp cũng như Việt Nam mình thôi, có gì khác đâu. Có thể như thế, nhưng Paris hay Barcelona đâu có sống “thời bao cấp”, sao họ vẫn xếp hàng nghiêm chỉnh thế?

Tôi chợt nhớ một câu thơ của nhà thơ vĩ đại người Paris, Louis Aragon: “Tôi chỉ xuống tàu khi tới lượt tôi”. Dĩ nhiên câu thơ không nói về chuyện “xếp hàng” bình thường, mà nói về danh dự, lòng tự trọng của một con người trong thời phát xít Đức tấn công và chiếm đóng nước Pháp. Thời ấy, những người Pháp không muốn sống dưới ách phát xít đều di tản, xuống tàu thủy tìm đường sang Anh hay đi Algeria gia nhập các tổ chức kháng chiến. Câu thơ Aragon muốn nói: tôi chỉ di tản, chỉ “xuống tàu” khi tới lượt mình, tôi không chen lấn xô đẩy để tìm đường sống, dù chuyện sống chết là chuyện lớn. Tới chuyện sống chết mà người Pháp còn biết tôn trọng sự “xếp hàng”, nói chi những chuyện nhỏ như xếp hàng mua vé hay mua những mặt hàng hiếm mà mình có nhu cầu. Vì thế, tôi thấy người châu Âu coi chuyện xếp hàng khi cần là chuyện hiển nhiên. Chen lấn hay hỗn loạn mới là chuyện lạ.

Cái ta gọi là “văn hóa xếp hàng” hình thành một cách tự nhiên từ những con người, những cộng đồng có ý thức về sự trật tự là như vậy. Có thể, đã có thời kỳ ta bị buộc phải xếp hàng, vì không thể chen lấn để mua hàng nhu yếu phẩm, nhưng để tự giác hình thành một “thói quen xếp hàng” mà bây giờ ta nâng lên thành “văn hóa xếp hàng” thì không phải tự nhiên mà có được. Cái gì cũng phải bắt đầu từ ý thức, thành thói quen, và tiến tới là thành một nếp sống văn hóa. Xếp hàng cũng vậy.