Nói tới việc bảo trì chúng ta thường nghĩ tới tình trạng một cái xe hao mòn vì sử dụng. Ðúng! Có dùng là có hao mòn, có hao mòn mới phải bồi bổ, mới phải bảo trì.
Còn không dùng thì sao? Không dùng thì mọi sự còn nguyên, không hao mòn, và tốt nhất là trùm mền để trong góc sân, để khi cần tiền bán lại cho có giá. Ðúng không? Không đúng! Bởi vì xe không dùng vẫn phải bảo trì, bằng không, nó còn hư hại mau hơn là một chiếc xe đang được sử dụng. Thế nên, đi mua xe cũ mà gặp chủ nhân hí hửng khoe rằng đây là một cái xe “trùm mền” thì đừng vội mừng. Ðó là điều chúng ta không mấy khi nghe nói tới, ít nhất là chưa hề bao giờ được nói tới trên Trang Xe Hơi này. Cám ơn một độc giả đã nêu lên vấn đề trong ít ngày vừa qua, hôm nay Phạm Ðình xin được thảo luận về câu hỏi của bạn: Xe không dùng phải được bảo quản như thế nào?
I - Vấn đề bảo quản xe không dùng:
Xe cộ là phương tiện đi lại của chúng ta trong xứ sở công nghiệp này. Không có chân hay bị tật chân có thể làm chúng ta hơi mặc cảm về ngoại hình, thế thôi. Nhưng không có xe thì dứt khoát không thể đi lại, không thể đi làm, và không có tiền “ăn cơm”! Như vậy cái xe thật là cần thiết, nó được dùng tới luôn luôn, đâu có ai đặt ra vấn đề có xe mà không dùng. Ðúng vậy, nhưng đôi khi chuyện đó vẫn xảy ra. Bạn có thể đi vắng xa vài tháng, về thăm Việt Nam chẳng hạn. Trong vài tháng cái xe không có người sử dụng, để ngoài trời nắng mưa thấy tội, bạn muốn kiếm một cái bạt che nó lại để bảo quản. Thì có ngay, chạy ra ngoài Pepboys, O'reilly, Autoparts.... bạn sẽ mua được một “cái áo” giá khoảng $30, trùm lên vừa vặn từ mui xuống tới chân xe. Muốn cho chắc ăn, bạn còn kiếm mấy cục đá buộc dây kéo chằng xuống đất, để đề phòng những ngày nhiều gió chiếc áo khỏi bị xổ tung... Bây giờ, nhìn cái xe nằm gọn trong lớp áo, ấm áp như em bé cuộn trong một cái mền, bạn có thể yên chí ra đi... Ðể vài tháng sau trở về thấy xe khó nổ máy, dùng được vài ngày thấy rỉ nước, mang ra tiệm nghe ông thợ phán rằng có thể một cái “seal” nào đó bị khô giòn... lúc bấy giờ bạn mới vò đầu bứt tai kêu dại!
Thực ra nguyên nhân của những trục trặc đó không phải do “trùm mền,” mà do tình trạng máy xe để lặng lẽ quá lâu không được vận hành. Giống như một cái nhà không ai ở sẽ chóng hư hại hơn là khi có người cư ngụ bên trong, thì cái xe cũng cần phải được vận hành, và phải được chuyển động cho đúng với chức năng nguyên thủy của nó. Nếu vì lý do gì đó bạn không sử dụng đến xe qua một thời gian lâu dài, xin bạn để ý đến một vài điều nhỏ nhặt sau đây:
1. Nhờ một người bạn đến mở máy cho xe chạy mỗi tuần một lần trong khoảng nửa tiếng. Nếu có thể được, mang xe lên xa lộ chạy xả láng trên một đoạn đường dài khoảng 30 dặm là tốt nhất.
Làm như vậy, mình giúp cho các bộ phận hoạt động tránh được rỉ sét, xăng nhớt luân lưu khỏi bị thoái hóa, bình điện được nạp thêm năng lượng mới, vỏ lốp mòn đều không nứt nẻ, các “seals” (điểm nối, mối hàn) không khô giòn hư mục, không gây rò rỉ trong lòng máy... Bằng không, xe đóng ụ nằm nguyên một chỗ sẽ trở thành đối tượng thụ động bị ẩm độ và hơi nước tấn công, gây ra rỉ sét nhiều chỗ trong lòng máy và ngoài dàn đồng...
Vì thế, nếu là người cẩn thận, bạn cứ việc “trùm mền” cho xe, miễn là một tuần một lần, hoặc trễ lắm là 2 tuần một lần, phải gỡ mền ra và nhờ một tài xế cho “con ngựa sắt” có cơ hội phi nước đại vài vòng trên xa lộ cho thỏa chí.
2. Nếu là một người... quá neo đơn, không thể nhờ ai cầm lái cho chiếc xe lăn bánh được như nói trên thì đành chịu. Chẳng ai có thể bắt bạn hạn chế thời gian vắng nhà để sớm về lo cho chiếc xế hộp. Nhưng có một vài việc bạn nên làm để hạn chế những thiệt hại có thể gây ra cho xe trong thời gian đó:
- Xem lại bánh xe, bơm cho đủ hơi, có thể bơm hơi căng hơn bình thường một chút cũng được, nhưng đừng để lốp thiếu hơi hoặc tệ nhất là lốp xẹp. Bởi vì, lốp thiếu hơi sẽ dễ giòn mục dưới sức nặng của chiếc xe ấn xuống một chỗ, chưa kể tới ẩm độ và chất lỏng bên ngoài thấm vào đẩy mạnh tiến trình hư mục. Kỹ hơn một chút nữa, bạn có thể kích xe lên cao, dùng ít nhất 2 con đội để nâng xe trong vị trí không chạm mặt đất để tránh cho lốp xe khỏi bị áp lực lâu dài. Nếu kích xe, nhớ đặt con đội tại một vị trí vững chắc ở dàn khung sắt cứng.
- Bình điện (battery): Có người cho rằng nên ngắt dây nối bình để bảo toàn bình điện. Nhưng thực ra không nên, bởi vì làm như vậy, các hệ thống điện tử vẫn âm thầm hoạt động có thể bị xáo trộn vì thiếu “power” vận hành. Nhưng nếu vẫn để dây nối, xe có thể hết bình sau một thời gian vắng nhà quá lâu. Tuy nhiên, bình điện “dead” thì mất vài chục mua một bình điện khác là xong ngay, các hệ thống vi tính và điện tử bị xáo trộn chắc chắn sẽ là vấn đề phức tạp hơn. Nếu không muốn ngắt bình, và cũng không muốn hư bình, bạn có thể điều tiết mức tiêu thụ điện bằng cách dùng một dụng cụ gọi là Battery Trickler hoặc Battery Tender. Nhưng mua dụng cụ này cũng mất khoảng $40 tới $50, xấp xỉ tiền bình điện.
- Nếu vắng nhà hơn 3 tháng, có thể rút xăng khỏi bình. Nếu để xăng trong bình, bạn nên đổ vào một loại dung dịch đặc chế gọi là “gas stabilizer” giúp ổn định phẩm chất của xăng, không để nó thoái hóa biến chất sau một thời gian tù đọng quá lâu.
- Về nhớt máy, trước khi rời nhà bạn nên thay nhớt máy, và khi trở về thì lại thay nhớt một lần nữa. Ðó là phương cách bảo quản tốt nhất. Nhưng nếu bạn chỉ có cơ hội thay một lần cũng đã là đáng khen.
- Làm xong các việc trên đây rồi, bây giờ bạn có thể đậy “của quí” lại, tức là trùm mền cho chiếc xe trước khi rời nhà ấy mà.
II - Ði mua xe “trùm mền”
Nhân tiện, xin đề cập luôn vấn đề có thể gặp khi đi mua xe cũ: Chủ nhân khoe rằng xe ít dùng, thường để trong garage. Quả thực, khi đến nơi xem xe, bạn còn nhìn thấy chiếc xe ủ kỹ dưới lớp mền. Như vậy, đó là một dấu hiệu tốt hay không tốt?
Như trên đã trình bày, trùm mền tự nó là điều tốt, miễn là nó không làm cho người chủ lãng quên, không cho xe vận hành đều đặn. Và cái sự lãng quên đó mới là nguyên nhân gây ra rỉ sét và trục trặc. Khi được giới thiệu một cái xe như vậy, chúng ta cần phải tìm hiểu và điều tra kỹ càng, cụ thể là xem xét những điều sau:
- Hỏi người chủ là họ có thỉnh thoảng dùng xe hay không? Dùng như thế nào? Chủ nhân có thể không hiểu rõ vấn đề, và hãnh diện khoe rằng, “cả tháng mới dùng một lần, chạy loanh quanh ra chợ rồi về!” Ðúng thực như vậy thì phải hỏi tới là chiếc xe ở trong tình trạng sử dụng như vậy được bao lâu rồi.
- Rõ nhất là kiểm tra 4 lốp xe, có đủ hơi không, có dấu hiệu hư mục, hoặc nứt nẻ do tình trạng ít sử dụng không. Nếu có thì nhiều phần xe không được bảo quản đúng mức, và có thể các bộ phận bên trong bị tổn hại.
- Kiểm tra dầu nhớt, xăng... Chiếu theo các tiêu chuẩn đã nói ở phần trên.
- Ðương nhiên, phải lái thử và kiểm tra máy móc theo những tiêu chuẩn chi tiết mà chúng ta đã có dịp nói tới trong loạt bài về mua xe cũ...
Và sau cùng, về phần mình, nếu là chủ nhân một cái xe không sử dụng hoặc ít sử dụng, bạn đã biết phải làm thế nào để biến điều đó thành một ưu điểm khi bán xe, thay vì để bị coi là khuyết điểm rồi chứ gì?
Phạm Ðình
Còn không dùng thì sao? Không dùng thì mọi sự còn nguyên, không hao mòn, và tốt nhất là trùm mền để trong góc sân, để khi cần tiền bán lại cho có giá. Ðúng không? Không đúng! Bởi vì xe không dùng vẫn phải bảo trì, bằng không, nó còn hư hại mau hơn là một chiếc xe đang được sử dụng. Thế nên, đi mua xe cũ mà gặp chủ nhân hí hửng khoe rằng đây là một cái xe “trùm mền” thì đừng vội mừng. Ðó là điều chúng ta không mấy khi nghe nói tới, ít nhất là chưa hề bao giờ được nói tới trên Trang Xe Hơi này. Cám ơn một độc giả đã nêu lên vấn đề trong ít ngày vừa qua, hôm nay Phạm Ðình xin được thảo luận về câu hỏi của bạn: Xe không dùng phải được bảo quản như thế nào?
I - Vấn đề bảo quản xe không dùng:
Xe cộ là phương tiện đi lại của chúng ta trong xứ sở công nghiệp này. Không có chân hay bị tật chân có thể làm chúng ta hơi mặc cảm về ngoại hình, thế thôi. Nhưng không có xe thì dứt khoát không thể đi lại, không thể đi làm, và không có tiền “ăn cơm”! Như vậy cái xe thật là cần thiết, nó được dùng tới luôn luôn, đâu có ai đặt ra vấn đề có xe mà không dùng. Ðúng vậy, nhưng đôi khi chuyện đó vẫn xảy ra. Bạn có thể đi vắng xa vài tháng, về thăm Việt Nam chẳng hạn. Trong vài tháng cái xe không có người sử dụng, để ngoài trời nắng mưa thấy tội, bạn muốn kiếm một cái bạt che nó lại để bảo quản. Thì có ngay, chạy ra ngoài Pepboys, O'reilly, Autoparts.... bạn sẽ mua được một “cái áo” giá khoảng $30, trùm lên vừa vặn từ mui xuống tới chân xe. Muốn cho chắc ăn, bạn còn kiếm mấy cục đá buộc dây kéo chằng xuống đất, để đề phòng những ngày nhiều gió chiếc áo khỏi bị xổ tung... Bây giờ, nhìn cái xe nằm gọn trong lớp áo, ấm áp như em bé cuộn trong một cái mền, bạn có thể yên chí ra đi... Ðể vài tháng sau trở về thấy xe khó nổ máy, dùng được vài ngày thấy rỉ nước, mang ra tiệm nghe ông thợ phán rằng có thể một cái “seal” nào đó bị khô giòn... lúc bấy giờ bạn mới vò đầu bứt tai kêu dại!
Thực ra nguyên nhân của những trục trặc đó không phải do “trùm mền,” mà do tình trạng máy xe để lặng lẽ quá lâu không được vận hành. Giống như một cái nhà không ai ở sẽ chóng hư hại hơn là khi có người cư ngụ bên trong, thì cái xe cũng cần phải được vận hành, và phải được chuyển động cho đúng với chức năng nguyên thủy của nó. Nếu vì lý do gì đó bạn không sử dụng đến xe qua một thời gian lâu dài, xin bạn để ý đến một vài điều nhỏ nhặt sau đây:
1. Nhờ một người bạn đến mở máy cho xe chạy mỗi tuần một lần trong khoảng nửa tiếng. Nếu có thể được, mang xe lên xa lộ chạy xả láng trên một đoạn đường dài khoảng 30 dặm là tốt nhất.
Làm như vậy, mình giúp cho các bộ phận hoạt động tránh được rỉ sét, xăng nhớt luân lưu khỏi bị thoái hóa, bình điện được nạp thêm năng lượng mới, vỏ lốp mòn đều không nứt nẻ, các “seals” (điểm nối, mối hàn) không khô giòn hư mục, không gây rò rỉ trong lòng máy... Bằng không, xe đóng ụ nằm nguyên một chỗ sẽ trở thành đối tượng thụ động bị ẩm độ và hơi nước tấn công, gây ra rỉ sét nhiều chỗ trong lòng máy và ngoài dàn đồng...
Vì thế, nếu là người cẩn thận, bạn cứ việc “trùm mền” cho xe, miễn là một tuần một lần, hoặc trễ lắm là 2 tuần một lần, phải gỡ mền ra và nhờ một tài xế cho “con ngựa sắt” có cơ hội phi nước đại vài vòng trên xa lộ cho thỏa chí.
2. Nếu là một người... quá neo đơn, không thể nhờ ai cầm lái cho chiếc xe lăn bánh được như nói trên thì đành chịu. Chẳng ai có thể bắt bạn hạn chế thời gian vắng nhà để sớm về lo cho chiếc xế hộp. Nhưng có một vài việc bạn nên làm để hạn chế những thiệt hại có thể gây ra cho xe trong thời gian đó:
- Xem lại bánh xe, bơm cho đủ hơi, có thể bơm hơi căng hơn bình thường một chút cũng được, nhưng đừng để lốp thiếu hơi hoặc tệ nhất là lốp xẹp. Bởi vì, lốp thiếu hơi sẽ dễ giòn mục dưới sức nặng của chiếc xe ấn xuống một chỗ, chưa kể tới ẩm độ và chất lỏng bên ngoài thấm vào đẩy mạnh tiến trình hư mục. Kỹ hơn một chút nữa, bạn có thể kích xe lên cao, dùng ít nhất 2 con đội để nâng xe trong vị trí không chạm mặt đất để tránh cho lốp xe khỏi bị áp lực lâu dài. Nếu kích xe, nhớ đặt con đội tại một vị trí vững chắc ở dàn khung sắt cứng.
- Bình điện (battery): Có người cho rằng nên ngắt dây nối bình để bảo toàn bình điện. Nhưng thực ra không nên, bởi vì làm như vậy, các hệ thống điện tử vẫn âm thầm hoạt động có thể bị xáo trộn vì thiếu “power” vận hành. Nhưng nếu vẫn để dây nối, xe có thể hết bình sau một thời gian vắng nhà quá lâu. Tuy nhiên, bình điện “dead” thì mất vài chục mua một bình điện khác là xong ngay, các hệ thống vi tính và điện tử bị xáo trộn chắc chắn sẽ là vấn đề phức tạp hơn. Nếu không muốn ngắt bình, và cũng không muốn hư bình, bạn có thể điều tiết mức tiêu thụ điện bằng cách dùng một dụng cụ gọi là Battery Trickler hoặc Battery Tender. Nhưng mua dụng cụ này cũng mất khoảng $40 tới $50, xấp xỉ tiền bình điện.
- Nếu vắng nhà hơn 3 tháng, có thể rút xăng khỏi bình. Nếu để xăng trong bình, bạn nên đổ vào một loại dung dịch đặc chế gọi là “gas stabilizer” giúp ổn định phẩm chất của xăng, không để nó thoái hóa biến chất sau một thời gian tù đọng quá lâu.
- Về nhớt máy, trước khi rời nhà bạn nên thay nhớt máy, và khi trở về thì lại thay nhớt một lần nữa. Ðó là phương cách bảo quản tốt nhất. Nhưng nếu bạn chỉ có cơ hội thay một lần cũng đã là đáng khen.
- Làm xong các việc trên đây rồi, bây giờ bạn có thể đậy “của quí” lại, tức là trùm mền cho chiếc xe trước khi rời nhà ấy mà.
II - Ði mua xe “trùm mền”
Nhân tiện, xin đề cập luôn vấn đề có thể gặp khi đi mua xe cũ: Chủ nhân khoe rằng xe ít dùng, thường để trong garage. Quả thực, khi đến nơi xem xe, bạn còn nhìn thấy chiếc xe ủ kỹ dưới lớp mền. Như vậy, đó là một dấu hiệu tốt hay không tốt?
Như trên đã trình bày, trùm mền tự nó là điều tốt, miễn là nó không làm cho người chủ lãng quên, không cho xe vận hành đều đặn. Và cái sự lãng quên đó mới là nguyên nhân gây ra rỉ sét và trục trặc. Khi được giới thiệu một cái xe như vậy, chúng ta cần phải tìm hiểu và điều tra kỹ càng, cụ thể là xem xét những điều sau:
- Hỏi người chủ là họ có thỉnh thoảng dùng xe hay không? Dùng như thế nào? Chủ nhân có thể không hiểu rõ vấn đề, và hãnh diện khoe rằng, “cả tháng mới dùng một lần, chạy loanh quanh ra chợ rồi về!” Ðúng thực như vậy thì phải hỏi tới là chiếc xe ở trong tình trạng sử dụng như vậy được bao lâu rồi.
- Rõ nhất là kiểm tra 4 lốp xe, có đủ hơi không, có dấu hiệu hư mục, hoặc nứt nẻ do tình trạng ít sử dụng không. Nếu có thì nhiều phần xe không được bảo quản đúng mức, và có thể các bộ phận bên trong bị tổn hại.
- Kiểm tra dầu nhớt, xăng... Chiếu theo các tiêu chuẩn đã nói ở phần trên.
- Ðương nhiên, phải lái thử và kiểm tra máy móc theo những tiêu chuẩn chi tiết mà chúng ta đã có dịp nói tới trong loạt bài về mua xe cũ...
Và sau cùng, về phần mình, nếu là chủ nhân một cái xe không sử dụng hoặc ít sử dụng, bạn đã biết phải làm thế nào để biến điều đó thành một ưu điểm khi bán xe, thay vì để bị coi là khuyết điểm rồi chứ gì?
Phạm Ðình